Xây dựng hệ thống chiếu sáng tín hiệu trên sa bàn điện ôtô

88 3.3K 11
Xây dựng hệ thống chiếu sáng tín hiệu trên sa bàn điện ôtô

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤCLỜI NÓI ĐẦU6PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG VÀ TÍN HIỆU71.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại71.1.1. Hệ thống chiếu sáng71.1.2. Hệ thống còi và chuông nhạc111.2. Kết cấu hệ thống chiếu sáng và tín hiệu trên ô tô121.2.1. Hệ thống tín hiệu được chia làm hai loại:121.3. Sơ đồ mạch hệ thống chiếu sáng và tín hiệu cơ bản281.3.1. Một số sơ đồ mạch điều khiển hệ thống chiếu sáng281.3.2. Một số mạch điều khiển hệ thống còi và chuông nhạc311.4. Tính cấp thiết của đề tài371.5. Mục tiêu đề tài38PHẦN II : CHẾ TẠO MÔ HÌNH HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TÍN HIỆU TRÊN SA BÀN392.1. Mục đích của mô hình chiếu sáng và tín hiệu.392.2. Yêu cầu của mô hình hệ thống chiếu sáng và tín hiệu trên sa bàn điện392.3. Các phương án chế tạo mô hình hệ thống chiếu sáng và tín hiệu402.3.1. Chế tạo khung cho mô hình hệ thống chiếu sáng và tín hiệu402.3.2. Chế tạo các tấm panel cho mô hình hệ thống chiếu sáng tín hiệu.462.3.3. Lựa chọn vật liệu và các chi tiết để thiết kế mô hình sa bàn điện502.4. Chế tạo mô hình hệ thống sa bàn điện512.4.1. Chế tạo khung mô hình hệ thống sa bàn điện512.4.2. Chế tạo panel55PHẦN III : XÂY DỰNG NỘI DUNG THỰC HÀNH HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG VÀ TÍN HIỆU TRÊN SA BÀN583.1. Quy trình tháo lắp các chi tiết583.1.1. Tháo lắp đèn pha583.1.2. Tháo lắp đèn hậu. Đèn sương mù603.1.3. Tháo cụm công tắc đèn653.1.4. Tháo còi điện663.2. Lắp ráp đấu dây trên sa bàn683.2.1. Hệ thống chiếu sáng683.2.2. Hệ thống còi703.3. Phương pháp kiểm tra sửa chữa. Đo kiểm các thông số713.3.1. Mạch đèn chiếu sáng713.3.2. Mạch đèn xinhan và mạch đèn ưu tiên.793.3.3. Mạch còi và chuông nhạc803.3.4. Kiểm tra chuẩn đoán công tắc điều khiển đèn và các loại rơ le813.4. Tạo pan853.4.1.Tạo pan cho từng vị trí, bộ phận85PHẦN IV : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ90TÀI LIỆU THAM KHẢO91

MỤC LỤC 1 DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ 2 LỜI NÓI ĐẦU Những năm gần đây nền khoa học kỹ thuật trên thế giới đã có những bước tiến rất mạnh mẽ. Có rất nhiều các thành tựu khoa học tiên tiến được ứng dụng rộng rãi vào đời sống và phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông vận tải. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngành công nghiệp ô tô đang và sẽ không ngừng đưa đến cho người tiêu dùng những công nghệ mới nhất, hoạt động một cách hiệu quả nhất. Khiến chiếc xe ô tô ngày trở nên tiện nghi hơn an toàn hơn và thân thiện với môi trường. Góp phần tạo đà cho sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp ô tô trong thời gian tới. Ở Việt Nam ngành công nghiệp ô tô đa phần là lắp ráp và sử dụng. Tuy nhiên cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật trên thế giới các công ty sãn xuất ô tô các công ty chuyên nghiên cứu sãn xuất và cung ứng sãn phẩm phụ tùng ô tô đều đã có mặt ở thị trường Việt Nam, mang đến cho chúng ta một cơ hội để tiêu dùng và phát triển. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc cần có những người thợ, người kỹ sư ô tô phải được trang bị những kiến thức chuyên môn và trình độ tay nghề sữa chữa ngày càng cao để đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi của xã hội. Vấn đề an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng được đẩy lên hàng đầu. Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu là một trong những yếu tố giúp lái xe điều khiển dể dàng hơn quan sát tốt hơn, trong điều kiện thời tiết về ban đêm hay sương mù dày đặc hay bị che khuất tầm nhìn, cảnh báo sự cố. Giảm thiểu được nguy hiểm khi tham gia giao thông Là một sinh viên đại học, được đào tạo chính quy dưới mái trường ĐHSP Kỹ Thuật Hưng Yên khoa Cơ Khí - Động Lực. Sau thời gian học tập tìm hiểu và nghiên cứu, nay em đã lựa chọn đề tài tốt nghiệp: “ Xây dựng hệ thống chiếu sáng tín hiệu trên sa bàn điện ô tô ” Sau khi nhận đề tài chúng em đã tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu, vận dụng các kiến thức đã học, đặc biệt là sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy“ LÊ ANH VŨ ” giáo viên hướng dẫn cùng các thầy, cô giáo trong khoa. Đồng thời có sự tham gia đóng góp của bạn bè đến nay đề tài của em đã hoàn thành. Mặc dù đã có nhiều cố gắng xong do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên nội dung không tránh khỏi sai sót, em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo trong khoa và bạn bè để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo trong khoa và bạn bè đỡ giúp em hoàn thành đề tài được giao. Ngày Tháng Năm 2013 Sinh viên thực hiện Cao trung sơn 3 PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG VÀ TÍN HIỆU 1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại 1.1.1. Hệ thống chiếu sáng Hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên xe là một hệ thống rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình làm việc của xe và sự vận hành của người lái cũng như sự an toàn của các đối tượng tham gia giao thông. Để cho xe có thể hoạt động ổn định và đảm bảo an toàn thì hệ thống phải có độ tin cậy và chính xác cao. Tuy nhiên hệ thống chiếu sáng, tín hiệu cổ điển chưa đáp ứng được yêu cầu trên, cũng như các yêu cầu khác đối với điều kiện thực tế ngày nay nên hệ thống cần được trang bị thêm một số linh kiện điện tử, cảm biến, đáp ứng được yêu cầu đó. Hình 1.1. Hệ thống chiếu sáng a) Nhiệm vụ: - Hệ thống chiếu sáng tín hiệu làm các nhiệm vụ chiếu sáng phần đường khi xe chuyển động trong đêm tối, báo hiệu bằng ánh sáng. Khi ôtô chạy trên đường được chiếu sáng tốt (đường có hàng đèn ven đường) hoặc khi ôtô đỗ trên đường thì không cần chiếu sáng đằng trước nữa. Trong những trường hợp đó các phương tiện vận tải khác cũng phải biết rõ xe khác đang chạy hoặc đang đỗ trên đường. Vì vậy ngoài các đèn pha với 2 nấc ánh sáng thì trên ôtô còn có các đèn nhỏ có công suất (3 – 6) cd(candelas). Các đèn này thường được bố trí ở hai bên tai xe, đôi khi được bố trí luôn ở trong các đèn pha và được gọi là đèn kích thước (đèn dừng). Các đèn này còn có nhiệm vụ báo cho các phương tiện vận tải chạy ngược chiều biết toạ độ của xe đang chạy hay đang đỗ ở phía trước. 4 - Thông báo hướng chuyển động của xe khi đến điểm giao nhau, muốn quay đầu xe hay xe xin vượt, hoặc muốn quan sát phía sau khi lùi xe. - Đèn phanh để báo hiệu cho các xe khác là xe này đang phanh. Đèn có cường độ sáng lớn và dễ nhận thấy kể cả vào ban ngày. - Sử dụng đèn sương mù để có thể quan sát được phần đường khi tham gia giao thông trong điều kiện sương mù dày đặc mà đèn pha cốt không phát huy được tác dụng và có thể gây ra sự phản xạ ánh sáng trở lại lái xe gây lóa mắt người lái. b) Yêu cầu: - Đối với đèn pha để soi sáng mặt đường người ta dùng đèn pha. Các đèn pha phải chiếu xa ít nhất là 100m khoảng cách đường phía trước xe. Vậy để chiếu sáng khoảng đường xa đó thì chùm tia sáng của đèn pha phải có cường độ chiếu sáng hàng chục nghìn cd. Do đó trong các đèn pha cũng như các loại đèn chiếu sáng khác đều phải có choá phản chiếu để hướng chùm tia sáng vào những khoảng mặt đường cần thiết nhất. Với công suất của đèn ( 50 – 60 ) W. Khi tính toán hệ thống quang học của đèn đúng và chất lượng chế tạo đèn tốt có thể đảm bảo chiếu xa ( 200 – 300 )m. Yêu cầu đối với đèn chiếu sáng phía trước: Khi bật công tắc đèn chiếu gần thì các đèn chiếu xa phải tắt. Ngược lại, khi sử dụng đèn chiếu xa thì đèn phải thể hiện báo hiệu có làm việc. Hình 1.2. Đồ thị cường độ sáng trên mặt đường Cường độ ánh sáng là năng lượng để phát xạ ánh sáng ở một khoảng cách nhất định. Năng lượng ánh sáng có liên quan đến nguồn sáng và cường độ ánh sáng được 5 đo bằng đơn vị c.d (candelas). Trước kia, đơn vị c.p (candle power) cũng được áp dụng: 1 c.d = 1 c.p Tổng các hạt ánh sáng rơi trên 1 bề mặt được gọi độ chiếu sáng, cường độ của ánh sáng được đo bằng đơn vị lux (hoặc metre-candles). Một bề mặt chiếu sáng có cường độ 1lux (hay 1 metre-candles) khi 1 bóng đèn có cường độ 1 c.d đặt cách 1m từ màn chắn thẳng đứng. Khi gia tăng khoảng cách chiếu sáng thì cường độ chiếu sáng cũng giảm theo. Cường độ chiếu sáng tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách từ nguồn sáng. Điều này có nghĩa là khi khoảng cách chiếu sáng tăng gấp đôi thì cường độ ánh sáng trên bề mặt mà ánh sáng phát ra sẽ giảm xuống bằng ¼ cường độ ánh sáng ban đầu.Vì vậy, nếu cần một ánh sáng có cường độ lớn nhất như lúc ban đầu thì năng lượng cung cấp cho đèn phải tăng lên gấp 4 lần. + Khoảng chiếu sáng xa từ 180 – 250m. + Khoảng chiếu sáng gần từ 50 – 75m. Công suất tiêu thụ của mỗi bóng đèn: + Ở chế độ chiếu xa là 45 – 70W + Ở chế độ chiếu gần là 35 – 40W Tuy vậy nếu đèn quá sáng sẽ làm loá mắt lái xe chạy ngược chiều, làm cho họ mất định hướng và có thể gây ra tai nạn. Do đó các đèn pha trên ôtô phải thoả mãn hai yêu cầu là: + Có cường độ chiếu sáng lớn. + Không làm loá mắt người và phương tiện vận tải chạy ngược chiều. - Đối với đèn xi nhan khi muốn báo hiệu cho các phương tiện tham gia giao thông và người tham gia giao thông khác biết hướng di chuyển của mình khi đến điểm giao cắt hoặc khi muốn quay đầu xe thì phải thông báo bằng các tín hiệu bằng đèn xi nhan.Tín hiệu phải rõ ràng thông báo cho tất cả phía trước và phía sau biết được. - Ở đèn sương mù cần phải giải quyết được vấn đề là không gây phãn chiếu lại lái xe và gây lóa đối với lái xe đi ngược chiều, khoảng sáng phải trên 25 mét mới phát huy được tác dụng. Quầng sáng cũng được trãi rộng 2 lề đường giúp lái xe tránh được các ổ gà cột tiêu… - Các đèn sau đây phải được lắp thành cặp: Đèn chiếu sáng phía trước, đèn báo rẽ, đèn vị trí, đèn phanh (có ít nhất 02 đèn phanh lắp thành cặp). Các đèn tạo thành cặp phải thỏa mãn các yếu cầu sau: Cùng màu, có đặc tính quang học như nhau, được lắp đối xứng qua mặt phẳng trung tuyến dọc xe. - Yêu cầu đối với đèn phanh phải bật sáng khi người lái tác động vào hệ thống phanh chính; trong trường hợp dùng kết hợp với đèn hậu thì đèn phanh phải có cường độ sáng hơn rõ rệt so với đèn hậu. 6 - Yêu cầu đối với đèn lùi: đèn lùi phải bật sáng khi cần số ở vị trí số lùi và công tắc khởi động động cơ đang ở vị trí mà động cơ có thể hoạt động được. Đèn lùi phải tắt khi một trong hai điều kiện trên không thỏa mãn.Và đủ độ sáng để tài xế có thể quan sát được phía sau. c) Phân loại Có thể phân loại hệ thống chiếu sáng theo nhiều tiêu chí như: Theo chức năng của từng bộ phận chiếu sáng, theo quốc gia và khu vực quy định, theo vị trí lắp đặt của chi tiết chiếu sáng (trước và sau xe, trong và ngoài xe) theo hệ thống đèn tín hiệu Tuy vậy sau đây chúng ta chỉ xét các tiêu chí cơ bản và thông dụng trong thực tế. - Theo chức năng của các loại đèn chiếu sáng: Hệ thống chiếu sáng là một tổ hợp gồm nhiều loại đèn có chức năng, bao gồm: + Đèn kích thước trước và sau xe (Side & Rear lamps). Được sử dụng thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm giúp cho tài xế phía sau biết được kích thước và khoảng cách của xe đi trước. + Đèn đầu (Head lamps - Main driving lamps): Dùng để chiếu sáng không gian phía trước xe giúp tài xế có thể nhìn thấy trong đêm tối hay trong điều kiện tầm nhìn hạn chế. + Đèn sương mù (Fog lamps): Trong điều kiện sương mù, nếu sử dụng đèn pha chính có thể tạo ra vùng ánh sáng chói phía trước gây trở ngại cho các xe đối diện và người đi đường. Nếu sử dụng đèn sương mù sẽ giảm được tình trạng này. Dòng cấp cho đèn sương mù thường được lấy sau relay đèn kích thước. + Đèn sương mù phía sau (Rear fog guard): Đèn này dùng để báo hiệu cho các xe phía sau nhận biết trong điều kiện nhìn hạn chế. Dòng cung cấp cho đèn này được lấy sau đèn cốt (Dipped beam). Một đèn báo được gắn vào tableau để báo hiệu cho tài xế khi đèn sương mù phía sau hoạt động + Đèn lái phụ trợ (Auxiliary driving lamps): Đèn này được nối với nhánh đèn pha chính, dùng để tăng cường độ chiếu sáng khi bật đèn pha. Nhưng khi có xe đối diện đến gần, đèn này phải được tắt thông qua một công tắc riêng để tránh gây lóa mắt tài xế xe chạy ngược chiều. + Đèn chớp pha (Headlamp flash switch): Công tắc đèn chớp pha được sử dụng vào ban ngày để ra hiệu cho các xe khác mà không phải sử dụng đến công tắc đèn chính. + Đèn lùi (Reversing lamps): Đèn này được chiếu sáng khi xe gài số lùi, hoặc có công tắc đèn lùi riêng nhằm báo hiệu cho các xe khác và người đi đường. + Đèn phanh (Brake lights): 7 Dùng để báo cho tài xế xe sau biết để giữ khoảng cách an toàn khi đạp phanh. + Đèn báo trên tableau: Dùng để hiển thị các thông số, tình trạng hoạt động của các hệ thống, bộ phận trên xe và báo lỗi (hay báo nguy) khi các hệ thống trên xe hoạt động không bình thường. + Đèn báo đứt bóng (Lamp failure indicator): Trên một số xe người ta lắp mạch báo cho tài xế biết khi có một bóng đèn phía đuôi bị đứt hay sụt áp trên mạch điện làm đèn mờ. Đèn báo này được đặt trên tableau và sáng lên khi có sự cố về mạch hay đèn. - Theo quốc gia và khu vực quy định. Hoặc theo đặc điểm phân bố chùm sáng: Người ta phân thành 2 loại hệ thống chiếu sáng: + Hệ thống chiếu sáng theo Châu Âu. + Hệ thống chiếu sáng theo Châu Mỹ. - Theo vị trí chiếu sáng: Sáng trong xe . Đèn trần, soi sáng cappo, bảng taplo, khoang động cơ, khoang hành lý và khoang hành khách đối với những loại xe khách. + Chiếu sáng ngoài xe. Đèn đầu, đèn đuôi, đèn kích thước. Hình 1.2. Các đèn chiếu sáng bên trong 1.1.2. Hệ thống còi và chuông nhạc a) Nhiệm vụ: + Còi và chuông nhạc được xếp vào hệ thống tín hiệu vì các tín hiệu âm thanh do còi và chuông nhạc phát ra nhằm mục đích chủ yếu là để đảm bảo an toàn giao thông. + Khi ôtô chạy lùi các đèn báo lùi được bật tự động và kết hợp với chuông nhạc. b) Yêu cầu: 8 + Âm thanh phát ra liên tục, âm lượng ổn định: Âm lượng (khi đo ở khoảng cách 2m tính từ đầu xe, chiều cao đặt micro là 1,2m) không nhỏ hơn 90 decibel và không lớn hơn 115 decibel. + Các tín hiệu âm thanh phải đi liền với tín hiệu đèn.ví dụ như lúc lùi xe thì phải có nhạc của còi chip hoặc lúc xi nhan sang đường… + Chuông nhạc phải có tần số âm thanh xác định trong phạm vi cho phép của cục đăng kiểm và bộ giao thông vận tải. c) Phân loại: Còi và chuông nhạc là hai bộ phận thuộc phần tín hiệu dạng âm thanh trên ô tô. + Còi sên, còi đĩa, còi công suất lớn. + Chuông nhạc + Khi ô tô lùi hoặc có xi nhan, lúc cảnh báo nguy hiểm. 1.2. Kết cấu hệ thống chiếu sáng và tín hiệu trên ô tô 1.2.1. Hệ thống tín hiệu được chia làm hai loại: + Tín hiệu phát quang : Các loại đèn pha cốt, đèn sương mù, đèn báo rẽ xin đường, đèn soi biển số, đèn kích thước… + Tín hiệu âm thanh : Các loại còi, nhạc phanh và các loại âm thanh khi xin đường, báo đỗ… 1.2.1. 1. Tín hiệu phát quang. a) Đèn pha. Dây tóc của đèn là vật có kích thước rất nhỏ so với kích thước của đèn nên có thể coi nó như là một điểm sáng. Điểm sáng được đặt ở tiêu cự của choá phản chiếu Parabôn. Các chùm tia sáng của điểm sáng sau khi phản chiếu qua choá đèn sẽ đi song song với trục quang học. Để có thể chiếu sáng đều khắp mặt đường các chùm tia sáng phải đi hơi lệch xang hai bên đường, vấn đề này do kính khuếch tán của đèn đảm nhiệm. Hệ thống quang học của đèn pha được giới thiệu trên (hình1.4) và các đường tượng trưng của các chùm tia sáng ứng với nấc chiếu xa (nấc pha). Kính khuếch tán sẽ hướng các chùm tia sáng ra hai bên để chiếu sáng hết bề rộng của mặt đường và khoảng đất lề đường, còn phần tia sáng hướng xuống dưới để chiếu sáng khoảng đường sát ngay đầu xe. 9 Hình 1.3. Hệ thống quang học của đèn pha a-Nấc pha b- Nấc cốt Hình dáng dây tóc trong đèn pha có ý nghĩa quan trọng nó thường được uốn cong để chiếm một thể tích nhỏ. Bóng đèn pha được bắt cố định ôtô sao cho mặt phẳng qua chân các dây tóc ở vị trí nằm ngang. Còn dây tóc ở các bóng đèn bảng đồng hồ, đèn hiệu (đèn hậu, đèn phanh, đèn báo rẽ) được bố trí theo đường thẳng nên không thể dùng được cho đèn pha. Hình 1.4. Các loại đèn pha a-Đèn pha hình tròn b- Đèn pha hình vuông 10 [...]... Hệ thống chiếu sáng tín hiệu trên sa bàn điện ô tô” 1.5 Mục tiêu đề tài - Tìm hiểu tổng quan về hệ thống chiếu sáng và tín hiệu trên ô tô - Phân loại được từng bộ phận trong hệ thống, yêu cầu của cụm chi tiết riêng lẻ trong đó - Phân tích rõ kết cấu, chi tiết, nguyên lý làm việc của mạch - Chế tạo mô hình tổng thể hệ thống chiếu sáng và tín hiệu, và có thể kết hợp các hệ thống khác - Xây dựng nội dung... dung thực hành hệ thống trên sa bàn - Trình tháo lắp, kiểm tra sửa chữa và đo kiểm các thông số - Vận hành mô hình và tạo pan 35 PHẦN II : CHẾ TẠO MÔ HÌNH HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TÍN HIỆU TRÊN SA BÀN 2.1 Mục đích của mô hình chiếu sáng và tín hiệu - Phân tích kết cấu tính năng làm việc và sự kết hợp của các bộ phận trong hệ thống trên ôtô hiện đại: Nhóm đèn pha, đèn xi nhan, đèn cảnh báo, tín hiệu âm thanh... trên việc xây dựng mô hình hệ thống chiếu sáng và tín hiệu trên sa bàn là cần thiết đối với công tác đào tạo 2.2 Yêu cầu của mô hình hệ thống chiếu sáng và tín hiệu trên sa bàn điện Việc tạo ra mô hình tuy có nhiều khó khăn trong công tác chuẫn bị và thực hiện nhưng sẽ có rất nhiều thuận lợi cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu vì vậy nó phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau đây - Xây dựng. .. các cụm chi tiết, kết cấu của hệ thống chiếu sáng và tín hiệu trên ô tô : Cụm đèn pha cốt đèn lùi, xi-nhan, đèn phanh, đèn sương mù, đèn kích thước, các loại đèn cảnh báo và hệ thống tín hiệu như còi nhạc phanh - Từ mô hình hệ thống chiếu sáng và tín hiệu trên sa bàn Người sử dụng, kiểm tra có thể thực hiện được các công việc tháo lắp, vận hành, bảo dưỡng trực tiếp trên sa bàn một cách trực quan, dể dàng.Và... cảnh báo nguy hiểm Báo hiệu cho các phương tiện vận tải khác biết bằng tín hiệu âm thanh có tần số xác định Kết hợp với tín hiệu phát quang để đạt hiệu quả cao hơn vì còi chip thường có âm lượng nhỏ Hình 1.26 Còi chíp trên sa bàn 24 Hình 1.27 Sơ đồ kết cấu còi và mạch còi chíp 1.3 Sơ đồ mạch hệ thống chiếu sáng và tín hiệu cơ bản 1.3.1 Một số sơ đồ mạch điều khiển hệ thống chiếu sáng a) Sơ đồ mạch điều... hệ châu âu 17 + Đèn pha hệ Châu Mỹ Ở loại này các dây tóc chiếu sáng xa và gần có hình dạng giống nhau và bố trí cạnh nhau Nhưng dây tóc chiếu sáng xa (phía dưới) bố trí trên mặt phẳng của trục quang học, còn dây tóc chiếu sáng gần (phía trên) nằm lệch lên phía trên của trục quang học Chùm tia sáng từ dây tóc chiếu sáng gần phản chiếu từ vùng trong của choá đèn và hắt xuống, còn các tia sáng phản chiếu. .. quát của hệ thống một cách trực tiếp nhanh nhất và hiệu quả nhất - Mô hình hệ thống điện chiếu sáng và tín hiệu trên sa bàn giúp giảng viên có những bài giảng hữu ích mang tính chất thực tế trong giảng dạy, với mô hình đơn giản sinh viên dễ hiểu và đạt kết quả tốt trong những bài kiểm tra - Từ mô hình sinh viên sẽ dần dần tiếp cận với những công nghệ mới hơn đặc biệt kiểm tra lắp ráp trực tiếp trên ô... như đèn trên tableau trở nên nhanh hơn báo cho tài xế biết một hay nhiều bóng đèn đã bị cháy Hình 1.39 Sơ đồ mạch điện đèn báo rẽ, báo nguy và bộ tạo nháy bán dẫn e) Công tắc cảnh báo 32 Hình 1.40 Sơ đồ mạch điện công tắc cảnh báo và bộ tạo nháy • Một số sơ đồ hệ thống tín hiệu trên xe TOYOTA Hình 1.41 Sơ đồ hệ thống tín hiệu trên xe TOYOTA COROLLA 33 Hì nh 1.42 Công tắc báo nguy TOYOTA 1.4 Tính cấp... thường là loại bóng hệ Châu Âu và hệ Châu Mỹ + Bóng đèn dây tóc + Đèn pha hệ châu âu Ở loại này sợi dây tóc chiếu sáng xa được bố trí ở tiêu cự của choá đèn, còn dây tóc chiếu sáng gần có dạng thẳng được bố trí ở phía trước tiêu cự cao hơn trục quang học, phía dưới sợi tóc chiếu sáng gần có miếng phản chiếu nhỏ Dây tóc chiếu sáng xa do bố trí ở tiêu cự của choá đèn nên chùm tia sáng phản chiếu sẽ hướng... dàng.Và hiểu được nguyên lý hoạt động của hệ thống chiếu sáng và tín hiệu cũng như các hệ thống, cụm chi tiết kết hợp ở trên sa bàn - Người làm, người kiểm tra có thể tiến hành các đo đạc để lấy thông số như: + Độ sáng 3-10 cd đối với các loại đèn kích thước đèn cảnh báo và hàng nghìn cd đối với các loại đèn pha cốt đèn phanh.Và khoảng cách khi chiếu xa và chiếu gần lần lượt là (180m-250m) và (50m-75m) . sơn 3 PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG VÀ TÍN HIỆU 1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại 1.1.1. Hệ thống chiếu sáng Hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên xe là một hệ thống rất quan trọng, có. ta phân thành 2 loại hệ thống chiếu sáng: + Hệ thống chiếu sáng theo Châu Âu. + Hệ thống chiếu sáng theo Châu Mỹ. - Theo vị trí chiếu sáng: Sáng trong xe . Đèn trần, soi sáng cappo, bảng taplo,. hệ thống cần được trang bị thêm một số linh kiện điện tử, cảm biến, đáp ứng được yêu cầu đó. Hình 1.1. Hệ thống chiếu sáng a) Nhiệm vụ: - Hệ thống chiếu sáng tín hiệu làm các nhiệm vụ chiếu sáng

Ngày đăng: 28/10/2014, 22:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG VÀ TÍN HIỆU

    • 1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại

      • 1.1.1. Hệ thống chiếu sáng

      • 1.1.2. Hệ thống còi và chuông nhạc

      • 1.2. Kết cấu hệ thống chiếu sáng và tín hiệu trên ô tô

        • 1.2.1. Hệ thống tín hiệu được chia làm hai loại:

          • 1.3. Sơ đồ mạch hệ thống chiếu sáng và tín hiệu cơ bản

            • 1.3.1. Một số sơ đồ mạch điều khiển hệ thống chiếu sáng

            • 1.3.2. Một số mạch điều khiển hệ thống còi và chuông nhạc

            • 1.4. Tính cấp thiết của đề tài

            • 1.5. Mục tiêu đề tài

            • PHẦN II : CHẾ TẠO MÔ HÌNH HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TÍN HIỆU TRÊN SA BÀN

              • 2.1. Mục đích của mô hình chiếu sáng và tín hiệu.

              • 2.2. Yêu cầu của mô hình hệ thống chiếu sáng và tín hiệu trên sa bàn điện

              • 2.3. Các phương án chế tạo mô hình hệ thống chiếu sáng và tín hiệu

                • 2.3.1. Chế tạo khung cho mô hình hệ thống chiếu sáng và tín hiệu

                • 2.3.2. Chế tạo các tấm panel cho mô hình hệ thống chiếu sáng tín hiệu.

                • 2.3.3. Lựa chọn vật liệu và các chi tiết để thiết kế mô hình sa bàn điện

                • 2.4. Chế tạo mô hình hệ thống sa bàn điện

                  • 2.4.1. Chế tạo khung mô hình hệ thống sa bàn điện

                  • a) Thiết kế khung đỡ dưới

                  • 2.4.2. Chế tạo panel

                  • PHẦN III : XÂY DỰNG NỘI DUNG THỰC HÀNH HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG VÀ TÍN HIỆU TRÊN SA BÀN

                    • 3.1. Quy trình tháo lắp các chi tiết

                      • 3.1.1 Tháo lắp đèn pha

                      • 3.1.2. Tháo lắp đèn hậu. Đèn sương mù

                        • 3.1.3. Tháo cụm công tắc đèn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan