phát triển các ngành động lực trên địa bàn tỉnh hưng yên

72 264 0
phát triển các ngành động lực trên địa bàn tỉnh hưng yên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG BIỂU Bản đồ 1: Bản đồ tỉnh Hưng Yên Error: Reference source not found Biểu đồ 1: Tỷ lệ DTGT rau của 3 huyện Ân Thi, Khoái Châu, Tiên Lữ (2005-2010) Error: Reference source not found Biểu đồ 2: Các huyện trồng rau chính Error: Reference source not found Biểu đồ 3: Sự tăng lên về số lượng điểm bán rau trên địa bàn huyện Khoái Châu Error: Reference source not found Biểu đồ 4: Số lượng gia súc, gia cầm tại địa bàn tỉnh Hưng Yên thời gian qua Error: Reference source not found LỜI MỞ ĐẦU Tỉnh Hưng Yên thuộc trung tâm đồng bằng sông Hồng, trong khu vực kinh tế trọng điểm, nên có rất nhiều thuận lợi về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ và các điều kiện khác. Tỉnh đã tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh, thu hút hàng tỷ USD của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Tháng 3 năm 2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết về thăm tỉnh, ông đã nhấn mạnh mục tiêu mà tỉnh cần hướng tới: “Tỉnh phấn đấu trở thành trung tâm công nghệ cao, là tỉnh có nền nông nghiệp chất lượng, hiệu quả gắn với xây dựng nông thôn mới, dịch vụ có giá trị gia tăng cao”. Việc lựa chọn các ngành nghề có lợi thế so sánh, các ngành động lực để tăng thu nhập cho người lao động, tăng chất lượng tăng trưởng, đồng thời tạo ra những thế mạnh cho tỉnh đã và đang là vấn đề được các cấp chính quyền của Tỉnh quan tâm. Xuất phát từ tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế của tỉnh; Đồng thời, nhằm khảo sát, phân tích đánh giá rõ hơn thực trạng phát triển các ngành trên địa bàn tỉnh Hưng Yên thời gian qua; Đánh giá đúng mức các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển các ngành động lực trên địa bàn tỉnh. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao vai trò của các ngành động lực tôi đã lựa chọn đề tài: “Phát triển các ngành động lực trên địa bàn tỉnh Hưng Yên” làm đề tài nghiên cứu. Do trình độ có hạn, đồng thời nghiên cứu trong phạm vi rộng, tác giả xin dừng lại ở phạm vi ngành động lực đối với lĩnh vực nông nghiệp. Đề tài sẽ là cơ sở cho việc nhìn nhận lại thực trạng phát triển các ngành động lực trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên thời gian qua, là cơ sở để giúp các nhà quản lý hoạch định chính sách và chỉ đạo thực hiện công tác phát triển các ngành nghề trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. 1 Luận văn này được chia thành 3 phần: Chương I: Sự cần thiết phải phát triển các ngành động lực trên địa bàn tỉnh Hưng Yên Chương II: Lựa chọn và phân tích thực trạng phát triển các ngành động lực của tỉnh Hưng Yên Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành động lực của tỉnh Hưng Yên Qua đây em xin gửi lời cảm ơn tới: - Thầy giáo TS. Nguyễn Tiến Dũng đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. - Các thầy cô trong khoa Kế hoạch & Phát triển, các thầy cô trường Đại học Kinh tế quốc dân đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập. Được sự quan tâm như vậy em đã hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn ! 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu và làm sáng tỏ những lý luận cơ bản về ngành động lực và phát triển các ngành động lực; từ đó đề xuất các nội dung phát triển ngành động lực phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Hưng Yên hiện nay. - Có một cái nhìn tổng thể về các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình chuyên môn hóa nói chung và những yếu tố tác động tới các ngành động lực của địa bàn tỉnh Hưng Yên - Phân tích thực trạng phát triển của các ngành chuyên môn hóa dựa trên những số liệu thống kê từ các ngành từ đó đánh giá những kết quả được, đồng thời nhận định được những hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế để làm tiền đề cho việc đề xuất các giải pháp phát triển các ngành động lực . - Đề xuất một số giái pháp chủ yếu và cơ bản nhất để phát triển các ngành động lực trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác phát triển các ngành động lực trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, trong đó luận văn chủ yếu tập trung vào những vấn đề: Khung lý thuyết về động lực; thực trạng phát triển các ngành 2 động lực trên địa bàn tỉnh Hưng Yên qua đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển các ngành động lực. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung vào nghiên cứu các ngành động lực trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. 4. Phương pháp nghiên cứu Khung lý thuyết được sử dụng để phân tích thực tiễn: tổng hợp những quan điểm, lý thuyết, chủ trương về chuyên môn hóa và lợi thế của các nhà kinh tế và hoạch định chính sách. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Luận văn chủ yếu sử dụng số liệu được thu thập từ nguồn dữ liệu thứ cấp: Các con số thống kê về các ngành động lực trên địa bàn nghiên cứu. Trên cơ sở những dữ liệu thu thập được, luận văn còn sử dụng một số kỹ thuật như phân tích, so sánh, tổng hợp, sử dụng phần mềm Excel đề xử lý số liệu, đưa ra các sơ đồ, biểu mẫu để so sánh, đánh giá trong quá trình phân tích thực trạng phát triển các ngành chuyên môn hóa. 5. Đóng góp khoa học của luận văn Với mục đích nghiên cứu cuối 0063ùng là được hội đồng khoa học và các thày cô trong khoa chấp nhận, luận văn sẽ có những đóng góp chủ yếu sau: Thứ nhất: Đi sâu phân tích, làm rõ một số lý luận cơ bản về ngành động lực và phát triển ngành động lực. Thứ hai: Chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế trong hoạt động phát triển các ngành động lực trên địa bàn tỉnh hiện nay trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng. Thứ ba: Luận văn có đề xuất một số giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phát triển đối với các ngành động lực trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. 3 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH ĐỘNG LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN I. Giới thiệu khái quát về tỉnh Hưng Yên 1. Quá trình hình thành và phát triển của tỉnh Hưng Yên Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên nằm cách thủ đô Hà Nội 64 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía tây nam. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía tây và tây bắc giáp thủ đô Hà Nội, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Hà Nội Sự phân bố không gian, lãnh thổ của tỉnh Hưng Yên có tọa độ địa lý: Từ 20 o 36’ đến 21 o 01’ độ vĩ Bắc; 105 o 53’ đến 106 o 17’ độ kinh Đông. Tỉnh Hưng Yên nguyên thuộc thừa tuyên Sơn Nam đặt vào năm Quang Thuận thứ 10 đời Lê (1469). Đến năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741) thì chia thành Sơn Nam Thượng và Sơn Nam Hạ. Đời nhà Nguyễn năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), Sơn Nam Thượng được đổi thành trấn Sơn Nam còn Sơn Nam Hạ thì gọi là trấn Nam Định. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), tỉnh Hưng Yên được thành lập gồm các huyện Đông Yên, Kim Động, Thiên Thi, Tiên Lữ, Phù Dung của trấn Sơn Nam và Thần Khê, Hưng Nhân, Duyên Hà của trấn Nam Định (các huyện Thần Khê, Duyên Hà và Hưng Nhân sau bị cắt vào tỉnh Thái Bình mới thành lập) [1] . Tuy là tỉnh "mới" chỉ non 200 năm, vùng đất Hưng Yên đã nổi danh từ thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh trước đó với Phố Hiến, vốn là thương cảng đô hội quan trọng bậc nhất ở Đàng Ngoài. Thuyền bè ngược sông Hồng lên Thăng Long "Kẻ Chợ" đều phải dừng ở Phố Hiến đợi giấy phép nên Phố Hiến trở thành tụ điểm sầm uất. Người Tàu, người Nhật và người Tây phương đều 4 đến đấy buôn bán. Do vậy dân gian đã có câu: "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến". Trải qua hơn 175 năm xây dựng và trưởng thành ( thành lập năm 1831), Hưng Yên có 30 năm hợp nhất với tỉnh Hải Dương (1968-1997) thành tỉnh Hải Hưng cũ, và tỉnh mới được tái lập năm 1997. Tỉnh Hưng Yên có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thị xã, 09 huyện; có 07 phường, 09 thị trấn và 145 xã. Thị xã Hưng Yên là trung tâm chính trị, văn hóa của tỉnh. Diện tích, dân số được phân bố ở các huyện, thị như sau: Bảng 1: Diện tích, dân số các huyện của tỉnh Hưng Yên Huyện, thị xã Diện tích (ha) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2) Tổng số: 92.309 1.116.401 1.209 1. Thị xã Hưng Yên 4.680 77.398 1.654 2. Văn Giang 7.179 94.763 1.320 3. Văn Lâm 7.442 97.108 1.305 4. Mỹ Hào 7.910 84.571 1.069 5. Yên Mỹ 9.100 127.137 1.397 6. Khoái Châu 13.086 186.102 1.422 7. Ân Thi 12.822 130.295 1.016 8. Kim Động 11.465 125.381 1.094 9. Tiên Lữ 9.243 105.632 1.143 10. Phù Cừ 9.382 88.014 938 2. Vị trí và vai trò của tỉnh Hưng Yên Hưng Yên là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là Thành phố Hưng yên, nằm cách thủ đô Hà Nội 64km về phía Đông Nam, cách thành phố Hải Dương 50km về phía Tây Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây giáp tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà Nội), phía Tây Bắc giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình và phía Tây Nam giáp tỉnh Hà Nam. Tính đến 31/12/2008, toàn tỉnh có 171 đơn vị hành chính, bao gồm: 1 thành phố, 9 huyện và 161 xã, phường, thị trấn (trong đó:145 xã, 7 phường, 9 thị trấn). Tỉnh có tọa độ như sau: + Vĩ độ: 21 o 01’ Bắc 5 + Kinh độ: 106 o 17’ Đông Chú thích bản đồ ▼ Tên quốc gia VIỆT NAM Tên tỉnh HƯNG YÊN Tên thành phố 6 Bản đồ 1: Bản đồ tỉnh Hưng Yên Trên địa bàn Hưng Yên có các quốc lộ sau chạy qua: • 5A: Như Quỳnh - Minh Đức • 39A: Phố Nối - Triều Dương • 38: Cống Tranh - Trương Xá, thành phố Hưng Yên - cầu Yên Lệnh • 38B (39B cũ): Cầu Tràng - Chợ Gạo Tỉnh lộ: • 202: Minh Tân - La Tiến (chạy dọc Huyện Phù Cừ qua phà La Tiến sang Tỉnh Thái Bình). • 200: Triều Dương - Cầu Hầu . • 203: Đoàn Đào - Lệ Xá - Trung Dũng - Thụy Lôi - Hải Triều - Cầu Triều Dương( Nối QL 38B với QL 39A) • 195: Chạy dọc đê sông Hồng từ thành phố Hưng Yên tới Bát Tràng, Gia Lâm. Đường sắt: tuyến đường sắt Hà Nội-Hải Phòng chạy qua địa phận Hưng Yên 17 km, từ Như Quỳnh tới Lương Tài. Đường thủy: Sông Hồng là ranh giới của Hưng Yên với các tỉnh, thành phía tây, dài 57 km. Sông Luộc là ranh giới với tỉnh Thái Bình dài 25 km. Sông Luộc và sông Hồng giao nhau tại địa phận thành phố Hưng Yên. Ngoài ra còn các sông nhỏ khác như: sông Sặt (sông Kẻ Sặt), sông Chanh, sông Cửu An (sông Cửu Yên), sông Tam Đô, sông Điện Biên, v.v. Hệ thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp. Tất cả các tuyến giao thông kể trên tạo thành một mạng lưới giao thông tương đối thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. 7 [...]... phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế xã hội, mà trong đó có mục tiêu quan trọng, nhiệm vụ hàng đầu là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa 20 CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH ĐỘNG LỰC TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH HƯNG YÊN I Quy mô phát triển các ngành động lực trong ngành nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên A Thực trạng phát triển ngành rau 1 Thực trạng... ngành động lực trước tiên chúng ta tìm hiểu khái niệm về động lực Theo triết học Mác - Lênin thì động lực là cái thúc đẩy sự vận động và phát triển của mọi sự vật hiên tượng, động lực xuất hiện khi giải quyết tốt mâu thuẫn giữa các mặt đối lập” Như vậy, dựa theo khái niệm về động lực của Mác – Lênin thì ngành động lực trong nông nghiệp là ngành thúc đẩy sự vận động và phát triển của ngành nông nghiệp Ngành. .. phát triển Hưng Yên là tỉnh có thế mạnh sản xuất rau vụ đông do vị trí địa lý thuận lợi trong quá trình vận chuyển sản phẩm đến các thị trường tiêu thụ lớn như Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh Với các tiêu chí đã nêu ở phần trên cùng với việc xem xét các điều kiện thực tế tại tỉnh Hưng Yên, chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, các ngành động lực trong nông nghiệp được lựa chọn bao gồm: - Ngành. .. các làng nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được phát triển, giải quyết được nhiều lao động tại chỗ, tăng thu nhập cho người dân Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường được quan tâm, tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 85% II Lựa chọn các ngành động lực trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 1 Quan điểm về các ngành động lực trong nông nghiệp Để hiểu rõ khái niệm về ngành. .. B Thực trạng phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh Hưng Yên thời gian qua 1 Tình hình chung về phát triển gia súc – gia cầm của tỉnh 1.1 Về quy mô a Quy mô theo hình thức chăn nuôi Thời gian qua kinh tế tỉnh Hưng Yên có sự thay đổi khá rõ nét do sự phát triển nhanh của các khu công nghiệp, sự phát triển của quá trình đô thị hóa Chính những điều này đã làm cho cơ cấu kinh tế của tỉnh yên Yên thay đổi... làm cho lao động nông nghiệp và góp phần xóa đói giảm nghèo Với cách đi riêng của mình, thời gian qua ngành nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên đã có sự phát triển đáng kể Trong lĩnh vực trồng trọt, tỉnh tập trung sản xuất các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, phát triển các vùng trồng rau phục vụ nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, thành phố Hà nội và các vùng lân cận Với phương châm đưa ngành chăn... năng phát triển để cung cấp sản phẩm cho xuất khẩu là cà chua, dưa chuột, đậu rau, ngô rau phát triển mạnh cả về quy mô và sản lượng, trong đó sản phẩm hàng hoá chiếm tỷ trọng cao - Ngành chăn nuôi: Lĩnh vực chăn nuôi ở tỉnh Hưng Yên những năm qua phát triển khá toàn diện cả về năng suất, chất lượng, hiệu quả, quy mô và hình thức chăn nuôi III Sự cần thiết phải phát triển các ngành động lực 1 Ngành động. .. năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí giáo dục của quảng đại quần chúng nhân dận Thứ hai là những ngành dựa trên nguồn lực sẵn có Nguồn lực đầu vào có sẵn có thế là lao động, có thể là tài nguyên, cũng có thể dựa vào nguồn lực về vốn hoặc công nghệ Thứ ba là các ngành động lực có khả năng lan tỏa tác động đến các ngành khác Đây là những ngành có điều kiện phát triển, có thị trường... nghiệp Ngành động lực có thể có nhiều nghĩa nhưng trong phạm vi luận văn này có nghĩa là sự phát triển của các ngành động lực có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa đến toàn bộ nền kinh tế và nâng cao mặt bằng kinh tế thông qua việc phát triển sản xuất trong nước, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, củng cố công nghiệp phụ trợ, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của các ngành kinh tế khác Trên thực tế,... của tỉnh Hưng Yên đối với việc phát triển các ngành động lực 3.1 Đặc điểm địa hình Địa hình của tỉnh Hưng Yên tương đối bằng phẳng, hướng dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ dốc 14cm/k Độ cao đất đai không đều mà hình thành các dải, các khu, vùng cao, thấp xen kẽ nhau như làn song Cao độ trung bình từ 2-4,5m, chiếm 70%; cao độ thấp nhất từ 1,2 – 1,8m chiếm 10% và cao độ cao nhất là 5-7m chiếm 20% Địa . hiệu quả phát triển đối với các ngành động lực trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. 3 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH ĐỘNG LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN I. Giới. tác phát triển các ngành động lực trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, trong đó luận văn chủ yếu tập trung vào những vấn đề: Khung lý thuyết về động lực; thực trạng phát triển các ngành 2 động lực trên. ngành động lực trên địa bàn tỉnh. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao vai trò của các ngành động lực tôi đã lựa chọn đề tài: Phát triển các ngành động lực trên địa bàn

Ngày đăng: 28/10/2014, 22:09

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan