nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành ở việt nam

50 2.7K 7
nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Page i ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN TI ỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH LỮ HÀNH NGUỒN NHÂN LỰC TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH Ở VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn : Thạc sĩ. VÕ VIỆT HÒA Nhóm thực hiện: 04. LỚP B ĐỖ THỊ PHƯỢNG - MSSV 3412350067 NGUYỄN THỊ HỒNG PHƯỢNG - MSSV 3412350069 TR ẦN NHỊ THANH QUẾ - MSSV 3412350070 NGUYỄN TỪ ÁI SAO – MSSV 3412350071 TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2013 Page ii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………… …………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………… …………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………… ……………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………… Page iii MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………….…1 PHẦN 1. TIỂU LUẬN NHÓM CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Cơ sở lý luận cơ bản 1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực………………………………………… ………….2 1.1.2. Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực……………………… …… 3 1.2.Các khái niệm, nội dung về nguồn nhân lực Du lịch 1.2.1. Khái niệm Nguồn nhân lực trong Du lịch………………………………… .…….3 1.2.2. Tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành……………… 3 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 2.1. Thực trạng vấn đề tại Việt Nam 2.1.1.Các chỉ tiêu đánh giá…………………………………………………………… 4 2.1.2. Những ưu, nhược điểm của nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành ………11 2.2 Lý do ph ải giải quyết vấn đề 2.2.1. Tính cấp thiết cần giải quyết các vấn đề hạn chế của nguồn nhân lực trong kinh doanh l ữ hành nước ta…………………………………………………… ………… 13 2.2.2. Lợi ích khi giải quyết các vấn đề…………………………………………… 16 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH Ở VIỆT NAM 3.1 Cơ sở lý luận 3.1.1. Phát triển nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành……… ………………….17 3.1.2. Các y ếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực kinh doanh lữ hành… 18 Page iv 3.2. Những thuận lợi và khó khăn, thách thức của việc nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành 3.2.1.Thuận lợi……………………………………………………………………… 19 3.2.2. Khó khăn…………………………………………………………………… 20 3.2.3. Thách thức…………………………………………………………………….21 3.3 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch 3.3.1. Giải pháp điều kiện chung…………………………………………………… .22 3.3.2. Giải pháp hợp tác đào tạo về du lịch………………………………………….22 KẾT LUẬN………………………………………………………………………… 24 PHẦN 2. TỰ LUẬN CÁ NHÂN 1. Sinh viên Đỗ Thị Phượng………………….………………………………….25 2. Sinh viên Nguyễn Thị Hồng Phượng……………………………………… 28 3. Sinh viên Trần Nhị Thanh Quế……………………………………….……….31 4. Sinh viên Nguyễn Từ Ái Sao………………………………………………….35 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………… 39 PHỤ LỤC…………………………………………………………………………… 40 Page v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HDV: Hướng dẫn viên…………… …………………………………………………… Cty THHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn……………………………………………… 7 DN: Doanh nghiệp…………………………………………………………………….… 7 EU: Liên minh Châu Âu…………………………………………………………………11 VTCB: nghi ệp vụ du lịch……………………………………………………………… 11 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Bảng 2.1: Thống kê về doanh nghiệp lữ hành quốc tế (tính đến tháng 9/2011) Bảng 3.1Dự báo nhu cầu nhân lực trực tiếp du lịch đến năm 2020 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1. Cặp vợ chồng Josiane và Alain sau chuyến du lịch an toàn trở về Pháp. Hình 3.1.Khách du lịch bị chặt chém 50.000 cho một lần chụp ảnh. Hình 3.2. Sơ đồ Veen về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành Page 1 LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội hơn 20 năm qua, du lịch Việt Nam đã có nhiều khởi sắc và đạt được những tiến bộ khá vững chắc. Với mục tiêu phát triển du lịch thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của cả nước. Trước ngưỡng cửa hội nhập quốc tế để tiếp tục hoàn thiện và phát triển một cách bền vững ngành du lịch cần phải phát huy cao độ mọi nguồn lực đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực. Thực tế cho thấy, nguồn nhân lực là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển du lịch của ngành, có tác động quyết định trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp du lịch có phát triển kinh doanh được hay không phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ nhân viên của mình. Xuất phát từ tầm quan trọng trên, để tìm hiểu và đưa ra giải pháp phát triển du lịch tốt hơn , nhóm 4 đã chọn đề tài “Nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành ở Việt Nam ” làm đề tài tiểu luận nhóm . Trong quá trình tìm hiểu và làm bài, kiến thức của nhóm còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, nhóm rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của Thầy đề kiến thức của nhóm được hoàn thiện hơn . Nhóm 4 xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy (Thạc sĩ Võ Việt Hòa) đã tận tình truyền đạt những kiến thức cũng như những kinh nghiệm trong nghề cho lớp nói chung và nhóm nói riêng mặc dù với thời gian học còn hạn hẹp .Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình h ọc không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu tiểu luận mà còn là hành trang quí báu để chúng em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Cuối cùng, nhóm xin chúc Thầy dồi dào sức khỏe và thành công hơn nữa trong công việc. Page 2 PHẦN I : TIỂU LUẬN NHÓM CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Cơ sở lý luận cơ bản 1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về nguồn nhân lực.Tuy có những định nghĩa khác nhau tuỳ theo góc độ tiếp cận, nhưng các định nghĩa về nguồn nhân lực đều đề cập đến các đặc trưng chung là: số lượng nguồn nhân lực, chất lượng nhân lực, cơ cấu nguồn nhân lực… Ngu ồn nhân lực là nguồn lực con người. Nguồn lực đó được xem xét ở hai khía cạnh. Trước hết, với ý nghĩa là nguồn gốc, là nơi phát sinh ra nguồn lực. Nguồn nhân lực nằm ngay trong b ản thân con người, đó cũng là sự khác nhau cơ bản giữa nguồn lực con người và các ngu ồn lực khác. Thứ hai, nguồn nhân lực được hiểu là tổng thể nguồn lực của từng cá nhân. V ới tư cách là một nguồn lực của quá trình phát triển, nguồn nhân lực là nguồn l ực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, được biểu hi ện ra là số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định. V ới cách hiểu như vậy, nội hàm nguồn nhân lực không chỉ bao hàm những người trong độ tuổi lao động, cũng không chỉ bao hàm về mặt chất lượng, mà còn chứa đựng các hàm ý r ộng hơn, gồm toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích luỹ được, có khả năng đem lạ i thu nhập trong tương lai. Trong lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, con người được coi là phương tiện hữu hiệu cho việc đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững. Ngu ồn nhân lực cũng được nhìn nhận về khía cạnh số lượng, không chỉ những người trong độ tuổi mà cả những người ngoài độ tuổi lao động. Nguồnnhân lực là tổng thể các ti ềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó; nguồn lực con người được thể hiện thông qua số lượng dân cư, chất lượng con người (bao gồm thể lực, trí lực và năng lực phẩm chất), tức là không chỉ bao hàm s ố lượng, chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực hiện tại, mà còn bao hàm của nguồn cung c ấp nhân lực trong tương lai của mỗi tổ chức, mỗi địa phương, mỗi quốc gia, khu v ực và thế giới. Ở đề tài này, Nguồn nhân lực được hiểu là một phạm trù dùng để chỉ sức mạnh tiềm ẩn của dân cư, khả năng huy động tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh th ần cho xã hội trong hiện tại cũng như trong tương lai. Sức mạnh và khả năng đã được thể hiện thông qua số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số, nhất là số lượng và chất lượng con người cơ sở đủ điều kiện tham gia v ào nền sản xuất xã hội. Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng, có tính chất quyết định đến sự thành bại của tổ chức. Bất kể một tổ chức nào dù mạnh hay yếu thì yếu tố con người vẫn là yếu tố đầu tiên và cơ bản nhất. Trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các thay đổi là cần thiết trong lực lượng lao động của mỗi quốc gia nhằm định hướng, giúp cho các nh à hoạch định chính sách, các doanh nhân thấy được và định hướng sự phát triển nguồn nhân lực của mình và t ừ đó đáp ứng các cơ hội và thách thức do hội nhập quốc tế mang lại. Page 3 1.1.2.Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm: - Về mặt xã hội đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề sống còn của một đất nước , nó quyết dịnh sự phát triển của xã hội, là một trong những giải pháp để chống lại thất nghiệp. Đầu tư cho đào tạo và giáo dục là những khoản đầu tư chiến lược chủ chốt cho sự phồn vinh của đất nước . - Về phía doanh nghiệp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là để đáp ứng được yêu cầu công việc của tổ chức, nghĩa là đáp ứng được nhu cầu tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đó là một hoạt đọng sinh lợi đáng kể . - Về phía người lao động nó đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động, là một trong những yếu tố tạo nên động cơ lao động tốt . 1.2.Nguồn nhân lực trong Du lịch 1.2.1. Khái niệm Nguồn nhân lực trong Du lịch Xét một cách tổng quát, nguồn nhân lực ngành Du lịch bao gồm toàn bộ lực lượng lao động trực tiếp v à gián tiếp liên quan đến quá trình phục vụ khách du lịch Căn cứ v ào mối liên hệ với đối tượng lao động (khách du lịch), lao động du lịch được chia thành hai nhóm: lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp bao gồm những công việc trực tiếp phục vụ khách du lịch như trong khách sạn, nhà hàng, lữ hành, các cửa hàng bán lẻ phục vụ khách du lịch, cơ quan quản lý du lịch,… Lao động gián tiếp bao gồm những công việc cung ứng, hỗ trợ cho các hoạt động trực tiếp phục vụ khách du lịch như: cung ứng thực phẩm cho khách sạn nhà hàng, cung ứng hàng hoá cho các c ửa hàng bán lẻ phục vụ khách du lịch, các dịch vụ của Chính phủ hỗ trợ phát triển du lịch, đào tạo nhân lực du lịch, xây dựng khách sạn, sản xuất máy bay, các trang thiết bị phục vụ khách du lịch… Như vậy, Nguồn nhân lực Du lịch được hiểu là lực lượng lao động tham gia vào quá trình phát tri ển du lịch, bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. 1.2.2 Tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành. Nhân lực là yếu tố quyết định chất lượng của hoạt động du lịch. Xuất phát từ đặc thù của hoạt động du lịch, sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực, cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó. Do đó sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không biểu hiện dưới dạng vật chất hữu hình. Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ , quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm các dịch vụ du lịch diễn ra đồng th ời, thông qua đội ngũ lao động phục vụ trực tiếp, nên chất lượng của nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp, quyết định đến chất lượng của sản phẩm và dịch vụ du lịch. Nhân lực là cơ sở để phát triển ngành du lịch Nhân lực là yếu tố để nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện để phát triển ngành du lịch trong bối cảnh hội nhập cùng khu vực và thế giới . Page 4 Việt Nam có đầy đủ các điều kiện tự nhiên, văn hóa, lịch sử để phát triển du lịch. Tuy nhiên, để có thể tận dụng được tất cả những ưu đãi của thiên nhiên, những lợi thế về văn hóa và lịch sử để phát triển du lịch một cách hiệu quả thì nhất thiết phải dựa vào nguồn nhân lực . Tuy nhiên để có thể tận dụng những ưu đãi của thiên nhiên, những lợi thế về văn hóa và lịch sử như vậy để phát triển du lịch một cách hiệu quả thì nhất thiết phải dựa vào nguồn nhân lực tham gia quản lý, sản xuất, kinh doanh, phục vụ trong lĩnh vực này. Không chỉ bảo đảm du lịch Việt Nam có thể phát triển hiện tại mà nguồn nhân lực này còn là nhân tố quyết định tới việc du lịch phát triển được trong tương lai hay không? Phát triển du lịch có phải là bền vững? Khách du lịch sẽ còn quay lại Việt Nam hay không? Những di tích, thắng cảnh có được bảo vệ và gìn giữ cho thế hệ mai sau hay không? Tất cả những điều đó phụ thuộc chặt chẽ vào việc nguồn nhân lực du lịch của chú ng ta. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 2.1. Thực trạng vấn đề tại Việt Nam 2.1.1.Các chỉ tiêu đánh giá Vai trò, bản chất của nguồn nhân lực đối với Du lịch Ngành du lịch được nước ta xác định là một trong những ngành kinh tế quan trọngcủa Đất nước. So với các ngành kinh tế khác, du lịch là ngành kinh tế còn non trẻ nhưng tốc độ phát triển khá nhanh, đặc biệt nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch ngày càng tăng. Nguồn nhân lực du lịch bao gồm nhiều bộ phận, vị trí công tác như: nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch; nguồn nhân lực trực tiếp kinh doanh du lịch; các nguồn nhân lực liên quan khác Thời gian qua, nguồn nhân lực kinh doanh du lịch có sự phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, tỷ lệ lao động qua đào tạo, đào tạo lại, lao động có tay nghề, trình độ ngoại ngữ có xu hướng ngày càng tăng. Bên cạnh lao động trực tiếp, ngành du lịch còn thu hút rất đông lao động gián tiếp, góp phần đáng kể trong việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư trên cả nước, nhất là nhân dân trong khu Du lịch. Do đó, có thể nói nguồn nhân lực có vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển của ngành Du lịch Lữ hành. Vai trò của nguồn lực con người đối với Du lịch được biểu hiện ở những điểm cơ bản sau: - M ột là, trong quan hệ so sánh với các nguồn lực khác, nguồn nhân lực là chủ thể trực tiếp, quyết định đến sự phát triển của ngành Du lịch. - Hai là, nguồn nhân lực hay nói cách khác, là nguồn lực con người đồng thời cũng là khách th ể được khai thác triệt để những tài nguyên sẵn có để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho mục đích Du lịch của con người. Page 5 - Thứ ba, nguồn lực con người, đặc biệt là năng lực trí tuệ có vai trò to lớn trong sự phát triển, làm đa dạng và phong phú các sản phẩm du lịch. Trí tuệ, nguồn “chất xám” của con người có tiềm năng vô tận, càng sử dụng thì càng phát triển. Đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm Du lịch ngày càng cao của con người. - Th ứ tư, sự thành công của ngành Du lịch nói riêng còn phụ thuộc vào năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Những hạn chế trong cung cách phục vụ du lịch lữ hành ở Việt Nam 6,8 triệu lượt khách quốc tế và 160.000 tỷ đồng cho du lịch trong năm 2012 là con s ố đáng ghi nhận trong bối cảnh kinh tế khó khăn chung. Tuy nhiên những gì du khách chưa hài lòng phần lớn lại nằm ở yếu tố con người - đó chính là ứng xử văn hóa . Du lịch Việt Nam trong những năm gần đây có khởi sắc, nhưng vẫn còn đó cảnh “chặt, chém” vào mùa cao điểm; t ìm mọi cách “móc túi” du khách; quấy rầy họ trên mỗi bước đi; nói th ì hay, làm thì dở khiến ít người quay lại lần thứ hai. Cung cách phục vụ của nhân viên trong một số nhà hàng còn nhiều hạn chế. Họ coi đây chỉ l à một công việc làm thêm, không có ý định gắn bó lâu dài với nghề nên cũng chẳng để ý gì đến văn hóa phục vụ. Họ chỉ biết đưa và bê món ăn, đồ uống đến bàn cho khách r ồi quay đi. Rảnh thì tán gẫu, ngồi đứng ngả nghiêng, nói năng bừa bãi, thậm chí còn có người nói tục, chọc ghẹo nhau trước mặt khách. Đây cũng là điều đáng buồn cho văn hóa phục vụ hiện nay của một số nhà hàng, quán ăn, giải khát thiếu những nhân viên phục vụ chuyên nghiệp.Thực sự ở Việt Nam còn chưa có nhiều người tâm huyết với ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch. Họ chưa ý thức và hiểu được dịch vụ là một trong 10 nghề “hot” nhất thế giới. Phải thực sự tìm đến sự say mê và yêu ngh ề thì mới có thể phục vụ tốt được bởi họ hiểu khách hàng chính là người trả lương, tạo cơ hội cho họ có thu nhập cao và thăng tiến. Trên chuyến xe Bus 24 chỗ ngồi ra sân bay, Josiane, một du khách người Pháp nhớ lại: “Tôi không thể hiểu tại sao người tài xế này có thể lái xe bằng một tay, còn tay kia lại có thể gọi điện thoại để luyên thuyên về một vấn đề gì đó suốt nhiều phút liên tục. Anh ta cũng không thèm thắt dây an toàn. Với chúng tôi tất cả điều đó là tối kỵ. Khi xe đỗ xịch trước sân bay, chúng tôi mới thực sự tin là mình an toàn. Cầu chúa cho điều đó”. Ngồi trên máy bay với những nghĩ suy miên man về chuyến du lịch Việt Nam, đôi vợ chồng Josiane và Alain lại tiếp tục bất ngờ về cung cách phục vụ của tiếp viên hàng không: “H ọ chìa trước mặt chúng tôi một trong hai cái bình gì đó và nói một cách cộc lốc "trà hay cà phê ?", liệu có phải đó là cách mời chào thông thường của tiếp viên nước bạn? Josiane hỏi một phóng viên. [...]... CAO HIỆU QUẢ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH Ở VIỆT NAM 3.1 Cơ sở lý luận 3.1.1 Phát triển nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành Thuật ngữ phát triển nguồn nhân lực gắn liền với sự hoàn thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, được thể hiện ở việc nâng cao trình độ giáo dục quốc dân, trình độ kỹ thuật, chuyên môn, sức khoẻ và thể lực cũng như ý thức, đạo đức của nguồn nhân lực Con người... thiếu trầm trọng nguồn nhân lực HDV quốc tế giỏi ngoại ngữ, đặc biệt là những ngoại ngữ hiếm như Indonesia, Ba Lan, Ấn Độ Những thành tố của nhân lực du lịch ở Việt Nam Cũng như bất kỳ một ngành kinh tế nào khác, kinh tế du lịch cũng bao gồm hai nguồn nhân lực chính, đó là nguồn nhân lực hoạt động trực tiếp và nguồn nhân lực hoạt động gián tiếp trong ngành du lịch Trong đó nguồn nhân lực hoạt động trực... bao gồm: Những người làm việc trong các doanh nghiệp Kinh doanh lữ hành Những người làm việc trong các doanh nghiệp Kinh doanh lưu trú Những người làm việc trong các doanh nghiệp Kinh doanh vận chuyển khách du lịch Những người làm việc trong các doanh nghiệp Kinh doanh các dịch vụ bổ trợ Những người làm việc trong các doanh nghiệp Kinh doanh khu du lịch, đô thị du lịch - Trong mỗi một lĩnh vực, lại có... phát triển kinh tế - xã hội và phát triển du lịch trong từng giai đoạn phát triển Phát triển nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành bao hàm quá trình đào tạo nhân lực về kiến thức chung liên quan đến nghề nghiệp, kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp, văn hóa và sức khỏe nghề nghiệp Page 17 3.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực kinh doanh lữ hành: - Trình độ phát triển kinh tế... nguồn nhân lực phải được phát triển Nguồn lực con người như vậy không chỉ là đối tượng mà còn là động lực của sự phát triển Phát triển nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực (trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý – xã hội) làm gia tăng số lượng và điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực. .. dưỡng nguồn nhân lực, chưa quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa sử dụng và bồi dưỡng lao động Nhận thức của các doanh nghiệp về tầm quan trọng của nguồn nhân lực chưa đầy đủ, do vậy chưa phân bổ kinh phí để đầu tư đúng mức cho công tác phát triển nguồn nhân lực 2.2 Lý do phải giải quyết vấn đề: 2.2.1 Tính cấp thiết cần giải quyết các vấn đề hạn chế của nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành nước... tiếp, làm thay đổi sự phát triển của nguồn nhân lực ngành Du lịch 3.2 Những thuận lợi và khó khăn của việc nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành 3.2.1.Thuận lợi - Nguồn lực quan trọng là điểm mạnh đáng quan tâm đó là nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch Với dân số 90 triệu dân, phần đông ở độ tuổi lao động sung sức và dân số trẻ chiếm đa số, Việt Nam có thế mạnh nổi trội về thị... du lịch đến Việt Nam chỉ 1 lần và không quay lại lần thứ 2 Để góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, xây dựng thương hiệu du lịch Việt với du khách trong và ngoài nước thì nguồn nhân lực là yếu tố không nhỏ Do đó đội ngũ lao động cũng cần được chuẩn hóa và có chuyên môn cao Trong bài nghiên cứu của nhóm không thể phản ánh đầy đủ hiện trạng của nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành ở Việt Nam nhưng với... 10 2.1.2 Những ưu, nhược điểm của nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành Ưu điểm: Trong thời gian qua, nguồn lao động du lịch của nước ta đã tăng lên về số lượng và từng bước được cải thiện về chất lượng, bước đầu đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành du lịch Nguồn nhân lực trực tiếp kinh doanh du lịch có sự phát triển nhanh về số lượng và chất lượng Nguồn nhân lực du lịch nhìn chung đa phần còn... một phần nhỏ vào việc giải quyết nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành ở Việt Nam một cách có hiệu quả hơn với mong muốn Việt Nam sẽ thực sự là một thiên đường du lịchvà vẻ đẹp của Việt Nam sẽ tiếp tục được trải dài trải dài qua nhiều nước trên thế giới Page 24 PHẦN 2 TỰ LUẬN CÁ NHÂN Sinh viên: Đỗ Thị Phượng MSSV 3412350067 1.Trình bày chi tiết các đóng góp của cá nhân trong tất cả các hoạt động của . QUẢ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH Ở VIỆT NAM 3.1 Cơ sở lý luận 3.1.1. Phát triển nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành …… ………………….17 3.1.2. Các y ếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn. BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN TI ỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH LỮ HÀNH NGUỒN NHÂN LỰC TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH Ở VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn : Thạc sĩ. VÕ VIỆT. cơ cấu nguồn nhân lực Ngu ồn nhân lực là nguồn lực con người. Nguồn lực đó được xem xét ở hai khía cạnh. Trước hết, với ý nghĩa là nguồn gốc, là nơi phát sinh ra nguồn lực. Nguồn nhân lực nằm

Ngày đăng: 28/10/2014, 18:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan