Tiết 23 Địa lí 9

4 449 0
Tiết 23 Địa lí 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 Tiết CT: 23 Bài 21: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (tiếp theo) Tuần dạy: 12 Ngày dạy: 31/10/2011 I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : • Trình bày được tình hình phát triển kinh tế, nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn ở Đồng bằng sông Hồng. • Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 2. Kĩ năng : • Xác định trên bản đồ vị trí của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. • Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê, bản đồ kinh tế để thấy rõ đặc điểm phân bố và phát triển của các ngành kinh tế. 3. Thái độ : • Ý thức khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lí và tiết kiệm, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. II. TRỌNG TÂM : Công nghiệp và nông nghiệp. III.CHUẨN BỊ : - Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ kinh tế, một số tranh ảnh về hoạt động kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng. - Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 9. IV. TIẾN TRÌNH : 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm tra sỉ số và sự chuẩn bị của học sinh. 2. Kiểm tra miệng : 2.1. Mật độ dân số cao ở đồng bằng sông Hồng có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội ? 2.2. Nét độc đáo của nền văn hoá sông Hồng, văn hoá Việt Nam từ lâu đời là: a. Hệ thống đê điều ven sông, biển. b. Cảng Hải Phòng - Cửa ngõ quan trọng hướng ra vịnh Bắc Bộ. c. Kinh thành Thăng Long có quá trình đô thị hoá lâu đời. d. Cả 3 đều đúng. 2.1. (6 điểm). - Lao động dồi dào, thị trường - Đất nông nghiệp, việc làm 2.2. (4 điểm). - d. 3. Bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Với những ưu thế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cùng với truyền thống dân cư quý báu, vùng Đồng bằng sông Hồng đã khai thác để phát triển kinh tế ra sao, đạt được những thành tự đáng kể gì trong công nghiệp, nông nghiệp và Nguyễn Phúc Tánh Trang 1 Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 dịch vụ ? Hoạt động 2: GD TKNL • Kể lại một số khoáng sản chính của Đồng bằng sông Hồng. So với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ? (thiếu đa dạng và đa số có trữ lượng không lớn). • Căn cứ hình 21.1, nhận xét sự chuyển biến về tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng ở đồng bằng sông Hồng ? 1995 – 2000 ? So với dịch vụ và nông – lâm – ngư nghiệp ? • Giá trị sản xuất công nghiệp thay đổi như thế nào ? Nêu đặc điểm phân bố ? (Hà Nội, Hải Phòng).  Kết luận. • Dựa vào hình 21.2, kết hợp sách giáo khoa, cho biết: Các ngành công nghiệp trọng điểm ? (chế biến lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, cơ khí). Sự phân bố của chúng ? (tam giác công nghiệp: Hà Nội - Hải Phòng – Nam Định). Các sản phẩm quan trọng ? (động cơ điện, máy công cụ, thiết bị điện tử, phương tiện giao thông, hàng tiêu dùng).  Liên hệ hình 21.3. • Nêu hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản của vùng. Để phát triển bền vững, công nghiệp của vùng cần chú ý những vấn đề gì ? • Chia lớp thành 6 nhóm: Nhóm 1: Dựa vào bảng 21.2, so sánh năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước ? Nguyên nhân tăng năng suất lúa luôn ở mức cao nhất ? Nhóm 2: Đồng bằng sông Hồng đã biết khai thác đặc điểm của khí hậu để đem lại hiệu quả kinh tế như thế nào ? (có mùa đông lạnh trồng vụ đông. Khác với Đồng bằng sông Cửu Long, ở đây có những vùng thâm canh chuyên canh rau quả làm thực phẩm xuất khẩu, nhiều nhất là vụ đông xuân, phân bố chủ yếu ở Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định). Nêu lợi ích kinh tế của việc đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính ? (thời tiết lạnh khô, giải quyết đất, nước tưới rất thích hợp cây ôn đới, cận nhiệt, cây lương thực, ngô, khoai tây )  Cơ cấu cây trồng đa dạng, giá trị kinh tế cao. Nhóm 3: Qua kiến thức đã học và thực tế bản thân, IV. Tình hình phát triển kinh tế: 1. Công nghiệp: Tỉ trọng và giá trị ngày càng tăng mạnh. Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở Hà Nội, Hải phòng. Để phát triển công nghiệp bền vững cần khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lí, tiết kiệm ; bảo vệ môi trường. 2. Nông nghiệp: Năng suất lúa cao nhất nước do trình độ thâm canh tăng năng suất, tăng vụ. Vụ đông trở thành vụ chính, có cơ cấu cây trồng đa dạng và hiệu quả kinh tế cao. Nguyễn Phúc Tánh Trang 2 Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 cho biết gắn liền với vùng lương thực thì ngành chăn nuôi phát triển như thế nào ?  Chăn nuôi gia súc, gia cầm. Năm 2002, có 6,3 triệu con lợn, gia cầm hơn 30 triệu, 502 nghìn con bò.  Phát triển bò sữa ở ngoại thành Hà Nội.  Còn phát triển cây công nghiệp, chủ yếu là đay (55,1% diện tích đay cả nước), cói chiếm 41,28% diện tích cả nước.  Khó khăn: Mật độ dân số quá cao, vấn đề việc làm và lương thực là bức xúc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Nhóm 4: Là trung tâm thương mại, dịch vụ lớn của cả nước, vùng có đặc điểm nổi trội như thế nào về các loại hình dịch vụ ? Dựa vào hình 21.2 và hiểu biết, xác định vị trí và nêu ý nghĩa kinh tế - xã hội của cảng Hải Phòng và sân bay quốc tế Nội Bài ? Nhóm 5: Đồng bằng sông Hồng có điều kiện thuận lợi gì để phát triển du lịch ?  Nổi trội hơn hẳn các vùng khác về dịch vụ bưu điện, kinh doanh tiền tệ.  Chuyển giao công nghệ của vùng mở rộng phạm vi cả nước. Hoạt động 3: Nhóm 6: Xác định trên hình 21.2 vị trí của các tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ?  Xác định các ngành kinh tế chủ yếu của Hà Nội, Hải Phòng ?  Đọc tên các tỉnh và thành phố trong địa bàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ?  Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của 2 vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ ? 3. Dịch vụ: Giao thông vận tải phát triển: Đường sắt, biển, sông, bộ. Có 2 đầu mối giao thông chính quan trọng là Hà Nội và Hải Phòng. Du lịch có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái, văn hoá, lịch sử. Hà Nội, Hải Phòng là 2 trung tâm du lịch. V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội, Hải Phòng là 2 trung tâm kinh tế lớn nhất. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm 8 tỉnh thành, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ. 4. Câu hỏi, bài tập củng cố : 4.1. Qua biểu đồ hình 21.1, năm 2002 khu vực chiếm tỉ trọng lớn nhất: a. Công nghiệp – xây dựng. b. Dịch vụ. c. Nông – lâm – ngư nghiệp. 4.2. Khu tam giác công nghiệp lớn của Đồng bằng sông Hồng là: a. Hà Nội - Hải Phòng - Nam Định. b. Hà Nội - Hải Phòng - Vĩnh Phúc. c. Hà Nội - Thái Bình - Bắc Ninh. d. Hà Nội - Hưng Yên - Hà Nam. Nguyễn Phúc Tánh Trang 3 Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012  Đáp án: 4.1 ( a ), 4.2 ( a ) 5. Hướng dẫn học sinh tự học : • Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 79 sách giáo khoa. • Làm bài tập 1, 2 trang 28, 29 - Tập bản đồ Địa lí 9. • Chuẩn bị bài 22: “Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người”: - Ôn lại cách vẽ biểu đồ đường và vẽ thử ở nhà biểu đồ bài 22. - Nêu các biện pháp tăng canh thâm vụ trong sản xuất lương thực - thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng ? - Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực - thực phẩm ở vùng ? - Vai trò của vụ đông trong sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng ? V. RÚT KINH NGHIỆM : Nguyễn Phúc Tánh Trang 4 . Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 Tiết CT: 23 Bài 21: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (tiếp theo) Tuần dạy: 12 Ngày dạy: 31/10/2011 I 3 Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012  Đáp án: 4.1 ( a ), 4.2 ( a ) 5. Hướng dẫn học sinh tự học : • Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 79 sách giáo khoa. • Làm bài tập 1, 2 trang 28, 29 - Tập. những thành tự đáng kể gì trong công nghiệp, nông nghiệp và Nguyễn Phúc Tánh Trang 1 Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 dịch vụ ? Hoạt động 2: GD TKNL • Kể lại một số khoáng sản chính của Đồng

Ngày đăng: 28/10/2014, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan