Báo cáo hệ thống hóa kiến thức phần di truyền quần thể

21 496 1
Báo cáo hệ thống hóa kiến thức phần di truyền quần thể

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I: MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, ở các đề thi Đại học, đề thi chọn học sinh giỏi Quốc gia, thường xuyên có các dạng bài về di truyền quần thể. Hiện nay trong sách giáo khoa phổ thông viết về phần này còn sơ sài, nhưng trong các đề thi khai thác sâu bản chất của từng vấn đề nên học sinh thường gặp lúng túng trong khi học và ôn luyện. Nên trong khi dạy từng bài cũng như khi ôn luyện về phần này nếu giáo viên chỉ cần bổ sung khai thác vấn đề một cách hệ thống thì học sinh lại rất dễ vận dụng trong làm bài thi.Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi lựa chọn chuyên đề: "Hệ thống hóa kiến thức phần di truyền quần thể " Tuy nhiên, do thời gian soạn thảo ngắn, trình độ còn hạn chế, cho nên chuyên đề không tránh khỏi sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý tận tình của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để chuyên đề này hoàn thiện hơn. PHẦN II: NỘI DUNG A. LÝ THUYẾT CƠ BẢN: 1. Khái niệm quần thể: - Quần thể là một tập hợp cá thể cùng loài, chung sống trong một khoảng không gian xác định, tồn tại qua thời gian xác định, ở một thời điểm nhất định. - Quần thể được đặc trưng bởi vốn gen, tần số của kiểu gen, kiểu hình và các alen. Tần số các alen được xác định bằng công thức: p = d + 2 h ; q = r + 2 h . trong đó d là tần số kiểu gen AA( đồng hợp tử trội); h là tần số kiểu gen Aa (dị hợp tử); r là tần số kiểu gen aa (đồng hợp tử lặn). - Về mặt di truyền học, người ta phân biệt quần thể tự phối và quần thể giao phối. 2. Quần thể tự phối: - Quá trình tự phối làm cho quần thể dần dần phân hóa thành các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thể hệ theo hướng giảm dần tỷ lệ dị hợp tử và tăng dần tỷ lệ đồng hợp tử, nhưng không làm thay đổi tần số của các alen. - Công thức về cấu trúc di truyền của quần thể tự phối: * Quần thể tự phối: (quần thể tự thụ, quần thể giao phối hoặc giao phấn bắt buộc, quần thể giao phối gần) 1 Giả sử gọi : Tần số kiểu gen AA là d; Tần số kiểu gen Aa là h ; Tần số kiểu gen aa là r ( d + r = 1) thì cấu trúc di truyền quần thể sau n thế hệ tự phối sẽ có các trường hợp sau: TH 1: Quần thể ban đầu có tần số kiểu gen: dAA: r aa. ( d + r = 1) thì cấu trúc di truyền quần thể sau n thế hệ tự phối vẫn là d AA: r aa TH 2: Quần thể ban đầu có tần số kiểu gen Aa là 100% (h= 1) thì cấu trúc di truyền quần thể sau n thế hệ tự phối là - Kiểu gen Aa = - Kiểu gen AA = aa = TH3: Quần thể ban đầu có tần số kiểu gen là: d AA + h Aa + r aa = 1 (d + h + r = 1) thì cấu trúc di truyền quần thể sau n thế hệ tự phối là: - Kiểu gen - Kiểu gen - Kiểu gen Kết luận: - Thành phần kiểu gen của quần thể tự phối qua nhiều thế hệ liên tiếp sẽ thay đổi theo hướng tăng dần kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần kiểu gen dị hợp tử. - Nên trong thực tế: + Quần thể tự phối qua nhiều thế hệ về mặt di truyền có hiện tượng phân hóa thành các dòng thuần chủng về kiểu gen khác nhau ⇒Tạo dòng thuần chủng + Qua tự phối nhiều thế hệ thường xuất hiện hiện tượng thoái hóa ⇒ thường xuyên phải tiến hành chọn lọc. 3. Quần thể giao phối tự do (ngẫu phối) - Quần thể giao phối là đơn vị sinh sản của loài và mang tính đa hình. - Định luật Hacđi-Van bec đề cập tới sự duy trì ổn định tỷ lệ của các kiểu gen và tần số của các alen qua các thế hệ trong quần thể ngẫu phối. Định luật này được thể hiện bằng đẳng thức: p 2 AA + 2pq Aa + q 2 aa = 1. 2 1 2 n    ÷   1 1 2 2 n   −  ÷   1 . 2 n Aa h   =  ÷   1 . 2 2 n h h AA d   −  ÷   = + 1 . 2 aa 2 n h h r   −  ÷   = + Trong đó p là tần số alen A; q là tần số alen a (p + q = 1) Và P 2 tần số kiểu gen AA; 2pq tần số kiểu gen Aa; q 2 tần số kiểu gen aa (P 2 +2pq +q 2 = 1). Quần thể có cấu trúc như hằng đẳng thức này được gọi là quần thể cân bằng di truyền. - Định luật Hacđi-Van bec chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định. - Định luật Hacđi-Van bec không chỉ giải thích về sự ổn định qua thời gian của những quần thể tự nhiên mà còn cho phép xác định được tần số của các alen, các kiểu gen quần thể. Do đó, nó có ý nghĩa đối với y học và chọn giống. - Công thức về cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối: TH 1 : Xét 1 gen với 2 alen (A và a); các gen nằm trên NST thường: Gọi : p là tần số alen A; q là tần số alen a (p + q = 1). Thì cấu trúc quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền : p 2 AA + 2pq Aa + q 2 aa = 1 và p 2 q 2 = 2 2 2 pq    ÷   ; nếu p 2 q 2 ≠ 2 2 2 pq    ÷   thì quần thể chưa đạt trạng thái cân bằng di truyền. * Ý nghĩa thực tiễn của định luật Hacđi-Van bec: Từ tỷ lệ kiểu hình lặn để tìm tần số alen và tần số các kiểu gen: Ví dụ: 1 quần thể cân bằng Hacđi- Vanbec, người ta thấy có 64% bò lông đỏ (trội hoàn toàn so với bò lông vàng). Tìm cấu trúc di truyền quần thể? Áp dụng định luật ta có: q 2 = 36% = 0,36 → q = 0,6 → p = 1- 0,6 = 0,4. p 2 = (0,4) 2 = 0,16; 2pq = 2 x 0,6 x 0,4 = 0,48 Hay cấu trúc di truyền quần thể là 0,16AA + 0,48Aa + 0,36 aa = 1. TH 2 : Xét 1 gen với 2 alen gồm (A và a); các gen nằm trên NST giới tính X, Y không mang alen tương ứng: Gọi : p là tần số alen X A ; q là tần số alen X a (p + q = 1). Thì cấu trúc quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền : Ở giới có cặp NST giới tính XX: p 2 X A X A + 2pq X A X a + q 2 X a X a = 1 Ở giới có cặp NST giới tính XY: p = X A Y; q = X a Y và p ở giới đực phải bằng p ở giới cái; q ở giới đực phải bằng q ở giới cái Nếu p ở giới đực không bằng p ở giới cái; q ở giới đực không bằng q ở giới cái thì quần thể chưa đạt trạng thái cân bằng di truyền. TH 3 : Xét 1 gen có 3 alen (a 1 , a 2 , a 3 ); các alen nằm trên NST thường. Gọi : p là tần số alen a 1 ; q là tần số alen a 2 ; r là tần số alen a 3 (p + q + r = 1). Thì cấu trúc quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền: p 2 a 1 a 1 + 2pq a 1 a 2 + 2pr a 1 a 3 + q 2 a 2 a 2 + 2qr a 2 a 3 + r 2 a 3 a 3 = 1 3 TH 4 : Nếu trong quần thể tần số các alen ở giới đực khác giới cái. Cách tính các tần số alen, tần số kiểu gen ở trạng thái cân bằng là: Gọi : p N là tần số alen A ở trạng thái cân bằng di truyền q N là tầnsố alen a ở trạng thái cân bằng di truyền p ' là tần số alen A ở giới đực q ' là tần số alen a ở giới đực p '' là tần số alen A ở giới cái q '' là tần số alen a ở giới cái. - Tần số các alen ở trạng thái cân bằng: Ta có: p N = ' '' 2 p p+ ; q N = ' '' 2 q q+ . - Tần số các kiểu gen ở trạng thái cân bằng: p N 2 AA + 2 p N q N Aa + q N 2 aa = 1 B. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI * DẠNG BÀI TẬP TÍNH TẦN SỐ TƯƠNG ĐỐI CỦA CÁC ALEN; TẦN SỐ CÁC KIỂU GEN: Bài 1: quần thể ngô có gen quy định thân cao là A, trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Trong quần thể có: 500 cây AA, 200 cây Aa, 300 cây aa. a. Tính tần số alen A và a b. Tính tần số các kiểu gen HDG: - Tần số alen A = 0,6 ; a = 0,4 - Tần số các kiểu gen: 0,5 AA + 0,2 Aa + 0,3 aa. ⇒ Cách tính tần số các alen và tần số các kiểu gen dựa vào số lượng cá thể của các kiểu gen trong quần thể. Bài 2: Một số quần thể có cấu trúc di truyền như sau : a. 0,42 AA ; 0,48Aa ; 0,10aa b. 0,50 AA ; 0,25Aa ; 0,25aa Tính tần số tương đối của các alen trong các quần thể trên? HDG: a. Tần số alen A = 0,66 ; a = 0,34 b. Tần số alen A = 0,625 ; a = 0,375 ⇒ Cách tính tần số các alen dựa vào tần số các kiểu gen Bài 3: (Bài 8 trang 161 sách PP giải nhanh bài tập di truyền- Phan Khăc Nghệ) Trong một quần thể người đang cân bằng về di truyền có 21% số người mang nhóm máu B; 30% số người có nhóm máu AB; 4% số người có nhóm máu O. 4 Hãy xác định tần số tương đối của các alen và tần số các kiểu gen quy định nhóm máu trong quần thể người đó? HDG: a. Tần số các alen I O = 0,2; I B = 0,3 ; I A = 0,5 b. Tần số các kiểu gen: 0,25 I A I A + 0,21 I A I O + 0,09 I B I B + 0,12 I B I O + 0,3 I A I B + 0,04 I O I O =1 ⇒ Quần thể ở trạng thái cân bằng: Từ tỷ lệ kiểu hình lặn suy ra tần số alen lặn suy ra tần số các alen trội. Tần số các kiểu gen của quần thể là triển khai tổng bình phương của các alen: (p + q + r) 2 Bài 4: Một quần thể người có tần số người bị bạch tạng là 1/10000. Giả sử quần thể này cân bằng di truyền. Hãy tính tần số các alen và tần số các kiểu gen của quần thể. Biết rằng, bệnh bạch tạng là do một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. HDG: a. Tần số alen lặn a = 2 1 10000 = 0,01; Tần số alen A = 1- 0,01 = 0,99 b. Tần số các kiểu gen: 0,980 AA + 0,0198 Aa + 0,0001 aa = 1 ⇒ Quần thể ở trạng thái cân bằng: Từ tỷ lệ kiểu hình lặn suy ra tần số alen lặn suy ra tần số các alen trội. Tần số các kiểu gen của quần thể là triển khai tổng bình phương của các alen: (p + q ) 2 = p 2 AA + 2pq Aa + q 2 aa = 1 Bài 5: Một quần thể người có tần số nam giới bị bệnh mù màu là 1/10000. Giả sử quần thể này cân bằng di truyền. Hãy tính tần số các alen và tần số các kiểu gen của quần thể. Biết rằng, bệnh mù màu là do một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính x quy định. HDG: a. Tần số tương đối alen X a = 0,0001 ; X A = 0,9999 b. Tần số các kiểu gen: X A Y = 0,9999; X a Y = 0,0001 (0,9999) 2 X A X A + (2.0,9999.0,0001) X A X a + (0,0001) 2 X a X a ⇒Quần thể ở trạng thái cân bằng: Từ tỷ lệ kiểu hình lặn ở giới có kiểu gen X a Y suy ra tần số alen lặn X a suy ra tần số alen trội X A . Tần số các kiểu gen: Giới XY: tần số kiểu gen X a Y = q ; X A Y = p Giới XX: p 2 X A X A + 2pq X A X a + q 2 X a X a Bài 6: Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một lôcut có hai alen, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Quần thể ban đầu (P) có kiểu 5 hình thân thấp chiếm tỉ lệ 25%. Sau một thế hệ ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa, kiểu hình thân thấp ở thế hệ con chiếm tỉ lệ 16%. Tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể (P) là: HDG : trong quần thể giao phối thì tần số alen không đổi : Sau 1 thế hệ ngẫu phối quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng : nên ta tính được tần số alen a : q = 0.16 = 0.4 mà ở Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp chiếm tỉ lệ 25% = 0,25 nên tần số alen lặn = 0,25 + tỉ lệ KG dị hợp/ 2 = 0,4 => tỉ lệ kG dị hợp Aa = 0,34 => tỉ lệ kG AA = 1- (0,3 +0,25) = 0,45. Vây thành phần kiểu gen của quần thể P: 0,45 AA + 0,3 Aa + 0,25 aa = 1 ⇒ Quần thể ở trạng thái cân bằng: Từ tỷ lệ kiểu hình lặn suy ra tần số alen lặn. Nếu quần thể chưa ở trạng thái cân bằng DT thì tần số alen lặn được tính bằng tần số của kiểu gen lặn(r) cộng với 1/2 tần số kiểu gen dị hợp tử (h) (q = r + 2 h ) Bài 7: Ở một loài có tỷ lệ đực cái là 1 : 1. Tần số tương đối của alen a ở giới đực trong quần thể ban đầu (lúc chưa cân bằng) là 0,4. Sau nhiều thế hệ ngẫu phối, trạng thái cân bằng về di truyền của quần thể là: 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa. Biết gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. a. Tính tần số tương đối của alen A ở giới cái của quần thể ban đầu? b. Tính tần số tương đối của các kiểu gen của quần thể ban đầu? HDG: a. quần thể ban đầu: - Tần số alen ở giới đực: a = 0,4 ; A = 1-0,4 = 0,6 - Tần số alen ở giới cái: A = 2.0,7 - 0,6 = 0,8. b. Tần số kiểu gen của quần thể ban đầu: ♀ ♂ 0,6 A 0,4a 0,8 A 0,48 AA 0,32 Aa 0,2 a 0,12 Aa 0,08 aa Suy ra P: 0,48AA + 0,44Aa + 0,08 aa = 1. ⇒ gọi p là tần số alen A; q là tần số alen a ở trạng thái cân bằng di truyền gọi p ' là tần số alen A; q ' là tần số alen a ở giới cái gọi p '' là tần số alen A; q '' là tần số alen a ở giới đực Ta có: p = ' '' 2 p p+ ; q = ' '' 2 q q+ 6 * DẠNG BÀI TẬP TÍNH SỐ KIỂU GEN TỐI ĐA TRONG QUẦN THỂ. Bài 8 : a. Trong quần thể của một loài thú, xét một lôcut gen có 3 alen là A 1 , A 2 , A 3 nằm trên nhiễm sắc thể thường. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, số kiểu gen tối đa về lôcut gen trên trong quần thể này là bao nhiêu? b. Trong quần thể của một loài thú, xét một lôcut gen có 3 alen là A 1 , A 2 , A 3 nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X; Y không mang alen tương ứng. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, số kiểu gen tối đa về lôcut gen trên trong quần thể này là bao nhiêu? c. Trong quần thể của một loài thú, xét một lôcut gen có 3 alen là A 1 , A 2 , A 3 nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y; X không mang alen tương ứng. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, số kiểu gen tối đa về lôcut gen trên trong quần thể này là bao nhiêu? d. Đưa ra công thức tính số kiểu gen tối đa trong quần thể cho từng trường hợp a.b.c khi ta xét 1 lô cút gen có n alen? HDG: a. 3.(3 1) 6 2 + = kiểu gen b. Giới có cặp XX: 3.(3 1) 6 2 + = Kiểu gen Giới có cặp XY: 3 kiểu gen suy ra số loại kiểu gen tối đa: 6 + 3 = 9 kiểu gen. c. XY có 3 kiểu gen + 1 kiểu gen XX = 4 kiểu gen ⇒ Vậy nếu 1 lô cut gen có n alen thì : a. Nếu gen nằm trên NST thường, số loại kiểu gen tối đa là: n +c 2 n = .( 1) 2 n n + b. Nếu gen nằm trên NST giới tính X, số loại kiểu gen tối đa là: Ở giới có cặp XX: n +c 2 n = .( 1) 2 n n + Ở giới có cặp XY: n Suy ra tổng số loại kiểu gen tối đa: .( 3) 2 n n + c. Nếu gen nằm trên NST Y, số loại kiểu gen tối đa là (n+1) 7 Bài 9 : Xét 2 gen: Gen A có 3 alen, gen B có 5 alen. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết.Trong quần thể có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về cả 3 gen nói trên ở các trường hợp sau: Trường hợp 1: 2 gen nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau? Trường hợp 2: 2 gen nằm trên 1 cặp NST thường? Trường hợp 3: 2 gen nằm trên 1 cặp NST giới tinh x; y không mang alen tương ứng? Trường hợp 4: 2 gen trong đó gen A nằm trên cặp NST giới tinh x; y không mang alen tương ứng; gen B nằm trên cạp nhiễm sắc thể thường. 2. Đưa ra công thức tính số kiểu gen tối đa trong quần thể cho từng trường hợp 1,2,3,4 khi ta xét gen A có n alen; gen B có m alen? HDG: Trường hợp 1: Số loại kiểu gen tối đa 3.(3 1) 5.(5 1) 90 2 2 x + + = loại kiểu gen. Trường hợp 2: 3 5(3 5 1) 120 2 x x + = loại kiểu gen. Trường hợp 3: Ở giới có cặp XX: 3 5(3 5 1) 120 2 x x + = loại kiểu gen. Ở giới có cặp XY: 3.5 = 15 loại kiểu gen Suy ra số loại kiểu gen tối đa là 120 + 15 = 135 loại kiểu gen. Trường hợp 4: 3.(3 3) 5.(5 1) 135 2 2 x + + = loại kiểu gen ⇒ Vậy xét 2 gen; gen A có n, gen B có m alen thì : a. 2 gen này nằm trên 2 NST thường khác nhau, số loại kiểu gen tối đa là: (n + c 2 n ) x (m + c 2 m ) = .( 1) .( 1) 2 2 n n m m x + + b. 2 gen nằm trên 1 NST thường Thì đạt gen M = A.B, gen M sẽ có số alen là n.m. Số loại kiểu gen tối đa về cả 2 gan A, B là: ( 1) 2 M M + = . ( . 1) 2 n m n m + c. 2 gen nằm trên NST giới tính X, Y không mang alen tương ứng, số loại kiểu gen Ở giới có cặp XX: ( 1) 2 M M + = . ( . 1) 2 n m n m + loại kiểu gen Ở giới có cặp XY: M = n.m loại kiểu gen 8 Suy ra số loại kiểu gen tối đa là ( 3) 2 M M + = . ( . 3) 2 n m n m + d. 2 gen; gen A nằm trên NST giới tính X, Y không mang alen tương ứng; gen B nằn trên NST thường. Số loại kiểu gen tối đa là .( 3) .( 1) 2 2 n n m m x + + Bài 10: Gen A và B cùng nằm trên cặp nhiễm sắc thể thứ nhất, trong đó gen A có 2 alen, gen B có 3 alen. Gen D nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 3 có 5 alen. Hãy cho biết trong quần thể sẽ có tối đa bao nhiêu kiểu gen? HDG: + Gen A và B cùng nằm trên 1 nhóm liên kết. Vì 2 gen này cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể nên chúng ta có thể xem gen A, B là 1 gen M (đặt ẩn phụ M = A.B) thì số alen của M bằng tích số alen của gen A với số alen của gen B = 2.2 = 4 alen, gen D nằm trên nhiễm sắc thể số 3 có 5 alen. → Số loại kiểu gen của gen M là ( ) 4. 4 1 10 2 + = , số loại kiểu gen của D là ( ) 5. 5 1 15 2 + = . + Gen M và gen D nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau nên số loại kiểu gen về cả 2 cặp gen này bằng tích số loại kiểu gen của gen M với số loại kiểu gen của gen D và bằng 10.15 = 150. Như vậy số kiểu gen về cả 3 gen A, B, D đúng bằng số kiểu gen của 2 gen M và D (vì gen M = A.B) và bằng 150 kiểu gen. ⇒ - Một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có n alen thì sẽ có tối đa ( ) . 1 2 n n + kiểu gen, trong đó có n kiểu gen đồng hợp và ( ) . 1 2 n n − kiểu gen dị hợp. - Dùng phương pháp đặt ẩn phụ để xác định số loại kiểu gen của tất cả các gen ở trên một nhóm liên kết. Nếu có 3 gen A, B và D cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường và gen A có m alen, gen B có n alen, gen D có p alen thì đặt M = A.B.D; gen M sẽ có số alen là m.n.p. Số loại kểu gen về cả 3 gen A, B, D là ( ) . . . . . 1 2 m n p m n p + Bài 12: Gen A nằm trên nhiễm sắc thể X có 5 alen, gen B nằm trên nhiễm sắc thể thường có 8 alen, gen D nằm trên nhiễm sắc thể Y có 2 alen. a.Trong quần thể sẽ tối đa có bao nhiêu loại kiểu gen? b. Trong quần thể có tối đa bao nhiêu kiểu giao phối? HDG: a. Gen A và D liên kết giới tính nên số loại kiểu gen phải được tính theo từng giới tính. 9 - Ở giới XX, gen A luôn tồn tại theo cặp alen (giống như gen trên nhiễm sắc thể thường) cho nên sẽ có tối đa số loại kiểu gen là ( ) 5. 5 1 15 2 + = kiểu gen. Gen D không nằm trên nhiễm sắc thể X nên ở giới XX chỉ có 1 kiểu gen về gen D → số kiểu gen là 15.1 = 15. - Ở giới XY, gen A luôn tồn tại ở dạng đơn gen 9chỉ có trên X mà không có trên Y). Do vậy số kiểu gen về gen A bằng số loại alen của nó → có 5 kiểu gen. Gen D chỉ có trên Y nên có 2 kiểu gen → ở giới XY có số kiểu gen là 5.2 = 10. Tổng số kiểu gen về 2 giới về gen A là 15 + 10 = 25 Gen B nằm trên nhiễm sắc thể thường có 8 alen nên số loại kiểu gen là 8.9 36 2 = kiểu gen → số loại kiểu gen về cả 2 gen A, B ở cả 2 giới là 25.36 = 900 kiểu gen. b. Số kiểu giao phối bằng tích số loại kiểu gen ở giới đực với số loại kiểu gen ở giới cái.     ⇒ - Khi gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính thì số loại kiểu gen được tính riêng ở từng giới và bằng tổng số loại kiểu gen ở giới đực với số loại kiểu gen ở giới cái. Gen A có n alen, nếu nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X (không có trên Y) thì sẽ tạo ra tối đa ( ) . 3 2 n n + loại kiểu gen, nếu nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y (không có trên X) thì sẽ tạo ra (n + 1)loại kiểu gen. - Số kiểu giao phối bằng tích số loại kiểu gen ở giới đực với số loại kiểu gen ở giới cái. * DẠNG BÀI TẬP VỀ TÌM CẤU TRÚC DI TRUYỀN QUẦN THỂ TỰ PHỐI; QUẦN THỂ GIAO PHỐI NGẪU NHIÊN Bài 13: Một quần thể tự phối ở thế hệ xuất phát có 0,1 AA : 0,4 Aa : 0,5 aa. a. Tính tần số của A, a. Quần thể có cân bằng về di truyền hay không? b. Xác định thành phần kiểu gen ở thế hệ F 1 , F 2 , F n . Từ đó có nhận xét gì về quá trình tự phối? HDG: a. Tần số của 0,4 A 0,1 0,3 2 = + = . Tần số của 0,4 a 0,5 0,7 2 = + = Quần thể nói trên không ở trạng thái cân bằng vì nếu ở trạng thái cân bằng thì kiểu gen AA có tỷ lệ bằng bình phương tần số của nó và bằng 0,3 2 = 0,09. 10 - Số loại kiểu gen ở giới đưc là 10.36 = 360 - Số loại kiểu gen ở giới cái là 15.36 = 540 Số kiểu giao phối = 360 x 540 = 194400 [...]... quần thể nào có thường biến thay đổi đồng loạt theo một hướng? Giải thích? HDG: a Tần số của alen ở mỗi quần thể 1 2 - Quần thể số 1: a = = 0,5 - Quần thể số 2: a = 0, 25 + 0, 25 = 0,375 2 - Quần thể số 3: a = 1 - Quần thể số 4: a = 0,16 + 0, 48 = 0, 4 2 b Quần thể số 3 và quần thể số 4 đang cân bằng về di truyền Vì chỉ có 2 quần thể này có thành phần kiểu gen tuân theo công thức của định luật Hacdi-Vanberg... trúc di truyền của quần thể sau 10 thế hệ như thế nào? b Nếu đây là 1 quần thể giao phối ngẫu nhiên cấu trúc di truyền của quần thể sau 10 thế hệ là như thế nào? ĐA: a 36AA : 16aa b 0,4761AA:0,4278Aa:0,0961aa Bài 3: Một quần thể có cấu trúc như sau: 21AA : 10Aa : 10aa a Cấu trúc di truyền của quần thể sau 5 thế hệ tự thụ sẽ như thế nào? 17 b Cấu trúc di truyền của quần thể sau 5 thế hệ giao phối ngẫu... Bài 1 Quần thể xuất phát có 1 kiểu gen Aa Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ 5 trong 2 trường hợp sau: a Cho các cá thể trong quần thể tự phối bắt buộc? b Cho các cá thể trong quần thể giao phối tự do? ĐA: a Aa = 0,03125; AA = aa = 0,484375 b 0,25 AA + 0,50 Aa + 0,25 aa Bài 2: Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu như sau: 36AA : 16aa a Nếu đây là 1 quần thể tự thụ cấu trúc di truyền. .. đột biến, các cá thể ngẫu phối và số lượng cá thể của quần thể đủ lớn, không có chọn lọc tự nhiên, không có di nhập gen Bài 2: Xét 4 quần thể của cùng một loài có thành phần kiểu gen tương ứng như sau: Quần thể Thành phần kiểu gen Số 1 100% AA Số 2 25% Aa; 50% AA; 25% aa Số 3 100% aa Số 4 36% AA; 48% Aa; 16% aa a Tính tần số của alen a ở mỗi quần thể b Quần thể nào đang cân bằng về di truyền c Khi điều... cá thể có kiểu gen aa trở nên không có khả năng sinh sản Hãy xác định tần số các alen của quần thể sau 5 thế hệ ngẫu phối ĐA: a 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa b qa = 0,12; pA = 0,88 Bài 18 Thế hệ thứ nhất của một quần thể động vật ở trạng thái cân bằng di truyền có q(a) = 0,2; p(A) = 0,8 Thế hệ thứ hai của quần thể có cấu trúc 0,672AA : 0,256Aa : 0,072aa Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ. .. 0,04 b 42,2% 20 PHẦN III: KẾT LUẬN Chuyên đề: "Hệ thống hóa kiến thức phần di truyền quần thể "tập trung vào hai nội dung cơ bản là: Hệ thống hóa kiến thức lý thuyết; Các dạng bài tập, phương pháp giải và một số câu hỏi vận dụng Khi áp dụng vào giảng dạy cho học sinh học và ôn luyện thi đại học,thi học sinh giỏi, cũng đã thu được những kết quả tôt Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng... của quần thể c Tỉ lệ con đực có kiểu gen dị hợp tử mang alen fB so với tổng số cá thể của quần thể ĐA: a 0,4 b 0,24 c 0% Bài 17 Giả sử một quần thể động vật giao phối ban đầu có tỉ lệ các kiểu gen: - Ở giới cái: 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa - Ở giới đực: 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa 19 a Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng b Sau khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, ... lôcut trên trong quần thể này là bao nhiêu? ĐA: 27 Bài 10: Một quần thể thực vật có tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ xuất phát (P) là 0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen của quần thể này sau ba thế hệ tự thụ 18 phấn bắt buộc (F3) là? ĐA: 0,425AA : 0,050Aa : 0,525aa Bài 11: Từ một quần thể thực vật ban đầu (P), sau 3 thế hệ tự thụ phấn thì thành phần kiểu gen của quần thể là 0,525AA... + = 0, 7 0 cho nên thành phần kiểu gen của quần thể là: AA = 0,1 + 2 2 Nếu n tiến tới ∞ thì → Thànhp hần kiểu gen của quần thể là 0,3 AA : 0,7 aa ⇒ Một quần thể tự phối có thế hệ xuất phát dAA : h Aa : r aa thì ở thế hệ F n có h  h− n  thành phần kiểu gen là  d + 2 2    ÷ ÷ AA : ÷  h Aa : 2n h  h− n  2 r + 2    ÷ ÷aa ÷  Bài 14: Ở thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 0,4 AA :... sự di nhập gen, các cá thể không giao phối ngẫu nhiên thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không ở trạng thái cân bằng 12 y 2 ⇒ - Một quần thể có xAA + y Aa + z aa thì tần số của A = x + , a = z + y 2 - Quá trình giao phối ngẫu nhiên sẽ dẫn tới thành phần kiểu gen của quần thể đạt trạng thái cân bằng là p2 AA + 2pq Aa + q2 aa (p là tần số của A, q là tần số của a) - Thành phần kiểu gen của quần thể . = - Quần thể số 3: a = 1 - Quần thể số 4: 0,48 a 0,16 0,4 2 = + = b. Quần thể số 3 và quần thể số 4 đang cân bằng về di truyền. Vì chỉ có 2 quần thể này có thành phần kiểu gen tuân theo công thức. TRÚC DI TRUYỀN QUẦN THỂ TỰ PHỐI; QUẦN THỂ GIAO PHỐI NGẪU NHIÊN Bài 13: Một quần thể tự phối ở thế hệ xuất phát có 0,1 AA : 0,4 Aa : 0,5 aa. a. Tính tần số của A, a. Quần thể có cân bằng về di truyền. của các alen. - Công thức về cấu trúc di truyền của quần thể tự phối: * Quần thể tự phối: (quần thể tự thụ, quần thể giao phối hoặc giao phấn bắt buộc, quần thể giao phối gần) 1 Giả sử gọi : Tần

Ngày đăng: 28/10/2014, 14:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan