BDHSG 12 - CHUYEN DE VAN DE KHO TRONG THI HSG

7 1.3K 29
BDHSG 12 - CHUYEN DE VAN DE KHO TRONG THI HSG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ TRAO ĐỔI NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN VƯỚNG MẮC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ CẤP THPT. I. ĐỊA LÍ 10 : Bài tập 1: Tính giờ trên Trái Đất. a. Một trận đấu bóng đá ở Anh được tổ chức vào lúc 15 giờ ngày 08/3/2009, được truyền hình trực tiếp . Tính giờ truyền hình trực tiếp tại các kinh độ ở các quốc gia trong bảng sau đây: Vị trí Việt Nam Anh Nga Ô xtrây li a Hoa kì Kinh độ 105 o Đ 0 o 45 o Đ 150 o Đ 120 o T Giờ 15 giờ Ngày,tháng 08/3 b. Ở Việt Nam vào giờ nào trong ngày 08/3/2009 thì các địa điểm khác trên Trái Đất có cùng ngày 08/3 nhưng giờ lại khác nhau? Giải thích tại sao? * Hướng dẫn làm bài - 1 múi giờ = 15 0 kinh tuyến - Giờ múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT ( Greenwich Mean Time). - Những địa điểm nằm ở kinh độ đông thì giờ sớm hơn GMT - Những địa điểm nằm ở kinh độ Tây thì giờ muộn hơn GMT * Giải a, Tính giờ truyền hình trực tiếp tại các quốc gia. - Từ kinh độ của các quốc gia ta suy ra giờ các nước so với giờ ở Anh như sau: Nga sớm hơn ở Anh 3 giờ, Việt Nam sớm hơn 7 giờ, Ôxtrâylia sớm hơn 10 giờ. Còn Hoa Kì muộn hơn 8 giờ => kết quả Vị trí Việt Nam Anh Nga Ô xtrây li a Hoa Kì Kinh độ 105 o Đ 0 o 45 o Đ 150 o Đ 120 o T Giờ 22 giờ 15 giờ 18 giờ 01 giờ 07 giờ Ngày,tháng 08/3 08/3 08/3 09/3 08/3 b, - Ở Việt Nam vào thời điểm 18 giờ ngày 8/3/2009 thì mọi nơi trên Trái Đất có cùng ngày 08/3 nhưng có giờ khác nhau. - Vì Việt Nam ở múi giờ số 7, mà múi giờ số 12 là nơi có ngày sớm nhất. Vậy lúc đó múi giờ số 12 là 18 + 5 = 23 giờ ngày 8/3, còn múi giờ số 13 có ngày trễ nhất, lúc đó là 0 giờ ngày 08/3. Bài tập 2: a, Hãy tính giờ, ngày ở Việt Nam, biết rằng lúc đó giờ GMT là 24 giờ ngày 31 tháng 12 năm 2007. b. Địa điểm A (múi giờ số 3) : địa điểm B (múi giờ số 11). Nếu tại Hà Nội (múi giờ số 7) là 22 giờ ngày 30- 4-2008 thì lúc đó ở điểm A, B là mấy giờ? ngày nào? * Hướng dẫn làm bài - Xác định Hà Nội nằm ở múi giờ số 7(105 0 Đ) - Xác định địa điểm A cách Hà Nội 4 múi giờ, có giờ muộn hơn Hà Nội. Địa điểm B cách Hà Nội 4 múi giờ, có giờ sớm hơn Hà Nội. * Giải: a, Khi giờ GMT là 24 giờ ngày 31/12/2007 tức là 0 giờ ngày 01/01/2008…Theo quy định Việt Nam ở múi giờ thứ 7, vậy lúc ở GMT là 24 giờ ngày 31/12/2007 thì ở Việt Nam là 0 + 7; Tức là 7 giờ sỏng ngày 01/01/2008 b, Xác định ngày, giờ ở địa điểm A và B. Kết quả: - Địa điểm A: 22 – 4 = 18 giờ ngày 30- 4- 2008. - Địa điểm B: 22 + 4 => 2 giờ ngày 1- 5- 2008 Bài tập 3: Xác định kinh độ địa lí của địa phương A, B có giờ lần lượt là 8h3 / 12 // , 8h 10 / 44 / . Biết rằng lúc đó kinh tuyến gốc là 1 h cùng ngày. * Hướng dẫn giải: Theo bài ra thì giờ của địa điểm A, B sớm hơn giờ ở kinh tuyến gốc => địa phương A, B nằm ở bán cầu đông. Trái đất quay một vòng 24 h => 15 kinh độ = 1 múi giờ . Địa phương A cách giờ kinh tuyến gốc là 7 h 3 / 12 // , địa phương B cách giờ kinh tuyến gốc 7 h 10 / 44 // => - Địa phương A ở kinh độ 105 0 48 / kinh độ đông - Địa phương B ở kinh độ 107 0 41 / kinh độ đông Bài tập 4 : a.Viết công thức tổng quát để tính góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời lúc 12 giờ trưa tại các địa điểm trên Trái Đất. b. Vận dụng công thức để tính góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời lúc 12 giờ trưa ngày 22-6, 22-12 và ngày 21-3 tại các địa điểm: Hà Nôi (21 0 01’B ), TôKiÔ (35 0 00’ B), XaoPaoLô( 23 0 27’ N). * Giải : a, Viết công thức tổng quát: - Khi φ ≤ α → h = 90 0 + φ - α - Khi φ > α → h = 90 0 - φ ± α Trong đó: h là góc nhập xạ; φ là vĩ độ địa điểm cần tính; α là góc nghiêng của tia sáng Mặt Trời so với mặt phẳng xích đạo. b, Vận dụng công thức tính ra kết quả sau. Ngày, tháng 21-3 22-6 22-12 Hà Nội 68 0 59’ 87 0 34’ 45 0 32’ Tô Ki ô 55 0 00’ 78 0 27’ 31 0 33’ Sao Pao Lô 66 0 33’ 43 0 06’ 90 0 00’ Bài tập 5: Cho 3 địa điểm sau đây. Địa điểm Vĩ độ Hà Nội 21 o 02 ’ Huế 16 o 26 ’ Thành phố Hồ Chí Minh 10 o 47 ’ Tính góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khi Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Huế * Giải. - Hà Nội nằm ở phía Bắc của Huế góc nhập xạ được tính bằng công thức sau: Ha= 90 0 - φ + α ( ỏ vĩ độ Mặt Trời lên thiên đỉnh, ử vĩ độ cần tính ) - Thay số: Ha = 90 0 - 21 0 02 ’ + 16 0 26 ’ = 85 0 24 ’ - Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở phía Nam của Huế góc nhập xạ được tính bằng công thức sau Ha= 90 0 + φ - α - Thay số: Ha = 90 0 +10 0 47 ’ - 16 0 26 ’ = 84 0 21 ’ Bài tập 6: Cho 3 địa điểm sau đây. Địa điểm Vĩ độ Hà Nội 21 o 02 ’ Huế 16 o 26 ’ Thành phố Hồ Chí Minh 10 o 47 ’ Vào ngày tháng nào trong năm, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh.(được phép sai số 1 ngày) * Hướng dẫn: - Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến 1 lần, giữa 2 đường chí tuyến ( nội chí tuyến ) 2 lần, khu vực ngoại chí tuyến không có lần nào. Theo bài ra thì ta thấy các địa điểm trên của nước ta đều nằm trong khu vực nội chí tuyến nên trong năm có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh . - Trong năm, theo dương lịch các tháng 1,3,5,7,8,10,12 có 31 ngày. Các tháng 4,6,9,11có 30 ngày. Tháng 2 có 28 ngày. * Giải : - Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ xích đạo lên chí tuyến bắc hết 93 ngày ( từ 21/3 đến 22/6) với góc độ : 23 o 27 ’ = 1407 ’ - Vậy trong một ngày Mặt Trời di chuyển biểu kiến một góc là: 1407’ : 93 ngày = 15’08 ’’ = 908 ’’ - Số ngày Mặt Trời cần di chuyển từ xích đạo đến Huế ( vĩ độ 16 o 26 ’ B = 59160 ’’ B) là: 59160 : 908 = 65 ngày. - Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Huế lần thứ nhất là: + Từ ngày 21/3 + 65 ngày sẽ là ngày 25/5 + Từ ngày 22/6 mặt trời di chuyển từ chí tuyến 23 0 27’ về Huế mất thời gian là : 25260 : 908 = 28 ngày . - Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Huế lần thứ hai là: 22/6 + 28 ngày sẽ là ngày 20/7 - Tương tự như cách tính trên ta sẽ tính được ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh: + Ở Hà Nội : Mặt Trời lên thiên đỉnh lần 1vào ngày 13/6, lần 2 vào ngày 2/7 + Ở thành phố Hồ Chí Minh: Mặt trời lên thiên đỉnh lần 1vào ngày 3/5, lần 2 vào ngày 12/8. Bài tập 7 : Dựa vào hình vẽ dưới đây: Tính độ cao của núi, nhiệt độ tại chân núi sườn khuất gió ? * Hướng dẫn giải. - Tính độ cao của núi : Theo qui luật Gradien, thì cứ lên cao 100 m nhiệt độ giảm 0,6 0 C. Chênh lệch nhiệt độ giữa chân núi và đỉnh núi là: 22-7=15 0 C => Độ cao núi là: ( 15.100): 0,6=2500m - Nhiệt độ tại chân núi sườn khuất gió là: Theo qui luật Gradien không khí khô di chuyển xuống sườn khuất gió 100 m nhiệt độ tăng 1,0 0 C . => Nhiệt độ tại chân núi sườn khuất gió là 7 + (2500/100) = 32 0 C Bài tập 8: Tổng giá trị xuất nhập khẩu và cán cân xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 – 2007 (đơn vị: tỷ đô la) Năm Tổng giá trị xuất nhập khẩu Cán cân xuất nhập khẩu 1990 5,2 - 0,4 1996 18,4 - 3,8 2000 30,1 - 1,1 2005 69,2 - 4,4 2007 101,4 - 14,4 a.Thiết lập công thức tổng quát tính giá trị xuất, nhập khẩu. b.Tính giá trị xuất nhập khẩu của nước ta qua các năm trên. * Hướng dẫn giải a, Gọi X là giá xuất khẩu. Gọi Y là giá trị nhập khẩu. Ta biết: X + Y = Tổng giá trị xuất, nhập khẩu X –Y = Cán cân xuất nhập khẩu => 2 X = Tổng giá trị xuất, nhập khẩu + Cán cân xuất nhập khẩu Tổng giá trị xuất, nhập khẩu + Cán cân xuất nhập khẩu => X = 2 Y = Tổng giá trị xuất, nhập khẩu - X b, Thay vào công thức ta có kết quả sau: 22 0 C 7 0 C m 0 Năm Giá trị xuất nhập khẩu Giá trị xuất nhập khẩu 1990 2,4 2,8 1996 7,3 11,1 2000 14,5 15,6 2005 32,4 36,8 2007 48,6 62,8 II. ĐỊA LÍ 12 : I. Một số vấn đề địa lí tự nhiên Việt Nam : 1. Địa hình, địa chất : a. Các kiểu địa hình chủ yếu: gồm * Nhóm địa hình đồi núi gồm : có 6 kiểu - Kiểu núi cao : Có độ cao trên 2500m , ở nước ta kiểu địa hình này chiếm tỷ lệ diện tích nhỏ và tập trung ở Tây Bắc. - Kiểu núi trung bình có đỉnh cao từ 1500 - 2500 m phân bố ở Việt Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. - Kiểu núi thấp : có độ cao từ 500- 1500 m hình thành tại các nơi có cường độ nâng trung bình trong giai đoạn tân kiến tạo phân bố ở khắp mọi miền, nhưng tập trung nhất là ở Tây Bắc và Nam Trung Bộ.Ở Việt Bắc và Đông Bắc chỉ là những khối núi rời rạc - Kiểu sơn nguyên : Có độ cao tuyệt đối của núi, đỉnh vẫn giữ ở dạng đồi thấp lượn sóng với độ cao tương đối 25-100m, nổi bật có sơn nguyên Đà Lạt - Kiểu cao nguyên : khác sơn nguyên ở chổ độ cao tương đối trên bề mặt < 25m, đạt tiêu chuẩn đồng bằng. - Kiểu đồi có độ cao tuyệt đối < 500m và đọ cao tương đối từ 25- 200 m - Kiểu bán bình nguyên hình thành tại vùng Tân kiến tạo ổn định đó là một bề mặt lượn sóng nói lên tính chuyển tiếp của nó giữa đồi và đồng bằng với độ cao tuyệt đối 100-200m, độ cao tương đối < 25m. * Nhóm địa hình cacxtơ. * Nhóm địa hình thung lũng và lũng chảo miền núi. * Nhóm địa hình đồng bằng (tích tụ ). - Kiểu đồng bằng chân núi ven biển (đồng bằng duyên hải miền Trung) - Kiểu đồng bằng thềm tích tụ xâm thực (đồng bằng thung lũng núi ) - Kiểu đồng bằng tích tụ do sông (đồng bằng sông Hồng, sông Cửu long ) * Nhóm địa hình bờ biển : - Bãi biển, cồn cát, vách biển b. Giải thích tại sao địa hình nước ta có sự phân bậc rõ rệt ? Địa hình nước ta có sự phân bậc rõ rệt do tác động của ngoại lực và nội lực : + Do nội lực : Cụ thể là do hoạt động tạo núi An-pơ Hymalaya trong giai đoạn tân kiến tạo .Vận động tân kiến tạo đó làm trẻ lại địa hình.Và trong quá trình vận động nâng lên,diễn ra nhiều chu kỳ , nâng lên nhiều đợt ở từng vùng khác nhau với cường độ nâng không đều, có tính kế thừa làm cho địa hình được phân bậc và tăng cường sự tương phản giữa các dạng địa hình. + Do ngoại lực : Nước ta nằm ở khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, mưa nhiều và có sự phân hoá theo mùa đó làm cho quá trình phong hoá diễn ra mạnh mẽ, cụ thể ở các vùng đồi núi, đặc biệt ở những nơi bị mất lớp phủ thực vật quá trình bóc mòn rửa trôi tăng cường, ở đồng bằng thì diễn ra quá trình tích tụ Làm cho bề mặt địa hình bị cắt xẻ, chia cắt và phân tầng thành nhiều bậc. c. Vai trò (ảnh hưởng ) của địa hình đối với các thành phần tự nhiên khác như thế nào? Địa hình nước ta quy định các đặc điểm tự nhiên : - Độ cao địa hình : Địa hình nước ta ¾ là đồi núi,có khu vực nhiều núi cao điều đó tạo nên sự phân hoá của khí hậu, sinh vật, đất đai theo độ cao của địa hình. Cụ thể như khí hậu, càng lên cao, nhiệt độ càng giảm tạo cho khí hậu nước ta ngoài khí hậu nhiệt đới còn có khí hậu cận nhiệt và ôn đới Tuy nhiên địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp cho nên khí hậu và cảnh quan nước ta chủ yếu mang tính chất nhiệt đới Sinh vật , đất đai (tương tự) - Hướng của địa hình + Hướng TBĐN của địa hình tạo cho biển ảnh hưởng sâu sắc vào lãnh thổ nước ta + Hướng sườn của các dãy núi ảnh hưởng đến sự phân hoá của khí hậu, về lượng mưa, mùa mưa (Đông và Tây trường sơn), về chế độ nhiệt (Đông bắc và tây bắc; Bắc và nam của dãy Bạch mã ) + Độ dốc và hướng của địa hình cũng quy định thuỷ chế và hướng chảy của sông ngòi .( Ví dụ sông ngòi miền Trung có hướng đông -tây, độ dốc dòng chảy lớn ) d. Điạ hình có ảnh hưởng sâu sắc đến chế độ mưa, chế độ nhiệt của khí hậu nước ta.Chứng minh? - Hướng nghiêng chung của địa hình và hướng núi có ảnh hưởng rất lớn đến đặc điểm khí hậu . + Do địa hình nước ta thấp dần từ tây sang đông và hướng nghiêng chung của các dãy núi là TB-ĐN nên ảnh hưởng của biển sâu sắc Nền nhiệt nước ta điêù hoà hơn các nước có cùng vĩ độ + Hướng núi có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiệt độ và lượng mưa .Ví dụ như hướng TB-ĐN của dãy Hoàng Liên Sơn ngăn gió muà đông bắc đó làm cho chế độ nhiệt của khu vực đông bắc và Tây bắc có sự khác nhau Hay hướng tây- đông của dãy Hoành Sơn, Bạch Mã có tác dụng làm ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc xuống phía Nam, góp phần làm cho nên nhiệt về mùa đông ở phía nam cao hơn phía bắc. + Các địa điểm nằm ở sườn đón gió của các dãy núi thì có lượng mưa lớn. nằm ở sườn khuất gió thì có lượng mưa nhỏ hơn .Như vậy địa hình ảnh hưởng đến sự phân hoá lượng mưa. - Độ cao của địa hình là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu nước ta, đặc biệt là chế độ nhiệt . ( dẫn chứng chế độ nhiệt Đà lạt Sa pa ) 2. Khí hậu : a. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu nước ta? + Vị trí địa lí,hình dạng lãnh thổ : Khí hậu có sự phân hoá theo Bắc -Nam + Địa hình : với 3/4 diện tích là đồi núi, khí hậu nước ta chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của địa hình . Tạo nên sự phân hoá khí hậu theo độ cao : hình thành 3 vành đại khí hậu . Phân hoá theo hướng sườn : sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít + Hoạt động của gió mùa : có 2 loại gió mùa hoạt động luân phiên quanh năm trên lãnh thổ nước ta với tính chất và hướng khác nhau đó tạo nên sự phaan mùa của khí hậu nước ta. b. Cho biết các khu vực mưa ít, mưa nhiều ở nước ta, nguyên nhân + Khu vực mưa ít ở nước ta : Có mức mưa dưới 800mm/năm thuộc vùng cực Nam Trung Bộ (ở Ninh Thuân , Bình Thuận ) Nguyên nhân : Do lãnh thổ khu vực này có hướng song song với hướng gió Tây Nam (là gió gây mưa chủ yếu ở nước ta ) nên gió tây nam không ảnh hưởng sâu sắc vào khu vực này được. Ngoài ra vùng này còn chịu tác động của chồi nước lạnh (dòng biển lạnh ) + Khu vực mưa nhiều : Có lượng mưa từ 2400-2800 mm/năm và trên 2800mm/năm phân bố ở ven biển Quảng Ninh,trên dải Hoàng Liên Sơn và Bắc Trung Bộ. Nguyên nhân: - Quảng Ninh mưa nhiều là do địa hình đón gió Tây nam (gió mùa mùa hạ ) . - Trên dải Hoàng Liên Sơn mưa nhiều do ảnh hưởng của địa hình núi cao. - Khu vực Bắc Trung bộ mưa nhiều là do đây là khu vực đón gió của cả sườn Đông của dãy Trường Sơn và sườn bắc của dãy Bạch Mã. Mặt khác khu vực này còn chị ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới ,bão nên mưa lớn. c. Các khu vực có chế độ mưa thu đông là khu vực nào ? Nguyên nhân ? - Khu vực có chế độ mưa thu đông là vùng Duyên Hải Miền Trung - Nguyên nhân: + Vào mùa hạ khu vực này nằm ở sườn khuất gió Tây Nam (hoặc song song với hướng gió như ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ) nên mưa ít. + Vào mùa thu - đông do tác động của front và dải hội tụ nhiệt đới và một phần do bão nên lượng mưa lớn, tập trung nhất là ở vùng Bắc trung Bộ. d. Thuật ngữ : nhiệt độ tối thấp tuyệt đối, nhiệt độ tối cao tuyệt đối - Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là nhiệt độ xuống thấp nhất tại một thời điểm nào đó. - Nhiệt độ tối cao tuyệt đối là nhiệt độ cao nhất tại một thời điểm nào đó. e. Thuật ngữ : hữu ngạn và tả ngạn ( Bài 12 : Phần các miền địa lý tự nhiên) - Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ : Ranh giới của miền này lúc thì viết từ tả ngạn sông Hồng tới dãy Bạch Mã, lúc thì viết từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy Bạch Mã. (Gv cần xác định cho học sinh tả là bên bờ trái, hữu là bên bờ phải khi đứng từ phíaa thượng nguồn nhìn xuống) f. Bão : Giải thích nguyên nhân mùa bão có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam ? Do sự dịch chuyển của dãy hội tụ nhiệt đới dần về phía Nam => áp thấp nhiệt đới cũng chuyển dịch dần về phía Nam. Vào những tháng cuối năm thì nhiệt độ ở phía Nam cao hơn phía Bắc => Tạo nên động lực lớn hình thành bão. o0o NGÔ QUANG TUẤN. GIÁO VIÊN ĐỊA LÝ. TRƯỜNG THPT NGÔ TRÍ HOÀ - DIỄN CHÂU - NGHỆ AN. DĐ: 01277 869 882 Email : tuannq.c3nth@nghean.edu.vn Website CN : http://violet.vn/quangtuan8682/ Website LT : http://www.youtube.com/user/quangtuan8286 Website LT : http://www.mediafire.com/myfiles.php Website NTH : http://thpt-dlngotrihoa-nghean.violet.vn/ o0o . quả: - Địa điểm A: 22 – 4 = 18 giờ ngày 3 0- 4- 2008. - Địa điểm B: 22 + 4 => 2 giờ ngày 1- 5- 2008 Bài tập 3: Xác định kinh độ địa lí của địa phương A, B có giờ lần lượt là 8h3 / 12 // . sáng Mặt Trời lúc 12 giờ trưa tại các địa điểm trên Trái Đất. b. Vận dụng công thức để tính góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời lúc 12 giờ trưa ngày 2 2-6 , 22 -1 2 và ngày 2 1-3 tại các địa điểm:. điểm trên của nước ta đều nằm trong khu vực nội chí tuyến nên trong năm có 2 lần Mặt Trời lên thi n đỉnh . - Trong năm, theo dương lịch các tháng 1,3,5,7,8,10 ,12 có 31 ngày. Các tháng 4,6,9,11có

Ngày đăng: 28/10/2014, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan