Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm xi măng sông đà của công ty xi măng sông đà trên thị trường các tỉnh phía bắc giai đoạn 2011 2012

81 921 3
Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm xi măng sông đà của công ty xi măng sông đà trên thị trường các tỉnh phía bắc giai đoạn 2011   2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  ĐÀO QUANG DŨNG LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM XI MĂNG SÔNG ĐÀ CỦA CÔNG TY XI MĂNG SÔNG ĐÀ TRÊN THỊ TRƯỜNG CÁC TỈNH PHÍA BẮC GIAI ĐOẠN 2011-2012 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN PHƯƠNG LAN HÀ NỘI - 2011 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Xi măng là một trong những lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong ngành xây dựng cơ bản, lại càng quan trọng với một nước đang phát triển như Việt Nam. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế Việt Nam và cập nhật xu hướng phát triển mới, nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng đang ngày càng ý thức được việc tiếp cận lý thuyết cũng như thực hành lý thuyết marketing trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty Xi măng Sông Đà là một trong những doanh nghiệp sản xuất xi măng có truyền thống ở Việt Nam. Trong bối cảnh chung của lĩnh vực xi măng và các doanh nghiệp sản xuất xi măng tại Việt Nam (cạnh tranh về phân phối, bán hàng, truyền thông) xi măng Sông Đà gặp nhiều khó khăn do chưa ý thức và có kế hoạch xây dựng marketing cho doanh nghiệp mình. Các hoạt động marketing của Công ty được tổ chức một cách rời rạc, không có kế hoạch và định hướng rõ ràng. Bên cạnh đó Công ty thường xuyên phải đối mặt với áp lực cạnh tranh từ đối thủ, các hoạt động marketing được tổ chức nhằm phục vụ chủ yếu cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nên còn mang tính nhỏ lẻ, chủ yếu được thực hiện trong thời gian ngắn, nhằm thích nghi với những thay đổi của môi trường, cạnh tranh cũng như hoạt động bán hàng. Với cách tiếp cận lý thuyết quản trị marketing về quá trình lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, đánh giá hoạt động marketing, luận văn lấy tên đề tài là: “Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm xi măng Sông Đà của Công ty Xi măng Sông Đà trên thị trường các tỉnh phía Bắc giai đoạn 2011-2012” với mong muốn không chỉ đưa ra một bản kế hoạch marketing cho doanh nghiệp, mà còn thuyết phục ban quản trị, ban lãnh đạo doanh nghiệp thừa nhận quan điểm marketing và thực hiện kế hoạch theo định hướng và hướng dẫn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn sử dụng các số liệu thứ cấp từ kết quả hoạt động kinh doanh của ngành, lĩnh vực kinh doanh, các số liệu sơ cấp từ kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty và các đối thủ cạnh tranh nhằm đưa ra một bản kế hoạch chiến lược marketing với các nội dung: • Phân tích môi trường kinh doanh ngành đồng thời dự báo tiềm năng ngành kinh doanh mà Công ty đang hoạt động. • Phân tích thị trường và các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Công ty giúp Công ty nằm được những đặc trưng, đặc điểm của ngành, những điểm mạnh điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để có những căn cứ lựa chọn chiến lược marketing. • Xây dựng ma trận SWOT từ kết quả phân tích môi trường vĩ mô, vi mô làm căn 4 cứ đưa ra chiến lược định vị và định hướng chiến lược marketing • Xây dựng bản kế hoạch chiến lược marketing cùng thời gian biểu chi tiết và công việc cụ thể giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu marketing và mục tiêu kinh doanh. • Đưa ra các căn cứ về tài chính, marketing trong bản kế hoạch chiến lược marketing một cách đầy đủ và thuyết phục giúp lãnh đạo Công ty có các căn cứ ưu tiên lựa chọn và thực hiện kế hoạch • Đưa ra cách thức đánh giá thực hiện hoạt động marketing và các phương án điều chỉnh, thay thế nhằm giúp bản kế hoạch chiến lược marketing có tính khả thi, có sự linh hoạt trong việc áp dụng thực hiện. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Công ty xi măng Sông Đà, với các nội dung là hoạt động kinh doanh, hoạt động marketing của Công ty. Ngoài ra, do mục tiêu nghiên cứu của đề tài, luận văn cũng nghiên cứu về các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của Công ty nhằm so sánh và đưa ra các thông tin giúp cho việc xây dựng kế hoạch chiến lược marketing của xi măng Sông Đà. Luận văn nghiên cứu hoạt động kinh doanh, hoạt động marketing của các công ty là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của xi măng Sông Đà trên phạm vi địa lý tỉnh Hòa Bình, khu vực tiếp giáp Hà Nội. Về phạm vi thời gian, luận văn nghiên cứu các số liệu trong các năm 2007, 2008, 2009, 2010 để đưa ra kế hoạch chiến lược áp dụng trong giai đoạn 2011- 2012 trong đó có những phân tích, dự báo định hướng chiến lược đến giai đoạn 2011- 2015. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu sử dụng các số liệu nghiên cứu thứ cấp từ các luận văn, các phân tích, báo cáo về thị trường xi măng. Bên cạnh đó luận văn cũng nghiên cứu các số liệu sơ cấp từ các báo cáo kinh doanh, bán hàng, bản cân đối kế toán và phân tích tình hình tài chính của Công ty. Luận văn có tiến hành điều tra, nghiên cứu các số liệu về tình hình kinh doanh thực tế và định hướng hoạt động kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh. 5. Ưu điểm và hạn chế của luận văn Luận văn áp dụng lý thuyết marketing, ứng dụng các biến số marketing một cách linh hoạt, sử dụng các biến số như phân phối, truyền thông, giá cả một cách khéo léo, làm các biến số chủ đạo tác động đến thị trường mục tiêu. Luận văn có những khía cạnh mới trong việc đề cập việc sử dụng một cách kết hợp các biến số marketing tác động đến thị trường mục tiêu chứ không chỉ đơn thuần sử dụng một biến số. Luận văn nhấn mạnh vai trò của hoạt động truyền 5 thông trong một lĩnh vực phân mảnh như sản xuất xi măng như một giải pháp theo cách tiếp cận về phân tích ngành, và năng lực cạnh tranh. Trong quá trình nghiên cứu, nhiều số liệu chưa được cập nhật, nhiều quan điểm đưa ra còn mang tính chủ quan của tác giả. Luận văn chưa có điều kiện thực hiện các điều tra phỏng vấn các thành viên kênh phân phối bán hàng của Công ty cũng như khách hàng góp phần cung cấp thông tin thêm cho các định hướng hoạt động cụ thể của bản kế hoạch chiến lược marketing. Những nhược điểm này sẽ được tác giả hoàn thiện và cập nhật trong tương lai nhằm giúp công trình nghiên cứu hoàn thiện hơn. 6. Bố cục của luận văn Luận văn được kết cấu thành ba chương với các nội dung như sau: Chương 1: Trình bày cơ sở lý thuyết mới về kế hoạch hóa và kế hoạch hóa marketing, trình bày mối quan hệ giữa kế hoạch marketing với kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp từ đó đưa ra một cách tiếp cận có hệ thống về kế hoạch marketing. Chương 2: Phân tích hoạt động kinh doanh và hoạt động marketing của Công ty xi măng Sông Đà. Trong nội dung này, từ việc phân tích hoạt động kinh doanh, hoạt động marketing của Công ty, luận văn còn có các nội dung phân tích cạnh tranh, xây dựng ma trận SWOT, đồng thời đưa ra các căn cứ ban đầu cho việc xây dựng bản kế hoạch chiến lược marketing trong Chương 3. Chương 3: Lập kế hoạch marketing cho xi măng Sông Đà giai đoạn 2011 – 2012. Dựa trên những căn cứ phân tích hoạt động kinh doanh và hoạt động marketing của Chương 2, cùng chiến lược định vị, luận văn đưa ra Kế hoạch marketing cùng kế hoạch chi tiết cho việc thực hiện, những căn cứ thuyết phục về tài chính, các phương án đánh giá, điều chỉnh kế hoạch chiến lược marketing. Đây là phần trọng tâm của toàn bộ luận văn. Với sự kết hợp của khung lý thuyết đã nêu trong Chương 1 và thực trạng hoạt động của Công ty trong Chương 2, Chương 3 đưa ra bản kế hoạch đầy đủ, chi tiết làm căn cứ cho việc thực hiện các hoạt động marketing của Công ty giai đoạn 2011 – 2012. 6 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ HOẠCH HÓA VÀ KẾ HOẠCH HÓA MARKETING 1.1. Bản chất của kế hoạch hóa và các cấp lập kế hoạch hóa của doanh nghiệp Lập kế hoạch theo định hướng thị trường là quá trình quản trị nhằm phát triển và duy trì một sự ăn khớp có thể thực hiện được giữa các mục tiêu, kỹ năng và nguồn lực của doanh nghiệp với những cơ hội thị trường cuảnos trong một môi trường kinh doanh luôn biến động. Mục đích của việc lập kế hoạch là xác định mục tiêu và dự kiến trước các hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai để doanh nghiệp chủ động trong tổ chức thực hiện. Ví dụ, lập kế hoạch chiến lược của một doanh nghiệp là định hình và đinh hình lại các đơn vị thành viên và các sản phẩm để đạt được các mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận. Kế hoạch hóa thực chất là việc doanh nghiệp dự đoán trước tương lai (cơ hội và nguy cơ) của doanh nghiệp từ đó xác lập các mục tiêu và định hướng hoạt động để thích ứng với tương lai nhằm đảm bảo sự phát triển lâu dài và vững chắc trên thị trường. Đây là quan điểm quản trị doanh nghiệp chủ động chứ không phải theo kiểu “nước đến chân mới nhảy”. Vì vậy, kế hoạch hóa là công việc thường xuyên của mọi tổ chức hiện đại. Trong một doanh nghiệp tất nhiên có nhiều cấp kế hoạch hóa. Trước khi người quản trị sản xuất, quản trị marketing, quản trị nhân sự, quản trị tài chính có thể phát triển chiến lược và kế hoạch cho phòng ban của mình thì tốt nhất là doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh tổng thể của toàn doanh nghiệp chứa đựng những định hướng chiến lược lâu dài của doanh nghiệp. Kế hoạch của từng đơn vị kinh doanh, từng phòng ban chức năng sẽ được xác lập dựa trên một kế hoạch kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp. Nói cách khác, các hoạt động kế hoạch hóa trước hết phải được thực hiện ở cấp quản trị cao nhất của doanh nghiệp. Giả định rằng chúng ta đang nằm trong một tổ chức kinh doanh lớn (tập đoàn kinh tế) có một số đơn vị kinh doanh và một số dòng sản phẩm trong mỗi đơn vị kinh doanh và một số dòng sản phẩm trong mỗi đơn vị kinh doanh. Kế hoạch và chiến lược 7 tổng thể của mỗi doanh nghiệp sẽ định hướng cho việc lập kế hoạch của từng đơn vị kinh doanh và của từng phòng ban chức năng. Các chiến lược và kế hoạch marketing được bộ phận marketing xây dựng cũng phải được định hướng theo mục tiêu và nội dung kế hoạch chung đã phải được phát triển cho toàn bộ doanh nghiệp. Các mục tiêu và chiến lược đã được thiết lập ở cấp cao nhất cung cấp nội dung cho kế hoạch hóa ở mỗi đơn vị hoặc phòng ban. Các nhà quản lý các cấp thấp hơn: cấp đơn vị kinh doanh hoặc phòng ban chức năng sẽ phát triển các kế hoạch của họ trong phạm vi hướng dẫn của kế hoạch kinh doanh tổng thể. 1.2. Các cấp kế hoạch của mỗi doanh nghiệp có thể gồm + 4 cấp: tổng công ty; chi nhánh hay công ty; sản phẩm; và cấp chức năng quản trị (sản xuất, marketing, tài chính, nhân sự…) + 3 cấp: công ty, các đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU), cấp chức năng quản trị (sản xuất, marketing, tài chính, nhân sự…) Đương nhiên, mỗi cấp lập kế hoạch đều có quá trình quản trị gồm 3 giai đoạn: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát. Trong thực tế, thường có sự lẫn lộn giữa lập kế hoạch chiến lược và lập kế hoạch marketing. Chúng ta có thể phân biết theo các cách sau đây. Thư nhất, lập kế hoạch chiến lược thường được thực hiện ở các cấp cao trong tổ chức, đó là cấp tập đoàn, công ty, nhóm hoặc khu vực kinh doanh chiến lược. Ở những cấp này, mục tiêu là rất rộng (ví dụ lợi nhuận trên vốn đầu tư hay doanh thu) và các chiến lược là rất chung (loại bỏ những ngành sản xuất đã suy thoái hay đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau). Ở mức các đơn vị kinh doanh chiến lược SBU, kế hoạch marketing có các mục tiêu cụ thể (ví dụ, chiến lược thị trường ngách- khai thác các đoạn thị trường nhỏ). Sự khác biệt thứ hai là do thời gian hiệu lực của các kế hoạch, các kế hoạch chiến lược thường có thời gian dài khoảng 3 đến 5 năm hay dài hơn, trong khi các kế hoạch marketing thường lập theo kế hoạch năm. Tại sao các doanh nghiệp phải quan tâm đến kế hoạch hóa chiến lược? Nhiều doanh nghiệp thành công nhất hiện nay là do nhiều năm trước họ đã đưa ra sản phẩm ở đúng thời gian cho một thị trường đang tăng trưởng mạnh. Điều tương tự cũng đúng với các tổ chức của chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận. Nhiều quyết định quan trọng của quá khứ của các tổ chức đó đã được làm mà không cần có kế hoạch chiến lược. Các quyết định đó dựa trên sự khôn ngoan, thậm chí là sự may mắn đã đưa các tổ chức đó tới vị trí ngày nay của họ. Tuy nhiên, các nhà quản trị ngày nay đang ngày càng nhận ra rằng chỉ có sự khôn ngoan và trực giác sẽ không thể thành công được khi điều hành hoạt động các công ty lớn trong môi trường 8 thay đổi hiệnnay. Các nhà quản lý này đang quay về với kế họach hóa về mặt chiến lược. Lập kế hoạch chiến lược bao gồm tất cả các hoạt động dẫn tới phát triển các nhiệm vụ rõ ràng và các chiến lược tương ứng để đạt các mục tiêu cho toàn bộ tổ chức. Ba ý tưởng then chốt trong lập kế hoạch chiến lược: •Quản trị các đơn vị kinh doanh của tổ chức như một danh mục đầu tư: quyết định việc phát triển, duy trì, loại bỏ hay đầu tư mới. Phân bổ hợp lý các nguồn tài nguyên của doanh nghiệp cho từng đơn vị kinh doanh •Đánh giá chính xác tiềm năng sinh lời của các đơn vị kinh doanh trong tương lai trên cơ sở nghiên cứu tỷ lệ tăng trưởng của thị trường và vị trí tương xứng của công ty. Việc đánh giá này không chỉ dựa vào lợi nhuận hiện tại. •Kế hoạch, chiến lược sẽ giúp công ty có định hướng hoạt động để đạt được mục tiêu lâu dài. Mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn một hướng đi riêng cho họ trên thị trường. Bộ phận quản trị marketing đóng vai trò quan trọng trong lập kế hoạch chiến lược. Người quản trị marketing là người đóng vai trò quan trọng về mặt chức năng vào quá trình lập kế hoạch chiến lược với vai trò lãnh đạo trong việc xác định sứ mệnh kinh doanh, phân tích tình hình môi trường, cạnh tranh và kinh doanh; xây dựng các mục tiêu, mục đích và chiến lược; xác định các kế hoạch sản phẩm, thị trường, phân phối để thực hiện chiến lược của doanh nghiệp. Mối quan hệ này mở rộng ra cả việc xây dựng những chương trình và kế hoạch hành động gắn liền với kế hoạch chiến lược. 1.3 Lập kế hoạch marketing Kế hoạch marketing là một kế hoạch chức năng, là công cụ để điều hành hoạt động marketing của doanh nghiệp. Các nhà quản trị marketing phải xây dựng các kế hoạch marketing để làm cơ sở tổ chức thực hiện. Mỗi bản kế hoạch marketing với nội dung xác định thị trường mục tiêu, các mục tiêu marketing cụ thể, ngân sách cho hoạt động marketing, chiến lược và một chương trình marketing bao gồm các biện pháp marketing với thời gian thực hiện cụ thể. Lập kế hoạch là giai đoạn đầu tiên của quá trình quản trị marketing. Kế hoạch hóa hoạt động marketing là quá trình xác định các cơ hội, nguồn lực, các mục tiêu, xây dựng các chiến lược với các định hướng và kế hoạch hành động cụ thể cho thực hiện và kiểm soát hoạt động marketing của doanh nghiệp. Các nhà quản trị marketing phải xây dựng các chiến lược và kế hoạch marketing, các biện pháp marketing để làm cơ sở cho tổ chức thực hiện và kiểm soát. Kế hoạch marketing có thể được xây dựng cho các đối tượng khác nhau: cho sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm; cho thương hiệu: cho từng khu vực thị trường địa lý; cho từng đoạn thị 9 trường; cho khách hàng chính; cho sản phẩm mới… Các chiến lược và kế hoạch marketing phổ biến nhất thường được xây dựng cho cấp độ sản phẩm/thị trường. 1.3.1 Các bước kế hoạch hóa hoạt động marketing Quá trình lập kế hoạch thường bao gồm các bước công việc sau:  Phân tích kết quả kinh doanh và đánh giá các hoạt động marketing thời gian qua (đối với sản phẩm doanh nghiệp đã kinh doanh trên thị trường);  Phân tích môi trường marketing và thị trường hiện tại cũng như dự báo tương lai. Phân tích SWOT;  Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu;  Xác lập chiến lược marketing  Xác lập marketing-mix và kế hoạch thực hiện cụ thể;  Thực hiện phân tích tài chính;  Dự báo kết quả thực hiện kế hoạch;  Kiểm tra và điều chỉnh; 1.3.1.1Phân tích hoàn cảnh và cơ hội marketing Trước hết nhà quản trị marketing phải xác định rõ nhiệm vụ và mục tiêu thị trường của doanh nghiệp và đánh giá các hoạt động marketing hiện tại. Bởi vì, các chiến lược và kế hoạch marketing nên bắt đầu từ sự hiểu biết rõ ràng về các nhiệm vụ và mục tiêu marketing của doanh nghiệp. Các nhân tố này cung cấp định hướng cho hoạt động quản trị marketing qua phân loại ngành, vai trò mong muốn của công ty trong ngành (như là nhà nghiên cứu cải tiến, chuyên gia từng nhóm khách hàng, hoặc nhà sản xuất hàng loạt lớn và một tuyên bố về các mục tiêu mà công ty đang cố gắng thực hiện). Tuy nhiên, vì các nhiệm vụ và mục tiêu thường liên quan tới các lĩnh vực khác nên nhà quản trị marketing phải tham khảo các thành viên quản trị cấp cao khác để xác định cái mà công ty phải thực hiện cả trên tổng thể lẫn từng giai đoạn cụ thể. Ví dụ: mục tiêu của tổ chức là “tăng trưởng” tất nhiên là quá chung để có thể thực hiện. Bởi vậy, nên lượng hóa mục tiêu như “đạt mức tăng lợi nhuận 14%”. Các nhà quản lý marketing có thể sử dụng mục tiêu này để xác định lượng bán mong muốn và các chiến lược marketing để đạt chúng. Hơn nữa, nhà quản trị marketing phải quản lý được những thay đổi trong nhiệm vụ hoặc mục tiêu và điều chỉnh chiến lược marketing cho phù hợp. Sau khi hiểu rõ nhiệm vụ và mục tiêu, nhà quản trị marketing phải phân tích và đánh giá vị trị và hoàn cảnh kinh doanh hiện tại của công ty, đồng thời xác định hoàn cảnh và vị trí mong muốn của công ty trong tương lai. Đây là hoạt động phân tích thị trường và môi trường marketing của doanh nghiệp hoặc của sản phẩm nhằm xác định hiện tại doanh nghiệp hoặc sản phẩm đang ở đâu và nó sẽ đi đến đâu nếu hoàn thành các kế hoạch marketing hiện tại. Mặc du 10 [...]... động sản xuất - kinh doanh của Công ty a/ Sản phẩm của Công ty Sản phẩm của Công ty là vật liệu quan trọng phục vụ cho việc xây dựng các công trình không đòi hỏi kết cấu cao Nó đáp ứng nhu cầu rộng rãi xây dựng các công trình của các tổ chức và dân cư Công ty chỉ sản xuất ra sản phẩm duy nhất là xi măng, xi măng được sản xuất dưới dạng xi măng bao bì và xi măng rời b/ Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công. .. máy xi măng Sông Đà đơn vị thành viên của Công ty Sông Đà 12 đã trở thành cong ty cổ phần xi măng Sông Đà theo quyết định 1461 QĐ/BXD ngày 01/11/2002 Công ty cô phần xi măng Sông Đà đã chính thức thành lập ngày 01/11/2002 Công ty vẫn tiếp tục sản xuất trên cơ sở đã có sẵn mà Hội đồng quản trị Tổng công ty Sông Đà giao dịch cho Năm 2002 Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ đặt ra là 90.000 tấn nhưng Công ty. .. đoạn thị trường lớn  Lựa chọn chiến lược marketing theo các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm, chiến lược cho giai đoạn giới thiệu sản phẩm, chiến lược cho giai đoạn tăng trưởng, chiến lược cho giai đoạn bão hòa, chiến lược cho giai đoạn suy thoái Mỗi giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm có đặc điểm thị trường và cạnh tranh riêng nên phù hợp với các định hướng chiến lược khác nhau Trong giai đoạn giới... - Sản xuất xi măng - Kinh doanh dịch vụ xi măng, vận tải 32 - Sản xuất kinh doanh sản phẩm từ xi măng phục vụ công tác xây dựng 2.1.1 - Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Công ty cổ phần xi măng Sông Đà là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức năng nhiệm vụ của mình và được pháp luật bảo vệ Công ty có chức năng và nhiệm vụ sau: - Chức năng: Công ty cổ phần xi măng. .. từng đoạn thị trường- nhóm người tiêu dùng là gì?  Quy mô của mỗi đoạn thị trường là bao nhiêu (số lượng khách hàng và sức mua của khách hàng trong mỗi đoạn thị trường)  Sự tăng trưởng của các đoạn thị trường như thế nào?  Điều kiện kinh doanh trên từng đoạn thị trường thuận lợi hay khó khăn?  Làm thế nào để thỏa mãn các nhu cầu của từng đoạn thị trường? Nhà quản trị marketing phải nghiên cứu các cách... chia thị trường và lựa chọn tiêu thức phân đoạn thị trường có giá trị và thực hiện phân đoạn thị trường theo các tiêu thức đó Sau đó họ phải đo lường quy mô và đặc điểm nhu cầu của từng đoạn thị trường Trên cơ sở các đoạn thị trường tiềm năng đã xác định của doanh nghiệp, nhà quản trị marketing phải đánh giá từng đoạn thị trường để lựa chọn những đoạn thị trường mục tiêu Ba yếu tố cơ bản đánh giá các đoạn. .. hạn Các doanh nghiệp phải lựa chọn nhóm khách hàng mục tiêu cho chiến lược và kế hoạch marketing của mình Như vậy, công việc quan trọng của quá trình kế hoạch hóa marketing là lựa chọn các nhóm khách hàng hoặc đoạn thị trường tiềm năng mà công ty sẽ phục vụ với mỗi sản phẩm của nó Các câu hỏi quan trọng cần phải được trả lời là:  Thị trường sản phẩm được phân đoạn như thế nào?  Nhu cầu cụ thể của. .. sản phẩm trên từng thị trường mục tiêu cụ thể để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch marketing cho các sản phẩm/ thị trường đó Doanh nghiệp cần xác định điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp trong thực hiện marketing cho sản phẩm/ thị trường Phân tích sức mạnh, điểm yếu chính là đánh giá khả năng nguồn lực hiện tại và tiềm năng của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Các nguồn... nhau đến tất cả các công ty + So sánh kết quả của công ty với con số trung bình của tất cả các công ty không phải có 26 giá trị trong mọi điều kiện + Thị phần của công ty giảm sút có thể do sự xuất hiện của những công ty mới + Có những trường hợp công ty chủ động giảm thị phần nhằm cải thiện lợi nhuận + Thị phần có thể thay đổi vì nhiều lý do phụ không liên quan đến chất lượng hoạt động marketing Phân... để gia tăng doanh thu và lợi nhuận của họ Chiến lược của các công ty thách thức thị trường (công ty lớn thứ 2, 3, nhưng muốn vượt lên vị trí số 1) thường tập trung vào hướng chủ động tấn công cạnh tranh, lôi kéo khách hàng của các công ty khác hoặc khai thác triệt để những sai lầm của công ty số 1 để vượt lên Chiến lược của các công ty theo sau (đa số là các công ty vừa và nhỏ) là bắt trước và cải . là: Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm xi măng Sông Đà của Công ty Xi măng Sông Đà trên thị trường các tỉnh phía Bắc giai đoạn 2011- 2012 với mong muốn không chỉ đưa ra một bản kế hoạch marketing. TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  ĐÀO QUANG DŨNG LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM XI MĂNG SÔNG ĐÀ CỦA CÔNG TY XI MĂNG SÔNG ĐÀ TRÊN THỊ TRƯỜNG CÁC TỈNH PHÍA. hiện các hoạt động marketing của Công ty giai đoạn 2011 – 2012. 6 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ HOẠCH HÓA VÀ KẾ HOẠCH HÓA MARKETING 1.1. Bản chất của kế hoạch hóa và các cấp lập kế hoạch hóa của

Ngày đăng: 27/10/2014, 17:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan