Tiểu luận môn kiến trúc trường quặng

37 2.1K 5
Tiểu luận môn kiến trúc trường quặng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Như chúng ta đã biết thì các loại khoáng sản có liên quan mật thiết với cấu trúc địa chất trong vỏ trái đất, cụ thể là những nơi có cấu trúc địa chất đặc biệt trong bình đồ kiến tạo của các khu vực trong vỏ trái đất thường là vị trí các trường quặng và mỏ quặng xuất hiện. Nếu xem quá trình tạo quặng nội sinh là khâu cuối cùng của chu trình hoạt động nội sinh của mỗi khu vực thì các quá trình kiến tạo magma cũng như các quá trình địa chất – địa hóa diễn ra trước đó đã tạo nên bình đồ kiến trúc khu vực, trên đó có những vị trí thường thuận lợi cho việc định vị và hình thành các mỏ trường quặng. Hình dạng của các thân quặng không những phụ thuộc vào các yếu tố kiến tạo, mà còn phụ thuộc vào thành phần trầm tích các đá vây quanh. Các tính chất vật lý của đá như: độ dẻo và độ giòn, tính dễ biến dạng, độ thấm nước… cũng như hoạt tính hóa học quyết định đến hình thái các thân quặng nằm trong các đá đó.

Kiến Trúc Trường Quặng Địa Chất Ak54 MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết thì các loại khoáng sản có liên quan mật thiết với cấu trúc địa chất trong vỏ trái đất, cụ thể là những nơi có cấu trúc địa chất đặc biệt trong bình đồ kiến tạo của các khu vực trong vỏ trái đất thường là vị trí các trường quặng và mỏ quặng xuất hiện. Nếu xem quá trình tạo quặng nội sinh là khâu cuối cùng của chu trình hoạt động nội sinh của mỗi khu vực thì các quá trình kiến tạo magma cũng như các quá trình địa chất – địa hóa diễn ra trước đó đã tạo nên bình đồ kiến trúc khu vực, trên đó có những vị trí thường thuận lợi cho việc định vị và hình thành các mỏ trường quặng. Hình dạng của các thân quặng không những phụ thuộc vào các yếu tố kiến tạo, mà còn phụ thuộc vào thành phần trầm tích các đá vây quanh. Các tính chất vật lý của đá như: độ dẻo và độ giòn, tính dễ biến dạng, độ thấm nước… cũng như hoạt tính hóa học quyết định đến hình thái các thân quặng nằm trong các đá đó. Bài tiểu luận gồm các phần chính sau: Phần 1: Khái quát chung về trường quặng Phần 2: Khái niệm kiến trúc trường quặng và phân loại các kiểu kiến trúc trường quặng Phần 3: Các kiểu kiến trúc trường quặng Đặc điểm phân bố các mỏ khoáng trong mỏ trái đất mang tính quy luật khách quan, do các yếu tố địa chất xuất hiện trong quá trình phát triển lịch sử tiến hóa của trái đất thuận lợi cho việc thành tạo các mỏ khoáng. Thực tế cho thấy về phương diện cấu trúc địa chất, các trường mỏ quặng thường xuất hiện những nơi có đặc điểm cấu trúc đặc biêt(dị thường) khác với chỗ khác như hoạt động magma, đứt gãy, tầng đá thuận lợi, nếp uốn khác với xung quanh. Những điều kiện đặc biệt này thuận lợi cho việc tích tụ khoáng sản. Sinh viên: Kiến Trúc Trường Quặng Địa Chất Ak54 PHẦN I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRƯỜNG QUẶNG Môn học “kiến trúc trường quặng” là tên gọi thông dụng của môn học “kiến trúc các trường và mỏ quặng nội sinh”. Việc nghiên cứu kiến trúc trường quặng dựa vào những cơ sở lý thuyết ban đầu do W.Nowhouse và V. Kreiter đề xướng vào những năm 1941, 1942 và không ngừng phát triển để trở thành một ngành khoa học độc lập trong loạt các khoa học về Trái đất. Ở Việt Nam, môn học được giảng dạy lần đầu tiên cho sinh viên khoa Địa Chất – Địa lý Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội ( Nay là trường Đại học Khoa học Tự Nhiên) vào năm 1978 và sinh viên khoa Địa Chất, Trường Đại học Mỏ - Địa Chất Hà Nội vào năm 1987. Công tác tìm kiếm – thăm dò các mỏ và trường quặng thực chất là quá trình điều tra mối liên quan giữa các yếu tố kiến trúc với quặng hóa, đi từ khái quát tới chi tiết. Tương ứng với quá trình trên là quá trình đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản từ tỉ lệ nhỏ - trung bình – tỉ lệ lớn. Kiến trúc trường quặng với hệ phương pháp nghiên cứu của mình được vân dụng trong các giai đoạn tìm kiếm mỏ và trường quặng ứng với công tác đo vẽ địa chất tỉ lệ lớn nhằm làm sáng tỏ vai trò khống chế quặng hóa của các yếu tố kiến trúc trong phạm vi một trường quặng. Nói cách khác : “Kiến trúc trường quặng là một ngành khoa học độc lập có nhiệm vụ nghiên cưú vai trò khống chế quặng hóa của các yếu tố kiến trúc trong phạm vi một mỏ, trường quặng làm cơ sở cho công tác dự báo và tìm kiếm thăm dò các mỏ và trường quặng”. 1. Khái niệm về trường quặng. Các diện tích chứa quặng theo quy mô được chia thành các đơn vị chứa quặng khu vực và địa phương. Thuộc các đơn vị chứa quặng khu vực có đai quặng, tỉnh quặng và miền quặng. Thuộc về các đơn vị chứa quặng địa phương gồm có: vùng quặng, đới quặng, nút quặng, trường quặng, và mỏ quặng. Khái niệm về trường quặng được hình thành trong một quá trình rất lâu dài. Ban đầu, trường quặng được hiểu là một diện tích chứa quặng rộng vài chục kilomet vuông, trong đó có các mỏ quặng ( CA, Betccbtin, 1939). Đa số các nhà địa chất xem trường quặng là diện tích chứa quặng không lớn lắm ( ít khi tới 100km 2 ), trong đó chứa các mỏ quặng gần gũi nhau về thời gian và điều kiện thành tạo ( V.Kreiter, 1958; A.Coroliov, 1900; …). Trên thực tế, trường quặng thường là một thể địa chất độc lập có ranh giới rõ ràng, có tính biệt lập trên khung cấu trúc của khu vực. Các ranh giới tự nhiên có thể là bề mặt đứt gãy, các thể đá mạch hoặc đai cơ. Trong phạm vi trường quặng có thể tồn tại một hay nhiều khu vực phát triển tập trung quặng hóa có quy luật xác định, tách biệt với nhau bằng nhũng diện tích không hoặc khoáng hóa yếu. Một trường quặng có thể tồn tại một loại khoáng sản tự nhiên hay và ba loại khoáng sản khác nhau. Sinh viên: Kiến Trúc Trường Quặng Địa Chất Ak54 Khái niệm trường quặng được hình thành trong một quá trình lâu dài. Ban đầu trường quặng được biểu hiện là một diện tích chứa quặng rộng. Hiện nay có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trong một trường quặng có thể chỉ có một mỏ, cũng có thể một vài mỏ khác nhau, vì vậy trong nghiên cứu kiến trúc trường quặng không cần phải tách biệt những khái niệm trường và mỏ quặng. Một cách khái quát có thể hiểu “trường quặng là một thể địa chất cụ thể hay một khu vực của vỏ Trái đất có ranh giới xác định trong đó phát triển tập trung các biểu hiện quặng hóa nội sinh gần gũi nhau về thời gian và điều kiện thành tạo”. PHẦN 2 KHÁI NIỆM KIẾN TRÚC TRƯỜNG QUẶNG VÀ PHÂN LOẠI CÁC KIỂU KIẾN TRÚC TRƯỜNG QUẶNG Sinh viên: Kiến Trúc Trường Quặng Địa Chất Ak54 1. Khái niệm kiến trúc trường quặng. Kiến trúc trường quặng là tổ hợp các yếu tố cấu trúc địa chất quyết định điều kiện hình thành và phân bố quặng hóa trong phặm vi trường quặng. Các yếu tố cấu trúc tham gia vào kiến trúc các trường quặng gồm các phá hủy kiến tạo (đứt gãy, khe nứt kiến tạo), các kiến trúc nếp uốn, thành phần và đặc tính cơ lý của đá vây quanh, các thân quặng, tính phân đới của các tổ hợp khoáng vật trong trường, mỏ và trong chính thân quặng. Kiến trúc trường quặng gồm các yếu tố cấu trúc chứa và không chứa quặng nhưng đều có vai trò nhất định đối với việc định chỗ các thân và trường quặng trong không gian. Kiến trúc trường quặng hình thành trong quá trình phát triển địa chất lâu dài và gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển kiến trúc khu vực. 2. Phân loại các kiểu kiến trúc trường quặng. Theo thời gian đã hình thành 2 khuynh hướng phân loại các kiểu kiến trúc trường quặng: phân loại theo hình thái ( V.Kreiter, 1960; A.Veliky, 1961; V.Xmirnov, 1981; X.Vakhromeev, 1973) và theo nguồn gốc ( G.Yacovlev, 196, 1978; F.Volfson và P.Yacovlev, 1975, 1984). Ngày nay, đa số các nhà nghiên cứu tiến hành phân loại các kiến trúc trường quặng theo nguyên tắc kết hợp giữa những đặc điểm hình thái với điều kiện thành tạo chúng. Theo hướng này các kiểu kiến trúc trường quặng được chia thành 4 nhóm chính gồm: Nhóm kiến trúc kiến tạo sinh, nhóm kiến trúc kiến tạo magma sinh, nhóm kiến trúc magma sinh và nhóm kiến trúc biến sinh. • Bảng phân loại các kiểu kiến trúc trường quặng cơ bản. Nhóm Phụ nhóm Kiểu kiến trúc trường quặng Các kiểu kiến trúc chứa quặng và hình dạng các thân quặng Thí dụ các trường quặng Kiến tạo sinh Kiến trúc uốn nếp 1. Trong những nếp uốn ép dọc - Các thân quặng yên ngựa trong các khe nứt tách lớp, ở bản lề các nếp lồi. - Các vỉa, thấu kính, mạch trong các khe nứt ở vòm các nếp lồi. - Các vỉa, ổ trong các nếp uốn bị chặn - Các vỉa trong những lớp đá dễ bị thẩm thấu trên cách các lớp uốn bị đứt gãy cắt qua -Bendigo (Úc) -Cadamji (Liên Xô cũ) -Jijicrut (Liên Xô) -Khaiđarcan (Liên xô) -Nikitopca (Liên Xô) 2. Trong những nếp uốn ép ngang - Các mạch và vỉa trong vòm những nếp uốn khối tảng - Các vỉa, mạch và thân quặng chữ S trong các nếp oằn ở rìa những nếp lồi - Các mạch và mạng mạch trong những nếp uốn -Gurđarrino (Liên xô) -Brich-Mulla (Liên Xô) -Chacurac Sinh viên: Kiến Trúc Trường Quặng Địa Chất Ak54 Kiến trúc đứt đoạn 3. Trong những khối kiến tạo hình nêm bị nén ép - Các mạch trong những khe nứt cắt dạng bậc Thang -Sơn Dương 4. Trong những đứt gãy lớn có các khe nứt lông chim - Các mạch trong những khe nứt lông chim - Các trụ, ống trong chỗ đứt gãy cắt qua các tầng đá thuận lợi - Các mạch trong những đứt gãy cổ có cấu trúc phức tạp -Suncan (Liên Xô) -Madan (Bungari) 5. Trong những nút cắt nhau - Các trụ và ống ở nơi đứt gãy cắt nhau - Các mạng mạch trong những khe nứt đi kèm -Canxai (Liên Xô) -Katjaran 6. Trong những đứt gãy cắt - Các mạch và ổ ở nơi đứt gãy mở ra - Các mạch và mạng mạch trong những khe nứt -Xađon (Liên Xô) -Chagan-uzua Kiến tạo magma sinh 7. Trong các kiến trúc vòm - Các mạch và vỉa trong những đới cà nát và khe nứt đồng tâm và tỏa tia -Pia Oắc -Ngân Sơn Magma sinh Xâm nhập 8. Trong đới tiếp xúc của các khối xâm nhập grabiotit - Các mạch vỉa thấu kính skarnơ trong đới ngoại tiếp xúc - Các mạch và mạng mạch ở đỉnh các vòm granit - Các mạch và mạng mạch trong những khe nứt hậu magma của các khối granitoit -Liaga (Liên Xô) -Thạch Khê -Xinovetx (Checoslovakya) -Judino (Liên Xô) -Claimacs (L. Xô) Magma sinh Xâm nhập 9. Trong các khối xâm nhập phân vỉa - Các vỉa và mạch trong các khối xâm nhập mafic và siêu mafic - Các vỉa trong những khối xâm nhập kiềm -Busvenđơ (Nam Phi) -Noriaxo (L.Xô) Núi Chúa Lovozerơ (L.Xô) 10. Trong những khối xâm nhập đa pha cấu tạo vòng phức tạp - Các mạch bán vòng tròn trong những khối xâm nhập kiềm - Các thân cacbonatit vòng trong các phức hệ xâm nhập siêu mafic-kiềm -Khibin (L.Xô) -Copdo (Liên Xô) -Alachơ (Thủy Điển) Phun trào 11. Trong các vòm núi lửa - Mạch và mạng mạch trong các vòm trên họng núi lửa -Traxinvani (Rumani) 12. Trong các trũng núi lửa - Các mạch, trụ, ống trong những kiến trúc kiểu Canđera -Xilvorton (Mỹ) 13. Trong những kiến trúc họng - Các mạch và mạng mạch trong các họng núi lửa - Các mạch và trụ trong những ống nổ núi lửa -Pilares (Mexico) -LaColorado Biến chất sinh 14. Các trường quặng bị biến chất -Broken-Hill (Úc) 15. Các trường quặng biến chất -Kareli (Liên Xô) -Thạch khoán 16. Các trường quặng siêu biến chất Sinh viên: Kiến Trúc Trường Quặng Địa Chất Ak54 PHẦN 3 CÁC KIỂU KIẾN TRÚC TRƯỜNG QUẶNG Chương 1: Kiểu kiến trúc nếp uốn. 1. Phân loại nếp uốn Nếp uốn là một dạng kiến trúc rất phổ biến trong các môi trường và mỏ quặng, chúng được hình thành trong những thời gian địa chất khác nhau và có vai trò quan trọng định vị các trường quặng. trong giáo trình địa chất cấu tạo đã trình bày khá chi tiết về dạng kiến trúc này cũng như việc phân loại chúng theo hình thái và nguồn gốc, kiến trúc trường quặng nghiên cứu các nếp uốn và vai trò khống chế quặng hóa của chúng trên cơ sở phân loại dạng kiến trúc này dựa vào cơ chế thành tạo. - Căn cứ vào cơ chế thành tạo được kiểm chứng qua kết quả thí nghiệm người ta chia nếp uốn ra 2 loại: nếp uốn ép dọc và nếp uốn ép ngang. Nếp uốn ép dọc được thành tạo khi lực gây uốn nếp có phương song song hoặc trùng với bề mặt phân lớp của đá tạo nên nếp uốn . các nếp uốn ép dọc rất phổ biến trong thực tế. Nếp uốn ép ngang được thành tạo khi lực gây uốn nếp có phương vuông góc với mặt phân lớp của đá tạo nếp uốn. trong thực tế các nếp uốn ép ngang ít phổ biến hơn dưới dạng các nếp uốn đơn lẻ có vòm thoải liên quan với vận đông magma xâm nhập, vận Sinh viên: Kiến Trúc Trường Quặng Địa Chất Ak54 động khối tảng và ít hơn là sự thành tạo các vòm muối cơ chế hình thành các loại nếp uốn được thể hiện ở hình 1. Hình 1: cơ chế hình thành các nếp uốn ép dọc (a)và ép ngang (b). 2. Đặc điểm nếp uốn ép dọc và trường quặng trong chúng Dưới tác dụng của lực kiến tạo có phương song song với bề mặt phân lớp, các lớp bị uốn cong và xiết trượt lên nhau làm xuất hiện các khe tách lớp ở phần bản lề nối tiếp giáp giữa các lớp vối nhau về tính chất cơ lý. Các lớp đá dẻo bị dồn từ 2 cánh về phía bản lề làm cho bề dày ở đây tăng lên tạo nếp uốn đồng dạng. Trong trường hợp lớp đá dẻo nằm kẹp bởi hai lớp cứng chính. Phần bản lề bị căng giãn và hình thành những khe nứt cắt. Bình đồ biến dạng ứng với nếp uốn ép dọc có trục A thẳng đứng, trục C nằm ngang vuông góc với mặt trục nếp uốn, trục B song song với đường bản lề của nếp uốn. Nếp uốn bị chặn ở (hình 2) là dạng đặc biệt của nếp uốn ép dọc, phần đất dá ở hai đầu bị cố định (các đai cơ hoặc thể xâm nhập) không xiết trượt tự do được do vậy phần trung tâm các lớp bị dồn cong tạo thành các nếp uốn nhỏ dạng bướu trong nếp uốn lớn. Hình 2 :Cơ chế hình thành nếp uốn bị chặn a)vị trí ban đầu của các vỉa b)thí nghiệm đơn giản nhất Ngoài thực địa có thể nhận biết nếp uốn dọc nhờ vào kích thước và hình dạng của chúng. Các nếp uốn dọc thường có dạng tuyến và liên kết với nhau tạo thành các đới hoặc các miền uốn nếp rộng lớn. Trong nếp uốn ép dọc, có thể gặp 4 kiểu kiến trúc chứa quặng sau đây : - Những thân quặng dạng yên ngựa trong khe tách lớp phát triển ở bản lề các nếp lồi. - Những thân quặng dạng vỉa, dạng thấu kính và dạng mạch trong các khe nứt ở vòm các nếp lồi. - Các vỉa, ổ quặng trong cách nếp uốn bị chặn Sinh viên: Kiến Trúc Trường Quặng Địa Chất Ak54 - Các vỉa trong đá dễ thấm, trên cánh các nếp uốn bị các đứt gãy xuyên cắt. Các trường quặng trong nếp uốn ép dọc xuất hiện ở nhiều vùng kiến tạo - sinh khoáng khác nhau, trong các thành tạo địa chất có tuổi khác nhau. Hình 3: Trường quặng trong kiến trúc nếp uốn Hình 4: Kiến trúc nếp uốn thuận lợi cho tạo quặng *Dưới đây là một số ví dụ minh họa: a)Trường quặng vàngBbenđigo (Úc) Trường quặng Benđigo thuộc bang Victoria của nước Úc. Tham gia vào cấu trúc đại cahast trường quặng chủ yếu là tầng đá phiến và cát kết tuổi Ocđovic. Các đá này bị vò nhàu biến dạng mạnh mẽ tạo thành các nếp uốn đẳng tà dốc đứng với đường trục nằm ngang hơi thoải và gợn sóng. Quặng hóa vàng chủ yếu phát triển trong bản lề các nếp lồi, đôi khi trong cánh của một số nếp lõm. Trên mặt cắt, các thân quặng Au- thạch anh dạng yên ngựa chồng xếp lên nhau trong phần vòm các nếp lồi rộng khoảng 30m và xuống sâu tới 1400m (hình 3) Sinh viên: Kiến Trúc Trường Quặng Địa Chất Ak54 Hình 3: các thân quặng vàng - thạch anh dạng yên ngựa nhiều tầng trong mỏ Bendigo(Úc) 1)đá phiến và cát kết; 2)mạch quặng ; 3)đứt gãy ngang; 4)đai cơ. Các thân quặng Au - thạch anh đôi khi chứa một lượng nhỏ các sunfua như pyrite, acsenopizit, galenit, xfalerit, pirotin… được thành tạo theo phương thức lấp đầy các khe hở tách lớp giữa các vỉa đá phiến và cát kết. b)Trường quặng Hg - Sb Jijicrut (Liên Xô cũ) Hình 4 là một mặt cắt qua trường quặng Hg –Sb Jijicrut. Giữa phức hệ cacsbonat (S 2 – D 2 ) và tầng lục nguyên ( D 2 – C 1 ) có không chỉnh hợp góc và tầng dăm kết bị thạch anh hóa. Tầng dăm kết chủ yếu được cấu thành bởi các đá cacbonat dập vỡ có về dày dao động từ vài phần mét đến vài chục mét và là tầng chứa quặng chính. Ở đới tiếp xúc giữa đá lục nguyên và cacbonat phát triển các nếp uốn kéo theo cho thấy phần nhân của nếp uốn chính bị trượt về phía nam (V. Chernysev và I. koric, 1973). Toàn bộ nếp uốn, nhất là phần phía nam bị cắt phá bởi các đứt gãy khá dốc, trong đó có những đưuts gãy nghịch á vĩ tuyến và những đứt gãy chờm nghịch phương đông bắc - tây nam. Các thân quặng dạng vỉa, thấu kính, mạch khá dầy tập trung trong những khu vực có nhiều đứt gãy cắt qua tầng dăm kết chứa quặng nói trên. Hình 4: Mặt cắt qua trường quặng thủy ngân - antimoan Jijicrut (theo I.korin, V.chernysev, k.kharkevich) 1)đá vôi và đolomit (S 2 -D 1 ); 2)đá vôi (D 1 ); 3)đá phiến và đá vôi (D 3 -C 1 ) 4)đá vôi (C 1 ); 5) dăm thạch anh - silic giữa tầng ; 6)đá phiến và cát kết (J) 7)đứt gãy ; 8)nết uốn kéo theo; 9)hướng dịch chuyenr các vỉa; 10) đứt gãy chờm nghịch alpi; 11)ranh giới các lớp(a) và đứt gãy (b)đã bị xói mòn. Để minh họa cho các trường quặng trong nép uốn ép dọc, chúng tôi dẫn mặt cắt qua trường quặng Hg-Sb khaiddarcan và mặt cắt qua trường quặng Nikitopca (hình 5 và 6). Trong đó ở hình 5 thể hiện các vỉa và ổ quặng trong nếp uốn bị chặn, hình 6 thể hiện các vỉa quặng trong cánh nếp uốn nơi có đứt gãy cắt qua tầng đá thuận lợi. Sinh viên: Kiến Trúc Trường Quặng Địa Chất Ak54 Hình 5: Quặng hóa Hg - Sb trong mỏ Khaiddarcan a) Tách lớp ở bản lề nếp lồi b) Tách lớp trên cánh nếp lồi 1)đá vôi tấm mỏng; 2)đá phiến; 3)đá bị thạch anh hóa chứa quặng hóa thủy ngân và antimoan Sinh viên: [...]... xâm nhập cũng đồng thời là các yếu tố khống chế quặng Đi cùng với nhóm này gặp 3 kiểu kiến trúc trường quặng chính: - Trường quặng ở đới tiếp xúc của các khối granitoit - Trường quặng trong khối xâm nhập phân vỉa - Trường quặng trong các khối xâm nhập đa pha cấu tạo đa vòng a Trường quặng ở đới tiếp xúc của các khối granitoit Sinh viên: Kiến Trúc Trường Quặng Địa Chất Ak54 Hình26 : Mặt cắt mỏ sắt Thạch... các trường, mỏ quặng trong các đứt gãy phụ thuộc vào các yếu tố cục bộ như các tầng đá thuận lợi, hình thành các kiến trúc, các màn chắn dung dịch nhiệt dịch Hình 50: Sơ đồ siêu biến chất các trương quặng trong khu vực Hình 51: Trường quặng siêu biến chất Sinh viên: Kiến Trúc Trường Quặng Địa Chất Ak54 KẾT LUẬN Như vậy, các kiểu kiến trúc trường quặng nói trên khống chế sự phân bố của các thân quặng. .. của vỏ trái đất Điều kiện thành tạo các trường và mỏ quặng biến chất rất đa dạng trong đó yếu tố biến chất khu vực chiếm vị trí trọng yếu nhất trong việc hình thành những kiến trúc các trường quặng biến chất *Theo V.Kazansky (1982) phân ra 3 kiểu kiến trúc: - Các trường quặng bị biến chất - Các trường quặng biến chất - Các trường quặng sau biến chất a Các trường quặng bị biến chất Quá trình biến chất... Trường quặng trong các kiến trúc đứt đoạn Các trường và mỏ quặng liên quan với các đứt gãy và khe nứt rất phổ biến, đa dạng và tạm xếp vào 4 kiểu chính (Vũ Xuân Độ 1991) - Các trường quặng trong những khối kiến tạo nén ép hình nêm Các trường quặng trong các đứt gãy lớn có ngững khe nứt lông chim đi kèm Trường quặng trong các nút giao nhau của các đứt gãy - Trường quặng trong các đứt gãy cắt a Các trường. .. Thân quặng Sinh viên: Kiến Trúc Trường Quặng Địa Chất Ak54 Hình 24: Sự thành tạo mỏ nhiệt dịch trong các khe nứt Chương 3: Các kiểu kiến trúc magma xâm nhập Xếp vào yếu tố kiến trúc này gồm các khối magma xâm nhập có thành phần khác nhau, các thể á núi lửa và các họng núi lửa Ở các mức độ khác nhau các kiến trúc kể trên đều thể hiện các vai trò khống chế vị trí các trường và mỏ quặng Hình 25: Trường quặng. .. xuất hiện các trụ quặng chất lượng cao, trong đó các sunfua chì kẻm cộng sinh với hendenbegit Quặng hóa hình thành theo phương thức biến chất trao đổi thay thế c Trường quặng trong các nút giao nhau của các đứt gãy Kiểu kiến trúc trường quặng này đực trưng cho các trường mỏ quặng của thiếc, chì, kẻm và ít hơn là quặng manhetit Ở đây thường gặp 2 kiểu kiến trúc chứa quặng là các trụ quặng ở các giao... trong kiến trúc magma xâm nhập Sinh viên: Kiến Trúc Trường Quặng Địa Chất Ak54 Hình 35: Sơ đồ mỏ fegmatit trong kiến trúc magma xâm nhập Hình 36: Sơ đồ mỏ magma xâm nhập Chương 4: Các kiểu kiến trúc magma phun trào Trên những diện tích phát triển những magma phun trào đã phát hiện hàng loạt mỏ kim loại màu, quý, hiếm, urani, sắt…trong đó có nhiều mỏ có quy mô lớn Các kiểu kiến trúc trường và mỏ quặng. .. vào điều kiện địa chất và cấu trúc công trình núi lửa trong các diện tích chứa quặng - Trường quặng trong các vòm núi lửa - Trường quặng trong các trũng núi lửa - Trường quặng trong các kiến trúc họng và á xâm nhập á núi lửa a Trường quặng trong các vòm núi lửa Vòm núi lửa là cấu trúc dương được cấu thành từ các đá phun trào bị các thể họng và đá phun trào xuyên cắt Trong trường hợp xâm thực không sâu,... các hệ khe nứt đi kèm: - Các mạch trong những khe nứt lông chim - Các kiến trúc chứa quặng và hình dáng thân quặng trong các trụ, ống trong chổ đứt gãy cắt qua các tầng đá thuận lợi - Các mạch trong những đứt gãy cổ có cấu trúc phức tạp Hình 17 là sơ đồ kiến trúc trường quặng Sb –Hg SunCan của Liên Xô Hình 17: Sơ đồ kiến trúc trường quặng SunCan (theo V.Fedochuc) 1 Đá phến (C2-3) ; 2 Cuội kết(C2-3) ;... ở những miền này Hình : Sơ đồ nếp uốn và trường quặng trong chúng *Dưới đây là một số ví dụ minh họa: a )trường quặng thủy ngân - antimoan Gurđarino Sinh viên: Kiến Trúc Trường Quặng Địa Chất Ak54 Trường quặng Gurđaririno có cấu trúc nếp lồi địa lũy có dạng hộp được giới hạn bởi những đứt gãy lớn á kinh tuyến về phía đông và phía tây Hình 7: Mặt cắt qua trường quặng thủy ngân - antimoan Gurđarino 1)đá . KHÁI NIỆM KIẾN TRÚC TRƯỜNG QUẶNG VÀ PHÂN LOẠI CÁC KIỂU KIẾN TRÚC TRƯỜNG QUẶNG Sinh viên: Kiến Trúc Trường Quặng Địa Chất Ak54 1. Khái niệm kiến trúc trường quặng. Kiến trúc trường quặng là tổ. Sinh viên: Kiến Trúc Trường Quặng Địa Chất Ak54 PHẦN I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRƯỜNG QUẶNG Môn học kiến trúc trường quặng là tên gọi thông dụng của môn học kiến trúc các trường và mỏ quặng nội. chính gồm: Nhóm kiến trúc kiến tạo sinh, nhóm kiến trúc kiến tạo magma sinh, nhóm kiến trúc magma sinh và nhóm kiến trúc biến sinh. • Bảng phân loại các kiểu kiến trúc trường quặng cơ bản. Nhóm

Ngày đăng: 27/10/2014, 14:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan