Đề thi thử TN THPT môn Văn 2

7 375 0
Đề thi thử TN THPT môn Văn 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD & ĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNH VƯƠNG * THAM KHẢO ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MÔN THI : NGỮ VĂN THỜI GIAN: 150 PHÚT I) PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1 ( 2,0 điểm) Anh (chị) hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô-lô-khốp. Câu 2 ( 3,0 điểm ) Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng nghiện ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét trong giới trẻ hiện nay. II) PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu ( câu 3.a hoặc câu 3.b ) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm ) Phân tích nhân vật Việt và Chiến trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi để thấy được vẻ đẹp của tuổi trẻ miền Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. ( phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục – 2008). Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao ( 5,0 điểm ). Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH DƯƠNG THAM KHẢO ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Môn thi : NGỮ VĂN - Giáo dục Trung học phổ thông ♣ ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Đáp án Điểm PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của M.Sô-lô- khốp. a) Cuộc đời - Mi-khai-in A-lếch-xan-đrô-vích Sô-lô-khốp (1905-1984) là nhà văn Nga lỗi lạc, đã được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học. - M. Sô-lô-khốp sinh trưởng tại vùng sông Đông. Ông tham gia cách mạng từ rất sớm. Trong chiến tranh chống phát xít, ông là phóng viên mặt trận. b) Sự nghiệp: - Tác phẩm tiêu biểu: Truyện sông Đông, Sông Đông êm đềm, Số phận con người… -Tác phẩm của M. Sô-lô-khốp thể hiện cách nhìn chân thực về cuộc sống và chiến tranh. 0,25 0,75 0,5 0,5 Câu 1 (2,0 đ) Lưu ý: Thí sinh có thể sắp xếp theo nhiều cách nhưng phải nêu đủ các ý trên, diễn đạt rõ ràng thì mới được điểm tối đa. Viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ ) trình bày ý kiến về hiện tượng nghiện ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét trong giới trẻ hiện nay. a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận 0,5 - Giải thích : Nghiện ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét là hiện tượng ham thích đến mức thành thói quen khó bỏ sẽ gây ra những tác hại to lớn . 0,25 - Tác dụng của ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét: đem đến cho con người niềm vui giải trí và cung cấp thông tin. - Mặt trái của ka-ra-ô-kê, in-tơ-nét, và hậu quả của việc nghiện ka-ra-ô- kê, in-tơ-nét + Mất thời gian, sức khỏe, tiền bạc, học tập giảm sút, năng suất lao động thấp… + Dễ sa vào tệ nạn xã hội, người thân xa lánh… đánh mất tương lai. 0,25 0,5 Câu 2 (3,0 đ) - Nguyên nhân: + Chưa xác định được lý tưởng sống đúng đắn, ham vui chơi, đua đòi, lười biếng, quen thói hưởng thụ + Chưa được giáo dục tốt. - Bình luận: + Phê phán những tác hại của hiện tượng nghiện ka-ra-ô-kê và in-tơ- nét + Nêu những tấm gương học tập tốt, biết sử dụng những hoạt động đó vào việc có ích, phù hợp. 0,5 0,5 - Khẳng định vấn đề, phương hướng hành động của bản thân. + Nhận xét chung: Nghiện bất cứ thứ gì cũng là thói xấu. Tuổi trẻ cần phải kiên quyết lánh xa và nói không với mọi cám dỗ. + Đưa ra thái độ, hành động đối với hiện tượng: Ý thức của bản thân mỗi người ( Biết nghiêm túc thực hiện thời gian học tập, lao động, vui chơi hợp lí, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, thể dục thể thao lành mạnh…), sự quan tâm của xã hội, gia đình, nhà trường. 0,5 Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức - Nếu học sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm) Theo chương trình Chuẩn: Phân tích nhân vật Việt và Chiến trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi để thấy được vẻ đẹp của tuổi trẻ miền Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi ( phân tích nhân vật ) Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả. dùng từ, ngữ pháp. Câu 3a (5,0 đ) b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận 0,5 - Hoàn cảnh chung của hai nhân vật: xuất thân trong một gia đình có truyền thống chống ngoại xâm, chiu nhiều đau thương mất mát, một lòng một dạ hướng về cuộc kháng chiến, quyết tâm giết giặc trả thù nhà đền nợ nước 1,0 - Nhân vật Việt: + Tính tình hồn nhiên, ngây thơ, hiếu động. + Giàu tình cảm với gia đình, rất mực thủy chung với quê hương và cách mạng. + Căm thù giặc sâu sắc, khao khát chiến đấu giết giặc, có tinh thần dũng cảm. 1,5 - Nhân vật Chiến: + Tính cách đa dạng: vừa là cô gái mới lớn thích làm duyên, tính khí còn trẻ con vừa là người chị biết nhường em, biết lo toan tính toán việc nhà. + Có những nét giống mẹ về ngoại hình, kế thừa mẹ tính đảm đang, tháo vát, tính gan góc, dũng cảm. + Được trực tiếp cầm súng chiến đấu với đầy quyết tâm “ giặc còn thì tao mất ” 1,5 - Đánh giá chung + Tính cách nhân vật được khắc họa đậm nét, tâm lý được miêu tả sắc sảo, ngôn ngữ phong phú góc cạnh, đậm chất Nam Bộ + Việt và Chiến có những nét riêng xuất phát từ giới tính và vị trí trong gia đình nhưng có cùng chung những đặc điểm: giàu tình nghĩa, thủy chung son sắt với quê hương và cách mạng; căm thù giặc sâu sắc; gan góc dũng cảm, khao khát được chiến đấu giết giặc trả thù cho quê hương, cho gia đình > vẻ đẹp của tuổi trẻ miền Nam thời chống Mỹ. => Chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn cho con người Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 0,5 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Theo chương trình Nâng cao Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả. dùng từ, ngữ pháp. b.Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận 0,5 Câu3b (5,0 đ) - Cây xà nu hiện lên trong tác phẩm trước hết như một loài cây đặc thù, tiêu biểu của miền đất Tây Nguyên. Mở đầu và kết thúc tác phẩm cũng bằng hình ảnh của cây xà nu. 0,25 - Cây xà nu được miêu tả gắn bó với con người Tây Nguyên + Gắn bó với những sinh hoạt hàng ngày, với suy nghĩ cảm xúc. + Gắn bó với những sự kiện trọng đại của buôn làng. 0,25 - Cây xà nu tượng trưng cho số phận và phẩm chất của con người Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ: + Mở đầu tác phẩm, là hình ảnh rừng xà nu nằm trong tầm đại bác của đồn giặc, nằm trong sự hủy diệt bạo tàn: Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào đồi xà nu cạnh con nước lớn. Xà nu hiện ra với tư thế của sự sống đang đối diện với cái chết, sự sinh tồn đối diện với sự hủy diệt. Từ chỗ tả thực, rất tự nhiên hình ảnh xà nu đã trở thành một biểu tượng: cuộc đụng độ của Xà nu chính là cuộc đụng độ lịch sử quyết liệt giữa làng Xô Man với bọn Mĩ – Diệm. 0,5 + Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đại bác của kẻ thù gợi nghĩ đến những mất mát đau thương mà đồng bào Xôman đã phải trải qua trong thời kì cách mạng miền Nam bị khủng bố khốc liệt (Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào là không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão). 1,0 + Trong bom đạn chiến tranh, thương tích đầy mình cây xà nu vẫn hiên ngang vươn lên mạnh mẽ không khuất phục trước kẻ thù, như người dân Tây Nguyên kiên cường bất khuất (trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy ). Sự sống tồn tại ngay trong sự hủy diệt. Cây xà nu đã tự đứng lên bằng sức sống mãnh liệt, bằng vẻ đẹp của tư thế hùng tráng, hiên ngang của mình (Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời), như người Xô man kiên cường, hết lòng trung thành với cách mạng: Người này ngã xuống, người khác thay thế, 1,0 + Cây xà nu rắn rỏi, ham ánh nắng mặt trời tựa như người Xô man chân thật, mộc mạc, phóng khoáng yêu cuộc sống tự do, hướng về đảng về cách mạng.( chúng phóng lên đón lấy ) 0,5 + Mở đầu là hình ảnh rừng xà nu, kết thúc là hình ảnh của những rừng xà nu đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời. Rừng xà nu bạt ngàn, rừng xà nu trùng trùng lớp lớp các thế hệ nối tiếp cũng chính là thể hiện sự gắn bó, sức mạnh đoàn kết và sự nối tiếp bất tận của các thế hệ, gợi liên tưởng đến sức sống vô tận, bền bỉ, bất diệt; tư thế kiêu hãnh, hùng tráng của con người Xô man nói riêng và người VN nói chung trong cuộc k/c chống Mĩ. Ấn tượng đọng lại trong kí ức người đọc mãi mãi chính là cái bát ngát của những cánh rừng xà nu kiêu dũng đó. (Có thể so sánh thêm với những "dòng sông" chảy về một "biển" trong Những đứa con trong gia đình để làm nổi bật cảm hứng sử thi. Mỗi rừng xà nu là một Xô man, cũng như mỗi dòng sông là một gia đình giàu truyền thống yêu nước như gia đình Việt). 0,5 - Đánh giá chung: + Cây xà nu tượng trưng cho số phận đau thương và phẩm chất anh hùng của dân làng Xô man nói riêng và nhân dân Tây Nguyên nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ; kết tinh giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm. + Được xây dựng với cảm hứng sử thi hoành tráng, bút pháp lãng mạn. + Thể hiện sự gắn bó sâu sắc với Tây Nguyên cũng như tài năng sáng tạo của nhà văn. 0,5 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và khiến thức. . TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNH VƯƠNG * THAM KHẢO ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MÔN THI : NGỮ VĂN THỜI GIAN: 150 PHÚT I) PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1 ( 2, 0 điểm). Trung Thành. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH DƯƠNG THAM KHẢO ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Môn thi : NGỮ VĂN - Giáo dục Trung học phổ thông ♣ ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Đáp. trong gia đình của Nguyễn Thi để thấy được vẻ đẹp của tuổi trẻ miền Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. ( phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục – 20 08). Câu 3.b. Theo chương

Ngày đăng: 27/10/2014, 06:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan