SKKN: Rèn cho học sinh kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả có hiệu quả

23 3.5K 6
SKKN: Rèn cho học sinh kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả có hiệu quả

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dạy văn miêu tả là dạy cho học sinh kỹ năng thực hành vận dụng khả năng sử dụng tiếng Việt và hiểu biết của mình để viết bài văn miêu tả. Văn miêu tả rèn luyện cho các em học sinh kỹ năng quan sát, kỹ năng sử dụng các giác quan một cách tinh tế, nhạy cảm để tiếp nhận tri thức phong phú từ cuộc sống.Dạy văn miêu tả góp phần giáo dục tình cảm thẩm mĩ cho học sinh (gợi ra những cảm xúc, tình cảm, những tình cảm cao thượng, đẹp đẽ của các em). Đặc biệt là phát triển ngôn ngữ cho các em, nắm chắc kiến thức làm văn miêu tả, các em thực sự có thêm điều kiện để tạo nên sự thống nhất giữa tư duy và tình cảm, ngôn ngữ và cuộc sống, con người, tự nhiên, xã hội.

ĐỀ TÀI: Rèn cho các em kĩ năng diễn đạt – kĩ năng viết văn miêu tả có hiệu quả cao nhất PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU Để tiến kịp với thời đại, phục vụ kịp thời cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giáo dục Tiểu học đã và đang trở thành mối quan tâm lớn của xã hội. Bậc tiểu học được coi là bậc học nền móng của hệ thống giáo dục quốc dân. Chất lượng giáo ____________________________________________________________________ ____NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC – 1 dục phụ thuộc rất nhiều vào kết quả đào tạo ở bậc tiểu học. Vì thế giáo dục tiểu học phải chuẩn bị tốt về mọi mặt để học sinh tiếp tục học lên các lớp trên. Cùng với sự phát triển các bộ môn khoa học khác, môn Tiếng việt nói chung cũng như phân môn Tập làm văn nói riêng ngày càng khẳng định được vị trí, nhiệm vụ của nó một cách rõ ràng cụ thể và đầy đủ. Dạy Tiếng việt nói chung và dạy phân môn Tập làm văn nói riêng như dạy kiến thức cơ bản, cung cấp những phương tiện, những cơ sở để học tốt các môn học khác. Thông qua phân môn Tập làm văn, học sinh tiểu học được làm quen với nhiều thể loại, nhiều kiểu bài như quan sát tranh và trả lời câu hỏi, kể chuyện tường thuật, viết thư,…song nổi bật lên tất cả là thể loại văn miêu tả, thể loại này chiếm phần lớn tổng số giờ dạy- học Tập làm văn. Dạy văn miêu tả là dạy cho học sinh kỹ năng thực hành vận dụng khả năng sử dụng tiếng Việt và hiểu biết của mình để viết bài văn miêu tả. Văn miêu tả rèn luyện cho các em học sinh kỹ năng quan sát, kỹ năng sử dụng các giác quan một cách tinh tế, nhạy cảm để tiếp nhận tri thức phong phú từ cuộc sống. Dạy văn miêu tả góp phần giáo dục tình cảm thẩm mĩ cho học sinh (gợi ra những cảm xúc, tình cảm, những tình cảm cao thượng, đẹp đẽ của các em). Đặc biệt là phát triển ngôn ngữ cho các em, nắm chắc kiến thức làm văn miêu tả, các em thực sự có thêm điều kiện để tạo nên sự thống nhất giữa tư duy và tình cảm, ngôn ngữ và cuộc sống, con người, tự nhiên, xã hội. Để làm được một bài văn đúng yêu cầu đề và làm hay, học sinh phải biết sử dụng những từ ngữ, cách đặt câu, viết đoạn, viết bài đúng và có sức gợi cảm. Những hình ảnh, những chi tiết đưa vào phải chân thực, sinh động gợi cảm, nghĩa là nó còn mang tư cách của một hình tượng nghệ thuật. Một bài văn miêu tả vừa có tư cách là một bài văn vừa có tư cách là một tác phẩm văn chương. Đây là vấn đề rất khó khăn đối với học sinh ở bậc tiểu học bởi các em còn hạn chế về trình độ, vốn từ và vốn sống. Để có thể giúp các em có năng lực, kỹ năng về viết văn nói chung và viết văn miêu tả nói riêng, một trong những biện pháp có hiệu quả đó là xuất phát từ thực tế bài văn ____________________________________________________________________ ____NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC – 2 của học sinh. Phương pháp dạy học tập làm văn chỉ ra rằng: đây là biện pháp gần gũi với học sinh, có khả năng tạo những say mê hứng thú cho học sinh và để lại những dấu ấn lâu bền, vững chắc trong tâm trí học sinh. Vì vậy trong việc dạy- học thể loại văn miêu tả xuất phát từ bài văn thực tế của học sinh để uốn nắn, điều chỉnh hình thành hiểu biết và kỹ năng làm văn cho học sinh càng trở nên cần thiết, quan trọng là không thể thiếu đối với giáo viên. Qua thực tế tìm hiểu năng lực diễn đạt của học sinh và trên bài viết của học sinh, tôi thấy các em mắc khá nhiều lỗi như : lỗi dùng từ, lối về câu (đặt câu thiếu chuẩn xác, viết những câu văn tối nghĩa) hay các em sử dụng các phương tiện, hình ảnh diễn đạt không phù hợp, bài viết còn sai lỗi chính tả nhiều,… Đứng trước tình hình này tôi muốn khảo sát tìm hiểu nguyên nhân do đâu mà các em mắc lỗi, từ đó tìm khắc phục sửa chữa và mở ra hướng đi cho học sinh trong việc rèn tập cho các em kĩ năng diễn đạt – kĩ năng viết văn miêu tả có hiệu quả cao nhất. 1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Trong việc làm văn nói chung và làm văn miêu tả nói riêng, thực tế viết văn của học sinh vẫn còn tồn tại các lỗi như: lỗi cấu trúc đoạn văn, lỗi huy động kiến thức, lỗi diễn đạt. Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu một số lỗi cơ bản về diễn đạt mà học sinh tiểu học thường mắc phải trong bài làm văn miêu tả như: -Lỗi dùng từ. -Lỗi đặt câu. -Lỗi sử dụng các hình ảnh diễn đạt và các biện pháp tu từ không chính xác. 2. Mục tiêu cần đạt theo yêu cầu chung: 2. 1 Mục đích ý nghĩa của đề tài. Xuất từ tầm quan trọng của đề tài, trên cơ sở xem xét các lỗi sai học sinh thường mắc phải, cố gắng tìm ra một số biện pháp khắc phục và sữa chữa các loại lỗi nhằm giúp học sinh có thể tránh được việc mắc lỗi trong quá trình viết một bài văn miêu tả đúng, chân thật sinh động và gợi cảm. ____________________________________________________________________ ____NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC – 3 2.2 Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 5 trường . 2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu: Với đề tài này, nhiệm vụ trước tiên là điều tra, khảo sát thực tiễn bài làm của học sinh, thống kê được lỗi của học sinh mắc phải. Dựa vào cơ sở lí luận để phân tích, đánh giá, xem xét từng loại lỗi, từ đó tìm ra nguyên nhân mắc lỗi và có giải pháp xử lý, khắc phục đối với từng loại lỗi. 2.4 Phương pháp nghiên cứu. -Phương pháp hệ thống : hệ thống hóa những kiến thức lý luận cần thiết để thấy được tính hệ thống của các đơn vị kiến thức và tính hệ thống của các phương pháp thực hiện. -Phương pháp thống kê, khảo sát: Trên cơ sở các bài văn của học sinh tiểu học lớp 5 thống kê các loại lỗi học sinh thường mắc phải và khảo sát loại lỗi sai đó. -Phương pháp phân tích ngôn ngữ : Phân tích các lỗi sai và tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi của học sinh, từ đó nêu cách khắc phục, sửa chữa. ____________________________________________________________________ ____NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC – 4 PHẦN II: KẾT QUẢ I. Cơ sở lý luận: 1.Con đường đi từ thực tế bài làm của học sinh để hình thành kỹ năng làm văn cho học sinh. Đây là một trong ba phương pháp đem lại hiệu quả thực tế cao trong việc giảng dạy Tập làm văn, vì chỉ thông qua việc chấm bài cho học sinh, tiếp cận bài viết của học sinh, người giáo viên mới nắm vững đối tượng học sinh của mình, thấy được cái đúng cái hay, cái tốt cần động viên khuyến khích học sinh cần phát huy. Mặt khác thấy được cái đở, cái hạn chế của học sinh trong việc việc vận dụng kiến thức lí thuyết vào bài viết của mình để giáo viên có biện pháp rèn tập, sửa chữa. Khi đi vào khảo sát thực tế (chấm bài làm văn của học sinh) giáo viên thấy rất rõ khả năng viết văn của học sinh thể hiện trên bài viết. Qua bài làm của học sinh, ta có thể thấy lời sai, có thể chỉ ra lỗi sai đó là gì, sai như thế nào…và trong đầu hình thành kiến thức đúng để chấm, kiểm tra sửa chữa cho các em. Trong khi làm bài, chúng ta thấy rằng học sinh thường không dễ dàng phát hiện ra lỗi sai của mình bởi không xác định rõ ý của mình, không xác định rõ ranh giới giữa thành phần này với thành phần kia. Một điều quan trọng hơn nữa là có khi không hiểu rõ những yêu cầu về thể loại văn bản mà mình đang tiếp cận. Trực tiếp nắm được bài làm của học sinh, qua sự phân tích chúng ta sẽ hình thành cách sửa chữa hợp lý cho các em để từ đó các em tránh được những lỗi sai giúp cho các em viết bài hoàn hảo hơn. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, con đường hình thành kiến thức kĩ năng làm văn cho học sinh xuất phát từ thực tế bài làm, từ việc khắc phục sửa chữa các lỗi sai trong bài viết của học sinh thường để lại những dấu ấn vô cùng sâu sắc trong tâm trí học sinh. Nó giúp học sinh khả năng khắc phục nhanh chóng và triệt để những sai sót tồn tại trong từng bài viết nếu biết nhận thức rõ lỗi sai của mình một cách cụ thể, đầy đủ. Từ đó giúp cho học sinh hình thành rèn luyện, bồi dưỡng những kiến thức , kĩ năng đúng, tốt đẹp trong việc làm văn. ____________________________________________________________________ ____NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC – 5 Để sản sinh được một bài văn miêu tả có hiệu quả và tránh được lỗi sai, học sinh cần nắm vững được quy trình ( các bước tạo lập văn bản). Đó là những kiến thức cơ bản học sinh cần phải có để trang bị cho kiến thức về tập làm văn trong nhà trường. 2. Bước định hướng : Khi tạo lập văn bản, người viết cần có định hướng rõ rệt cho văn bản hay nói đúng hơn là xác định rõ nhân tố giao tiếp bao gồm: -Nhân vật giao tiếp: người viết bài – học sinh, người đọc – trước hết là giáo viên chấm bài. Mục đích giao tiếp:thức hiện kiến thức đã tích lũy được qua các kĩ năng tạo lập văn bản ( dùng từ, đặt câu, dựng đoạn về tổ chức bài văn) để thông tin, trình bày và tái hiện một đối tượng, một vấn đề nào đó. -Nội dung giao tiếp ; thông qua việc tìm hiểu đề người làm bài cần xác định rõ: + Điều kiện, hoàn cảnh giao tiếp: Điều kiện về thời gian, không gian tài liệu, vốn hiểu biết của học sinh…khi viết bài. + Cách thức giao tiếp : Những yêu cầu, gợi ý về thể loại văn bản. 3. Bước lập đề cương ( hay còn gọi là lập dàn bài): Đề cương bao gồm những ý chính, những luận điểm cơ bản. Nó là nền tảng cho việc viết một văn bản hoàn chỉnh. Muốn lập được đề cương cần thực hiện theo trình tự công việc sau: + Xác lập các thành tố nội dung. +Sắp xếp các thành tố nội dung. + Trình bày đề cương. 4. Viết văn: Muốn viết văn bản cần phải dựa vào đề cương. Từ đề cương đã có người viết chuyển hóa thành văn bản. Để viết được văn bản hoàn chỉnh người viết phải vận dụng các khả năng dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, liên kết đoạn và viết thành văn bản hoàn chỉnh. 5. Kiểm tra và hoàn thiện văn bản: ____________________________________________________________________ ____NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC – 6 Khi viết xong văn bản người viết cần đọc, soát lại để kiểm tra văn bản, phát hiện những lỗi sai sót và tiến hành sửa chữa. II. Văn miêu tả và những yêu cầu cơ bản trong quá trình xây dựng bài văn miêu tả: 1.Khái niệm về văn miêu tả. 1.1 Thế nào là văn miêu tả: Văn miêu tả là văn dùng để tả sự vật hiện tượng…một cách sinh động cụ thể như nó vốn có, là lấy nét vẽ hoặc câu văn để biểu hiện trên trang viết của mình những lời bình luận, những ý kiến đánh giá chung chung trừu tượng về sự vật, về con người, về đối tượng miêu tả như : con mèo ấy đẹp lắm, cô gái ấy tốt lắm. Văn miêu tả là vẽ ra các sự vật, hiện tượng, con người một cách sinh động, cụ thể thông qua ngôn ngữ miêu tả. Miêu tả một cách sinh động cụ thể nhưng không phải là một sự sao chép máy móc mà đó là quá trình lao động công phu như: quan sát, ghi chép( có chọn lọc) những chi tiết, tình tiết lí thú trong hiện thực khách quan. Và từ hiện thực đó, người viết nhào nặn, gọt giũa cho sản phẩm của mình có giá trị nghệ thuật thật sự. Văn miêu tả giúp chúng ta nhìn những sự vật hiện tượng một cách rõ ràng tường tận. Trong văn miêu tả dù là tả một dòng sông, con đường hay con mèo, hay tả quang cảnh ngôi trường giờ tan học… đều hiện lên một cách phong phú, đa dạng tùy thuộc mức độ cảm nhận, tài năng viết văn của mỗi người, thuộc vào những rung động sâu xa của người viết đối với những gì họ nhìn thấy 1.2 Đặc điểm văn miêu tả: Chúng ta đã biết môn Tập làm văn là môn tích hợp các kiến thức của văn và tiếng Việt. Bởi lẽ để viết được một bài văn có chất lượng cao người viết phải có tâm hồn và tri thức, phải thuần thục các kĩ năng làm bài. Các yếu tố trên đây sẽ quyết định trị của bài văn. Vì vậy dạy làm văn cho học sinh tiểu học chúng ta phải chú ý rèn luyện cho học sinh cả hai mặt kĩ năng viết và tri thức, tâm hồn. Trong quá trình dạy học giáo viên không nên chỉ quan tâm đến việc rèn luyện kĩ năng mà quên mất việc cung cấp tri thức về cuộc sống, đặc biệt là rèn luyện về tâm hồn và cảm xúc cho các em. Thiếu một ____________________________________________________________________ ____NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC – 7 trong những yếu tố đó học sinh không thể nào viết được một bài văn miêu tả chân thật, sinh động và hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Với ý nghĩa đó môn làm văn miêu tả có các đặc điểm sau: -Văn miêu tả là loại văn sáng tác: mỗi bài tập làm văn là sản phẩm của một cá nhân. Người đọc tìm thấy ở các văn bản miêu tả những suy nghĩ, tình cảm, quan điểm tư tưởng, cách tả, cách diễn đạt khác nhau. - Để viết được bài văn miêu tả người viết phải quan sát đối tượng đang tồn tại trong đời sống thực. Từ đó các em in lại hình ảnh và diễn đạt lại hình ảnh đối tượng ấy trên trang viết thông qua nghệ thuật sử dụng ngôn từ một cách sinh động, tạo hình. - Văn miêu tả nhằm hướng dẫn cho học sinh biết cách nhận thức cuộc sống ấy bằng ngôn từ. Dạng văn miêu tả là dạy các em biết yêu quý môi trường, thiên nhiên, yêu quý con người, biết nhìn thấy cái đẹp, cái mới lạ ở đối tượng miêu tả. - Văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mĩ, chứa đựng tình cảm người viết. Đó là tình cảm yêu, ghét hay những ý kiến đánh giá, bình luận của người viết về đối tượng miêu tả. - Văn miêu tả sinh động và tạo hình: mọi bài văn miêu tả bao giờ cũng là sự gắn bó, hòa quyện cảm xúc chủ quan của người viết với thiên nhiên, với hiện thực khách quan. Người viết phải huy động vốn kiến thức của mình về ngôn ngữ để “ tô điểm” cho người và vật. Biết chọn lọc những chi tiết sống gây ấn tượng mạnh mẽ cho bài văn miêu tả. Ngôn ngữ của bài văn miêu tả bao giờ cũng là ngôn ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc. Khi văn miêu tả có được đặc điểm trên thì mới có khả năng chuyển tải được ý đồ của người viết, mới vẽ được sinh động đối tượng miêu tả. 1.3 Phân loại: Căn cứ vào đối tượng miêu tả người ta chia văn miêu tả thành những kiểu bài sau: -Tả đồ vật. -Tả cây cối. -Tả loài vật. ____________________________________________________________________ ____NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC – 8 -Tả cảnh sinh hoạt. 2. Những yếu tố cơ bản khi xây dựng một bài văn miêu tả: Làm văn miêu tả là tái tạo lại hình ảnh của đối tượng miêu tả bằng ngôn ngữ (nghệ thuật sử dụng ngôn từ). Khi xây dựng một bài văn miêu tả, người viết cần đảm bảo một số yêu cầu sau: Xác định số đối tượng miêu tả. Có hiểu biết tương đối đầy đủ về đối tượng. Biết cách tiếp cận đối tượng cần miêu tả: lựa chọn vị trí quan sát dựa trên những chỉ dẫn về phương diện lí luận (các loại bài miêu tả) sử dụng các giác quan để quan sát kĩ, tỉ mỉ và tinh tế để nhận ra những nét đặc sắc, tiêu biểu, nổi bật của đối tượng được miêu tả. - Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh miêu tả sát hợp để tái hiện được cụ thể sinh động, hình ảnh của đối tượng. - Sắp xếp các chi tiết miêu tả theo một trình tự hợp lý, có phân biệt cái chính, cái phụ, với cái đáng tả tỉ mỉ, với cái tả sơ qua. - Thể hiện được những cảm nghĩ, tình cảm chân thành của mình đối với đối tượng mình miêu tả một cách đúng mức tự nhiên. Mộ bài văn miêu tả đúng và hay phải đạt được những ưu điểm: tả đúng thực tế, phải cụ thể, thứ tự hợp lí và sinh động gắn với tình người. II: Thực trạng. Trong quá trình giảng dạy hơn 10 năm ở khối 5 tôi nhận thấy khi làm văn miêu tả học sinh ở trường tôi có những vấn đề sau: Nhiều em đã biết sử dụng câu văn đúng, biết dùng từ đặt câu chuẩn xác làm cho bài văn trong sáng, gãy gọn, dễ hiểu, bài viết sạch đẹp. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều em do chưa có được những kiến thức đầy đủ, chuẩn xác về tiếng Việt, chưa biết dùng từ đặt câu chuẩn xác hoặc do điều kiện sống nên vốn từ còn nghèo nàn, nhiều bài viết tùy tiện tràn lan, có khi lại ngắt câu lung tung làm cho nội dung thông báo sai lạc, câu văn không thành câu, không thể hiện được nội dung ____________________________________________________________________ ____NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC – 9 thông báo. Nhiều em đã biết sử dụng hình ảnh, các biện pháp tu từ làm cho bài viết sinh động. Tuy nhiên do thiếu kiến thức hiểu biết về các từ ngữ, hình ảnh nên các em sử dụng một số hình ảnh biện pháp tu từ chưa hợp lí. Sau khi khảo sát 60 bài tập làm văn miêu tả của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Đinh Trang Hòa I kết quả tôi thu được như sau: - lỗi dùng từ: 32 bài = 53.3% - Lỗi đặt câu: 35 bài = 58.3% - Lỗi sử dụng biện pháp tu từ: 45 bài = 75% Qua khảo sát tôi thấy tỷ lệ mắc lỗi ở các em trong các bài viết khá cao, đặc biết là các em học yếu và trung bình. Còn các em khá giỏi tỉ lệ thấp. Khi khảo sát phát hiện ra được các lỗi sai của học sinh chúng ta phải tìm nguyên nhân tại sao học sinh lại mắc lỗi sai như vậy? Lỗi sai ấy như thế nào? Từ đó giúp học sinh nhận ra cái sai và có biện pháp khắc phục sửa chữa. Từ những thực trạng trên tôi đã tìm ra một số giải pháp để sửa chữa các lỗi cơ bản đó. III.Giải pháp nghiên cứu và kết quả: * Giải pháp: Một số lỗi mà học sinh thường mắc trong bài văn miêu tả. 1 Lỗi dùng từ: Trong bài văn miêu tả qua khảo sát thực tế viết văn của học sinh tôi thu được 30bài mắc loại lỗi này. Trong bài viết của mình, các em thường dùng từ thiếu chính xác, có khi từ ngữ trùng lặp. Khi đi vào xem xét và đưa ra hướng khắc phục, tôi sẽ chia ra thành các lỗi cụ thể hơn cho tiện phân tích khảo sát. a.Dùng từ thiếu chuẩn xác: Loại từ này khá phổ niến ở học sinh tiểu học hiện nay không thể không kể đến loại lỗi sai do học sinh dùng từ thiếu chuẩn xác làm cho nội dung tối nghĩa, mơ hồ, đọc ____________________________________________________________________ ____NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC – 10 [...]... làm văn nói riêng trong nhà trường Vì vậy, người giáo viên tiểu học phải đặc biệt quan tâm đến giờ học Tiếng Việt Đặc biệt là trong giờ học Tập làm văn cần quan tâm nhiều hơn đến kĩ năng diễn đạt cho học sinh Trồng cây, cây lớn từ gốc chứ không phải cây lớn từ ngọn Trồng người cũng vậy Bởi vậy, người giáo viên tiểu học không chỉ dạy “ văn rèn kĩ năng diễn đạt cho học sinh trong giờ tập làm văn mà... cụ thể là trong việc chọn lựa từ ngữ để đặt câu, diễn đạt - Phải cung cấp và bồi dưỡng cho học sinh có vốn từ phong phú để các em có thể chọn lựa và dùng từ sát hợp giúp cho bài văn sinh động và phong phú hơn - Phải cung cấp cho học sinh những hiểu biết về nguyên tắc sử dụng từ - Tập cho các em kĩ năng dùng từ Điều đó phải được khai thác triệt để trong bài tập đọc từ ngữ, ngữ pháp các em đã học 2 Lỗi... sánh học sinh đưa vào bài viết của mình chưa phù hợp với việc miêu tả - Do học sinh ít được rèn luyện, bồi dưỡng năng lực hoạt động ngôn ngữ nhất là hoạt động sử dụng ngôn ngữ trong diễn đạt, trình bày *Cách khắc phục sửa chữa: Để khắc phục được loại lỗi này, đòi hỏi người giáo viên phải cung cấp cho học sinh một vốn hiểu biết đầy đủ và sâu rộng vể biện pháp so sánh tu từ, rèn luyện cho học sinh. .. xác, diễn đạt lòng thòng làm cho nội dung thông báo sai lạc, trong bài viết của mình, nhiều em học sinh đã dùng lặp nhiều từ ngữ trong một câu hoặc trong cả đoạn văn khiến cho đoạn văn, câu văn nặng nề nhàm chán Đây chính là lỗi dùng từ khá phổ biến ở học sinh tiểu học Ví dụ 1: Tả ngôi nhà em đang ở 11 NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC – “ Nhà em có. .. những lỗi sai tương tự Qua sự rèn luyện các em sẽ viết được những bài văn có độ chính xác cao, trong sáng, sinh động và giàu cảm xúc, mạch lạc, rõ ràng trong diễn đạt, trong bố cục -Để học sinh không còn mắc lỗi trong các bài viết, người giáo viên phải không ngừng học hỏi, bồi dưỡng nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn, phải truyền thụ cho học sinh những kiến thức đúng, tạo cho các em niềm say mê, hứng... một cách có chọn lọc, gọt giũa, giàu hình ảnh, có sức gợi tả, gợi cảm mang đặc trưng của một bài văn miêu tả 3 Lỗi sử dụng hình ảnh và biện pháp tu từ : Qua khảo sát các bài tập làm văn miêu tả của khối 5 tôi nhận thấy phần lớn các em đã có ý thức sử dụng một số hình ảnh biện pháp tu từ trong bài viết của mình, làm cho bài văn sinh động, giúp người đọc dễ hiểu rõ hơn về đối tượng miêu tả Trong các... sát và tìm hiểu các bài văn miêu tả của học sinh tiểu học Học sinh thường mắc các lỗi này là do: - Học sinh ít được hướng dẫn, rèn tập những thói quen, kĩ năng quan sát đối tượng để nắm bắt chính xác những điểm nổi bật của đối tượng 17 NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC – - Do hạn chế về trình độ, vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh và kiến thức về biện... hợp với đối tượng miêu tả Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần rèn, tập cho học sinh khả năng suy nghĩ, tìm tòi và bồi dưỡng khả năng tưởng tượng phong phú Đặc biệt góp phần hình thành, bồi dưỡng cho học sinh cảm nhận cái đẹp, khả năng rung động xúc cảm, nhạy bén tinh tế trước cái đẹp Để từ đó, các em huy động vào bài viết của mình những từ ngữ, hình ảnh có chọn lọc, giàu sức gợi tả, gợi cảm Tóm... tình trạng mắc lỗi trong bài viết văn miêu tả nói riêng và trong các bài văn nói chung của học sinh tiểu học hiện nay Sự nghiệp giáo dục của nước ta đã, đang và sẽ còn phát triển và không ngừng đổi mới trong việc dạy – học Chính vì thế, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ nhận thức nhất định, có tâm huyết với nghề Bên cạnh đó, sự nghiệp giáo dục cần có những cải tiến đáng kể cho phù hợp với tình... xác làm cho nội dung thông báo nặng nề nhàm chán -Do vốn từ của các em hạn chế (đặc biệt là vốn từ cùng nghĩa) Khả năng sử dụng vốn từ chưa thành thạo, linh hoạt khiến cho câu văn nghèo nàn đơn điệu, không diễn tả đúng ý mình muốn diễn đạt *Cách khắc phục sửa chữa: Để khắc phục tình trạng này người giáo viên cần : -Phải xây dựng và rèn luyện cho học sinh ý thức tự giác cẩn trọng trong việc làm văn, cụ . đi cho học sinh trong việc rèn tập cho các em kĩ năng diễn đạt – kĩ năng viết văn miêu tả có hiệu quả cao nhất. 1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Trong việc làm văn nói chung và làm văn miêu tả. chắc trong tâm trí học sinh. Vì vậy trong việc dạy- học thể loại văn miêu tả xuất phát từ bài văn thực tế của học sinh để uốn nắn, điều chỉnh hình thành hiểu biết và kỹ năng làm văn cho học sinh. ĐỀ TÀI: Rèn cho các em kĩ năng diễn đạt – kĩ năng viết văn miêu tả có hiệu quả cao nhất PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU Để tiến kịp với thời đại, phục vụ kịp thời cho sự nghiệp công nghiệp

Ngày đăng: 25/10/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan