Dot bien nhiem sac the

4 460 0
Dot bien nhiem sac the

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

www.khoabang.com.vn Luyện thi trên mạng ________________________________________________________________________ Thầy Phạm Văn Lập - ĐHQGHN Chuyên đề : Biến dị Bài 6: Đột biến số lợng nhiễm sắc thể I. Trả lời các câu hỏi bài 5: 1. Trình bày các đặc điểm của đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể và cho biết những hậu quả có thể có của đột biến này. Trả lời nh trong bài 5. 2. Trình bày các đặc điểm của đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể và cho biết những hậu quả có thể có của đột biến này. Trả lời nh trong bài 5. 3. Thế nào là đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể? Đột biến này có những đặc điểm gì? Trả lời nh trong bài 5 4. a) Thế nào là đột biến đảo đoạn? b. Phân biệt đột biến đảo đoạn với đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể? Trả lời: a) Đột biến đảo đoạn là đột biến làm một đoạn nhiễm sắc thể bị quay đi 180 0 . b. Phân biệt đột biến đảo đoạn và đột biến mất đoạn: o Đột biến đảo đoạn chỉ làm thay đổi trình tự một số gen trên nhiễm sắc thể mà không làm thay đổi số lợng gen trên nhiễm sắc thể. o Đột biến mất đoạn làm thay đổi số lợng gen trên nhiễm sắc thể. o Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi chiều dài nhiễm sắc thể còn đột biến đảo đoạn không làm thay đổi chiều dài NST. o Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lợng gen mà chỉ làm thay đổi vị trí tơng đối của một số gen trên nhiễm sắc thể nên hậu quả mà nó để lại ít nguy hiểm hơn so với đột biến mất đoạn. o Đột biến mất đoạn đặc biệt là mất các đoạn lớn thờng gây chết đối với thể đột biến vì chúng làm mất đi nhiều gen. 5. So sánh đặc điểm của đột biến chuyển đoạn với đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể. www.khoabang.com.vn Luyện thi trên mạng ________________________________________________________________________ Thầy Phạm Văn Lập - ĐHQGHN Trả lời: a) Giống nhau: o Cả hai đều có thể làm thay đổi chiều dài nhiễm sắc thể. o Cả hai đều có thể làm thay đổi số lợng gen trên nhiễm sắc thể. o Đều có thể để lại hậu quả xấu nh ảnh hởng đến sức sống, khả năng sinh sản vv o Là nguồn biến dị cho quá trình tiến hoá. b) Khác nhau: o Đột biến chuyển đoạn làm thay đổi nhóm liên kết gen còn đột biến lặp đoạn không làm thay đổi nhóm liên kết gen. o Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi chiều dài nhiễm sắc thể còn đột biến chuyển đoạn có thể làm thay đổi chiều dài của nhiễm sắc thể nếu các đoạn trao đổi giữa các nhiễm sắc thể là không bằng nhau. 6. So sánh đột biến gen với đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. + Giống nhau: - Đều làm xuất hiện các kiểu hình khác với bố mẹ. Đều là nguồn cung cấp biến dị di truyền cho quá trình tiến hoá. + Khác nhau: - Đột biến gen chỉ liên quan đến sự thay đổi cấu trúc của một gen nên hậu quả của đột biến gen ít nguy hiểm bằng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể vì các kiểu đột biến tái cấu trúc NST thờng liên quan đến hàng loạt các gen. II. Giới thiệu bài mới: Đột biến số lợng nhiễm sắc thể 1. Khái niệm: Đột biến số lợng nhiễm sắc thể là loại đột biến làm thay đổi số lợng các nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể đặc trng của loài. 2. Phân loại: Đột biến nhiễm sắc thể đợc chia thành 2 loại: Đa bội và dị bội. www.khoabang.com.vn Luyện thi trên mạng ________________________________________________________________________ Thầy Phạm Văn Lập - ĐHQGHN o Đột biến đa bội là đột biến làm tăng số lợng bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài lên một số nguyên lần (lớn hơn 2) dẫn đến xuất hiện thể đa bội với số nhiễm sắc thể là 3n, 4n, 5n vv. Đa bội đợc chia thành 2 loại : đa bội chẵn (có bộ NST là 4n, 6n, 8n vv ) và đa bội lẻ (với số lợng bộ NST là 3n, 5n, 7n vv ). o Đột biến dị bội là đột biến chỉ làm thay đổi số lợng nhiễm sắc thể của một hoặc một vài cặp nào đó (2n-1, 2n-2 hoặc 2n +1, 2n + 2 vv) 3. Cơ chế phát sinh a. Đa bội chẵn: + Rối loạn trong giảm phân: Do rối loạn quá trình hình thành giao tử trong giảm phân dẫn đến từ cá thể 2n tạo ra giao tử 2n. Các giao tử 2n gặp nhau trong quá trình thụ tinh sẽ tạo ra các cá thể 4n. + Rối loạn quá trình nguyên phân: Nếu trong quá trình nguyên phân vì lí do nào đó bộ nhiễm sắc thể sau khi đã đợc nhân đôi nhng lại không đợc phân chia về tế bào con thì sẽ cho ra tế bào 4n. Từ những tế bào này có thể phát triển thành cây đa bội 4n. Ví dụ, nếu ngâm hạt của cây trong dung dịch cônxixin thì chất này có thể phá huỷ thoi vô sắc làm rối loạn sự phân li của cả bộ NST dẫn đến xuất hiện các tế bào 4n rồi từ đó phát triển thành cây 4n. + Do lai các dạng đa bội với nhau: Ví dụ, lai cá thể 4 n với cá thể 8n có thể cho ra cá thể 6n. b) Đa bội lẻ: Có thể xuất hiện do: + Rối loạn trong giảm phân: Do rối loạn quá trình giảm phân có thể dẫn đến tạo ra giao tử 2n thay vì giao tử n bình thờng. Giao tử 2n có thể đợc thụ tinh bởi giao tử 1n làm xuất hiện cá thể tam bội, 3n. + Do lai tạo(giao phối): Ví dụ lai cá thể 4n với cá thể 2n hoặc 6n có thể cho ra cá thể 3n hoặc 5n. c) Cơ chế phát sinh dị bội thể: Do rối loạn sự phân li của một cặp nhiễm sắc thể nào đó trong quá trình giảm phân làm xuất hiện các giao tử lệch bội nh n-1, n+1 hoặc n-2 và n+2 vv Các giao tử này kết hợp với giao tử bình thờng sẽ cho ra các dạng dị bội thể (2n-1, 2n +1 hoặc 2n-2, 2n+2 vv ). 4. Đặc điểm-hậu quả www.khoabang.com.vn Luyện thi trên mạng ________________________________________________________________________ Thầy Phạm Văn Lập - ĐHQGHN a. Ngoài việc có số lợng nhiễm sắc thể tăng lên, các dạng đa bội thể lẻ nh 3n thờng có đặc điểm là bất thụ (quả thờng ít hạt hoặc hạt lép thậm chí có thể hoàn toàn không có hạt) hay giảm khả năng sinh sản, có các tế bào và cơ quan sinh dỡng to hơn bình thờng. b. ở ngời các thai đa bội thờng bị sẩy hoặc chết ở các giai đoạn khác nhau. Các thể dị bội về nhiễm sắc thể giới tính thờng làm chậm phát triển trí tuệ, không có khả năng sinh sản và thờng giảm tuổi thọ. 5. ý nghĩa a. Tiến hoá: Đột biến đa bội có thể góp phần dẫn đến hình thành loài mới. Ví dụ, nếu hai loài họ hàng gần gũi có thể lai với nhau và cho ra con lai, sau đó con lai đợc đa bội hoá sẽ tạo ra đợc loài mới cách li sinh sản với các loài bố mẹ. Ta có thể thấy qua sơ đồ sau: A A x B B AB đa bội hoá A ABB ( song lỡng bội). b. Trong chọn giống: Có thể tạo ra các giống mới tam bội có các cơ quan sinh dỡng phát triển nhanh, cây ăn quả không hạt (cây chuối). III. Câu hỏi ôn tập 1. Nêu cơ chế làm xuất hiện ngời có bộ nhiễm sắc thể 44 + XYY. 2. Nêu cơ chế phát sinh thể đa bội chẵn. 3. Nêu các cơ chế phát sinh thể đa bội lẻ 3n. 4. Nêu các đặc điểm của tam bội thể và giải thích tại sao các cây tam bội thờng hay bị bất thụ. 5. Nêu cơ chế hình thành loài mới bằng con đờng lai xa và đa bội hoá.

Ngày đăng: 25/10/2014, 05:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan