GA VAN 6 ( TUAN 7) CHUAN

17 293 0
GA VAN 6 ( TUAN 7) CHUAN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGỮ VĂN - BÀI 7 Kết quả cần đạt. - Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện Em bé thông minh và một số đặc điểm của nhân vật thông minh trong truyện. Kể lại được câu chuyện. - Có ý thức tránh mắc lỗi và biết chữa lỗi về nghĩa của từ. - Đánh giá nhận thức của học sinh về kiến thức văn bản đã học. Ngày soạn:23/9/2011 Ngày giảng: 6A: /9/2011 6B: /9/2011 6C: /9/2011 Tiết 25 - Văn bản. EM BÉ THÔNG MINH (Truyện cổ tích) 1. MỤC TIÊU BÀI DẠY: a. Kiến thức: - Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện Em bé thông minh và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật thông minh trong truyện. Kể lại được câu chuyện. b. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng kể chuyện. c. Thái độ: - HS biết trân trọng trí thông minh của dân gian và cố gắng để học tập trí thông minh đó 2. CHUẨN BỊ: a. Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV soạn giáo án. b. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên (soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu trong SGK, T.74). 3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC a. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) * Câu hỏi: Trong chuyện Thạch Sanh, em thích nhất sự việc nào? Hãy kể lại nội dung sự việc đó và cho biết lí do vì sao em thích? * Đáp án - biểu điểm: - HS xác định sự việc mà em thích nhất; kể lại được sự việc đã xác định.(5 điểm) - Nêu được lí do vì sao thích.(5 điểm) Ví dụ: Chi tiết cuối Thạch Sanh đã dùng tiếng đàn để lui quân 18 nước chư hầu và đãi họ bằng nêu cơm thần kì. → Chi tết này: thể hiện ước mơ công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, tình yêu hoà bình của nhân dân ta. * Giới thiệu bài: (1phút) Trong kho tàng cổ tích Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, có một thể truyện rất lí thú: Truyện về các nhân vật tài giỏi, thông minh. Trí tuệ dân gian sắc sảo và vui hài ở đây được tập trung vào việc vượt qua những thử thách của tư duy, đặt và giải nhiều câu đố oái oăm, hóc hiểm trong những tình huống rối rắm, phức tạp. Từ đó tạo nên tiếng cười, sự hứng thú, khâm phục của người nghe. Em bé thông minh là một trong những truyện thuộc loại ấy. Mời chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay. b. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hướng dẫn đọc và kể: Giọng đọc, kể vui, hóm hỉnh; lưu ý những lời đối thoại, những câu hỏi và trả lời của em bé với quan, vua, - Đọc mẫu một đoạn Từ đầu đến “phi ngựa một mạch về tâu vua”. Gọi 3 HS đọc. * Theo em truyện Em bé thông minh thuộc loại truyện cổ tích nào? * Căn cứ vào nội dung văn bản vừa đọc, em hãy xác định những sự việc chính trong câu chuyện Em bé thông minh? * Căn cứ vào những sự việc chính trên, hãy kể tóm tắt truyện Em bé thông minh? - Nhận xét, bổ sung. Ví dụ: Sự việc 1,2 Có thể kể tóm tắt như sau: Vua sai một viên quan đi tìm người hiền tài để giúp nước. Một hôm đi qua một cánh đồng, vên quan thấy có hai cha con đang làm ruộng. Viên quan liền hỏi: Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? Người cha chưa biết trả lời thế nào thì cậu bé đã lên tiếng hỏi vặn lại viên quan rằng: “Thế xin hỏi ông câu này. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một này được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường”. Viên quan nghe hỏi 3 HS đọc: - Đọc tiếp đến “cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi”. - Tiếp từ “Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc”→ “ban thưởng rất hậu”. - Đọc tiếp cho đến hết. - Thuộc loại truyện cổ tích kể về nhân vật thông minh. → những sự việc chính trong truyện Em bé thông minh: 1. Vua sai quan đi khắp nơi tìm kiếm người hiền tài giúp nước. 2. Em bé giải câu đố của viên quan. 3. Em bé giải câu đố của vua lần thứ nhất. 4. Em bé giải câu đố của vua lần thứ hai. 5. Em bé giải câu đố của sứ giả nước ngoài. 6. Em bé trở thành Trạng nguyên. Kể tóm tắt. I. Đọc và tìm hiểu chung. ( 18 phút) 1. Đọc và kể tóm tắt văn bản: lại như vậy không biết trả lời ra sao cho ổn. Thầm nghĩ, nhất định nhân tài ở đây rồi. và sau đó phi ngựa một mạch về tâu vua. - Kể sự việc 3, 4. - Kể sự việc 5, 6. - Yêu cầu HS giải nghĩa một số từ khó: Trẩy kinh, hoàng cung, dinh thự, đại thần, vô hiệu, kiến càng. * Căn cứ vào nội dung câu chuyện, văn bản có thể chia thành mấy phần? cho biết giới hạn và nội dung chính của từng phần? → Như vậy, trí thông minh lỗi lạc của em bé chủ yếu thể hiện qua việc đoán, giải các câu đố, vượt qua những thử thách trí tuệ một cách sắc sảo, nhạy bén bất ngờ. Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản theo 4 phần trên. - Đọc đoạn từ đầu → “về tâu vua”. * Nội dung chính của phần văn bản vừa đọc là gì? - Nhận xét → ghi đề mục. * Trong đoạn đầu câu chuyện, có chi tiết nào khiến em chú ý? * Theo em hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích hay không? Tác dụng của hình thức này là gì? → Và như vậy trong câu chuyện này, hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật ở phần đầu câu chuyện chính là tạo tình huống cho cốt truyện phát triển. Có câu đố thì ắt có người giải đố. Trong câu chuyện này, người giải được câu đố của viên quan chính là em bé thông minh. * Em hãy tìm những chi tết nói về sự việc này? Chú ý chú thích SGK. - Văn bản có thể chia thành 4 phần: 1. Từ đầu đến “về tâu vua”: Giới thiệu câu chuyện và nhân vật với việc em bé giải câu đố của viên quan. 2. Tiếp đến: “ăn mừng với nhau rồi”: Em bé giải câu đố của vua lần thứ nhất. 3. Tiếp đến: “ban thưởng rất hậu”: Em bé giải câu đố của vua lần thứ hai. 4. Tiếp đến hết: Em bé giải câu đố của sứ giả nước ngoài và được phong làm trạng nguyên. - Trình bày. - Ngày xưa có ông vua sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi [ ] đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người [ ] - Dùng câu đố để thử tài nhân vật là một hình thức rất phổ biến trong truyện dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng. Ví dụ, câu đố trong các truyện về người tài hay về các trạng. - Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật trong truyện dân gian có mấy tác dụng sau: + Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất (theo truyện cổ dân gian thì câu đố đóng vai trò quan trọng trong việc thử tài) + Tạo tình huống cho cốt truyện phát triển. + Gây hứng thú hồi hộp cho người nghe. Một hôm, viên quan đi qua cánh một cánh 2. Tìm hiểu chú thích: 3. Bố cục II. Phân tích văn bản. (17 phút) 1. Em bé giải câu đố của viên quan. * Em có nhận xét gì về câu đố của viên quan và cách giải đố của cậu bé? * Qua việc phân tích, em có nhận xét gì về cậu bé con người nông dân? - Khái quát nội dung. - Như vậy trong phần đầu câu chuyện, em bé thông minh đã chứng tỏ bản lĩnh nhanh nhạy, cứng cỏi, không hề run sợ trước người lớn, quyền lực. Sự thông minh của em bé còn được thể hiện trong những lần giải đố tiếp theo. Chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết học sau. đồng[ ] thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng[ ]. Quan bèn dừng ngựa lại hỏi: - Này lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? Người cha[ ] chưa biết trả lời thế nào thì đứa con [ ] nhanh miệng vặn hỏi lại quan rằng: - Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời đúng ngựa ông một ngày đi được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường. Viên quan nghe cậu bé hỏi lại như thế há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp ra sao cho ổn[ ] - Câu đố của viên quan thực chất là một câu đố khó, oái oăm và vô lí. Bởi ngay lập tức không thể trả lời chính xác một điều vớ vẩn, không ai để ý: một ngày mình đã đi bao nhiêu bước chân? cày bao nhiêu đường trong một buổi? trả lời ước phỏng cúng còn khó! Lại thêm điệu bộ kẻ cả, hách dịch của tên quan quen hống hách bắt nạt những người dân thấp cổ bé họng, nên người nông dân – cha cậu bé đành tắc tị, không biết trả lời ra sao! - Cách giải đố của cậu bé thật nhạy bén thông minh, bất ngờ. Em không trả lời thẳng vào câu hỏi (vì không thể trả lời) mà ngay lập tức phản công lại, ra một câu đố khác, cũng theo lối hỏi của tên quan. Tên quan đang đắc ý vì đã dồn cha con người thợ cày vào chỗ tắc tị, ông ta có ngờ đâu lại bị em bé làm cho ngây râu! Ông ta làm sao có thể trả lời một câu hỏi tương tự. - Phát biểu tự do (có nhận xét). Em bé thông minh, có cách ứng xử nhạy bén, giải câu đố của viên quan bằng cách dùng “gậy ông để đập lưng ông”. c. Củng cổ-Luyện tập. (3 phút) - Tóm tắt lại thật ngắn gọn văn bản Em bé thông minh?/ d. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút). - Học bài, nắm chắc nội dung bài, tập phân tích lại phần đầu của văn bản. - Về nhà tập kể diễn cảm câu chuyện. - Đọc và chuẩn bị tiếp phần còn lại của văn bản, tiết sau học tiếp. ======================= Ngày soạn:23/9/2011 Ngày giảng: 6A: /9/2011 6B: /9/2011 6C: /9/2011 Tiết 26 - Văn bản. EM BÉ THÔNG MINH ( Tiếp theo) (Truyện cổ tích) 1. MỤC TIÊU BÀI DẠY: a. Kiến thức:Tiếp tục giúp học sinh: - Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện Em bé thông minh và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật thông minh trong truyện. Kể lại được câu chuyện. b. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng kể chuyện, phân tích các tình huống trong văn bản. c. Thái độ: - HS biết trân trọng trí thông minh của dân gian và cố gắng để học tập trí thông minh đó 2. CHUẨN BỊ: a. Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV soạn giáo án. b. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên (soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu trong SGK, T.74). 3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC a. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) * Câu hỏi: Hãy kể lại chuyện Em bé thông minh và cho biết phần đầu của câu chuyện cho ta thấy việc em bé giải câu đố của viên quan có gì lý thú? * Đáp án - biểu điểm: (4 điểm)- Kể lại truyện theo yêu cầu, đảm bảo những sự việc chính sau: 1. Vua sai quan đi khắp nơi tìm kiếm người hiền tài giúp nước. 2. Em bé giải câu đố của viên quan. 3. Em bé giải câu đố của vua lần thứ nhất. 4. Em bé giải câu đố của vua lần thứ hai. 5. Em bé giải câu đố của sứ giả nước ngoài. 6. Em bé trở thành Trạng nguyên. (6 điểm) - Việc em bé giải câu đố của viên quan ở phần đầu câu chuyện thật là lý thú vì: Em không trả lời thẳng vào câu hỏi mà ngay lập tức ra một câu đố khác, cũng theo lối hỏi của tên quan. Tên quan đang đắc ý vì đã dồn cha con người thợ cày vào chỗ tắc tị, ông ta có ngờ đâu lại bị em bé làm cho ngây râu! Ông ta làm sao có thể trả lời một câu hỏi tương tự. Câu chuyện trở nên bất ngờ và lý thú. Ở đây, em bé không chỉ dùng gậy ông để đập lưng ông mà còn chứng tỏ bản lĩnh nhanh nhạy, cứng cỏi, không hề run sợ trước người lớn, trước quyền lực * Giới thiệu bài: (1phút) Trong phần đầu câu chuyện, em bé thông minh đã chứng tỏ bản lĩnh nhanh nhạy, cứng cỏi, không hề run sợ trước người lớn và quyền lực. Sự thông minh của em bé còn được thể hiện trong những lần giải đố tiếp theo. Mời chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học này. b. Dạy bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG - Ghi những đề mục đã tìm hiểu lên bảng. YC HS đọc lại phần 2 của VB. * Nội dung chính của phần hai là gì? * Vì sao vua có ý định thử tài em bé? * Vậy lần thứ nhất, vua thử tài em bé bằng cách nào? Tìm những chi tiết nói về sự việc đó? * Theo em lệnh của vua có phải là một câu đó không? Vì sao? - Ðọc lại phần hai của văn bản TL - Vì để biết chính xác tài năng của em bé. - Ban gạo và 3 con trâu đực cho làng, bắt đẻ thành chín con, nếu không cả làng phải tội. - [ ] Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba cn trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không làng phải tội. - Lệnh của vua là một câu đố. Vì lệnh đó thật oái oăm và khó trả lời. Trâu đực làm sao có thể đẻ được? Cho 3 con, chứ cả 10 con cũng I. Đọc và tìm hiểu chung. II. Phân tích văn bản. 1. Em bé giải câu đố của viên quan. 2. Em bé giải câu đố của vua lần thứ nhất. (8 phút) * Em bé đã giải câu đố của vua bằng cách nào? * Cách giải câu đố của em bé ở đây có gì giống và khác với cách giải đố lần trước? * Qua lần giải đố này, em bé đã bộc lộ thêm phẩm chất gì đáng quý? - Khái quát nội dung. * Để tin chắc em bé có tài thật, nhà vua đã thử tài em bé lần thứ hai bằng cách nào? Em bé đã ứng xử ra sao? vô ích mà thôi! Lại thêm cho ba thúng gạo nếp để làm gì? Trâu thì quen ăn cỏ, ăn rơm. Hơn nữa ba thúng với ba con trâu kếnh thì có ăn thua gì? Gay go hơn là nếu không hoàn thành nhiệm vụ, nghĩa là không giải được câu đố của vua ra thì cả làng sẽ bị tội. - Tìm cách lẻn vào sân rồng khóc um lên. Vua sai lính điệu em bé vào hỏi: - Thằng kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc? - Tâu đức vua – em bé vờ vĩnh đáp - mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con cho có bạn, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ [ ] - Thực chất, câu đố của vua về phương thức, cấu trúc, cũng giống như câu đố của viên quan. Nghĩa là câu đố không thể giải theo cách thông thường mà phải giải theo kiểu phản đề.Tuy nhiên cũng cần nhiều sáng tạo. Em bé và dân làng không cần phải trả lời ngay như lần trước mà có cả một năm để chuẩn bị nên họ rất ung dung. Bởi vậy lời giải của em bé cũng lại tìm một câu đố tương tự để đó lại vua, để cũng dồn vua vào thế bí! - Thú vị và hấp dẫn hơn là ở chỗ, người kể cố tính kéo dài bằng những tình tiết dẫn dắt sáng tạo: Em bè giả vờ khóc trước sân rồng để vua hỏi, rồi trả lời một cách ngây ngô, ngớ ngẩn, buộc vua phải giải thích. Chính câu giải thích của vua đã tạo cái cớ để em bé hỏi lại vua, đưa vua vào bẫy, chính nhà vua đã tự nói ra sự vô lí, phi lí của điều mà vua đã đố. Đồng thời khẳng định việc làm đúng đắn của mình, làm vua chỉ còn biết cười và thán phục. Lời lẽ của em bé tâu vua đĩnh đạc, lễ phép và đúng mực. - Trình bày ý kiến của mình. → Hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm[ ] sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé nhờ cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo: - Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi một con dao để xẻ thịt chim. - Câu đố lần này hay, bất ngờ và lý thú, nó được đưa ra vào lúc hai cha con đang ăn cơm, và phải trả lời ngay. Thực ra nếu có thời gian, có đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, có con dao nhỏ xíu, thì cũng có thể dọn ba mâm cỗ bằng một con chim sẻ. Nhưng người thông minh là người biết chọn một phương án tối ưu trong nhiều phương án. Bắt ngay vào câu đố của - Với sự khôn khéo, em bé đã khiến vua phải tự nói ra sự vô lí, phi lí của điều mà vua đã đố. Đó chính là lời giải đố thông minh của em bé. 3. Em bé giải câu đố của vua lần thứ hai. (8 phút) * Em có nhận xét gì về câu đố và lời giải đó làn này của em bé? * Em có suy nghĩ gì về em bé trong lần giải câu đố thứ hai của nhà vua? - Khái quát nội dung. * Lần thử thách tiếp theo của em bé là gì? * Sứ thần nước ngoài thách đố triều đình ta điều gì? * Vì sao sứ thần nước ngoài lại thách đó triều đình ta? * Triều đình đã có những cách giải đố nào? * Không giải đố được, triều đã phải nhừ đến em bé. Em bé đã ra kế sách gì? * Em có nhận xét gì về cách giải đố của em bé? * Theo em lời giải đố của em bè dựa vua, em bé trả lại vua một câu hỏi khác như một lời thách thức nhà vua. Cố nhiên, vua cũng thừa hiểu cách giải của em bé, càng củng cố niềm tin của mình. Quả vậy, ngay sau đó, vua lập tức cho gọi hai cha con em bé vào thưởng rất hậu và từ đó tin phục hẳn. - Suy nghĩ, phát biểu tự do. - Giải câu đố của sứ giả nước láng giềng. - Họ sai sứ đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc. - Vì muốn xâm chiếm nước ta nhưng còn e nước ta có người tài. - Người dùng miệng hút. - Kẻ bôi sáp vào sợi chỉ. - Các đại thần vò đầu suy nghĩ, các ông trạng, các nhà thông thái đều lắc đầu bó tay. - Hát một câu: [ ] Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng Bên thời lấy giấy mà bưng Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang [ ] - Em bé giải đố lần này thật quá dễ dàng, giống như một trò chơi, em bé vừa chơi, vừa đọc, hát lên bài đồng dao lục bát hồn nhiên, nhí nhảnh với giọng trẻ thơ nhất trên đời. không cần phải đến tận nơi, không cần phải biểu diễn bằng hành động, cứ làm theo như lời đồng dao con trẻ ấy thì sẽ sâu được chỉ qua vỏ ốc vòng vèo, ngoằn ngoèo. - Lời giải đố của em bé dựa trên cơ sở thực tế (kiến rất thích mỡ). Đó chính là kinh nghiệm dân gian có cơ sở. Vì rất đơn giản mà hiệu nghiệm. - Hơn tất cả những bậc tài giỏi trong triều đình, khiến sứ thần nước ngoài phải thán phục. - Truyện ca ngợi trí thông minh hơn người của một em bé nông dân. Với cách kể chuyện rất vui, gây cười qua những lần giải đố tự nhiên, hóm hỉnh. - Em bé thông minh, nhanh trí, can đảm và hồn nhiên. 4. Em bé giải câu đố của sứ giả nước láng giềng.(8 phút) trên cơ sở nào? Vì sao? * Lần này trí thông minh hơn người của em bé lại được thể hiện như thế nào? * Theo em, truyện hấp dẫn vì những lí do gì? (cách kể chuyện, nội dung?). - Khái quát và chốt nội dung bài học. *Sưu tầm những câu chuyện cố tích có sử dụng hính thứuc câu đố đê giải đố? - Đọc ghi nhớ: (SGK, T.74). Thảo luận , làm theo nhóm và tả lời. - Em bé hồn nhiên, thông minh hơn người, khiến cả sứ thần nước ngoài phải thán phục. III. Tổng kết – ghi nhớ. (5 phút) 1. Nghệ thuật: Cách kể chuyện hấp dẫn. Sử dụng cách dố lại để giải đố tạo tình huống bất ngờ. 2. Nội dung: Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày. * Ghi nhớ: (SGK, T.74). IV. Luyện tập. (5 phút). c. Củng cố- luyện tập: ( 3 phút) - Kể diễn cảm truyện em bé thông minh? - Đọc thêm Chuyện Lương Thế Vinh (SGK,T.74). d. Hướng dẫn học bài ở nhà. (2 phút). - Tập phân tích lại nội dung bài học, học thuộc ghi nhớ (SGK, T.74). - Tìm đọc thêm những câu chuyện kể về nhân vật là em bé thông minh. - Đọc kĩ và chuẩn bị bài chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) (SGK,T.75, 76): Đọc kĩ câu hỏi tìm hiểu và suy nghĩ trước bài tập trong phần luyện tập. ======================================= Ngày soạn:23/9/2011 Ngày giảng: 6A: /9/2011 6B: /9/2011 6C: /9/2011 Tiết 27. Tiếng Việt: CHỮA LỖI DÙNG TỪ (tiếp theo) 1. MỤC TIÊU BÀI DẠY: a. Kiến thức: - Nhận ra những lỗi thông thường về nghĩa của từ. b. Kĩ năng: -Rèn kĩ năng nhận diện lỗi khi sử dụng từ, tránh các lỗi đó trong giao tiếp c. Thái độ - Có ý thức dùng từ đúng nghĩa. 2. CHUẨN BỊ: a. Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên; đọc thêm tài liệu tham khảo; soạn giáo án. b. Học sinh: Đọc kĩ bài ở nhà, chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên (trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa). 3. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC a. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) *Câu hỏi: Xác định từ dùng sai trong câu sau đây rồi thay bằng từ khác cho đúng và cho biết nguyên nhân chủ yếu của việc dùng từ sai đó là gì? Chị Thuỳ Linh học rất giỏi đã thi đỗ vào trường đại học, tương lai sáng lạng đang chờ đón chị. * Đáp án - biểu điểm: (5 điểm) - Từ dùng sai trong câu là: sáng lạng, trong từ điển tiếng Việt không có từ này. Thay thế bằng từ: sán lạn (là từ Hán Việt: sán: rực rỡ; lạn: sáng sủa). (5 điểm) - Nguyên nhân dùng từ sai: Nhớ không chính xác hình thức ngữ âm. * Giới thiệu bài: (1phút). Trong thực tế chúng ta hay mắc một số lỗi thông thường. Vậy làm thế nào để tránh được những lỗi thường mắc đó và chữa lỗi mắc phải như thế nào? Mời chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học này. b. Dạy bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG - Ghi ví dụ (SGK,T.75) lên bảng: a) Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc. b) Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng. c) Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã được tận mắt chứng thực cảnh nhà tan - Đọc ví dụ. I. Dùng từ không đúng nghĩa (12 phút) 1) Ví dụ: [...]... đó? * Gạch một gạch dưới các kết hợp từ đúng: - bản (tuyên ngôn) - bảng (tuyên ngôn) - (tương lai) sáng lạng – (tương lai) xán lạn - bôn ba (hải ngoại) – buôn ba (hải ngoại) - (bức tranh) thuỷ mặc – (bức tranh) thuỷ mạc - (nói năng) tuỳ tiện – (nói năng) tự tiện - Nhận xét chữa lại * Chọn những từ thích hợp để điền vào chỗ trống? - Lên bảng gạch chân (có nhận xét, bổ sung): - Giải nghĩa các từ dùng sai... chứng thực bằng từ chứng kiến - Lên bảng gạch chân các kết từ đúng theo yêu cầu (có nhận xét, bổ sung) - Nhận xét chữa lại - đọc yêu cầu bài tập 2 (SGK,T. 76) - Lên bảng điền (có nhận xét, bổ sung) II Luyện tập (2 5 phút) 1 Bài tập 1 (SGK,T.75) - bản (tuyên ngôn) - (tương lai) xán lạn - bôn ba (hải ngoại) - (bức tranh) thuỷ mặc - (nói năng) tuỳ tiện a) Khinh khỉnh, khinh bạc : tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt,... có những điều suy nghĩ, phải lo liệu 2 Bài tập 3 (SGK,T. 76) a) Thay từ đá bằng từ đấm hoặc tống bằng từ tung b) Thay từ thực thà bằng thành khẩn; thay từ bao biện bằng nguỵ biện c) Thay từ tinh tú bằng từ tinh tuý - Trao đổi bài, chữa lỗi cho nhau 3 Bài tập 4 (SGK,T. 76) c Củng cố- Luyện tập: ( 1 phút) Gv hệ thống lại toàn bài d Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút) - Về nhà xem lại bài, nắm chắc những nguyên... học sinh 2 KIỂM TRA: a Ma trận đề kiểm tra: ( Hình thức: Tự luận) ( Trang bên ) b Đề bài: Đề 1: Câu 1( 3 điểm): Trình bày khái niệm truyền thuyết? kể tên các truyền thuyết đã được học ở chương trình lớp 6? Câu 2 ( 2 điểm): Nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh? Câu 3: Nêu ý nghĩa của chi tiết tiếng đàn và niêu cơm thần kì trong truyện Thạch Sanh? Câu 4: ( 3 điểm): Trong truyện em bé thông minh nhân... 1: ( 3 điểm): Trình bày khái niệm truyện cổ tích? Kể tên các truyện cổ tích trong chương trình lớp 6? Câu 2: ( 2 điểm):Nêu ý nghĩa của văn bản : Thánh Gióng? Câu 3: ( 2 điểm):Truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh giải thích cho chúng ta biết điều gi? Câu 4: ( 3 điểm): Trong truyện em bé thông minh nhân vật em bé đã trải qua những lần thử thách nào? Lần sau có khó hơn lần trước hay không? Vì sao? Đề 3: Câu 1: (. .. chương trình NV6 đã học: Sọ Dừa, Em bé thông minh ( cây đàn thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng- Chưa học) ( 1 điểm) Câu 2: ( 2 điểm) Ý nghĩa truyện Thánh Gióng:Hình tượng Thánh Gióng với nhiều chi tiết thần kì là biểu tượng của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước đồng thời thể hiện quan niệm và uớc mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm Câu 3: ( 2 điểm) Truyện... nước ( 1 điểm) 4 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ SAU KHI KIỂM TRA - Nhận xét giờ kiểm tra: ( Thái độ làm bài của học sinh, ý thức khi lam bài… - Nhận xét sau khi chấm ( Thực hiện ở tiết trả bài) - Hướng dẫn học bài ở nhà: + Ôn lại lí thuyết văn tự sự; chuẩn bị bài luyện nói kể chuyện Yêu cầu: + Đọc kĩ các đề bài trong sách giáo khoa, trọn, lập dàn ý và viết thành văn đề a, c (SGK,T. 77) Đọc bài nói tham khảo (SGK,T.78)... danh dự của cả làng, cả đất nước ( 1 điểm) Đề 3 Câu 1: Nội dung: Truyện Con Rồng cháu Tiên nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, tống nhất của cộng đồng người Việt ( 1,5 điểm) Nghệ thuật: Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo ( như hình tượng các nhân vật thần có nhiều phép lạ và hình tượng bọc trăm trứng…) ( 1,5 điểm) Câu 2: ( 2 điểm) Ý nghĩa truyện Thánh Gióng:... c) Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hoá dân tộc * Chính tả (nghe - viết): Em bé thông minh (từ một hôm, viên quan đi qua đến được mấy đường” - Lưu ý HS viết đúng tr – ch , viết đúng dấu thanh - Đọc chậm cho học sinh viết sau đó thu một số bài, nhận xét, chữa lỗi đánh giá cho điểm 2 Bài tập 2 (SGK,T. 76) a) Khinh khỉnh:tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ không thèm để ý đến người... tra viết 45 phút trên lớp ================================ Ngày soạn:23/9/2011 Tiết 28: Ngày giảng: 6A: /9/2011 6B: /9/2011 6C: /9/2011 KIỂM TRA VĂN 1 MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA: a Kiến thức - Qua bài kiểm tra, đánh giá quá trình nhận thức của học sinh về phần văn bản đã học trong chương trình ngữ văn lớp 6 từ đầu năm đến giờ - GV có thể nắm được mức độ nhận thứuc đó để điều chỉnh phương pháp dạy học sao . đúng: - bản (tuyên ngôn) - bảng (tuyên ngôn). - (tương lai) sáng lạng – (tương lai) xán lạn. - bôn ba (hải ngoại) – buôn ba (hải ngoại). - (bức tranh) thuỷ mặc – (bức tranh) thuỷ mạc. - (nói năng). từ chứng kiến. II. Luyện tập. (2 5 phút) 1. Bài tập 1. (SGK,T.75) - bản (tuyên ngôn). - (tương lai) xán lạn. - bôn ba (hải ngoại). - (bức tranh) thuỷ mặc - (nói năng) tuỳ tiện. a) Khinh khỉnh,. tiếp. ======================= Ngày soạn:23/9/2011 Ngày giảng: 6A: /9/2011 6B: /9/2011 6C: /9/2011 Tiết 26 - Văn bản. EM BÉ THÔNG MINH ( Tiếp theo) (Truyện cổ tích) 1. MỤC TIÊU BÀI DẠY: a. Kiến thức:Tiếp

Ngày đăng: 25/10/2014, 05:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan