4 CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN TTCM

138 1.6K 8
4 CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN TTCM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BAN SOẠN THẢO 1. Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục NG&CBQLCSGD - Chủ biên 2. Bà Nguyễn Thị Minh Phương, NCVCC Viện KHGD Việt Nam - Đồng chủ biên 3. Ông Lê Trần Tuấn, Chuyên viên chính Vụ Giáo dục Trung học. 4. Bà Trần Thị Minh Hằng, Phó Trưởng khoa Quản lý Học viện Quản lý giáo dục 5. Bà Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Phó Trưởng khoa Quản lý Học viện Quản lý giáo dục 6. Bà Vũ Thị Ngọc Anh, NCVC Viện Khoa học giáo dục Việt Nam 7. Ông Phạm Quang Huân, Phó Viện trưởng Viện NCSP -Trường ĐHSP Hà Nội 8. Bà Trần Thị Hải Yến, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú, Hà Nội 9. Ông Phạm Tuấn Anh, Trưởng phòng CBQLCSGD Cục NG&CBQLCSGD 10. Ông Nguyễn Đức Luyện, Chuyên viên chính Cục NG&CBQLCSGD BẢNG KÊ CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ GD&ĐT Kế hoạch cá nhân KHCN Cán bộ quản lý giáo dục CBQLGD Kế hoạch chuyên môn KHCM Cao đẳng sư phạm CĐSP Lý luận dạy học LLDH Chương trình CT Nhà xuất bản Nxb Công nghệ thông tin CNTT Phòng Giáo dục và Đào tạo Phòng GD&ĐT Dạy học DH Phổ thông PT Đại học sư phạm ĐHSP Phương pháp PP Đồng chí Đ/c Phương pháp dạy học PPDH Giáo dục GD Sở Giáo dục và Đào tạo Sở GD&ĐT Giáo viên GV Sách giáo khoa SGK Giáo dục phổ thông GDPT Tổ chuyên môn TCM Giáo viên chủ nhiệm GVCN Tổ trưởng chuyên môn TTCM Học viên HV Trắc nghiệm khách quan TNKQ Học sinh HS Trang Tr Hướng dẫn HD Trung học cơ sở THCS Hướng dẫn viên HDV Trung học phổ thông THPT Kế hoạch KH Khoa học quản lý KHQL MỤC LỤC Bảng kê các chữ viết tắt 2 Lời nói đầu 5 Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học – giáo dục – quản lý nhà trường 7 Chuyên đề 1: Những vấn đề chung về quản lý tổ chuyên môn trong trường 51 2 trung học I. Mục tiêu 51 1. Mục tiêu chung 51 2. Mục tiêu cụ thể 51 II. Nội dung 51 1. Khái quát về quản lý, lãnh đạo, quản lý giáo dục 51 2. Khái quát về trường THCS và THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân 54 3. Tổ chuyên môn trong trường THCS và THPT 58 4. Tổ trưởng chuyên môn và quản lý tổ chuyên môn 60 Chuyên đề 2. Xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn 81 I. Mục tiêu 81 1. Mục tiêu chung 81 2. Mục tiêu cụ thể 81 II. Nội dung 81 1. Phần 1. Những vấn đề chung xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn 81 2. Phần 2. Xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học của tổ chuyên môn 86 3. Phần 3. Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch chuyên môn cá nhân 98 4. Một số kỹ thuật có thể vận dụng hiệu quả vào việc xây dựng KHTCM và KHCN 99 5. Phần 4. Thực hành tổng hợp: Xây dựng kế hoạch năm học của tổ chuyên môn 108 Chuyên đề 3. Tổ trưởng chuyên môn với công tác quản lý hoạt động dạy học trong trường trung học 118 I. Mục tiêu 118 1. Mục tiêu chung 118 2. Mục tiêu cụ thể 118 II. Nội dung 118 1. Hoạt động dạy học và chương trình giáo dục phổ thông 119 2. Tổ trưởng chuyên môn với công tác quản lý dạy học 123 3. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của tổ trưởng chuyên môn 130 Chuyên đề 4. Tổ trưởng chuyên môn với công tác quản lý phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong trường trung học 166 I. Mục tiêu 166 1. Mục tiêu chung 166 2. Mục tiêu cụ thể 166 II. Nội dung 166 1. Vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong việc phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên 166 2. Những yêu cầu về đội ngũ giáo viên của trường THCS, THPT 168 3. Phát triển đội ngũ giáo viên trong tổ chuyên môn và các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên 170 4. Kiểm tra, đánh giá giáo viên 188 Hướng dẫn triển khai tập huấn tại địa phương 197 3 LỜI GIỚI THIỆU Ở các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, tổ chuyên môn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị các điều kiện thực hiện các hoạt động dạy - học trong nhà trường. Người tổ trưởng chuyên môn được ví như “cánh tay nối dài của Lãnh đạo nhà trường”, trực tiếp điều hành các công việc cụ thể trong hoạt động dạy - học. Công tác lãnh đạo, quản lý của tổ trưởng chuyên môn là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn, góp phần quan trọng đến chất lượng giáo dục của các nhà trường. Trong những năm qua, vấn đề bồi dưỡng tăng cường năng lực cho đội ngũ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên trong các nhà trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo hết sức quan tâm. Tuy nhiên, đối với đội ngũ tổ trưởng chuyên môn thì chưa có sự quan tâm thỏa đáng, chưa có những tài liệu mang tính đặc thù để tập huấn bồi dưỡng. Trước yêu cầu thực tiễn hiện nay, việc bồi dưỡng tăng cường năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn là vấn đề cấp thiết, là một trong những giải pháp có tính đột phá nâng cao chất lượng dạy - học ở các nhà trường nói chung và trường trung học nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, ngày 19 tháng 5 năm 2011, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Kế hoạch số 242/KH-BGDĐT triển khai tập huấn bồi dưỡng cốt cán các tỉnh, thành phố về công tác của tổ trưởng chuyên môn trong trường THCS, THPT với mục tiêu: 4 Bồi dưỡng cho cốt cán cấp tỉnh, thành phố về kiến thức, kỹ năng công tác tổ trưởng chuyên môn trường THCS, THPT; hướng dẫn đội ngũ cốt cán cấp tỉnh, thành phố tiếp tục triển khai bồi dưỡng cho giáo viên làm công tác tổ trưởng chuyên môn ở trường THCS, THPT. Thực hiện Kế hoạch trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai tổ chức xây dựng tài liệu tập huấn với tiêu đề: “Tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn trong trường trung học cơ sở, trung học phổ thông”. Tài liệu được mở đầu là nội dung “Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học – giáo dục- quản lý nhà trường” cùng 4 chuyên đề: 1. Chuyên đề 1: Những vấn đề chung về quản lý tổ chuyên môn trong trường trung học 2. Chuyên đề 4: Xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn 3. Chuyên đề 2: Tổ trưởng chuyên môn với công tác quản lý hoạt động dạy học trong trường trung học 4. Chuyên đề 3: Tổ trưởng chuyên môn với công tác quản lý phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trường trung học Các chuyên đề nêu trên cố gắng bao quát kiến thức, kỹ năng quản lý chủ yếu của TTCM ở trường THCS, THPT. Tài liệu được trình bày đan xen, kết hợp giữa lý thuyết và tổ chức các hoạt động nhằm tăng cường tối đa khả năng vận dụng, thực hành của các học viên tham gia tập huấn. Tài liệu được biên soạn bởi tập thể tác giả có nhiều kinh nghiệm từ các cơ quan: Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Học viện Quản lý giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội và đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục của một số trường THCS, THPT trong toàn quốc. Tài liệu đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp quí báu của các nhà khoa học, các nhà giáo và các CBQL có bề dày kinh nghiệm ở các Sở GD&ĐT, các trường THCS, THPT. Các tác giả dù đã có nhiều cố gắng, song trong sự vận động phát triển không ngừng về khoa học quản lý và thực tiễn giáo dục của trường THCS, THPT, chắc chắn tài liệu chưa đáp ứng được mọi nhu cầu của đội ngũ TTCM, đồng thời khó tránh khỏi thiếu sót. Trong quá trình triển khai, Ban soạn thảo biên soạn mong tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lý thực tiễn và học viên để bổ sung, điều chỉnh tài liệu thêm hoàn thiện và hữu ích. Ban soạn thảo chân thành cảm ơn mọi ý kiến đóng góp cho việc nâng cao chất lượng của tài liệu. BAN SOẠN THẢO 5 CHUYÊN ĐỀ 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ TỔ CHUYÊN MÔN TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung: Nâng cao hiểu biết cho TTCM về lãnh đạo, quản lý, quản lý giáo dục; Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của TCM trong trường THCS và THPT; Làm rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của TTCM trong quản lý TCM thực hiện các nhiệm vụ theo các qui định hiện hành để định hướng cho việc học tập, bồi dưỡng tăng cường năng lực thực hiện nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục hiện nay. 2. Mục tiêu cụ thể: - Nắm được một số khái niệm về lãnh đạo, quản lý, quản lý giáo dục, người quản lý và vai trò của họ. - Hiểu được một số vấn đề khái quát về nhà trường phổ thông; vị trí vai trò, nhiệm vụ của TCM trong trường THCS và THPT (sau đây gọi là trường trung học). - Hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của TTCM trường trung học theo quy định hiện hành. - Ý thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của TTCM trong trường trung học, chủ động tích cực học tập để thực hiện tốt vai trò của mình trong điều hành hoạt động TCM đạt hiệu quả. 6 II. NỘI DUNG 1. Khái quát về quản lý, lãnh đạo, quản lý giáo dục 1.1. Lãnh đạo  là khả năng gây ảnh hưởng, động viên, chỉ dẫn, chỉ thị người khác hành động nhằm thực hiện mục tiêu mong muốn. Lãnh đạo là quá trình định hướng dài hạn cho chuỗi các tác động của công tác quản lý. 1.2. Quản lý  là quá trình tác động có kế hoạch, có chủ đích, hợp qui luật của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức, đưa tổ chức đạt đến mục tiêu đã xác định. Nói cách khác, quản lý là quá trình thực hiện các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra để đưa tổ chức đạt đến mục tiêu đã đề ra.  là những tác động có hệ thống, có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý giáo dục đến hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống giáo dục vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất. Như vậy để điều hành hoạt động của TCM môn hiệu quả,  . Lãnh đạo thể hiện qua các hoạt động xác định tầm nhìn, sứ mạng, hệ giá trị, định hướng hoạt động của tổ để tập hợp các tổ viên cùng hướng về mục tiêu chung, tạo ra sự thay đổi cần thiết trong tổ để thích ứng và phát triển. Quản lý thể hiện qua các hoạt động thực hiện các chức năng để đảm bảo sự ổn định, nhất quán trong các hoạt động của tổ theo chương trình, kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu đã định. 1.3. Người quản lý và các vai trò Người quản lý là người làm việc trong tổ chức, điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước cấp trên về kết quả hoạt động của họ; chịu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra con người, tài chính, vật chất và thông tin của bộ phận hay tổ chức một cách có hiệu quả để đưa tổ chức đạt được mục tiêu đã đề ra. Các vai trò cơ bản của người quản lý Có nhiều cách tiếp cận để xác định về vai trò của người quản lý. Ở đây giới thiệu cách xác định vai trò theo Henry Mintzberg- một cách tiếp cận giúp người quản lý ở mọi cấp nhận thấy rõ trách nhiệm và yêu cầu năng lực thực hiện. Theo Mintberg, người quản lý có 10 vai trò chia làm 3 nhóm chính: +  !" #$%$&$&': bao hàm những công việc trực tiếp với những người khác. Nhà quản lý là người đại diện cho đơn vị mình trong các cuộc gặp chính thức (vai trò người đại diện); tạo ra và duy trì động lực cho người lao động nhằm hướng cố gắng của họ tới mục tiêu chung của tổ chức (vai trò người lãnh đạo); đảm bảo mối liên hệ với các đối tác (vai trò người liên lạc). 7 + (#)*$&': bao hàm sự trao đổi thông tin với những người khác. Nhà quản lý tìm kiếm những thông tin cần thiết cho quản lý (vai trò người giám sát); chia sẻ thông tin với những người trong đơn vị (vai trò người truyền tin); và chia sẻ thông tin với những người bên ngoài (vai trò người phát ngôn). + +,-h #&$&': bao hàm việc ra quyết định để tác động lên con người. Nhà quản lý tìm kiếm cơ hội để tận dụng, xác định vấn đề để giải quyết (vai trò người ra quyết định); chỉ đạo việc thực hiện quyết định (vai trò người điều hành); phân bổ nguồn lực cho những mục đích khác nhau (vai trò người đảm bảo nguồn lực); và tiến hành đàm phán với những đối tác (vai trò người đàm phán). TTCM muốn hoàn thành nhiệm vụ quản lý tổ theo qui định cần làm tốt tất cả các vai trò này. Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người quản lý Về phẩm chất: - Tận tâm với nghề nghiệp và công việc được giao. - Sống có đạo đức, có văn hóa, tuân thủ pháp luật và các chuẩn mực đạo đức xã hội. - Có bản lĩnh, tự chủ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Về năng lực: - Năng lực chuyên môn kĩ thuật (hiểu biết về nội dung chuyên môn và phương pháp tác nghiệp có liên quan, có khả năng hướng dẫn, kiểm tra người khác thực hiện, có khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học và ứng dụng các công nghệ hiện đại trong công tác ). - Năng lực quan hệ con người ( tập hợp, định hướng dẫn dắt người khác thông qua giao tiếp, ứng xử, thiết lập và phát triển các mối quan hệ người - người, giải quyết xung đột, động viên khích lệ, tạo động lực cho nhân viên…). - Năng lực tư duy chiến lược (dự báo, xác định tầm nhìn, hoạch định chiến lược, sáng tạo và đổi mới…). Ở phần sau của các chuyên đề, các yêu cầu này sẽ được cụ thể hóa gắn với yêu cầu đối với TTCM để thực hiện được các nhiệm vụ theo quy định. 1.4. Các chức năng quản lý cơ bản Xét theo quá trình quản lý có bốn chức năng quản lý cơ bản mà người quản lý dù ở cấp quản lý nào cũng phải thực hiện, đó là: ./0/./123, là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các biện pháp tốt nhất để đạt các mục tiêu đó. Nội dung thực hiện chức năng kế hoạch: - Phân tích bối cảnh, xác định mục tiêu phát triển tổ chức. - Lập các kế hoạch thực hiện mục tiêu. - Triển khai thực hiện kế hoạch. - Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch (nếu cần). 8 ./0/4/1251là quá trình tiếp nhận, phân phối, sắp xếp các nguồn lực tạo ra một cơ cấu tổ chức thích hợp đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đề ra để tổ chức phát triển. Nội dung chức năng tổ chức bao gồm: - Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý và năng động, phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm vụ. - Xây dựng, phát triển đội ngũ đảm bảo yêu cầu của tổ chức. - Xác lập mối quan hệ và cơ chế hoạt động . - Tổ chức công việc khoa học. ./0/6/127 Là quá trình tác động, ảnh hưởng tới hành vi thái độ của cấp dưới thông qua các hoạt động hướng dẫn, giúp đỡ, đôn đốc, động viên và thúc đẩy những người dưới quyền làm việc với hiệu quả cao nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Nội dung chức năng chỉ đạo: - Thực hiện quyền chỉ huy, giao việc và hướng dẫn triển khai nhiệm vụ. - Đôn đốc, động viên, kích thích tạo động lực làm việc cho nhân viên. - Giám sát, sửa chữa đảm bảo các hoạt động đúng hướng, bám sát yêu cầu thực thi kế hoạch của tổ chức. - Xây dựng môi trường thúc đẩy các hoạt động phát triển. ./0/0/1238*là quá trình xem xét thực tiễn, đánh giá thực trạng, khuyến khích những cái tốt, phát hiện những sai phạm, điều chỉnh nhằm đạt tới những mục tiêu đặt ra và góp phần đưa toàn bộ hệ thống được quản lý lên một trình độ cao hơn. Nội dung thực hiện chức năng kiểm tra: - Xác định các tiêu chuẩn để đánh giá - Đánh giá kết quả thực tế: thu thập thông tin về đối tượng được kiểm tra; - So sánh kết quả đo đạc thực tế với chuẩn để phát hiện mức độ thực hiện tốt, vừa, xấu của các đối tượng quản lý: - Điều chỉnh. Bao gồm: tư vấn (uốn nắn, sửa chữa); thúc đẩy (phát huy thành tích tốt); hoặc xử lý. 1.5. Phương pháp quản lý Là tổng thế các cách thức tác động có thể có và có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đạt được các mục tiêu đã đề ra. Theo nội dung và cơ chế tác động có thể đề cập đến 3 phương pháp quản lý chủ yếu: - Phương pháp hành chính. - Phương pháp tâm lý- xã hội. - Phương pháp kinh tế. Tùy theo điều kiện, đối tượng quản lý, tình huống, khả năng …mà TTCM lựa chọn, kết hợp các phương pháp quản lý để đạt hiệu quả quản lý. 9 2. Khái quát về trường THCS và THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân 4/.9:;%!<%% Hoạt động 1: Căn cứ vào Luật Giáo dục và Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học (gọi tắt là Điều lệ trường trung học), hãy nêu mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục trường trung học. Thông tin cơ bản hoạt động 1: Theo Luật Giáo dục hiện hành, Điều 27 qui định mục tiêu của giáo dục phổ thông nói chung và mục tiêu của giáo dục THCS và THPT là: - Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Giáo dục THCS nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. - Giáo dục THPT nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Theo Điều 28 Luật Giáo dục, =;> - Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của HS, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học. - Giáo dục THCS phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho HS có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp. - Giáo dục THPT phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở THCS, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; ngoài nội dung chủ yếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi HS còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của HS. ?!<%% Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả 10 [...]... nghiệm hoặc tùy tiện II NỘI DUNG Chuyên đề này gồm 4 nội dung: Phần 1: Những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn Phần 2: Xây dựng kế hoạch năm học của tổ chuyên môn Phàn 3: Tổ chức, hướng dẫn giáo viên trong tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch năm học của cá nhân Phần 4: Thực hành xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn PHẦN 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHUYÊN MÔN I Mục tiêu: Tìm hiểu... TCM, 14 biên bản chỉnh sửa, bổ sung các nội dung mới, các biện pháp mới vào kế hoạch Chú ý đánh giá hiệu quả các hoạt động cải tiến, điều chỉnh tăng hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của tổ 4 Tổ trưởng chuyên môn và quản lý tổ chuyên môn 4. 1 Người tổ trưởng chuyên môn (vị trí, vai trò, tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn) Hoạt động 5: Hãy thảo luận về vị trí, vai trò, tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của TTCM. .. ngày 02 /4/ 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư 12-2011) Đó là: Kế hoạch hoạt động năm học của TCM (gọi tắt là Kế hoạch TCM) và Kế hoạch hoạt động trong năm học của giáo viên (gọi tắt là Kế hoạch cá nhân - KHCN) Do điều kiện thời gian, Chuyên đề số 2 chỉ tập trung vào 2 loại KH nói trên Dựa vào 2 loại kế hoạch đã tìm hiểu, cùng với các phương pháp, kỹ thuật do chuyên đề gợi ý, TTCM hoàn... giữa TTCM với hội đồng trường được thể hiện: - Là quan hệ chấp hành khi TTCM thực hiện các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công để triển khai Nghị quyết của Hội đồng trường - Là quan hệ tham gia khi TTCM là thành viên Hội đồng trường - Là quan hệ tham mưu khi TTCM thông qua đại diện của mình trong Hội đồng trường để đề xuất, kiến nghị hoặc góp ý về các chủ trương hoạt động của nhà trường về các vấn đề liên... khách quan về từng GV trong tổ để có cơ sở phân công hợp lý 5.3 Quan hệ của tổ trưởng chuyên môn với các tổ trưởng chuyên môn khác Là mối quan hệ ngang hàng, phối hợp, học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác Được thể hiện qua các hoạt động: - Phối hợp với các TTCM khác trong tổ chức các sinh hoạt chuyên môn chuyên đề có tính chất chung như: đổi mới PPDH, ứng dụng CNTT trong dạy học, phương pháp phát... 2009 31 11 Tập bài giảng cho khóa học tại Viện Giáo dục quốc gia Singapore 12 National Institute Education (NIE): Singapore’s School Excellence Model CHUYÊN ĐỀ 2 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHUYÊN MÔN BIÊN SOẠN: Phạm Quang Huân Phó Viện trưởng Viện NCSP, Trường ĐHSP Hà Nội Trần Thị Hải Yến Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú-Hoàn Kiếm, Hà Nội I MỤC TIÊU: 32 1 Mục tiêu chung: Tổ trưởng chuyên môn (TTCM) có... hiện quy chế chuyên môn của GV (thực hiện hồ sơ chuyên môn; soạn giảng theo kế hoạch dạy học và phân phối CT, chuẩn kiến thức kĩ năng; ra đề kiểm tra, thực hiện việc cho điểm theo quy định; kế hoạch dự giờ của các thành viên trong tổ ) - Dự giờ GV trong tổ theo quy định (4 tiết/GV/năm học) - Các hoạt động khác (đánh giá, xếp loại GV; đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên Việc này đỏi hỏi TTCM phải nắm... được tham dự các cuộc họp, hội nghị chuyên môn có liên quan đến chương trình của các môn của tổ khi cấp trên tổ chức - Quyền được ưu tiên bồi dưỡng về chuyên môn do Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức, được hưởng các chế độ chính sách về mặt vật chất và tinh thần theo các văn bản pháp luật hiện hành 17 - Quyền tư vấn, đề xuất với Hiệu trưởng những vấn đề về chuyên môn Đề nghị Hiệu trưởng tạo mọi điều kiện... hành hoạt động của tổ chuyên môn + Xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh để lãnh đạo hoạt động của nhà trường, của tổ chuyên môn - Tập trung dân chủ: Tập trung dân chủ là nguyên tắc bắt nguồn từ bản chất của chế độ XHCN, là nguyên tắc chỉ đạo toàn bộ hoạt động quản lý (Điều 6- Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam đã nêu rõ: Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động... nguyên 18 tắc tập trung dân chủ) Tinh thần của nguyên tắc này trong quản lý giáo dục là ở chỗ phải thường xuyên kết hợp sự lãnh đạo tập trung với sự tham gia của quảng đại quần chúng lao động vào công việc tổ chức quản lý giáo dục + Nội dung nguyên tắc: Phải đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ trong quản lý Tập trung và dân chủ là hai mặt của một thể thống nhất, tập trung phải . trường” cùng 4 chuyên đề: 1. Chuyên đề 1: Những vấn đề chung về quản lý tổ chuyên môn trong trường trung học 2. Chuyên đề 4: Xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn 3. Chuyên đề 2: Tổ trưởng chuyên môn. hệ thống giáo dục quốc dân 54 3. Tổ chuyên môn trong trường THCS và THPT 58 4. Tổ trưởng chuyên môn và quản lý tổ chuyên môn 60 Chuyên đề 2. Xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn 81 I. Mục tiêu 81 1 trưởng chuyên môn với công tác quản lý dạy học 123 3. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của tổ trưởng chuyên môn 130 Chuyên đề 4. Tổ trưởng chuyên môn với công tác quản lý phát triển chuyên môn

Ngày đăng: 24/10/2014, 07:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHUYÊN ĐỀ 1

  • NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ

  • TỔ CHUYÊN MÔN TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC

    • I. MỤC TIÊU

      • 2. Mục tiêu cụ thể:

      • II. NỘI DUNG

        • 1. Khái quát về quản lý, lãnh đạo, quản lý giáo dục

        • 2. Khái quát về trường THCS và THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân

        • 3. Tổ chuyên môn trong trường THCS và THPT

        • 4. Tổ trưởng chuyên môn và quản lý tổ chuyên môn

        • 5. Tăng cường các mối quan hệ trong hoạt động quản lý của tổ trưởng chuyên môn ở trường THCS và THPT

        • CHUYÊN ĐỀ 2

        • XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

          • Sơ đồ quy trình xây dựng kế hoạch TCM

          • 1.1. Mục tiêu chung

          • Trên cơ sở khái quát lại những hiểu biết về hoạt động dạy học, CTGD phổ thông và hoạt động quản lý dạy học trong trường THCS, trường THPT, TTCM biết và có khả năng triển khai nhiệm vụ của mình, góp phần vào việc thực hiện có hiệu quả công cuộc đổi mới CTGD phổ thông và trao đổi, thông tin cho đồng nghiệp về những vấn đề liên quan đến quản lý dạy học trong trường.

          • 2.2. Mục tiêu cụ thể

          • - Củng cố lại những hiểu biết của TTCM về hoạt động dạy học, của CTGD phổ thông (CTGD của cấp học và chương trình môn học, đặc biệt phần chuẩn kiến thức- kỹ năng trong CT);

          • - Biết các công việc của TTCM trong quản lý dạy học (quản lý việc dạy gắn với thực hiện CTGD phổ thông, việc học của các đối tượng học sinh khác nhau; quản lý các hoạt động và quản lý hồ sơ của TCM) và từng bước tăng cường kỹ năng quản lý dạy học với tư cách TTCM.

            • PPDH theo góc là phương pháp theo đó HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí khác nhau trong lớp học. Những khoảng không gian này tạo ra môi trường học tập kích thích HS học tích cực, HS được thực hành, khám phá và trải nghiệm thông qua các hoạt động, qua đó HS được học sâu và thoải mái.

            • b. Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận

            • CHUYÊN ĐỀ 4

            • TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN VỚI NHIỆM VỤ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC

              • I. MỤC TIÊU

                • 2. Mục tiêu cụ thể

                • II. NỘI DUNG

                  • 1. Vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong việc phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên

                  • 2. Những yêu cầu của đội ngũ GV của trường THCS và THPT

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan