Vận dụng thuyết nhu cầu của maslow

21 20.4K 400
Vận dụng thuyết nhu cầu của maslow

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Con người đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển xã hội nói chung và của doanh nghiệp tổ chức nói riêng. Việc săn bắn hái lượm của con người ngay từ thời tiền sử cũng nhắm đến mục đích thỏa mãn nhu cầu sinh tồn. Nhu cầu và tìm cách thỏa mãn nhu cầu là một trong những bản năng cội rễ sâu nhất của con người. Nhu cầu là những đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất hay tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau. Các doanh nghiệp, tổ chức muốn tồn tại và phát triển đều phải hiểu được nhu cầu và thỏa mãn được nhu cầu của con người. Người đầu tiên có công xây dựng nền tâm lý học nhân văn là H.Matxlâu (1908 1970) – người đã phát triển lý thuyết động cơ của con người thường được biết đến là lý thuyết cấp bậc nhu cầu. Lý thuyết này được hiểu biết phổ biến nhất và được vận dụng vào quản trị học. Đây là lý thuyết đạt đến đỉnh cao của việc nhận dạng nhu cầu tự nhiên của con người mà ngày nay chưa có thuyết nào thay thế.

MỞ ĐẦU Thuyết nhu cầu của Maslow nằm trong hệ thống các quan điểm về nhân cách của trường phái tâm lý học nhân văn. Tâm lý học nhân văn hình thành ở Mỹ như là một khuynh hướng đối lập với tâm lý học hành vi và phân tâm học. Nếu tâm lý học hành vi lấy điều kiện bên ngoài quyết định cho tâm lý con người thì phân tâm học lấy điều kiện bên trong làm nguyên tắc quyết định. Tâm lý học nhân văn khác với hai khuynh hướng trên là ở chỗ nó không tạo nên một bộ mặt lý luận thống nhất về nhân cách. Trường phái này là sự tổng hợp nhiều hướng mới và nhiều trường phái tư tưởng khác nhau. Nhưng những nhà tâm lý học nhân văn đều có chung những tư tưởng là tôn trọng con người, tôn trọng những phẩm giá cá nhân về con người. Họ cho rằng con người bẩm sinh là tốt và đề cao vai trò của hoài bão, khát vọng tự do cũng như khả năng vươn tới cái tốt đẹp trong con người. Động cơ chính trong cuộc đời là khuynh hướng tự thể hiện mình, khuynh hướng này là bẩm sinh và không ngừng thúc đẩy con người hướng đến hoạt động, giúp họ tự thể hiện mình. Con người đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển xã hội nói chung và của doanh nghiệp tổ chức nói riêng. Việc săn bắn hái lượm của con người ngay từ thời tiền sử cũng nhắm đến mục đích thỏa mãn nhu cầu sinh tồn. Nhu cầu và tìm cách thỏa mãn nhu cầu là một trong những bản năng cội rễ sâu nhất của con người. Nhu cầu là những đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất hay tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau. Các doanh nghiệp, tổ chức muốn tồn tại và phát triển đều phải hiểu được nhu cầu và thỏa mãn được nhu cầu của con người. Người đầu tiên có công xây dựng nền tâm lý học nhân văn là H.Matxlâu (1908 - 1970) – người đã phát triển lý thuyết động cơ của con người thường được biết đến là lý thuyết cấp bậc nhu cầu. Lý thuyết này được hiểu biết phổ biến nhất và được vận dụng vào quản trị học. Đây là lý thuyết đạt đến đỉnh cao của việc nhận dạng nhu cầu tự nhiên của con người mà ngày nay chưa có thuyết nào thay thế. 1 NỘI DUNG 1.Tổng quan về lý thuyết thang bậc nhu cầu của A. Maslow Như trên đã nói, thuyết nhu cầu của A. Maslow là thuyết đạt tới đỉnh cao trong việc nhận dạng các nhu cầu tự nhiên của con người nói chung. Cho đến nay, chưa có thuyết nào thay thế tốt hơn thuyết này mặc dù cũng có khá nhiều “ứng cử viên" có ý định thay thế. Năm 1943, A. Maslow đã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó là lý thuyết về Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của con người. Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước. Tổng quan về lý thuyết Thang bậc nhu cầu của Maslow (Maslow’s Hierarchy of Needs) Trong thời điểm đầu tiên của lý thuyết, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc: - Nhu cầu cơ bản (basic needs) - Nhu cầu về an toàn (safety needs) - Nhu cầu về xã hội (social needs) - Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs) - Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs) Sau đó, vào những năm 1970 và 1990, sự phân cấp này đã được Maslow hiệu chỉnh thành 7 bậc và cuối cùng là 8 bậc: - Nhu cầu cơ bản (basic needs) - Nhu cầu về an toàn (safety needs) - Nhu cầu về xã hội (social needs) - Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs) - Nhu cầu về nhận thức (cognitive needs) - Nhu cầu về thẩm mỹ (aesthetic needs) - Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs) - Sự siêu nghiệm (transcendence) Trong tiểu luận này, tôi sẽ sử dụng phiên bản 5 bậc để phân tích, giải thích và ứng dụng vào việc khuyến khích người lao động. 2 2.Thuyết nhu cầu năm bậc của A.Maslow Hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow thường được thể hiện dưới dạng một hình kim tự tháp, các nhu cầu ở bậc thấp thì càng xếp phía dưới. *Nhu cầu cơ bản (basic needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu của cơ thể (body needs) hoặc nhu cầu sinh lý (physiological needs), bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người thoải mái,… đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất. Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được. Ông bà ta cũng đã sớm nhận ra điều này khi cho rằng: “Có thực mới vực được đạo”, cần phải được ăn uống, đáp ứng nhu cầu cơ bản để có thể hoạt động, vươn tới nhu cầu cao hơn. Chúng ta có thể kiểm chứng dễ dàng điều này khi cơ thể không khỏe mạnh, đói khát hoặc bệnh tật, lúc ấy, các nhu cầu khác chỉ còn là thứ yếu. *Nhu cầu về an toàn, an ninh (safety, security needs): Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức các nhu cầu này không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ sẽ cần gì tiếp theo? Khi đó các nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt. Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần. Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm. Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động trong các trường hợp khẩn 3 cấp, nguy khốn đến tính mạng như chiến tranh, thiên tai, gặp thú dữ,…. Trẻ con thường hay biểu lộ sự thiếu cảm giác an toàn khi bứt rứt, khóc đòi cha mẹ, mong muốn được vỗ về. Nhu cầu này cũng thường được khẳng định thông qua các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống, được sống trong các khu phố an ninh, sống trong xã hội có pháp luật, có nhà cửa để ở,…Nhiều người tìm đến sự che chở bởi các niềm tin tôn giáo, triết học cũng là do nhu cầu an toàn này, đây chính là việc tìm kiếm sự an toàn về mặt tinh thần. Các chế độ bảo hiểm xã hội, các chế độ khi về hưu, các kế hoạch để dành tiết kiệm, …cũng chính là thể hiện sự đáp ứng nhu cầu an toàn này. *Nhu cầu về xã hội (social needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó (belonging needs) hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương (needs of love). Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm việc, đi chơi picnic, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm, … Nhu cầu này là một dấu vết của bản chất sống theo bầy đàn của loài người chúng ta từ buổi bình minh của nhân loại. Mặc dù, Maslow xếp nhu cầu này sau 2 nhu cầu phía trên, nhưng ông nhấn mạnh rằng nếu nhu cầu này không được thoả mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tinh thần, thần kinh. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, những người sống độc thân thường hay mắc các bệnh về tiêu hóa, thần kinh, hô hấp hơn những người sống với gia đình. Chúng ta cũng biết rõ rằng: sự cô đơn có thể dễ dàng giết chết con người. Nhiều em ở độ tuổi mới lớn đã lựa chọn con đường từ bỏ thế giới này với lý do: “Những người xung quanh, không có ai hiểu mình!”. *Nhu cầu về được tôn trọng (esteem needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng (self esteem needs) vì nó thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân. Sự đáp ứng và đạt được nhu 4 cầu này có thể khiến cho một đứa trẻ học tập tích cực hơn, một người trưởng thành cảm thấy tự do hơn. Chúng ta thường thấy trong công việc hoặc cuộc sống, khi một người được khích lệ, tưởng thưởng về thành quả lao động của mình, họ sẵn sàng làm việc hăng say hơn, hiệu quả hơn. Nhu cầu này được xếp sau nhu cầu “thuộc về một tổ chức”, nhu cầu xã hội phía trên. Sau khi đã gia nhập một tổ chức, một đội nhóm, chúng ta luôn muốn được mọi người trong nhóm nể trọng, quý mến, đồng thời chúng ta cũng phấn đấu để cảm thấy mình có “vị trí” trong nhóm đó. Kinh nghiệm giáo dục cũng chỉ ra rằng: các hành động bêu xấu học sinh trước lớp, cho các học sinh khác “lêu lêu” một em học sinh bị phạm lỗi,… chỉ dẫn đến những hậu quả tồi tệ hơn về mặt giáo dục, tâm lý. Bản chất tâm lý con người ai cũng muốn được tôn trọng, chạm đến lòng tự trọng là chạm đến điều sâu và đau nhất, là điểm tử huyệt nhất của con người. Chỉ tôn trọng mà không yêu cầu là không ổn. Khi được tôn trọng là đã cho con người ở đúng vị trí “Người” nhất của mình. Do vậy, cần có trách nhiệm buộc phải sống và hành xử đúng đắn với sự tôn trọng đó.” *Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs): Khi nghe về nhu cầu này: “thể hiện mình” chúng ta khoan vội gán cho nó ý nghĩa tiêu cực. Không phải ngẫu nhiên mà nhu cầu này được xếp đặt ở mức độ cao nhất. “Thể hiện mình” không đơn giản có nghĩa là nhuộm tóc lòe lẹt, hút thuốc phì phèo, “xổ nho” khắp nơi, nói năng khệnh khạng, …Maslow mô tả nhu cầu này như sau: “self-actualization as a person's need to be and do that which the person was “born to do”” (nhu cầu của một cá nhân mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình “sinh ra để làm”). Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội. 3.Vận dụng lý thuyết thang nhu cầu của A. Maslow trong khuyến khích nhân viên. Con người cá nhân hay con người trong tổ chức chủ yếu hành động theo nhu cầu. Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích họ hành động. Đồng thời việc nhu cầu được thỏa mãn và thỏa mãn tối đa là mục đích hành động 5 của con người. Theo cách xem xét đó, nhu cầu trở thành động lực quan trọng và việc tác động vào nhu cầu cá nhân sẽ thay đổi được hành vi của con người. Nói cách khác, người lãnh đạo hoặc quản lý có thể điều khiển được hành vi của nhân viên bằng cách dùng các công cụ hoặc biện pháp để tác động vào nhu cầu hoặc kỳ vọng của họ làm cho họ hăng hái và chăm chỉ hơn với công việc được giao, phấn chấn hơn khi thực hiện nhiệm vụ và tận tụy hơn với nhiệm vụ đảm nhận. Trong trường hợp ngược lại việc không giao việc cho nhân viên là cách thức giảm dần nhiệt huyết của họ và cũng là cách thức để nhân viên tự hiểu là mình cần tìm việc ở một nơi khác khi làm việc là một nhu cầu của người đó. Trong một doanh nghiệp hoặc tổ chức, cần vận dụng thuyết thang bậc nhu cầu của Maslow để thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả. 3.1.Nhu cầu cơ bản có thể được đáp ứng thông qua việc trả lương tốt và công bằng, cung cấp các bữa ăn trưa hoặc ăn giữa ca miễn phí hoặc bảo đảm các khoản phúc lợi khác như tiền thưởng theo danh hiệu thi đua, thưởng các chuyến tham quan, du lịch, thưởng sáng kiến Sự phản đối của công nhân, nhân viên khi đồng lương không đủ nuôi sống họ cũng thể hiện việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản cần phải được thực hiện ưu tiên. Có thể đưa ra một dẫn chứng về vấn đề lương bổng để thấy vai trò của việc thỏa mãn nhu cầu cơ bản cho nhân viên. Dẫn chứng đầu tiên là: Từ đầu năm 2009 đến nay, hàng trăm công nhân của Công ty Cao su Mang Yang thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, đóng ở địa bàn huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai đã viết đơn xin nghỉ việc vì việc khoán sản lượng vườn cây, giá ăn chia sản phẩm mủ trong thời kỳ mủ cao su giảm giá rất khó khăn cho người lao động. Cụ thể hơn là do ảnh hưởng chung tình hình suy thoái kinh tế thế giới, giá mủ cao su giảm, lương thấp… Dẫn chứng thứ hai là: Từ 21 giờ tối 8/12 đến tận sáng 9/12, gần 3.000 công nhân Công ty Thuỷ sản Bình An (KCN Trà Nóc, Bình Thuỷ, Cần Thơ) đã đồng loạt bỏ việc để phản đối việc lãnh đạo công ty đột ngột trừ lương của họ một cách vô lý. Theo phản ánh của các công nhân, tháng lương 11 của họ đã bị trừ đi mỗi người từ 400-500 ngàn đồng mà không hề được thông báo trước. Một công nhân bức xúc: “Bình thường thì công ty sẽ dán thông báo bảng lương vào ngày đầu tháng rồi chi 6 trả trong vòng một tuần. Tuy nhiên, lần này đến tận ngày 8/12 họ mới dán thông báo và chi trả luôn vào tài khoản. Tính ra, mỗi người bị trừ mất 20% lương”. Ngoài ra, hàng loạt công nhân còn phản ánh việc công ty này thường xuyên kéo ca làm việc đến 6-7 giờ tối mà chỉ cho ăn một bữa trưa. Bên cạnh đó, công ty cũng cắt ngang khoản tiền hỗ trợ nhà trọ (100 ngàn đồng/tháng) và tiền thưởng dành cho công nhân xếp loại A (10% lương). Từ các dẫn chứng trên ta thấy tiền lương và chế độ ăn trưa có ý nghĩa quan trọng với người lao động. Vì lương là phương tiện để thỏa mãn các nhu cầu bậc thấp của con người: để thỏa mãn nhu cầu ăn uống, ngủ đều cần đến tiền. Từ đây cũng có thể suy ra: Muốn kìm hãm hay chặn đứng sự phát triển của một người nào đó, cách cơ bản nhất là tấn công vào các nhu cầu bậc thấp của họ. Nhiều người làm việc chịu đựng các đòi hỏi vô lý, các bất công, vì họ sợ bị mất việc làm, không có tiền nuôi bản thân và gia đình, họ muốn được yên thân,… Muốn một người phát triển ở mức độ cao thì phải đáp ứng các nhu cầu bậc thấp của họ trước: đồng lương tốt, chế độ đãi ngộ hợp lý, nhà cửa ổn định,…Chẳng phải ông bà chúng ta đã nói: “An cư mới lạc nghiệp” hay sao? 3.2. Nhu cầu an toàn Nhu cầu an toàn là một động lực mạnh mẽ đối với hành vi của con người. An toàn là một nhu cầu tuy không cần thiết bằng nhu cầu tồn tại nhưng rất gần gũi với chúng ta. Đôi khi nhu cầu này còn thu hút sự quan tâm của chúng ta nhiều hơn hẳn các nhu cầu khác như nhu cầu được thoải mái, xinh đẹp hay bất kỳ nhu cầu tận hưởng nào khác. Nhu cầu an toàn và được bảo vệ được xếp ưu tiên sau nhu cầu thể chất bao hàm cả an toàn về tính mạng và an toàn về tinh thần. An toàn về tính mạng nghĩa là bảo vệ cho người ta tránh được các nguy cơ đe dọa cuộc sống và an toàn về tinh thần là tránh được mọi sự sợ hãi, lo lắng. Tất cả mọi người lao động đều mong muốn có được cảm giác an toàn vì đây cũng là một trong hai nhu cầu thiết yếu cần ưu tiên để được thỏa mãn. Vì tính an toàn là yếu tố rất quan trọng đối với sự phát triển của cảm xúc và tinh thần nên nhân viên luôn tìm cách nâng cao mức độ an toàn của mình đồng thời giảm thiểu mức độ rủi ro. 7 +Để đáp ứng nhu cầu an toàn, nhà quản lý có thể bảo đảm công việc được duy trì ổn định: Tạo cho nhân viên một việc làm ổn định sẽ làm cho họ có sự toàn tâm toàn ý cho công việc, để họ gắn bó với công ty, xem nhiệm vụ thúc đẩy và làm lợi cho công ty là nhiệm vụ và quyền lợi của mình. Thường có rất ít người muốn thay đổi công việc của mình, ai cũng muốn có một công việc ổn định phù hợp với năng lực của mình để có thể nuôi sống bản thân và gia đình, chẳng ai muốn có một công việc bấp bênh, thu nhập thất thường, lương tháng có tháng không, nên công việc ổn định cũng là điều kiện để thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên. Ví dụ, việc một công ty đã hoạt động lâu năm sẽ đảm bảo với nhân viên rằng làm việc với công ty này an toàn hơn. Vì họ cho rằng công ty hoạt động lâu năm sẽ có uy tín và thương hiệu lớn, đủ sức nuôi sống công nhân và có các chế độ đãi ngộ công nhân hợp lý, họ sẽ có một công việc ổn định. Và nhờ cảm giác an toàn mà nhân viên cảm nhận được, họ sẽ lao động hăng say hơn, yên tâm với công việc, không phải sợ mình có một “ngôi nhà tạm bợ”, rồi chắc chắn mình sẽ luân chuyển và tìm một công ty khác cho mình cảm giác an toàn hơn. Khi con người đã yên tâm với công việc, họ sẽ toàn tâm vào công việc nhờ đó mà năng suất và hiệu quả làm việc sẽ tăng lên. +Các chế độ bảo hiểm xã hội và việc bảo hộ lao động cho người lao động (tạo môi trường làm việc thuận lợi) có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên. Những người công nhân làm việc cần có bảo hiểm về an toàn lao động để trong quá trình lao động, làm giàu cho công ty nếu gặp rủi ro thì có một khoản trợ cấp đủ để trang trải cho việc chữa tai nạn lao động và cho sinh hoạt. Chính vì vậy các công ty có chính sách bảo hộ lao động, bảo hiểm lao động sẽ được nhiều công nhân lựa chọn xin vào làm, và cũng có nhiều nhân viên giỏi hơn các công ty mà chính sách bảo hiểm không đảm bảo. Đây cũng là một cách thu hút và giữ chân nhân tài, nhân viên giỏi của các doanh nghiệp, công ty. Chính vì vậy mà ta thấy là trong những năm gần đây, khi tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp thường dùng chế độ bảo hiểm hay thiết bị bảo hộ lao động để thu hút nhân lực. Đối với các công việc nguy hiểm, có tính chất rủi ro cao thì nhu cầu an toàn của người lao động là nhu cầu bức thiết cần được thỏa mãn hàng đầu, việc thỏa mãn 8 nhu cầu này có ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của người lao động. Trường hợp những người thợ mỏ có thể phải đối mặt với những vụ sụp hầm mỏ nghiêm trọng, gây nguy hiểm đến tính mạng của người lao động, nên khi có một vụ tai nạn nào xảy ra thì ngay lập tức tinh thần làm việc của nhân viên sẽ giảm sút vì họ lúc nào cũng “nơm nớp” lo sợ tai nạn, nhiều người cũng có thể bỏ việc do thấy công việc nguy hiểm mà công ty lại không trang bị thiết bị bảo hộ lao động hay chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động. Chẳng hạn: Tình trạng công nhân hoang mang sau tai nạn liên tiếp tại khu cao ốc Keangnam (tòa nhà cao nhất Việt Nam). Vừa làm việc trên tầng 6 của tòa tháp xây 70 tầng, anh Hay, quê Thanh Hóa cho biết: "Nghề này chẳng tránh khỏi rủi ro, nhưng giờ về quê cũng chẳng biết làm gì để sống. Trông chờ vào mấy sào ruộng thì đói". Theo anh Hay, sau mấy vụ tai nạn liên tiếp, một số công nhân trong đội của anh đã bỏ về do không chịu nổi áp lực tâm lý. Tại khu lán trại của công nhân thuộc công ty Cofico, một trong những đơn vị thi công tòa nhà này, nhiều công nhân phải nghỉ việc ngồi chơi tá lả, hoặc buôn chuyện. Hải, 22 tuổi, quê ở Thái Nguyên cũng mới chỉ làm việc ở công trình này được vài tháng. Tính theo công nhật, thu nhập của Hải được khoảng hơn 2 triệu mỗi tháng. Hải kể: "Chúng em ở quê cũng chẳng có nghề nghiệp gì, lên đây cũng chỉ làm sắt hoặc bốc vác cốp pha, đi làm theo thời vụ. Có người làm cùng với em, chứng kiến vụ tai nạn, mấy hôm không ngủ được cũng đã bỏ về rồi". Qua những dẫn chứng trên ta cũng thấy rằng: Sự lo lắng và sợ hãi vì tai nạn lao động, nguy hiểm đến tính mạng có ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của nhân viên và do đó nó tác động đến chất lượng và năng suất lao động. Vì vậy các nhà lãnh đạo muốn thúc đẩy nhân viên làm việc cần tạo cho họ cảm giác an toàn thông qua việc trang bị các thiết bị bảo hộ lao động, các chế độ ưu đãi hay bảo hiểm đối với người lao động. Ngoài ra, có thể đáp ứng nhu cầu an toàn bằng cách đối xử công bằng đối với nhân viên 3.3.Nhu cầu xã hội Để bảo đảm đáp ứng nhu cầu xã hội, người lao động cần được tạo điều kiện làm việc theo nhóm, được tạo cơ hội để mở rộng giao lưu giữa các bộ phận, khuyến khích mọi người cùng tham gia ý kiến phục vụ sự phát triển doanh nghiệp hoặc tổ 9 chức. Cũng để đáp ứng nhu cầu phát triển quan hệ, doanh nghiệp hoặc tổ chức cần có các hoạt động vui chơi, giải trí nhân các dịp kỷ niệm hoặc các kỳ nghỉ khác. Nhiều công ty đã tổ chức cho các nhân viên có các buổi cắm trại ngoài trời, cùng chơi chung các trò chơi tập thể, áp dụng các phương pháp làm việc theo nhóm, các tổ chức công đoàn, Đảng trong đơn vị được giao trách nhiệm tập hợp các thành viên, định hướng các thành viên vào những hoạt động bổ ích. Các kết quả cho thấy: các hoạt động chung, hoạt động ngoài trời đem lại kết quả tốt cho tinh thần và hiệu suất cho công việc được nâng cao. Mặt khác, qua các hoạt động nhóm, sinh hoạt tập thể sẽ giúp mọi người hiểu nhau hơn, đoàn kết gắn bó nhau hơn và tạo điều kiện để họ giúp đỡ lẫn nhau. 3.4.Nhu cầu được tôn trọng Để thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng, ngưỡng mộ: người lao động cần được tôn trọng về nhân cách, phẩm chất. Bên cạnh được trả tiền lương hay có thu nhập thỏa đáng theo các quan hệ thị trường, họ cũng mong muốn được tôn trọng các giá trị của con người. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây trên báo VietNamNet, diễn viên Quyền Linh đã trả lời câu hỏi của người phỏng vấn như sau: PV: Nếu hiện tại có một lời mời đóng phim nhưng cát-sê không tương xứng với thời gian công sức anh sẽ phải bỏ ra thì anh có nhận không? DV Quyền Linh: Bù lại nếu vai diễn đó hay thì thậm chí chỉ cần nuôi cơm, không cần tiền tôi cũng đóng. Từ trước đến nay đóng phim đâu có dư tiền, tôi biết điều đó mà. Nhưng hãy cho tôi một vai diễn, một cơ hội và một sự tôn trọng Đưa ra ví dụ như trên để thấy nhu cầu này quan trọng nhường nào.Vậy làm thế nào để thỏa mãn nhu cầu này cho người lao động? * Bằng cách khen công khai, phê bình “kin kín" : Tới Công ty, nhà quản lý có thể để chỗ này một câu biểu dương, chỗ kia một câu khen ngợi, làm nhân viên nở nang mặt mũi. Khi được khen ngợi, nhân viên sẽ phấn chấn, tăng khả năng chịu đựng sức ép công việc, năng suất của họ sẽ tăng lên. Công khai thưởng, công khai khen ngợi, công khai đề bạt nhưng phê bình kín, khiển trách kín. Có Công ty họp toàn thể nhân viên văn phòng chỉ để khen ngợi và thưởng cho một vài cá nhân mấy trăm nghìn đồng. Số tiền không lớn nhưng được khen 10 [...]... thích hợp 4.Hạn chế của việc vận dụng thuyết cấp bậc nhu cầu của Abraham Harold Maslow Lý thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow được các nhà quản trị vận dụng rộng rãi trong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực Tuy nhiên việc vận dụng lý thuyết này có một số hạn chế nhất định: Thứ nhất, nhu cầu của con người rất đa dạng và rất khó phân biệt một cách rõ ràng theo các cấp bậc nhu cầu Nhu cầu của một cá nhân đa... con người có nhu cầu ở dạng “thu nhập mục tiêu” tức là khi họ kiếm sống đủ cho bản thân và gia đình thì họ không có nhu cầu kiếm thêm nữa Việc vận dụng lý thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow để thỏa mãn nhu cầu của những người lao động từ thấp đến cao sẽ bị hạn chế +Thứ ba, sắc thái văn hóa ảnh hưởng tới việc xuất hiện nhu cầu và trật tự thứ bậc nhu cầu, nhưng lý thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow chưa... người ta sẽ bước lên nhu cầu bậc cao hơn khi và chỉ khi các nhu cầu thấp hơn được thỏa mãn Tuy nhiên trong thực tế nhiều người sẵn sàng hy sinh những nhu cầu bậc thấp để thỏa mãn nhu cầu bậc cao hơn Ví dụ các nhà lãnh đạo của các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc họ sẵn sàng hy sinh nhu cầu về sinh lý, nhu cầu về an toàn để thỏa mãn nhu cầu được thể hiện Họ hy vọng việc thỏa mãn nhu cầu cấp cao trong... trường làm việc lành mạnh; nhu cầu về tự trọng: được tôn trọng và ngưỡng mộ; nhu cầu tự thể hiện: cơ hội phát triển cá nhân Chính vì vậy việc áp 17 dụng phân cấp nhu cầu theo tháp nhu cầu của Maslow có thể khó thực hiện trong thực tế +Thứ hai, trong nhiều trường hợp nhu cầu của con người không gia tăng từ thấp đến cao, nhà quản trị sẽ mắc sai lầm nếu tìm cách thỏa mãn nhu cầu con người từ thấp đến cao... được nhu cầu thăng quan, tiến chức của những người này so vái các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam Đối với những đối tượng như thế, tiền lương hoặc thu nhập không phải là giải pháp thỏa mãn trực tiếp nhu cầu của họ mà phải là chức vụ mà họ phải đạt được Vì thế, người chủ doanh nghiệp hoặc người đứng đầu một tổ chức cần tuỳ hoàn cảnh cụ thể để vận dụng thuyết nhu cầu này vào việc phát hiện nhu cầu của. .. lý thuyết của Maslow, trong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực, nhà quản trị phải nắm được nhu cầu của các người lao động trong doanh nghiệp, tổ chức của mình đang ở cấp nào để có chính sách động viên phù hợp Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có tồn tại phân cấp nhu cầu Con người có thể có nhu cầu ở nhiều cấp bậc khác nhau cùng một lúc Ví dụ: Khi uống một ly cà phê, người ta có nhu cầu. .. muốn Một vấn đề khác biệt của văn hóa Việt Nam với văn hóa phương Tây là mối quan hệ xã hội, gia đình, huyết tộc đóng vai trò quan trọng Con người Việt có thể theo đuổi để thỏa mãn nhu cầu xã hội trước khi thỏa mãn nhu cầu về sinh lý, an toàn Đối với họ tiền lương, tiền thưởng chưa phải là điều quan trọng để giữ chân họ lại Chính vì vậy việc vận dụng lý thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow trong những nền... lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động của doanh nghiệp Cuộc sống càng phát triển, nhu cầu của con người càng cao Chúng ta có thể rất dễ dàng nhận ra điều này nếu đem so sánh những nhu cầu của người lao động hiện nay so với thời kỳ trong cơ chế tập trung bao cấp Khi các nhu cầu bậc thấp đã được đáp ứng một cách tương đối đầy đủ, người lao động sẽ hướng đế những nhu cầu ở bậc cao hơn Thông thường, người... hệ thống các nhu cầu phức tạp của người lao động, đặc biệt là nhu cầu của các “nhân tài” Qua nghiên cứu hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam, việc nghiên cứu và tìm hiểu về nhu cầu của người lao động chưa được thực hiện một cách thường xuyên và phổ biến Phần lớn các doanh nghiệp vẫn thực hiện các nghiệp vụ này thông qua các kênh không chính thức và không được thể chế hoá vào chính sách của doanh nghiệp... nhưng họ cũng có nhu cầu về an toàn như uống vào không bị bồn chồn, khó chịu và thậm chí họ cũng không đi uống một mình mà uống chung với bạn bè thì đây là nhu cầu về xã hội Tương tự trong một doanh nghiệp hoặc tổ chức, người lao động cũng sẽ có nhu cầu đồng thời ở nhiều cấp bậc khác nhau như về sinh lý: tiền lương, tiền thưởng; nhu cầu về an toàn: bảo đảm công việc làm ổn định; nhu cầu về xã hội: môi . quan về lý thuyết Thang bậc nhu cầu của Maslow (Maslow s Hierarchy of Needs) Trong thời điểm đầu tiên của lý thuyết, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc: - Nhu cầu cơ bản. cao của việc nhận dạng nhu cầu tự nhiên của con người mà ngày nay chưa có thuyết nào thay thế. 1 NỘI DUNG 1.Tổng quan về lý thuyết thang bậc nhu cầu của A. Maslow Như trên đã nói, thuyết nhu cầu. hiện nhu cầu của từng nhân viên hình thành và phát triển các kỹ năng khuyến khích nhân viên một cách thích hợp. 4.Hạn chế của việc vận dụng thuyết cấp bậc nhu cầu của Abraham Harold Maslow Lý thuyết

Ngày đăng: 23/10/2014, 23:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan