Văn hóa Tây Nguyên bản sắc văn hóa dân tộc

83 2K 11
Văn hóa Tây Nguyên bản sắc văn hóa dân tộc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Là một bộ phận hữu cơ của lịch sử dân tộc, bản sắc văn hóa Việt Nam được hình thành từ hàng ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đã xây dựng và bồi đắp trên cơ sở nền văn hóa bản địa và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.“Tìm hiểu vùng văn hoá Tây Nguyên”

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Là một bộ phận hữu cơ của lịch sử dân tộc, bản sắc văn hóa Việt Nam được hình thành từ hàng ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đã xây dựng và bồi đắp trên cơ sở nền văn hóa bản địa và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Những cuộc đấu tranh suốt chiều dài lịch sử của dân tộc cũng như nhân dân ta đứng vững trước những biến động to lớn của thời đại ngày nay chính là nhờ người Việt đã giữ gìn được những nét độc đáo của dân tộc mình. Trong Nghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người”. Nội dung này đặt ra nhằm định hướng người Việt đương đại tiếp tục phát huy các giá trị của tổ tiên truyền lại. Ngày nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hoá, quá trình giao lưu và hợp tác kinh tế quốc tế, phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta đã tạo nên những biến đổi lớn trong đời sống văn hoá dân tộc trên khắp lãnh thổ Việt Nam và văn hoá vùng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên cũng đang đứng trước những biến đổi sâu rộng này. Đó là sự chuyển từ nền kinh tế tự cung, tự cấp tập quán du canh, du cư, sang định canh, định cư, phát triển kinh tế thị trường. Tư duy kinh tế mới, sự phát triển của khoa học đang từng bước xâm nhập vào đời sống của đồng bào, tập quán cũ bị tấn công từ nhiều phía, tạo nên những biến đổi sâu sắc trong đời sống văn hoá đồng bào các dân tộc nơi đây. Năm 2005, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác, là di sản văn hoá phi vật thể thế giới. Vì thế vùng văn hoá Tây Nguyên cần được nghiên cứu để làm cơ sở nhận thức cũng như rút ra những bài học về bảo tồn và phát huy văn hoá, nhất là tìm hiểu những giá trị độc đáo của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Xuất phát từ những điều kiện thực tiễn đó nên tôi chọn đề tài “Tìm hiểu vùng văn hoá Tây Nguyên” 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 1 Nghiên cứu về Vùng văn hóa Tây Nguyên đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu như: “Những mảng màu văn hoá Tây Nguyên”, xuất bản năm 2007, Nhà xuất bản trẻ, tác giả Ngô Đức Thịnh đã nêu rất cụ thể những vấn đề về đời sống vật chất cũng như tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nhất là về phương diện ăn, mặc, ở, trang phục, đặc biệt tác giả Ngô Đức Thịnh đi sâu nghiên cứu về vấn đề luật tục để quản lí cộng đồng. Nghiên cứu một cách sâu sắc về Sử thi Tây Nguyên cùng với những giá trị của nó, bên cạnh đó tác giả Ngô Đức Thịnh còn cho thấy nét đặc thù của sử thi Tây Nguyên so với các loại sử thi của các nước trong khu vực. “Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá ở Việt Nam”, xuất bản năm 2004, Nhà xuất bản trẻ, tác phẩm gồm có ba chương, trong đó tác giả Ngô Đức Thịnh đi sâu nghiên cứu về những sắc thái văn hóa địa phương cụ thể qua các vùng văn hóa nước ta, trong đó có vùng văn hóa Tây Nguyên. Ở phần thứ ba tác giả Ngô Đức Thịnh đã chỉ ra những đặc trưng của mỗi vùng văn hóa. Tác giả Ngô Đức Thịnh cho rằng ở vùng văn hóa Tây Nguyên thì Sử thi Tây Nguyên chính là hiện tượng tiêu biểu của vùng văn hóa Tây Nguyên. “Truyền thống văn hoá các dân tộc thiểu số”, xuất bản năm 2006, Nhà xuất bản Thanh niên, của tác giả Vũ Ngọc Khánh, đã nêu lên những nét đặc trưng của từng dân tộc về phương diện sinh hoạt vật chất, tinh thần trong đó tác giả tập trung vào các lễ hội như lễ hội đâm trâu, hội mừng lúa mới, hội mừng sức khỏe… “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, xuất bản năm 2006, Nhà xuất bản Giáo dục, của tác giả Trần Quốc Vượng, đã nghiên cứu về diễn trình lịch sử Việt Nam từ thời tiền sử và sơ sử cho đến nay, đặc biệt ở chương “Không gian văn hóa Việt Nam” tác giả Trần Quốc Vượng đã nghiên cứu cụ thể trong từng vùng văn hóa Việt Nam. Trong đó, ở vùng văn hóa Tây Nguyên tác giả Trần Quốc Vượng tập trung làm rõ về những nét đặc trưng của vùng văn hóa Tây Nguyên mà cụ thể là ở lĩnh vực văn hóa sinh hoạt bao gồm ăn, mặc, ở, các lễ hội, nghệ thuật… “Văn hóa các dân tộc Việt Nam”, xuất bản năm 2008, Nhà xuất bản Thanh niên của tác giả Trần Ngọc Bình đã tìm hiểu một cách toàn diện về đời sống vật 2 chất và tinh thần của 54 dân tộc Việt Nam, tác giả Trần Ngọc Bình tập trung vào cách thức sinh hoạt của từng dân tộc một cách cụ thể. “Đăk Lăk - điểm đến của thiên niên kỷ mới”, xuất bản năm 2003, Nhà xuất bản Thông Tấn, của Thông Tấn xã Việt Nam, đã giới thiệu những đặc trưng về tự nhiên của vùng đất nơi đây, song song đó Thông Tấn xã Việt Nam cũng làm rõ những nét đặc trưng của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và nhà mồ Tây Nguyên. Công trình nghiên cứu của Nguyễn Từ Chi về “Văn hoá tộc người”, Nhà xuất bản Thanh niên… cùng nhiều công trình khoa học có liên quan đến vấn đề vùng văn hóa Tây Nguyên. Các website của ủy ban dân tộc, cổng thông tin điện tử tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Lâm Đồng… Để thấy được nét đặc thù của vùng văn hóa Tây Nguyên nhất là về văn hóa sản xuất và văn hóa sinh hoạt thì việc nghiên cứu vấn đề này là cần thiết. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: “Vùng văn hoá Tây Nguyên” - Phạm vi nghiên cứu: Các hoạt động văn hoá sản xuất, văn hóa sinh hoạt, của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Nông, Đăk Lăk, Lâm Đồng. 4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu - Nhiệm vụ nghiên cứu: tìm hiểu một cách cụ thể về văn hóa sản xuất vùng văn hóa Tây Nguyên cụ thể ở các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nông, Đăk Lăk, Lâm Đồng, gồm các hoạt động kinh tế, sản xuất ở góc độ lịch sử và văn hóa sinh hoạt gồm ăn, mặc, ở, đời sống tinh thần. - Mục tiêu nghiên cứu: thấy được những nét độc đáo của vùng văn hóa Tây Nguyên, sự đóng góp của vùng văn hoá Tây Nguyên trong văn hoá dân tộc. 5. Phương pháp nghiên cứu Đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tôi sử dụng các phương pháp chuyên ngành 3 - Phương pháp lich sử: nhằm xem xét các hiện tượng, sự vật, qua từng giai đoạn cụ thể của nó - Phương pháp logic: nghiên cứu các hiện tượng trong hình thức tổng quát, nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng chung trong sự vận động của cái khách quan được nhận thức - Song song đó tôi còn sử dụng các phương pháp như: phương sưu tầm, tổng hợp, phân tích tư liệu… 6. Đóng góp của đề tài Việc nghiên cứu đề tài này nhằm nâng cao hiểu biết cho bản thân. Luận văn nghiên cứu thành công sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho các bạn sinh viên khóa sau và cho học sinh sau này. 7. Cấu trúc của đề tài: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục, tài liệu liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc thành ba chương Chương 1 Khái luận vùng văn hoá Tây Nguyên Chương 2 Vùng văn hoá Tây Nguyên Chương 3 Bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của vùng văn hoá Tây Nguyên trong thời kỳ hội nhập 4 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 - KHÁI LUẬN VÙNG VĂN HOÁ TÂY NGUYÊN 1.1 Khái luận về vùng văn hoá 1.1.1 Các khái niệm văn hóa Thuật ngữ văn hóa xuất hiện rất sớm trong ngôn ngữ nhân loại. Khái niệm văn hóa luôn nằm trong quá trình tìm tòi, phát hiện của tư duy nhân loại. Từ thời cổ đại, các nhà triết học Hy Lạp đã có những lí giải bước đầu về văn hóa. Pru-ta-gon, học giả cổ đại Hy Lạp khẳng định:“Con người là thước đo của muôn loài, là thước đo sự tồn tại của sinh vật tồn tại và cũng là thước đo sự không tồn tại của các sự vật không tồn tại” [9, tr.20]. Tư tưởng đó được coi là tuyên ngôn sớm nhất của chủ nghĩa nhân văn và là cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu về văn hóa. Thời Phục hưng, triết gia Mi-ran-do-le người Ý đã nói: “Con người thoát khỏi cuộc sống nguyên thủy nhờ văn hóa và sự khởi nguyên văn hóa là lao động và tự tạo ra cuộc sống” [9, tr.22]. Suốt mấy ngàn năm qua, vấn đề văn hóa thường được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau: duy tâm, duy vật, biện chứng, siêu hình… văn hóa vẫn là một trong những khái niệm phức tạp và khó xác định nhất. Theo giáo sư Phan Ngọc, hiện nay có khoảng 170 định nghĩa về văn hóa. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về văn hóa. Điều đó, đòi hỏi chúng ta phải xác định bản sắc văn hóa qua các khái niệm hết sức phong phú. Văn hóa vốn là từ Hán Việt, trong ngôn ngữ cổ Trung Quốc cách đây 5000 năm, văn hóa gồm hai nghĩa: văn và hóa. Văn là từ để chỉ vẻ bề ngoài, cái được biểu hiện ra bên ngoài. Chẳng hạn, mặt Trăng, mặt Trời là văn của trời, lông, màu lông của thú là văn của muôn thú, lời hay, ý đẹp của con người là văn của con người, phong tục tập quán, đạo đức là văn của xã hội…còn hóa là dạy dỗ, sửa đổi, giáo dục. Do đó, văn hóa theo nghĩa Hán Việt là cái vẻ đẹp bề ngoài không phải hoàn toàn tự nhiên mà có mà do những hoạt động có mục đích của con người. Văn hóa theo phương Tây có gốc từ chữ Latinh, có nghĩa đen là trồng trọt nhưng chủ yếu hiểu theo nghĩa bóng là “trồng trọt” tinh thần con người. 5 Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thuở bình minh của xã hội loài người, từ văn hóa có rất nhiều nghĩa. Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức, lối sống, theo nghĩa chuyên biệt thì để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn…Theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống…bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất lẫn tinh thần. Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt hay một mặt nào đó của cuộc sống đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỉ, nó đã cấu thành một hệ thống những giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình. Chính vì văn hóa mang nội hàm rộng với nhiều nghĩa khác nhau cho nên cũng có nhiều khái niệm khác nhau. Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin” [24, tr.5]. Tổng giám đốc UNESCO F. May - Ơ cũng nêu lên định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là tổng thể sống động của các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỉ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc” [9, tr.5]. Ở Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [25, tr.21]. Như vậy Hồ Chí Minh quan niệm văn hóa theo nghĩa rộng và thuộc nhóm các định nghĩa miêu tả. Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến ý nghĩa của văn hóa. “Vì lẽ 6 sinh tồn” mà con người sáng tạo ra văn hóa. Nói cách khác, trong sự phân biệt giữa con người với con vật, văn hóa là phương thức tồn tại đặc thù của con người. Hồ Chí Minh còn chú ý đến một ý nghĩa khác của văn hóa đó là vì “mục đích của cuộc sống”. Mục đích ấy thuộc về những quan hệ của đời sống, những quan hệ xã hội của con người, văn hóa sáng tạo ra con người. Hồ Chí Minh quan niệm văn hóa được con người sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. Do vậy, theo Hồ Chí Minh văn hóa phải mang một ý nghĩa giá trị, cái khiến cho sáng tạo văn hóa có thể giúp cho con người thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. Giá trị là chỗ dựa để con người đối chiếu với xã hội nhằm điều chỉnh hành vi của mình. Vì vậy, ở phương diện này, văn hóa biểu thị mối quan hệ của con người không chỉ với tự nhiên, với xã hội mà còn với bản thân mình. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… cốt lõi của sức sống dân tộc là văn hóa với nghĩa bao quát và cao đẹp nhất của nó, bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhảy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để bảo vệ minh và không ngừng lớn mạnh” [25, tr.22]. PGS. Phan Ngọc đưa ra một định nghĩa văn hóa mang tính chất thao tác luận, khác với những định nghĩa trước đó, theo ông đều mang tính tinh thần luận: “Không có cái vật gì đều không gọi là văn hóa cả và ngược lại bất kì vật gì cũng có cái mặt văn hóa. Văn hóa là một quan hệ, nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chon riêng của một tộc người, một cá nhân so với một tộc người khác, một cá nhân khác. Nét khác biệt giữa các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau, tạo thành những nền văn hóa khác nhau là độ khúc xạ. Tất cả mọi cái mà tộc người tiếp thu hay sáng tạo đều có 7 một khúc xạ riêng có mặt ở mọi lĩnh vực và rất khác độ khúc xạ ở một tộc người khác” [25, tr.22]. Trên cơ sở phân tích các định nghĩa văn hóa, PGS, TSKH. Trần Ngọc Thêm đã đưa ra một định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạtt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [25, tr.22]. Định nghĩa này đã nêu bật bốn đặc trưng quan trọng của văn hóa, ta có thể tạm quy về hai loại. Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng như lối sống, lối suy nghĩ, lối ứng xử…. Văn hóa hiểu theo nghĩa hẹp như văn học, văn nghệ, học vấn… và tùy theo từng trường hợp cụ thể mà có những định nghĩa khác nhau. Ví dụ xét từ khía cạnh tự nhiên thì văn hóa là “cái tự nhiên được biến đổi bởi con người” hay “tất cả những gì không phải là tự nhiên điều là văn hóa” Khẳng định vị trí và vai trò to lớn của văn hóa trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta chủ trương phát huy đến mức cao nhất vai trò và tác dụng của văn hóa. Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII nêu rõ: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội” [8, tr.196]. Đây là quá trình nhận thức biện chứng của Đảng ta về văn hóa và phát triển, về vai trò, tác động to lớn và sâu sắc trong phát triển, xác định văn hóa như là nền tảng tinh thần của xã hội, với ý nghĩa vừa là động lực, vừa là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Đây là sự năng động trong nhận thức và là sự xác định chính xác, định hướng phát triển văn hóa ở Việt Nam theo học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta. Về khái niệm vùng văn hóa: “vùng văn hóa” là một vùng lãnh thổ có những tương đồng về hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống ở đó từ lâu đã có những mối quan hệ nguồn gốc và lịch sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, giữa họ đã diễn ra những giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại, nên trong 8 vùng đã hình thành những đặc trưng chung, thể hiện trong sinh hoạt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cư dân, có thể phân biệt với vùng văn hóa khác. Lí thuyết “vùng văn hóa” ra đời từ rất sớm nhưng được quan tâm nhất là từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là lí thuyết “vùng văn hóa”, “loại hình văn hóa ”của các nhà nhân chủng học người Mỹ mà đại diện tiêu biểu là Wis-ler và Kroe-ber. Trước nhất phải kể tới Boat, một nhà nhân chủng học có ảnh hưởng lớn đến các khuynh hướng nghiên cứu về vùng văn hóa. Theo Boat, một mặt ông thừa nhận tính thống nhất và quy luật chung của phát triển văn hóa nhân loại, nhưng mặt khác cũng khẳng định một cách hoàn toàn có lí rằng, văn hóa của mỗi dân tộc được hình thành trong quá trình lịch sử gắn liền với môi trường xã hội nhất định và trong điều kiện địa lí cụ thể [22, tr.28]. Từ những thực tiễn nghiên cứu, Wis-ler đã đi đến kết luận mang tính nguyên tắc là nghiên cứu các vùng văn hóa nhất thiết phải bắt đầu từ việc phân tích một tổ hợp các yếu tố văn hóa, rằng không thể nhìn nhận riêng rẽ từng yếu tố một, chúng hợp thành một thể thống nhất không thể chia cắt [21, tr.29]. Với Wis-ler, việc nghiên cứu vùng văn hóa cả về phương diện lí thuyết cũng như thực tế đã có những bước quan trọng với những ý tưởng khoa học, cùng với việc xây dựng những khái niệm để nhận thức không gian phân bố các hiện tượng văn hóa của mỗi vùng văn hóa. Tiếp sau Wis-ler, Kroe-ber đã tiếp thu có phê phán và phát triển lí thuyết vùng văn hóa đã tạo nên những ảnh hưởng đáng kể trong việc phát triển sâu sắc hơn lí luận vùng văn hóa của Wisler trên các phương diện trung tâm văn hóa, các đặc trưng vùng và ranh giới giữa các vùng văn hóa. 1.1.2 Cơ sở nghiên cứu Với năm tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Nông, Đăk Lăk, Lâm Đồng và là một trong bảy vùng kinh tế của cả nước. Tây Nguyên là một địa bàn chiến lược rất quan trọng, có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội. Các dân tộc Tây Nguyên có truyền thống đấu tranh kiên cường, có nền văn hóa cổ truyền độc đáo, phong phú và rất đa dạng. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa đa dạng trong 9 thống nhất, là vườn hoa muôn màu muôn sắc tỏa ngát hương thơm thì văn hóa cổ truyền các dân tộc Tây Nguyên là một trong những bộ phận cấu thành rất quan trọng để làm nổi bật diện mạo đó. Nền văn hóa truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên là vô cùng quý giá và đa dạng. Đây chính là những nhân tố góp phần vào hành trang văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế. Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu của dân tộc cũng như bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Tây Nguyên đạt được nhiều thành tựu. Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, văn hóa cổ truyển các dân tộc Tây Nguyên đang bị tấn công và có những nét văn hóa bị mai một từng ngày, hoặc được chú ý giữ gìn nhưng lại mang hướng “hiện đại hóa”. Vì thế, Đảng ta có nhiều chủ trương, chính sách và dành hẳn chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đến năm 2005 theo quyết định 19/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/11/2003 phê duyệt đề án bảo tồn và phát triển các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Chính sách dân tộc, đại đoàn kết tôn giáo, được Đảng ta nêu rất rõ trong các nghị quyết Hội nghị VII Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX. Quán triệt đường lối xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Quan điểm của Đảng không chỉ bảo tồn, phát huy mà còn làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc ở Tây Nguyên. Với nhiều lễ hội văn hóa độc đáo, mang đậm tính dân gian. Các văn hóa đó được hình thành và bắt rễ từ những hoạt động sản xuất, lao động của con người Tây Nguyên nơi đây Trên cơ sở nghiên cứu của một số tài liệu như: Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trần Quốc Vượng, Trần Ngọc Thêm, cơ sở phân vùng văn hóa của Ngô Đức Thịnh… luận văn được nghiên cứu trên cơ sở: Lao động sản xuất - nền sự sống của cộng đồng, chúng ta thấy một vấn đề bao trùm ở Tây Nguyên là không gian sinh tồn là miền rừng núi. Nguồn thức ăn của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên chủ yếu từ những sản phẩm thu được trong rừng, từ tất cả những gì thu nhận được qua công việc hái lượm và săn bắn của họ: rau quả, các loại củ, măng, nấm, chim, thú, cá, tôm… chính do sự phát triển của nền kinh tế 10 [...]... sinh hoạt văn hóa cộng đồng buôn làng, 780 nhà rông văn hóa, trên 2 nghìn điểm bưu điện văn hóa xã Các đài phát thanh địa phương đã phát ổn định với thời lượng khá lớn, bằng nhiều thứ tiếng đồng bào dân tộc thiểu số như: Ê-đê, Ba-na, Gia-rai, Xơ-đăng [5, tr.120] CHƯƠNG - 2 VÙNG VĂN HOÁ TÂY NGUYÊN 2.1 Văn hóa sản xuất vùng văn hóa Tây Nguyên 2.1.1 Hoạt động kinh tế của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong... tương ứng mà nền văn hóa các dân tộc ở đây vẫn cơ bản là văn hóa dân gian, một nền văn hóa do mọi người sáng tạo ra và phục vụ mọi người trong cộng đồng, chưa có văn hóa bác học, quý tộc, chưa có những người chiếm đoạt các giá trị văn hóa dân tộc cho cá nhân và giai cấp, tầng lớp mình Với trình độ phát triển kinh tế - xã hội như vậy, nên trình độ tư duy và thế giới tâm linh ở đây cũng mang sắc thái riêng,... các nền văn hóa đương thời 1.2 Khái luận về vùng văn hoá Tây Nguyên 1.2.1 Địa lý - lịch sử vùng văn hóa Tây Nguyên 1.2.1.1 Vị trí địa lí và địa hình Tây Nguyên bao gồm lãnh thổ của năm tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng với diện tích 42.696 km 2 , dân số 4,49 triệu người (2002), là vùng có dân số vào loại ít nhất so với các vùng trong nước (chỉ hơn vùng Tây Bắc) [5, tr.103] Tây Nguyên. .. các dân tộc ở Tây Nguyên Địa bàn cư trú Trong số 54 dân tộc, có những dân tộc vốn sinh ra và phát triển trên mảnh đất Việt Nam ngay từ thuở ban đầu, có những dân tộc từ nơi khác lần lượt di cư đến 20 nước ta Do vị trí nước ta giao lưu hết sức thuận lợi nên nhiều dân tộc ở các nước xung quanh vì nhiều nguyên nhân đã di cư từ Bắc xuống, từ Nam lên, từ Tây sang rồi định cư ở nước ta Trong cộng đồng dân tộc. .. lệ trên 50% tổng số dân cư, tạo nên vùng xen cư giữa các dân tộc bản địa và người Việt cùng với các nhóm tộc người thiểu số từ miền núi phía bắc di cư tới Vì thế, thành phần các tộc người ở Tây Nguyên cũng tăng lên 1.2.2 Kinh tế - xã hội vùng văn hóa Tây Nguyên Ở Tây Nguyên, theo tổng kiểm kê đất đai toàn quốc năm 2000, đất nông nghiệp chiếm 22,6% tổng quỹ đất Đất nông nghiệp ở Tây Nguyên trong những... thâm nhập vào toàn bộ đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa của con người 2.1.1.3 Sự chuyển biến trong văn hóa sản xuất vùng văn hóa Tây Nguyên đương đại Về cơ bản các cư dân Tây Nguyên là cư dân nương rẫy, song họ cũng đã biết canh tác ruộng nước Ruộng nước dùng cày và cuốc học từ người Lào, người Việt 25 Nếu như trước đây, nguồn thức ăn chính của các dân tộc nơi đây chủ yếu từ thiên nhiên, mang tính tự... như nhiều tộc người thiểu số khác, các tộc người ở Tây Nguyên thích thêu và dệt hoa văn trên váy, khố, tấm choàng, áo… Tuy nhiên, phong cách trang trí hoa văn, bố cục và họa tiết trang trí có nhiều nét khác biệt so với các dân tộc khác Cũng như nhiều hiện tượng sinh hoạt kinh tế, xã hội và văn hóa khác, trang phục của các dân tộc Tây Nguyên có rất nhiều nét chung, tương đồng từ khâu chế biến nguyên liệu,... sống vật chất và tinh thần của các dân tộc Tây Nguyên từ tín ngưỡng, lễ hội, phong tục, nghi lễ, đời sống tình cảm của con người gắn bó với rừng núi và nương rẫy cho nên một số nhà nghiên cứu còn gọi văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên là văn hóa rừng” [21, tr.18] Về phương diện xã hội, nếp sống nương rẫy duy trì các quan hệ cộng đồng, mô hình xã hội cơ bản là làng buôn Mỗi làng buôn như vậy... triển vùng Tây Nguyên Theo những phát hiện của khảo cổ học ở Tây Nguyên con người đã sinh sống, định cư ở Lung Leng đến tận thời sơ kì kim khí, tương đương với văn hóa Đông Sơn ở Bắc Bộ và Sa Huỳnh ở ven biển Trung Bộ Từ đầu công nguyên cho đến thế kỉ XV, vùng đất Tây Nguyên nằm trong vùng ảnh hưởng và thống trị của phong kiến Chăm, có lúc của cả đế chế Khơmer nữa Từ thế kỉ thứ V, các dân tộc Tây Nguyên, ... tộc Việt Nam, dân số giữa các dân tộc không đồng đều nhau, có dân tộc trên một triệu người nhưng cũng có những dân tộc chỉ có vài trăm người Dù ít hay nhiều, nhìn chung các dân tộc nước ta sống xen kẽ nhau, không có lãnh thổ riêng biệt như một số nước trên thế giới Các dân tộc thiểu số có sự tập trung ở một số vùng, nhưng không cư trú thành một khu vực riêng biệt mà xen kẻ với các dân tộc khác trong . 19,4 23,9 60,9 17,9 24,3 52,0 20,5 27,5 Đắc Lắc 71,1 9,6 19,3 63,7 12,2 24,1 56,0 16, 3 27,7 Đắc Nông 75,5 7,7 16, 9 Lâm Đồng 57,2 14,6 28,2 47,1 19,9 33,0 48,8 17,8 33,4 Tây Nguyên 63,4 13,9 22,7. Nguyên” 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 1 Nghiên cứu về Vùng văn hóa Tây Nguyên đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu như: “Những mảng màu văn hoá Tây Nguyên”, xuất bản năm 2007, Nhà xuất bản trẻ,. nghiên cứu của Nguyễn Từ Chi về “Văn hoá tộc người”, Nhà xuất bản Thanh niên… cùng nhiều công trình khoa học có liên quan đến vấn đề vùng văn hóa Tây Nguyên. Các website của ủy ban dân tộc, cổng thông

Ngày đăng: 23/10/2014, 20:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan