KHUYNH HƯỚNG DÂN CHỦ TƯ SẢN Ở VIỆT NAM

24 13.4K 25
KHUYNH HƯỚNG DÂN CHỦ TƯ SẢN Ở VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sự xuất hiện khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam, tác động của tình hình thế giới và trong nước đến sự ra đời của khuynh hướng DCTS, phong trào yêu nước theo khuynh hướng DCTS, nguyên nhân thất bại của cuộc đấu tranh theo khuynh hướng DCTS

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhìn nhận, đánh giá vị trí và vai trò của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc là một vấn đề rất quan trọng trong giai đoạn lịch sử cận đại Việt Nam. Mặc dù không đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi cuối cùng nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò tích cực của khuynh hướng dân chủ tư sản trong lịch sử nước ta. Nhờ có sự tồn tại khuynh hướng dân chủ tư sản mới chuẩn bị được tiền đề cho sự vận động sang một khuynh hướng mới, khuynh hướng vô sản. Trong khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam, dân chủ được xác định là một trong hai nhiệm vụ của cách mạng. Trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, Đảng ta đã kế thừa tư tưởng đó để làm mục tiêu, động lực cho sự công bằng, đoàn kết tạo nên sức mạnh dân tộc và thành công cho công cuộc đổi mới. Các phong trào yêu nước theo tư tưởng dân chủ tư sản thể hiện lòng yêu nước mãnh liệt. Ngày nay, tình hình quốc tế ngày càng phức tạp, các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa nước ta. Do đó, việc phát huy chủ nghĩa yêu nước hơn bao giờ hết càng giữ một vị trí quan trọng. Tìm hiểu khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ta để thấy sự chuyển biến của con đường giải phóng dân tộc, thấy được sự hy sinh, đóng góp của các bậc tiền bối cho cách mạng Việt Nam. Từ đó giúp chúng ta thấy được giá trị của nền độc lập hôm nay, góp phần khơi dậy tinh thần dân tộc, dân chủ trong việc giữ gìn và phát huy những thành tựu mà ông cha đã dày công xây đắp. Nghiên cứu khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến trước năm 1930 còn giúp tôi nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, có thêm nhiều kiến thức phục vụ công tác 1 giảng dạy, đồng thời là nguồn tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp sau này. Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn vấn đề “Khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến trước năm 1930” làm đề tài khóa luận của mình. 2. Lịch sử vấn đề Khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến trước năm 1930 được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu ở các góc độ, khía cạnh khác nhau. - Quyển “Sự chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong ba mươi năm đầu thế kỉ XX” của tác giả Đinh Trần Dương, do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2002. - Giáo sư Trần Văn Giàu viết về ý thức tư sản, các biểu hiện và sự chuyển biến của nó qua quyển “Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỉ XIX đến cách mạng Tháng Tám”, tập II-Hệ ý thức tư sản và sự bất lực của nó trong các nhiệm vụ lịch sử. - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản quyển “Bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỉ XIX-đầu XX” vào năm 2005, do Phó Giáo sư-Tiến sĩ Trương Văn Chung và Phó Giáo sư-Tiến sĩ Doãn Chính đồng chủ biên. - Quyển “Lịch sử cận-hiện đại Việt Nam một số vấn đề nghiên cứu” của Giáo sư Đinh Xuân Lâm do Nhà xuất bản Thế giới xuất bản năm 1998. - Tác giả Nguyễn Khánh Toàn với quyển “Lịch sử Việt Nam, tập II (1858-1945)”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2004. - Nguyễn Ngọc Cơ (chủ biên), Lịch sử Việt nam từ 1858-1918, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, xuất bản năm 2005. Tóm lại, những công trình trên phần nào khái quát, đề cập đến khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đến trước 2 năm 1930. Ở đề tài luận văn này, tôi tổng hợp và đi cụ thể từ sự ảnh hưởng đến hình thành và tổ chức hoạt động của các phong trào dân chủ tư sản để làm rõ sự phát triển của khuynh hướng này ở Việt Nam và sự đóng góp của nó trong cách mạng giải phóng dân tộc. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu là các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đến trước năm 1930. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu cơ sở hình thành và đi sâu phân tích hoạt động của các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Qua đó thấy được sự đóng góp của khuynh hướng này trong cuộc vận động giải phóng dân tộc Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp lịch sử - Phương pháp logic - Phương pháp sưu tầm, xử lí tài liệu, so sánh, phân tích, tổng hợp… 6. Đóng góp của đề tài Giúp chúng ta nhìn nhận khách quan về sự tồn tại của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam. Đồng thời khẳng định vị trí và vai trò của khuynh hướng này đối với cách mạng giải phóng dân tộc. Đề tài nghiên cứu thành công còn góp phần bổ sung kiến thức phục vụ cho công tác giảng dạy sau này và làm tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp và những người quan tâm tìm hiểu. 7. Giả thiết khoa học Tìm hiểu khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ta để thấy sự chuyển biến của phong trào giải phóng dân tộc, sự hy sinh, đóng góp 3 của các bậc tiền bối trong quá trình tìm giải pháp cứu nước. Từ đó khẳng định giá trị của nền độc lập ngày nay, góp phần thức tỉnh ý thức dân tộc, dân chủ trong việc giữ gìn độc lập, xây dựng và phát triển đất nước. 8. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phần phụ lục, luận văn gồm hai chương: Chương 1: Quá trình hình thành khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam Chương 2: Những phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến trước năm 1930. 4 Chương 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KHUYNH HƯỚNG DÂN CHỦ TƯ SẢN Ở VIỆT NAM 1.1. Hoàn cảnh lịch sử cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX 1.1.1. Tác động của hoàn cảnh quốc tế đến Việt Nam Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thế giới có nhiều biến cố tác động đến cách mạng Việt Nam. Đặc biệt là Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản (1868), cuộc vận động biến pháp ở Trung Quốc dẫn đến cách mạng Tân Hợi (1911) và phong trào “châu Á thức tỉnh”. Trước năm 1868, Nhật cũng là nước phong kiến “khép kín” như Việt Nam. Bị các nước phương Tây đòi mở cửa. Nhật Bản sớm thức thời, kịp thời cải cách và phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. Nhờ đó, Nhật giữ được độc lập và sớm cường thịnh. Nhật trở thành “điểm sáng”, tác động lớn đến các nước châu Á lúc bấy giờ. Còn Trung Quốc, từ sau thất bại trong cuộc chiến tranh với Nhật (1895), triều đình giảm sút uy thế, phong trào đấu tranh của nhân dân lên cao. Giữa lúc đó, nhiều sĩ phu tiến bộ và trí thức tư sản đã mạnh dạn đòi cải cách. Những tư tưởng tiến bộ đó đã ảnh hưởng sâu rộng vào nhân dân, nhanh chóng phát động phong trào chống phong kiến và đế quốc. Cuộc đấu tranh dần phát triển lên cao dẫn đến cuộc cách mạng Tân Hợi (1911). Những biến cố về chính trị, tư tưởng đó nhanh chóng dội vào Việt Nam, nhất là qua Tân thư, Tân văn làm cách mạng Việt Nam có nhiều chuyển biến rõ nét. Trên thế giới còn có một sự kiện nữa tác động đến cách mạng Việt Nam, đó là cao trào “Châu Á thức tỉnh”. Nhiều phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước châu Á nổ ra mạnh mẽ. Tất cả những sự kiện trên góp phần cổ vũ, nâng cao chí quyết tâm trong quá trình chống xâm lược ở nước ta. 1.1.2. Tình hình trong nước 5 Các chương trình khai thác thuộc địa của Pháp làm cho tình hình Việt Nam có nhiều biến đổi. Về chính trị: Pháp thiết lập một chế độ chuyên chính điển hình với mọi quyền hành đều do Pháp nắm, triều Nguyễn chỉ là bù nhìn. Chúng tiến hành chính sách “chia để trị” thâm độc nhằm chia rẽ dân tộc Việt Nam, chia rẽ các dân tộc Đông Dương và nhằm xóa bỏ tên nước Việt Nam, Lào, Campuchia trên bản đồ thế giới. Ngoài ra, chúng còn tổ chức quân đội thuộc địa, lực lượng cảnh sát, hệ thống pháp luật khắc nghiệt nhằm đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân, ổn định thuộc địa và đặc biệt phục vụ cho mục đích khai thác. Về kinh tế: Pháp đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng ở Việt Nam, nhất là về giao thông vận tải cũng không ngoài mục đích thống trị và bóc lột. Pháp chủ trương phát triển công nghiệp nhưng chỉ chú trọng một số ngành công nghiệp phục vụ cho vơ vét tài nguyên, khoáng sản của Việt Nam. Do đó, công nghiệp Việt Nam phát triển què cụt, phiến diện. Trong nông nghiệp, Pháp cướp đoạt ruộng đất của nhân dân lập đồn điền và duy trì các hình thức bóc lột tô thuế nặng nề. Nhìn chung, chính sách kinh tế của Pháp ở Việt Nam làm cho nền kinh tế Việt Nam mất cân đối, phụ thuộc vào kinh tế Pháp và mang nặng tính chất nửa phong kiến nửa thực dân. Về xã hội: Dưới tác động của công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi. Bên cạnh những giai cấp cũ (địa chủ, nông dân) đang phân hóa thì xuất hiện thêm các giai tầng mới (công nhân, tư sản). Tầng lớp trí thức tiểu tư sản tăng lên đáng kể. Sự tồn tại của những lực lượng xã hội khác nhau ít nhiều đều có mâu thuẫn với chính quyền thống trị là điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng mới. Về văn hóa giáo dục: Thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân triệt để. Chúng xây dựng nhà tù nhiều hơn trường học và bệnh viện. Pháp mở trường dạy tiếng Pháp nhằm đào tạo đội ngũ tay sai. 6 Chúng bưng bít, ngăn cản ảnh hưởng văn hoá tiến bộ trên thế giới, truyền bá văn hoá đồi trị vào Việt Nam. Tóm lại, những chính sách cai trị của Pháp ở Việt Nam mang đậm tính chất thực dân: chuyên chính về chính trị, bóc lột nặng nề về kinh tế, nô dịch tàn bạo về văn hoá giáo dục. Những biến đổi đó là cơ sở cho sự tiếp nhận, hấp thụ những luồng tư tưởng mới vào Việt Nam khi hệ tư tưởng phong kiến đã lỗi thời. 1.2. Sự du nhập của khuynh hướng tư sản vào Việt Nam 1.2.1. Nguồn gốc của tư tưởng dân chủ tư sản Sự xuất hiện của tư tưởng dân chủ tư sản: Tư tưởng dân chủ tư sản xuất hiện trước mỗi cuộc cách mạng tư sản. Nó là tiền đề tư tưởng cùng với tiền đề kinh tế, chính trị-xã hội chuẩn bị cho các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ. Ở Anh, hệ tư tưởng dân chủ tư sản thể hiện qua cuộc đấu tranh của Thanh giáo chống Anh giáo. Ở Pháp có trào lưu tư tưởng “ánh sáng” chống chế độ phong kiến, giáo hội với những đại biểu xuất sắc: Mông-xtec-ki-ơ , Rut-xô , Vôn-te Ở Nhật thì có trào lưu “Hà Lan học”, đề xướng tư tưởng “trọng thương” xuất hiện trước Duy Tân Minh Trị… Giá trị của các tư tưởng dân chủ tư sản: Tư tưởng dân chủ xuất hiện công khai chống lại chế độ phong kiến, giáo hội, và đề xướng những mô hình xã hội mới, tiến bộ. Điều đó thể hiện đúng nguyện vọng của người dân. Do đó, nó có tác dụng khơi dậy tinh thần đấu tranh của nhân dân. Và như vậy, tư tưởng dân chủ có tác dụng mở đường cho các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ. Cách mạng tư sản sau thắng lợi, tư tưởng dân chủ được khẳng định (qua các bản Tuyên ngôn, Hiến pháp) và thể chế dân chủ được thành lập với mô hình nhà nước Tam quyền phân lập tiến bộ hơn các thể chế trước đó. Đây là một bước ngoặt vĩ đại trong sự phát triển của lịch sử xã hội loài người. 7 Tư tưởng dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời cũng trên cơ sở tiếp thu những giá trị tiến bộ ấy khi đã lọc bỏ những hạn chế để đi đến tự do dân chủ triệt để hơn. Với ý nghĩa như thế, tư tưởng dân chủ tư sản được đánh giá là mang giá trị quốc tế sâu rộng. Hạn chế của tư tưởng dân chủ tư sản: Tư tưởng là dân chủ tư sản, đề cao vấn đề dân chủ nhưng dân chủ chỉ dành cho tư sản, còn đa số nhân dân lao động vẫn bị áp bức bóc lột, bị hạn chế trong việc hưởng tự do dân chủ cũng như không được tham gia bàn bạc công việc chung. Giai cấp tư sản trong xã hội mới được hưởng nhiều quyền lợi kinh tế lẫn chính trị, cơ bản đối lập với nhân dân. Sự chênh lệch giàu-nghèo là nguồn gốc tất nhiên. Suy cho cùng, dân chủ tư sản là quyền dân chủ giữa những con người tư sản với nhau. Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng tư tưởng dân chủ tư sản tính đến lúc trước cách mạng Tháng Mười Nga thì nó rất tiến bộ. Do đó, khi tư tưởng này du nhập vào Việt Nam đang lúc xã hội Việt Nam khủng hoảng về con đường cứu nước thì nó được tiếp nhận một cách nhanh chóng, làm chuyển biến tư tưởng cách mạng Việt Nam. 1.2.2. Các con đường du nhập vào Việt Nam Tư tưởng dân chủ tư sản vào Việt Nam thông qua Pháp, Nhật Bản và Trung Quốc là chủ yếu. Trong quá trình xâm lược, ngoài bộ phận những người trong chính quyền thực dân, còn có những trí thức, nhà khoa học hay giáo sĩ đến Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau. Các giáo sĩ truyền bá đạo Thiên Chúa ít nhiều cũng đã mang tư tưởng bình đẳng của Chúa truyền bá vào nhân dân Việt Nam. Ngoài ý muốn chủ quan của Pháp, nền giáo dục Pháp ở Việt Nam đã không thể tránh khỏi mang đến cho người học những tư tưởng tiến bộ của Mông-te-xki- ơ, Rut-xô, Vôn-te,… Tư tưởng dân chủ tư sản ở Pháp vào Việt 8 Nam còn thông qua những người Việt Nam xuất ngoại sang Pháp, nhiều nhất là những người Việt làm việc cho Pháp hoặc bị đưa sang Pháp tham chiến. Đây là con đường tiếp cận tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây trực tiếp chính bằng trình độ nhận thức của người Việt. Con đường thứ hai truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản tới Việt Nam là từ Nhật Bản. Thành công của Nhật về cải cách và công nghiệp hóa sau Minh Trị Duy Tân, rồi chiến thắng trong chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905) đã cổ vũ các dân tộc phương Đông về khả năng khắc phục tình trạng lạc hậu và phục hưng của mỗi nước. Nhật đã trở thành tấm gương các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Tư tưởng dân chủ tư sản vào Việt Nam không thể không kể đến Tân thư, Tân văn từ Trung Quốc. Đối với nước ta, Trung Quốc không chỉ cùng cảnh ngộ: là một nước phong kiến bị thực dân xâm lược mà còn là nước đồng chủng, đồng văn, và đặc biệt là cùng sử dụng Hán tự. Trung Quốc là nước láng giềng với Việt Nam nên thường xuyên có sự tiếp xúc qua lại giữa những nhà cách mạng với nhau. Do đó, cách mạng Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam. Tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây vào Việt Nam thông qua Nhật Bản và Trung Quốc khác với Pháp vì đã có sự biến dạng nhất định. Đó là cách vận dụng, cách nhìn của phần lớn những nhà theo tư tưởng quân chủ lập hiến. 1.3. Cơ sở hình thành khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam 1.3.1. Sự thất bại của các phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến Sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), nhân dân ta vẫn tiếp tục đấu tranh chống Pháp quyết liệt. Tiêu biểu là cuộc nổi dậy của phái chủ chiến ở kinh thành Huế (1884), phong trào yêu nước của văn thân, 9 sĩ phu hưởng ứng Chiếu Cần Vương (1885-1896) và phong trào nông dân tự phát, nổi bật là khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913). Các phong trào trên đều thất bại. Nguyên nhân chủ yếu do hệ tư tưởng phong kiến bấy giờ đã lạc hậu, không thể lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong tình tình mới. Yêu cầu lịch sử đặt ra là mau chóng tìm ra một tư tưởng mới chỉ đạo con đường cứu nước Việt Nam. 1.3.2. Những chuyển biến kinh tế-xã hội Việt Nam sau sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp Dưới chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, kinh tế-xã hội Việt Nam có sự chuyển biến sâu sắc. Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Pháp. Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì, kết hợp với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xâm nhập vào. Do đó, nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX mang tính chất nửa thực dân nửa phong kiến. Nền kinh tế vì thế ngày càng kiệt quệ, đời sống nhân dân bần cùng. Bên cạnh chính sách bóc lột về kinh tế là chính sách áp bức về chính trị của chính quyền thống trị. Được sống độc lập, tự do là nguyện vọng của mọi người. Mặt khác, trong xã hội Việt Nam bấy giờ, tầng lớp văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ đang trên con đường tư sản hoá. Họ phần nào nắm bắt được nguyện vọng của quần chúng, đứng ra đảm nhiệm vai trò lãnh đạo. Đó là cơ sở cho sự chuyển biến của cách mạng Việt Nam từ phạm trù tư tưởng phong kiến sang tư sản. 10 [...]... điểm dân tộc Việt Nam nên không thể đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi cuối cùng Tuy nhiên, khuynh hướng này cũng có những đóng góp quan trọng cho lịch sử Việt Nam Thành quả lớn nhất mà khuynh hướng dân chủ tư sản để lại cho cách mạng Việt Nam là vấn đề dân chủ Chính nó đã trực tiếp tạo nên cuộc “cách mạng tư tưởng”cho dân tộc Việt Nam khi hệ tư tưởng phong kiến thống trị từ lâu đời Dân chủ trở... theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ta Về chủ quan Thứ nhất là hạn chế về tư tưởng, lập trường giai cấp của những người tiếp thu, truyền bá luồng tư tưởng dân chủ tư sản vào nước ta Hơn nữa, sự tiếp thu tư tưởng tư sản đã bị biến dạng dưới cái nhìn của những người theo tư tưởng quân chủ lập hiến qua Tân thư, Tân văn từ Trung Quốc, Nhật Bản.Vì thế, tư tưởng dân chủ tư sản được truyền bá lúc này... dân Pháp dễ dàng đàn áp Chính vì những nguyên nhân cơ bản đó, khuynh hướng dân chủ tư sản đã thất bại ở Việt Nam như một tất yếu lịch sử 2.4 Vị trí của khuynh hướng dân chủ tư sản trong cuộc vận động giải phóng dân tộc Việt Nam Dù thất bại, song các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản vẫn có một vị trí quan trọng trong cuộc vận động giải phóng dân tộc Việt Nam Trong lúc cách mạng Việt. .. vấn đề dân chủ là vấn đề của mọi thời đại nên đưa ra quan điểm “lấy dân làm gốc” (Đại hội VI 12/1986) Hiện nay, Việt Nam luôn phấn đấu xây dựng Nhà nước “của dân, do dân, vì dân Đó là cơ sở cho việc xây dựng đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, ổn định và không ngừng phát triển 21 Sự tiếp xúc với tư tưởng dân chủ tư sản còn làm cho tư tưởng nhân dân Việt Nam có sự... dân, phong kiến, từ đó vựt dậy sức sống cho phong trào cứu nước Việt Nam Không có khuynh hướng dân chủ tư sản với tư tưởng mới dân chủ tồn tại thì sẽ không tạo ra được cơ sở quần chúng rộng lớn cho cách mạng Và cách mạng Việt Nam mãi dừng lại ở mỗi mục tiêu dân tộc” một cách riêng lẻ, sẽ bị thời đại vượt qua với mục tiêu dân tộc -dân chủ đi liền và đã phổ biến trên thế giới hàng thế kỉ Khuynh hướng. .. dân tộc Việt Nam Trong lúc cách mạng Việt Nam đang bế tắc thì tư tưởng dân chủ tư sản xuất hiện giải quyết được yêu cầu lịch sử đặt ra Tư tưởng dân 19 chủ tư sản xuất hiện đúng lúc, đem đến cho nhân dân niềm hy vọng, niềm tin mới Nó được tiếp nhận nồng nhiệt và nhanh chóng phát triển thành phong trào đấu tranh với nhiều hình thức khác nhau Tư tưởng dân chủ tư sản còn có tác dụng lớn trong việc bồi đắp... ngoại xâm của nhân dân trong lúc khuynh hướng cứu nước cũ đã mất vai trò lãnh đạo Các phong trào này còn góp phần tạo cơ sở quần chúng rộng rãi cho cách mạng Việt Nam sau đó Nó còn đặt cơ sở xã hội, tạo tiền đề cho sự vận động sang một khuynh hướng mới, khuynh hướng vô sản, phù hợp với cách mạng Việt Nam và đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi 20 KẾT LUẬN Khuynh hướng dân chủ tư sản do không phù hợp... giới hàng thế kỉ Khuynh hướng dân chủ tư sản còn tạo tiền đề quan trọng chuẩn bị cơ sở cho cách mạng Việt Nam những bước tiếp theo Khuynh hướng vô sản xuất hiện, đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi, kế thừa rất nhiều từ khuynh hướng dân chủ tư sản Hồ Chí Minh kế thừa ba nguyên tắc lớn của chủ nghĩa dân tộc của Tôn Trung Sơn: Độc lập-Tự do-Hạnh phúc đặt tiêu ngữ cho nước Việt Nam sau cách mạng Tháng Tám... nước Thời kì này, bên cạnh chủ nghĩa Mác-Lênin bắt đầu truyền bá vào Việt Nam cùng với con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản, thì những tư tưởng dân chủ tư sản du nhập từ trước đó tiếp tục phát triển làm cho nội dung cách mạng Việt Nam thêm phong phú Tình hình thế giới như trên ảnh hưởng nhiều tới bước phát triển và đặc điểm của các phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam giai đoạn 1919-1930 2.2.1.2... TRÀO YÊU NƯỚC THEO KHUYNH HƯỚNG DÂN CHỦ TƯ SẢN Ở VIỆT NAM TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN TRƯỚC NĂM 1930 2.1 Phong trào kháng chiến trước chiến tranh thế giới thứ nhất 2.1.1 Điều kiện ra đời của phong trào Tư sản Việt Nam trở thành một giai cấp sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp (1897-1914) Do đó, giai cấp làm tiền đề quan trọng cho sự tiếp thu hệ tư tưởng tư sản vào Việt Nam trước chiến tranh . Nam có nhiều chuyển biến tích cực. 2. 2. Phong trào cách mạng sau chiến tranh thế giới thứ nhất 2. 2.1. Điều kiện ra đời và phát triển của các phong trào 2. 2.1.1. Bối cảnh thế giới sau chiến. chủ tứ sản ở Việt Nam giai đoạn 1919-1930. 2. 2 .2. Nội dung của các phong trào yêu nước dân chủ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước năm 1930 2. 2 .2. 1. Phong trào ở nước ngoài - Những hoạt. địa” (1 922 ). Những hoạt động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ngoài nói trên là một bộ phận khá quan trọng thúc đẩy tiến trình đấu tranh của cách mạng Việt Nam. 2. 2 .2. 2. Phong

Ngày đăng: 23/10/2014, 20:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan