Phương pháp giảng dạy thơ haiku trong nhà trường PTTH

20 2.9K 8
Phương pháp giảng dạy thơ haiku trong nhà trường PTTH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Thơ Haiku 1.1 Vài nét về sự hình thành thể thơ haiku Thể thơ haiku được ra đời vào thế kỉ 17 và phát triển mạnh vào thời kì Edo (1603 1867) khi đã dần mất đi sắc thái trào phúng mà mang âm hưởng sâu thẳm của Thiền tông. Thơ ca Nhật Bản truyền thống thường dựa trên hình mẫu các câu 5 và 7 âm tiết và tồn tại dưới các hình thức thơ chôka (trường ca), waca (hòa ca) hay còn gọi là tanca (đoản ca), renca (liên ca). Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, một thể thơ mới ra đời thay thế cho thể thơ renca, đó là thể haiku.Thuật ngữ haiku (đọc theo âm Hán Việt là bài cú hay hài cú) không phải xuất hiện từ thời thịnh hành thể thơ này mà nó được sáng tạo vào năm 1890 theo đề xướng của nhà thơ Shiki (18671902) dùng để chỉ những bài thơ ngắn gồm 3 câu, 17 âm tiết đứng độc lập được bố trí theo thứ tự: 575. Thể thơ này vốn được tách ra từ ba câu khổ đầu của thể renca (phần phát cú hay còn gọi là hokku) đứng độc lập và phát triển mạnh mẽ dưới thời Edo. Từ đó nó trở thành một thể thơ với tên gọi là haiku hay haikai, hokku.

MỤC LỤC I. KHÁI QUÁT CHUNG 2 1. Th ơ Haiku 2 1.1 Vài nét v ề sự hình thành thể th ơ haiku Nh ật Bản 2 1.2 Những đ ặc đi ểm về nội dung của thể th ơ haiku Nh ật Bản 2 1.3 Một số đ ặc tr ưng ngh ệ thuật của th ơ haiku 3 2. Thơ Haiku trong sách giáo khoa hi ện nay 4 II. PH ƯƠNG PHÁP D ẠY HỌC TH Ơ HAIKU 6 1. Đ ọc diễn cảm 6 2. Phân tích 6 3. So sánh 6 4. Tích hợp 6 5. Hoạt đ ộng nhóm 7 6. Sáng tác th ơ Haiku 7 III. ỨNG DỤNG VÀO GIẢNG DẠY TH Ơ HAIKU TRONG NHÀ TRƯ ỜNG PTTH 8 1. Mục tiêu 8 1.1 Về kiến thức 8 1.2 Về kỹ n ăng 8 1.3 V ề thái đ ộ 8 2. Ứng dụng vào giảng dạy th ơ c ủa Basho 8 2.1 B ư ớc 1: Đ ọc diễn cảm 8 2.2 B ư ớc 2: Phân tích 8 2.4 So sánh 14 2.4 Hoạt đ ộng nhóm 15 2.5 Tích hợp 15 2.6 Sáng tác th ơ Haiku 18 K ẾT LUẬN 19 VĂN BẢN THƠ HAIKU CỦA MATSUO BASHO TRONG NHÀ TRƯỜNG PTTH. I. KHÁI QUÁT CHUNG 1. Thơ Haiku 1.1 Vài nét về sự hình thành thể thơ haiku Thể thơ haiku được ra đời vào thế kỉ 17 và phát triển mạnh vào thời kì Edo (1603 - 1867) khi đã dần mất đi sắc thái trào phúng mà mang âm hưởng sâu thẳm của Thiền tông. Thơ ca Nhật Bản truyền thống thường dựa trên hình mẫu các câu 5 và 7 âm tiết và tồn tại dưới các hình thức thơ chôka (trường ca), waca (hòa ca) hay còn gọi là tanca (đoản ca), renca (liên ca). Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, một thể thơ mới ra đời thay thế cho thể thơ renca, đó là thể haiku.Thuật ngữ haiku (đọc theo âm Hán Việt là bài cú hay hài cú) không phải xuất hiện từ thời thịnh hành thể thơ này mà nó được sáng tạo vào năm 1890 theo đề xướng của nhà thơ Shiki (1867-1902) dùng để chỉ những bài thơ ngắn gồm 3 câu, 17 âm tiết đứng độc lập được bố trí theo thứ tự: 5-7-5. Thể thơ này vốn được tách ra từ ba câu khổ đầu của thể renca (phần phát cú hay còn gọi là hokku) đứng độc lập và phát triển mạnh mẽ dưới thời Edo. Từ đó nó trở thành một thể thơ với tên gọi là haiku hay haikai, hokku. 1.2 Những đặc điểm về nội dung của thể thơ haiku Thế giới thiên nhiên trong thơ haiku mang nhiều màu sắc rực rỡ, huyền bí và đầy quyến rũ. Đó là bức tranh thiên nhiên không chỉ có trăng, sao, hoa, lá, cỏ, cây mà còn là tiếng chim gù trong ban trưa tĩch mịch, tiếng dế mèn kêu trong ( Word Reader - Unregistered ) www.word-reader.comGVHD: Bửu NamPage 2 đêm, tiếng chim gọi bầy và những áng mây xa, những cơn sóng, những cánh hoa anh đào Đứng trước biển, trước những chuyển động của đất trời, con người càng ý thức về bản ngã của mình và lắng nghe được bước chuyển của thiên nhiên. Trong thơ haiku nổi bật yếu tố "mùa". Vì thế người ta ví thơ haiku là tiếng hát của bốn mùa và "mùa" được xem là quí ngữ (Kigo) của thơ haiku. Sự luân chuyển của "mùa" thể hiện nhịp điệu của thế giới thiên nhiên và đời sống con người, và đó là sự vận động của thời gian. Khi cái nóng oi nồng làm tàn lụi những cánh anh đào rực rỡ của mùa xuân qua đi thì cái se lạnh của mùa thu ùa về làm cho màu xanh chuyển sang màu vàng, tiếng chim hót bỗng dừng và rồi những bông tuyết trắng xóa bắt đầu rơi báo hiệu mùa đông đến. Sự xoay vần của tạo hóa trên đất nước đã tạo cho con người Nhật mang những nét tính cách thật đặt biệt. Trong thơ bắt buộc phải có "Kigo" (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả mùa và diễn tả một hình ảnh lớn (vũ trụ) tương xứng với một hình ảnh nhỏ (đời thường). Trong thơ haiku, dấu ấn Thiền tông để lại khá đậm nét trong cách nhìn và thể hiện của các nhà thơ. Theo quan niệm của Thiền tông, mọi sinh linh trên cõi đời này đều bình đẳng như nhau. Vì thế, thơ haiku thường nói đến các sinh vật và hiện tượng tự nhiên (con sâu, con bọ, con chuột ) với một sự ưu ái và tự nhiên. 1.3 Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ haiku Thơ haiku có một cấu trúc nghệ thuật đặc sắc. Một bài thơ haiku rất ngắn gồm 17 âm tiết và được xếp 3 dòng theo thứ tự 5-7-5: (theo âm tiếng Nhật). Do cấu trúc chặt chẽ như trên cho nên đòi hỏi người làm thơ haiku phải biết "kiệm từ", chọn những từ và ý nào thật đắt, cô đọng, ẩn chứa nhiều ý nghĩa để đưa vào thơ. Ở đây, câu mở đầu có tính chất giới thiệu, gợi cảnh, gợi tình để mở ra ý cho hai câu sau. Các sự việc được phản ánh trong thơ haiku có khi tưởng như rời rạc, không liên kết với nhau, nhưng thực ra giữa chúng có mối liên kết chặt chẽ từ bên trong. Từ "sự tinh giản của tâm hồn" (A.Tagor), thơ haiku đã tạo nên sức mạnh ( Word Reader - Unregistered ) www.word-reader.comGVHD: Bửu NamPage 3 nghệ thuật to lớn. Chính vì thế, nhà nghiên cứu phê bình Roland Barther (Pháp) nhận xét: "Sự ngắn gọn của haiku không phải là vấn đề hình thức. Haiku không phải là một tư tưởng phong phú rút vào một hình thức ngắn mà là sự tin vắn tắt tìm ra được hình thức vừa vặn cho mình". Sử dụng nghệ thuật tương phản, đối lập cũng là đặc trưng của thơ haiku. Đó là sự đối lập tương phản giữa cái vô hạn - hữu hạn, giữa không - có, giữa cái lớn - bé, xa - gần, con người - vũ trụ Giới thiệu đề tài để tạo ra sự liên tưởng đối với người đọc cũng là một nghệ thuật của thơ haiku. Các bài thơ haiku thường chỉ là những nét chấm phá, gợi mở để độc giả vận dụng trí tưởng tượng nhằm liên tưởng đến các sự vật và hiện tượng khác. Vì thế, người ta cho rằng thơ haiku giống như những bức tranh thủy mặc của người Nhật. Nó chứa đựng một khoảng trống, một khoảng chân không nhưng tràn trề sự sinh động của cuộc sống. Tứ trụ thơ Haiku Nhật Bản: • Matsuo Basho (松尾芭蕉) (1644 - 1694) • Yosa Buson (与謝蕪村) (1716 - 1784) • Kobayashi Issa (小林一茶) (1763 - 1828?) • Masaoka Shiki (正岡子規) (1867 - 1902) 2. Thơ Haiku trong sách giáo khoa hiện nay Trong chương trình sách giáo khoa hiện nay, thơ Haiku được đưa vào cả hai bộ sách: - Bộ sách cơ bản (SCB): bài Thơ hai-cư của Ba-sô do Đoàn Lê Giang soạn, đưa ra 8 bài thơ Haiku của Baso. - Bộ sách nâng cao (SNC): bài Thơ hai-cư do Lưu Đức Trung soạn, đưa ra 6 bài thơ Haiku, trong đó có 3 bai của Baso, 3 bài của Buson. ( Word Reader - Unregistered ) www.word-reader.comGVHD: Bửu NamPage 4 Về văn bản: Các bài trong SCB đều được dịch từ tiếng Nhật cổ qua sự chú giải của các học giả Nhật, có tham chiếu với các bản đã được dịch ra tiếng Việt để tránh những chỗ sai lầm và non yếu của các bản dịch ấy. Các bài của SNC đều được dịch từ tiếng Anh hoặc Hoa, không phải từ tiếng Nhật nên rất khó đảm bảo sự chính xác về cách hiểu, cách dịch. Thơ haiku thì rất kiệm lời, mỗi bài chỉ có mấy từ, âm điệu rất đặc biệt, cho nên việc dịch từ ngôn ngữ trung gian không phải nguyên tắc rất dễ sai lệch với nguyên nghĩa. ( Word Reader - Unregistered ) www.word-reader.comGVHD: Bửu NamPage 5 II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THƠ HAIKU 1. Đọc diễn cảm Hướng dẫn HS đọc chậm rãi, trầm lắng, nhẹ nhàng, chú ý ngắt nhịp để thấy được chất thiền sâu lắng cũng như nét tươi mới trong các bài thơ. 2. Phân tích + Hình thức: số từ + Nội dung, nghệ thuật: • Tứ thơ: ghi lại một phong cảnh, sự vật cụ thể trong khoảnh khắc hiện tại, từ đó gợi cảm xúc, suy tưởng. • Quý ngữ (kigo). • Quan niệm về con người, thiên nhiên: gắn với cái nhìn nhất thể hóa, tương giao. • Cảm hứng thẩm mĩ: đề cao cái vắng lặng, u tịch (sabi), đơn sơ, thanh ( Word Reader - Unregistered ) www.word-reader.comGVHD: Bửu NamPage 6 tịnh (suabi), u huyền, thâm trầm (yugen), mềm mại (shiori). • Ngôn ngữ: mơ hồ, đa nghĩa, gợi chứ không tả. • Thủ pháp tượng trưng. 3. So sánh + Nét giống nhau và khác nhau của hai nhà thơ Basho và Buson. + Nét giống và khác giữa thơ Haiku với thơ tuyệt cú của Trung Quốc và thơ lục bát của Việt Nam. 4. Tích hợp - Sử dụng cách phương pháp dạy học tích hợp. - Tích hợp thơ Haiku của Basho, Buson với bài thơ Cáo tật thị chúng - Mãn Giác thiền sư, thơ Haiku với lục bát - Việt Nam. 5. Hoạt động nhóm Tổ chức cho học sinh hoạt động theo từng nhóm nhỏ, thảo luận, phân tích và đánh giá vấn đề. 6. Sáng tác thơ Haiku Đây là một hoạt động rất cần thiết ở phần luyện tập củng cố. Giúp HS khắc sâu kiến thức về thơ Haiku đồng thời cũng tạo dựng nên niềm yêu thích thơ Haiku cho HS. ( Word Reader - Unregistered ) www.word-reader.comGVHD: Bửu NamPage 7 III. ỨNG DỤNG VÀO GIẢNG DẠY THƠ HAIKU TRONG NHÀ TRƯỜNG PTTH 1. Mục tiêu 1.1 Về kiến thức - Định hướng cho học sinh tự tìm hiểu và nhận diện thể thơ Haiku của Nhật Bản và phần nào chiếm lĩnh được vẻ đẹp của các bài thơ Haiku về nội udng và nghệ thuật. - Đặc biệt là nét độc đáo riêng trong chất Thiền của thơ Haiku. 1.2 Về kỹ năng - Rèn luyện năng lực liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo, nhập tâm vào văn bản thơ, khơi dậy khả năng khám phá, phát hiện của học sinh. ( Word Reader - Unregistered ) www.word-reader.comGVHD: Bửu NamPage 8 - Rèn luyện kỹ năng trình bày, giải quyết một vấn đề. 1.3 Về thái độ - Hiểu được ý nghĩa và cảm nhận được vẻ đẹp của thơ Haiku để từ đó thêm yêu và trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống quanh ta. 2. Ứng dụng vào giảng dạy thơ của Basho 2.1 Bước 1: Đọc diễn cảm Mời HS đọc diễn cảm bài thơ. Đây là bước quan trọng, là việc đầu tiên cần làm để giúp học sinh bước đầu cảm nhận bài thơ. 2.2 Bước 2: Phân tích Bài 1: Hoa đào Như áng mây xa Chuông đền U-ê-nô vang vọng Hay đền A-sa-cư-sa. * Phân tích: GV hướng dẫn HS tìm và phân tích quý ngữ có trong bài thơ: • GV: Theo em, quý ngữ trong bài thơ là gì? - Quý ngữ: hoa anh đào – là tín hiệu của mùa xuân. ( Word Reader - Unregistered ) www.word-reader.comGVHD: Bửu NamPage 9 + Biểu tượng của vẻ đẹp thiên nhiên và tinh thần Nhật Bản. + Hoa chỉ nở một lần vào tháng đầu tiên của mùa xuân, rất đẹp. • Gợi cảm về sự tồn tại mong manh, ngắn ngủi của cái đẹp. • GV hỏi: em cảm nhận như thế nào về câu thơ “hoa đào - như áng mây xa”? + GV bình mở rộng: Hoa anh đào có ý nghĩa hết sức đặt biệt. Trước hết, hoa anh đào được cảm nhận như là hình ảnh của đám mây đang trôi, nó không được nhận ra qua từng bông hoa mà chỉ được nhận biết bởi tầng tầng lớp lớp những bông hoa hòa lẫn vào nhau, tạo nên vừng hồng và như áng mây xa. Chữ “xa” gợi cảm giác vừa hiện hữu, xác thực, vừa mong manh, mơ hồ, khó nắm bắt. • Tầng cộng hưởng thứ nhất: hoa + hoa = mây hoa. • GV hỏi: theo em tiếng chuông có tác dụng gì trong bức tranh thiên nhiên đa âm sắc này? + Nếu không có tiếng chuông thì không gian, phong cách ấy sẽ vô cùng khô cứng, chỉ là một bức họa tô màu, chưa phải là một không gian sống động, không gian hoạt động. • Tầng cộng hưởng thứ hai: con người + vật thể = tiếng chuông. + Âm thanh của tiếng chuông bao trùm cả không gian. • Tầng cộng hưởng thứ ba: tiếng chuông + tiếng chuông = âm thanh tràn ngập cả không trung. • GV: Yêu cầu HS khái quát ý nghĩa của bài thơ. - Bài thơ vẽ ra một cảnh tượng mơ hồ: hoa đào như áng mây xa lơ lửng bồng bềnh trước mắt, bên tai nghe vang vọng tiếng chuông tan ra trong không gian, ( Word Reader - Unregistered ) www.word-reader.comGVHD: Bửu NamPage 10 [...]... lớn lao mang tính nhân loại Qua việc tìm hiểu về hai nhà thơ lớn của Nhật Bản là Matsuo Basho và Yosa Buson cũng như phương pháp dạy học thơ Haiku trong nhà trường PTTH, bài viết đã đem lại cái nhìn khái quát và sâu sắc về thơ ca Nhật Bản cũng như phương pháp tiếp cận thơ ca Nhật Bản qua việc dạy học thơ Haiku Thơ ca cũng là một yếu tố văn hóa quan trong và đa nghĩa Việc tìm hiểu, nghiên cứu đã góp phần... động giảng dạy thì mới có thể thực hiện đúng phương pháp tích hợp trong dạy học - Trong quá trình giảng dạy, cần đưa ra những biện pháp và những hoạt động dạy học khác nhau, hướng đến chủ thể là HS nhằm tạo tâm lý chủ động, tích cực cho HS - Từ đó, ta có thể giới thiệu một nhà thơ Haiku tiêu biểu khác trong văn học Nhật Bản, giới thiệu cho HS để cùng phân tích, so sánh sự giống nhau và khác nhau trong. .. giác ngộ thấu triệt Thơ haiku thấm đẫm hương vị Thiền, mỗi bài thơ là mỗi phút giây lóe sang của nhận thức các nguyên lí Thiền chi phối nội dung tư tưởng, thi pháp thơ, quy định phương thức lĩnh hội - Cũng như thơ Thiền của Nhật Bản, ý vị Thiền trong thơ Việt Nam cũng có nhiều nét tương đồng + Thơ thiền Việt Nam (Cáo tật thị chúng) và thơ Haiku Nhật Bản đều phản ánh, phát hiện nét kỳ thú của đất trời,... sáng tác của hai nhà thơ lớn, từ đó có thể khái quát và hiểu sâu sắc hơn về thơ Haiku Bài 4: Thơ Haiku của Buson Gần xa đâu đây Nghe tiếng thác chảy Lá non tràn đầy • GV : Các em có nhận xét gì về âm điệu thơ? ( Word Reader - Unregistered ) www.word-reader.comGVHD: Bửu NamPage 16 - Âm điệu câu thơ (dịch) được tạo nên từ những từ ngữ nhẹ nhàng, tươi tắn, khỏe khoắn • GV : Quý ngữ của bài thơ là gì? - Quý... nhau: Nhưng chất Thiền trong thơ Haiku đề cao sự thâm tâm, an tĩnh, sự u huyền của tâm hồn đem đến cảm thức về cái đẹp, hài hòa của thế giới một cách uyên thâm 2.4 Hoạt động nhóm - GV cho HS thảo luận về nội dung của thơ Haiku thông qua bài thơ của Basho Từ đó tìm hiểu vẻ đẹp và ý nghĩa thơ Haiku nói chung và thơ của Basho nói riêng - Hướng dẫn HS phân tích và thảo luận các biểu tượng thơ 2.5 Tích hợp Con... xuân với gia tài hơn 2000 bài thơ Điều đó đã đưa ông lên vị trí nhà thơ của mùa xuân” trên thi đàn Nhật Bản Ông đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính chất biểu hiện của hội họa và chất gợi tưởng của thi ca để tạo ra những vần thơ mùa xuân tinh tế và tài hoa 2.6 Sáng tác thơ Haiku - Thông qua những hiểu biết và kiến thức vừa được học, GV hướng dẫn cho HS sáng tác một bài thơ Haiku theo chủ đề tự chọn ( Word... cũng không cố ý kiếm tìm nó Nó chỉ hiện hữu trong sự tình cờ, bất chợt, trong vạn vật hữu linh, vừa xa xôi vừa thân thuộc, vừa vĩ đại vừa bình thường Ngoài ra, cảm thức Aware (niềm bi cảm, xao xuyến trước mọi vẻ đẹp não nùng của sự vật) cũng mang đậm dấu ấn trong thơ Basho - Buson đến với thơ Haiku như duyên tiền định, ông đã thổi một làn gió mới vào thơ Haiku, làn gió ấy mang màu sắc của ngàn hoa,... Mẹ Làn sương thu * Đọc diễn cảm: Mời HS đọc diễn cảm bài thơ * Phân tích: GV hướng dẫn HS tìm và phân tích quý ngữ có trong bài thơ: • GV: Theo em, quý ngữ trong bài thơ là gì? - Quý ngữ: làn sương thu • Gv: hướng dẫn học sinh tìm hiểu mối quan hệ giữa các từ ngữ trong bài ( Word Reader - Unregistered ) www.word-reader.comGVHD: Bửu NamPage 13 thơ: giọt lệ, tóc mẹ, làn sương thu - Ba hình ảnh dường như... từ “tràn đầy” ? - Thơ Haiku rất hiếm khi dùng tính từ bởi thường chỉ nêu lên hiện tượng mà rất ít nói đến bản chất của nó Nhưng ở đây Buson đã dung tính từ tràn đầy để nói lên đặc tính lá non trong mùa xuân là điều mới lạ  Sự trân trọng, yêu quý, pha chút ngạc nhiên của nhà thơ đối với cảnh tượng thiên nhiên tươi đẹp và giàu sức sống • GV : Nhận xét chung của em về bài thơ? - Bài thơ thể hiện tình... hiện tình yêu thiên nhiên tươi tắn, sinh động, giàu sức sống làm nên một phong cách thơ Haiku độc đáo của Buson Cảm thức thẩm mĩ của ông thiên về Karumi (trong trẻo, nhẹ nhàng) và Shiori (mềm mại, trữ tình ) * Qua phân tích các bài thơ của Basho và Buson, ta có thể rút ra vài nhận xét: - Thơ Basho hồn hậu, thuần khiết, trong sáng, được tạo thành từ những điều ( Word Reader - Unregistered ) www.word-reader.comGVHD: . Sáng tác th ơ Haiku 18 K ẾT LUẬN 19 VĂN BẢN THƠ HAIKU CỦA MATSUO BASHO TRONG NHÀ TRƯỜNG PTTH. I. KHÁI QUÁT CHUNG 1. Thơ Haiku 1.1 Vài nét về sự hình thành thể thơ haiku Thể thơ haiku được ra. hiểu về hai nhà thơ lớn của Nhật Bản là Matsuo Basho và Yosa Buson cũng như phương pháp dạy học thơ Haiku trong nhà trường PTTH, bài viết đã đem lại cái nhìn khái quát và sâu sắc về thơ ca Nhật. là trung tâm của hoạt động giảng dạy thì mới có thể thực hiện đúng phương pháp tích hợp trong dạy học. - Trong quá trình giảng dạy, cần đưa ra những biện pháp và những hoạt động dạy học khác nhau, hướng

Ngày đăng: 23/10/2014, 16:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan