Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng đồ ăn nhanh để phát triển chuỗi cửa hàng QFoods tại Hà nội

65 1.1K 3
Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng đồ ăn nhanh để phát triển chuỗi cửa hàng QFoods tại Hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hơn 20 năm mở cửa, xã hội Việt nam có rất nhiều thay đổi. Nhiều tập tục, thói quen mới của phương Tây được du nhập vào Việt nam. Hà nội là thủ đô của Việt nam, lẽ dĩ nhiên không nằm trong ngoại lệ. Mấy năm gần đây, giới truyền thông, đặc biệt là trên mạng internet thường nhắc đến một từ ngoại nhập:“ fast food”. Người thì thấy tự hào vì một số công ty fast food tên tuổi đã để ý đến Việt nam, người thì phản đối fast food vì mặt trái của nó, người lại lo ngại đến sự thay đổi của văn hóa ẩm thực của người Việt nam khi fast food xâm nhập vào đời sống của họ, kéo theo nó là hàng loạt các nhà hàng truyền thống bị phá sản. Riêng tôi thì thấy đây là một cơ hội rất lớn đối với ẩm thực Việt nam. Nó không chỉ mang lại những món ăn phương Tây mới lạ mà còn mở ra một hướng phát triển mới cho nền ẩm thực nước nhà. Chính vì vậy mà khi chọn nơi thực tập, tôi đã xin được thực tập ở Phòng Kinh tế Đối ngoại, thuộc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội, nơi có một cửa hàng ăn nhanh tên là QFoods. Cửa hàng này có đặc điểm là nó còn rất mới, rất trẻ. Nó chỉ mới khai trương cách đây một năm ( cuối năm 2006). Một điểm hấp dẫn khác của cửa hàng là nó hầu như chưa thực hiện một chương trình marketing nào và ban lãnh đạo của nó khá cởi mở và năng động. Đó thật là một địa điểm lí tưởng để tôi có thể đề xuất, thực hiện những ý tưởng của mình. Để xác định lại một số dự đoán và tạo cơ sở cho những kiến nghị của mình với cửa hàng QFoods, tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng đồ ăn nhanh để phát triển chuỗi cửa hàng QFoods tại Hà nội” cho chuyên đề thực tập. Mục tiêu của tôi khi thực hiện đề tài này là phải tìm ra một hướng đi tối ưu cho QFoods, dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu thu được, và đề ra sơ lược chiến lược marketing để phát triển QFoods thành chuỗi cửa hàng ăn nhanh ở Hà nội. Nội dung toàn bộ bài viết của tôi gồm có 3 phần chính: •Chương 1: Hoạt động kinh doanh của Phòng Kinh tế đối ngoại thuộc Công ty TNHH NN một thành viên Thực phẩm Hà nội. •Chương 2: Kết quả nghiên cứu hành vi người tiêu dùng •Chương 3: Xây dựng chiến lược marketing phát triển chuỗi cửa hàng QFoods dựa trên kết quả nghiên cứu Tôi xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Ngọc Quang, giảng viên Khoa Marketing-Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà nội và toàn thể cán bộ, công nhân viên công ty TNHH NN một thành viên Thực phẩm Hà nội và đặc biệt là các anh chị ở phòng Kinh tế đối ngoại đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này.

Lời mở đầu Hơn 20 năm mở cửa, xã hội Việt nam có rất nhiều thay đổi. Nhiều tập tục, thói quen mới của phương Tây được du nhập vào Việt nam. Hà nội là thủ đô của Việt nam, lẽ dĩ nhiên không nằm trong ngoại lệ. Mấy năm gần đây, giới truyền thông, đặc biệt là trên mạng internet thường nhắc đến một từ ngoại nhập:“ fast food”. Người thì thấy tự hào vì một số công ty fast food tên tuổi đã để ý đến Việt nam, người thì phản đối fast food vì mặt trái của nó, người lại lo ngại đến sự thay đổi của văn hóa ẩm thực của người Việt nam khi fast food xâm nhập vào đời sống của họ, kéo theo nó là hàng loạt các nhà hàng truyền thống bị phá sản. Riêng tôi thì thấy đây là một cơ hội rất lớn đối với ẩm thực Việt nam. Nó không chỉ mang lại những món ăn phương Tây mới lạ mà còn mở ra một hướng phát triển mới cho nền ẩm thực nước nhà. Chính vì vậy mà khi chọn nơi thực tập, tôi đã xin được thực tập ở Phòng Kinh tế Đối ngoại, thuộc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội, nơi có một cửa hàng ăn nhanh tên là QFoods. Cửa hàng này có đặc điểm là nó còn rất mới, rất trẻ. Nó chỉ mới khai trương cách đây một năm ( cuối năm 2006). Một điểm hấp dẫn khác của cửa hàng là nó hầu như chưa thực hiện một chương trình marketing nào và ban lãnh đạo của nó khá cởi mở và năng động. Đó thật là một địa điểm lí tưởng để tôi có thể đề xuất, thực hiện những ý tưởng của mình. Để xác định lại một số dự đoán và tạo cơ sở cho những kiến nghị của mình với cửa hàng QFoods, tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng đồ ăn nhanh để phát triển chuỗi cửa hàng QFoods tại Hà nội” cho chuyên đề thực tập. Mục tiêu của tôi khi thực hiện đề tài này là phải tìm ra một hướng đi tối ưu cho QFoods, dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu thu được, và đề ra sơ lược chiến lược marketing để phát triển QFoods thành chuỗi cửa hàng ăn nhanh ở Hà nội. 1 Nội dung toàn bộ bài viết của tôi gồm có 3 phần chính: • Chương 1: Hoạt động kinh doanh của Phòng Kinh tế đối ngoại thuộc Công ty TNHH NN một thành viên Thực phẩm Hà nội. • Chương 2: Kết quả nghiên cứu hành vi người tiêu dùng • Chương 3: Xây dựng chiến lược marketing phát triển chuỗi cửa hàng QFoods dựa trên kết quả nghiên cứu Tôi xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Ngọc Quang, giảng viên Khoa Marketing-Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà nội và toàn thể cán bộ, công nhân viên công ty TNHH NN một thành viên Thực phẩm Hà nội và đặc biệt là các anh chị ở phòng Kinh tế đối ngoại đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này. 2 Chương 1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA PHÒNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI THUỘC CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN THỰC PHẨM HÀ NỘI 1.1. Giới thiệu chung về công ty và phòng Kinh tế Đối ngoại 1.1.1. Tổng quan về công ty Công ty Thực Phẩm Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Thương mại Hà Nội, là một trong những đơn vị được thành lập đầu tiên của ngành thương nghiệp Thủ đô từ năm 1957. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Nghị định của Chính phủ về đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà Nước, Công ty Thực Phẩm Hà Nội được phân hạng là Doanh nghiệp Nhà Nước hạng II và được thành lập lại theo quyết định số 490/QĐ-UB ngày 26/01/1993 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Đến ngày 23/8/2004 Công ty Thực phẩm Hà Nội chuyển đổi từ DNNN theo quyết định số 134/2004/QĐ- UB ngày 23/8/2004 của UBND TP Hà Nội thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội. Hiện nay Công ty Thực Phẩm Hà Nội có mạng lưới kinh doanh gồm: • 03 Xí nghiệp chế biến, bảo quản thực phẩm • 03 Trung tâm Thương Mại • 03 Khách sạn • 02 Siêu thị • 12 cửa hàng tổng hợp và mạng lưới tiêu thụ bán hàng tại trên 40 địa điểm ở thủ đô Hà Nội. 3 Ngoài ra Công ty Thực Phẩm Hà Nội có quan hệ hợp tác xuất khẩu với các doanh nghiệp tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Đan Mạch Trải qua 47 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Thực Phẩm Hà Nội đã nhiều năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nhiều năm nhận được cờ luân lưu của thành phố Hà Nội, nhiều bằng khen huân chương do Nhà nước trao tặng: - 01 Huân chương chiến công. - 02 Huân chương Lao động Hạng II. - 05 Huân chương Lao động Hạng III. - 03 Huy chương Vàng cho sản phẩm mới. - Năm 2000, sản phẩm của Công ty tự sản xuất được trao Huy chương vàng Hội chợ ẩm Thực Quốc Tế tổ chức tại Hà Nội. - Năm 2001, sản phẩm của Công ty được trao tặng Cúp sen Vàng tại Hội chợ Xuất nhập khẩu. Năm 2004, công ty chuyển đổi từ DNNN thành công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội. Công ty mong muốn được thiết lập và phát triển hợp tác kinh doanh lâu dài và thân thiện với các đối tác theo tinh thần và mục tiêu: “Thành công của bạn hàng cũng là thành công của chúng tôi” Lĩnh vực kinh doanh của công ty:  Kinh doanh thực phẩm nông sản tươi và chế biến, thực phẩm công nghệ, thủy hải sản tươi và chế biến, muối các loại và gia vị  Sản xuất, kinh doanh các loại hàng hóa công nghệ phẩm, thực phẩm  Tổ chức sản xuất, gia công chế biến, làm đại lý các sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp được phép kinh doanh. 4  Mua bán rượu bia, thuốc lá (không bao gồm kinh doanh quán bar)  Kinh doanh khách sạn và các dịch vụ khách sạn; kinh doanh các dịch vụ văn hóa và vui chơi giải trí ( không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường và các loại hình nhà nước cấm)  Cho các tổ chức trong và ngoài nước và cá nhân thuê nhà  Kinh doanh bất động sản, cho thuê kho bảo quản hàng hóa ( không bao gồm hoạt động tư vấn về giá đất)  Kinh doanh hóa chất ( trừ hóa chất nhà nước cấm); nguyên liệu phục vụ sản xuất, chế biến; máy móc, thiết bị dây chuyền phục vụ giết mổ gia súc, gia cầm;  Kinh doanh trang thiết bị nội, ngoại thất công trình, đồ gia dụng;  Kinh doanh xuất nhập khẩu: nguyên liệu, vật tư (không bao gồm thuốc bảo về thực vật, thuốc thú y), máy móc, thiết bị, phụ tùng phục vụ cho sản xuất và kinh doanh  Xuất nhập khẩu hàng thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, nông hải sản và hàng tiêu dùng mà nhà nước cho phép Cơ cấu tổ chức của Công ty. • Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Đây là mô hình quản lý phổ biến hiện nay và rất phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại của Công ty. • Các xí nghiệp sản xuất và các đơn vị kinh doanh thương mại chịu sự quản lý trực tiếp của Ban giám đốc. Giúp việc cho Ban giám đốc là các phòng ban chức năng như: phòng hành chính tổ chức, phòng tài chính kế toán, phòng kế hoạch kinh doanh, phòng kinh tế đối ngoại… Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của công ty 5 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý. • Tổng giám đốc: là người đứng đầu Công ty, do Nhà nước bổ nhiệm; chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên; là người đại diện cho Công ty trước pháp luật về các hoạt động sản xuất kinh doanh; có quyền điều hành hoạt động sản xuất của toàn Công ty. • Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính: trợ giúp Tổng giám đốc về mặt kế toán tài chính, đầu tư, hợp tác kinh doanh…; quản lý phòng Kế toán tài chính, 6 P. Kinh tế đối ngoại PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH TÀI CHÍNH PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KĨ THUẬT PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH ĐẦU TƯ Phòng kế toán tài Phòng tổ chức hành chính Phòng tổ chức hành chính P. Kế hoạch kinh doanh P. Kế hoạch kinh doanh Phòng đầu tư tổng hợp Phòng đầu tư tổng hợp Phòng thị trường Phòng thị trường P. KCS P. KCS TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY Các đơn vị sản xuất, kinh doanh, TTTM các Liên doanh và Văn phòng đại diện phòng tổ chức hành chính, phòng kế hoạch kinh doanh, phòng Kinh tế đối ngoại, các đơn vị kinh doanh, các liên doanh và văn phòng đại diện. • Phó tổng giám đốc phụ trách đầu tư: trợ giúp Tổng giám đốc về mặt đầu tư tổng hợp. • Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật: trợ giúp Tổng giám đốc về mặt kỹ thuật; quản lý phòng KCS (quản lý chất lượng sản phẩm) và các đơn vị sản xuất. • Các phòng ban chức năng: được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất, kinh doanh của công ty; đứng đầu là các trưởng phòng và phó phòng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc; có vai trò trợ giúp Tổng giám đốc chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh thông suốt. • Phòng Tổ chức hành chính: tổ chức, quản lý nhân sự; lập kế hoạch tiền lương, tiền thưởng; giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động; đào tạo, tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật về công tác. • Phòng Kế toán tài chính: giải quyết toàn bộ các vấn đề hạch toán tài chính, tiền tệ; lập kế hoạch tài chính và quyết toán hàng năm. • Phòng Kế hoạch kinh doanh: tổng hợp kế hoạch sản xuất, kinh doanh; theo dõi thực hiện mua bán, tiêu thụ hàng hóa. • Phòng Kinh tế đối ngoại: xuất, nhập khẩu các mặt hàng công ty sản xuất và kinh doanh. • Phòng Đầu tư tổng hợp: nghiên cứu và đưa ra các dự án khả thi để có kế hoạch đầu tư về các lĩnh vực: xây dựng, trang thiết bị • Phòng Thị trường: tham mưu, giúp việc Tổng Giám đốc định hướng thực hiện các mục tiêu chiến lược ngắn hạn, dài hạn về đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ; nghiên cứu, điều tra, khảo sát nhu cầu thị trường để tham mưu, đề xuất phương án tiêu thụ hàng hóa công ty sản xuất kinh doanh; xây dựng, 7 quảng bá thương hiệu công ty; thực hiện hỗ trợ các đơn vị để đưa ra các chính sách về 4P nhằm đạt được mục tiêu đề ra; xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ định kì cho nhân viên của phòng. • Phòng KCS: kiểm tra chất lượng hàng hóa, vật tư đầu vào, đầu ra. Thí nghiệm nhanh để đánh giá chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới phù hợp nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như thị hiếu người tiêu dùng. Năng lực của công ty Công ty có hệ thống cơ sở vật chất- các cửa hàng có địa điểm đẹp, trải rộng trên địa bàn Hà nội, tuy nhiên thì các vị trí này hầu hết là cho thuê, chứng tỏ doanh nghiệp đã không tận dụng hết nguồn lực của mình. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng của một số đơn vị còn nghèo nàn, lạc hậu, chưa có sự đầu tư sửa chữa, trang bị lại một số thiết bị; biển hiệu cửa hàng của công ty chưa có, còn treo biển của các hãng khác do công ty tài trợ. Công ty cũng có hệ thống đại lí, bán lẻ rộng, với mối quan hệ lâu dài, bền chặt. Nguồn vốn, là DNNN, Công ty thực phẩm Hà nội được sự trợ giúp của Nhà nước và có ưu thế hơn hẳn các công ty tư nhân về việc vay vốn từ ngân hàng. Về nguồn nhân lực, Công ty đang trẻ hóa nhân viên của mình. Đội ngũ này ngày càng đông đảo và chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu lao động của công ty. Họ chính là những người tạo ra sức sống mới cho công ty. Bảng 1.1: Trình độ học vấn của lao động trong công ty: 8 Bảng trên cho biết số lượng lao động có trình độ tăng lên cho thấy công ty đã có sự chú trọng đến việc tiếp nhận và đào tạo lao động, nâng cao trình độ. Điều này giúp công ty có được đội ngũ kế thừa đủ năng lực cũng như cho thấy tỷ trọng lao động phổ thông giảm xuống, từng bước hiện đại hóa công ty. 1.1.2. Khái quát về phòng Kinh tế đối ngoại Phòng kinh tế đối ngoại được thành lập từ 7 năm trước, chuyên trách về mảng xuất nhập khẩu. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng kinh tế đối ngoại là xuất nhập khẩu các mặt hàng phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty. Ngoài ra, Phòng còn có một chức năng khác là hoạt động như một công ty con trực thuộc sự quản lý của công ty Thực phẩm Hà nội. Với vai trò như vậy thì Phòng hiện sở hữu 4 địa điểm để thực hiện công việc kinh doanh. Đó là: 46, 52, 61 Lương Ngọc Quyến và 153 Giảng Võ. Lĩnh vực kinh doanh của Phòng gồm có: • Kinh doanh các mặt hàng thực phẩm: bánh kẹo, rượu, bia, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm khô, thực phẩm tươi sống, đồ uống, nước hoa quả cô đặc… • Làm đại lý cho các công ty khác như là làm đại lý cấp một cho Công ty dầu thực vật Cái Lân, đại lý cho công ty chè Kim Anh. • Làm trung gian thương mại, thực hiện việc xuất nhập khẩu các mặt hàng tư liệu sản xuất như dây đồng, inox, máy bơm gia dụng, ống nước theo yêu cầu của khách hàng. 9 Cơ cấu tổ chức của Phòng: Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức của Phòng: Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận: Trưởng phòng: là người đứng đầu Phòng, do công ty bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên; là người quản lý, điều hành hoạt động của Phòng. Trưởng phòng cũng là người thiết lập các mối làm ăn lớn của Phòng, quyết định phát triển sản phẩm mới, loại bỏ những sản phẩm không mang lại lợi nhuận hay có mức sinh lời thấp. Bộ phận kế toán: giải quyết toàn bộ các vấn đề hạch toán tài chính và thực hiện quyết toán hàng năm. Bộ phận bán hàng: phụ trách việc bán hàng ở 2 địa điểm: 61 Lương Ngọc Quyến và 153 Giảng Võ. Ngoài ra, bộ phận này còn chuyên trách việc vận chuyển hàng, giao hàng cho khách. Bộ phận kinh doanh: tìm kiếm, thiết lập kênh phân phối cho sản phẩm của Phòng; thực hiện các hoạt động marketing, xây dựng thương hiệu cho Phòng; thực hiện kí kết các đơn hàng; theo dõi, kiểm soát việc tiêu thụ các sản phẩm của Phòng, đề ra các phương án, nêu kiến nghị với Trưởng phòng. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Phòng: Phòng có 4 địa điểm, trong đó đã cho thuê 2 địa điểm (46 Lương Ngọc Quyến cho khách sạn Á Đông thuê và 52 Lương Ngọc TRƯỞNG PHÒNG BỘ PHẬN KẾ TOÁN BỘ PHẬN BÁN HÀNG BỘ PHẬN KINH DOANH 10 [...]... kinh doanh hiệu quả 28 Chương 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG 2.1 Mô tả quá trình nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Có được các thông tin mô tả tương đối chính xác và đầy đủ quan điểm, nhu cầu của người tiêu dùng về đồ ăn nhanh và cửa hàng ăn nhanh Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những người tiêu dùng đồ ăn nhanh, nhưng do khả năng hạn chế nên tôi chỉ có thể giới hạn... hiệu QFoods- cửa hàng ăn nhanh sẽ nhanh chóng bị suy giảm Muốn phát triển QFoods như một hệ thống các cửa hàng ăn nhanh, nhưng lại vẫn muốn tiếp tục bán cơm văn phòng thể hiện sự hạn chế và mâu thuẫn trong định hướng chiến lược của ban lãnh đạo QFoods Giải quyết vấn đề này – QFoods, hệ thống cửa hàng ăn nhanh hay là các nhà hàng có bán đồ ăn nhanh - là vấn đề sống còn của QFoods Nó sẽ quyết định xem QFoods. .. các nhà hàng cao cấp tại Hà nội Giá cả các món rẻ hơn so với các nhà hàng cùng cấp Đội ngũ nhân vi n lịch sự, nhiệt tình Tuy nhiên, do mới thành lập, và do Phòng cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, hiện nay vi c thiết kế xây dựng thương hiệu cho cửa hàng còn chậm chạp Trang trí trong cửa hàng còn sơ sài Tóm lại, còn thiếu khá nhiều yếu tố khác để đưa cửa hàng đến vi c... hay món xôi của người Vi t nam,… Còn đây là bộ mặt của đồ ăn nhanh dưới con mắt của những người tiêu dùng ở Hà nội: - đó là đồ ăn đơn giản, thuận tiện, nhanh, nhẹ, gọn cả khi phục vụ lẫn khi ăn hay là mất rất ít thời gian để mua và để ăn - đó là đồ làm sẵn ( đồ ăn sẵn), nóng, đóng gói gọn gàng, vệ sinh - đó là tất cả các loại đồ ăn trừ cơm - đó là đồ ăn không ăn ở nhà - đó là đồ ăn phần lớn có xuất xứ... đồ ăn nhanh- thường là 30’- đồ ăn nào quá thời gian này sẽ bị coi là đồ ăn chậm) Tuy nhiên, khi được hỏi các món quà vặt của Vi t nam có được coi là đồ ăn nhanh không thì đa số lại cho rằng không (40 người, 53.3%), nhưng hơn nửa số người trả lời “không” (57.5%) lại chấp nhận những đồ ăn này trong thực đơn của cửa hàng ăn nhanh (bảng 2.3) Bảng 2.3: Cửa hàng bán fast food và quà vặt là cửa hàng ăn nhanh. .. trong một bữa ăn thì khi chọn đồ ăn nhanh, chúng ta sẽ ăn một khối lượng thức ăn nhiều hơn một bữa ăn truyền thống Đây thật là một điều may mắn đối với các cửa hàng bán đồ ăn nhanh như QFoods Tuy nhiên, những người tiêu dùng đồ ăn nhanh về bản năng vẫn có nhu cầu ăn uống đủ chất, do đó có đến 81.3% số người cho rằng ghi rõ thông tin về món ăn trên bao gói của nó là vi c cần thiết Về nhận định ăn fast food... nhu cầu tiêu thụ của cửa hàng quá mạnh, đặc biệt là về đồ ăn nhanh nên Phòng đã quyết định sẽ xây dựng một hệ thống cửa hàng cung cấp đồ ăn nhanh và cơm văn phòng, với món thịt được chế biến từ thực phẩm nhập khẩu với thí điểm là cửa hàng ở 153 Giảng Võ Nếu cửa hàng này thành công, Phòng sẽ xin công ty cho phép nhân rộng ra toàn Hà nội và sau đó có thể là trên toàn quốc Chất lượng của các món ăn ở đây... hướng và chiến lược marketing cho QFoods 27 Để góp phần giải quyết các vấn đề trên, tôi đã thực hiện một cuộc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng đồ ăn nhanh nhằm tìm ra con đường phát triển cho QFoods Bởi vì, vi c xác định khách hàng của QFoods chỉ dựa trên hiểu biết chủ quan của những người thành lập, do đó nó không đảm bảo chứa đựng đủ thông tin để có thể làm cơ sở cho vi c thiết lập một chiến lược... mà vẫn cháy hàng Đây vừa là điều đáng mừng, nhưng cũng là điều đáng lo vì khả năng dự báo cầu của Phòng còn kém hiệu quả, dẫn đến vi c lỡ mất cơ hội bán hàng Cửa hàng ăn QFoods cũng là một sản phẩm mới của Phòng Cửa hàng chuyên cung cấp các loại cơm đĩa, cơm văn phòng, đồ ăn nhanh được chế biến từ thực phẩm nhập khẩu Lúc đầu, Phòng chỉ định mở cửa hàng với mục đích để quảng bá cho mặt hàng thực phẩm... là đồ Tây - đó là đồ ăn tự phục vụ, có thể vừa đi vừa ăn Như vậy là quan điểm về đồ ăn nhanh của mọi người là không thống nhất mà rất đa dạng Nó đi từ quan điểm thiển cận nhất ( đồ ăn Tây) đến quan điểm mở nhất ( tất cả các loại đồ ăn trừ cơm), nhưng quan điểm được nhiều người ủng hộ nhất đó là đồ ăn nhanh là đồ ăn sẵn, tốn ít thời gian để mua và ăn ( có nhiều người còn hạn định 34 thời gian ăn của đồ

Ngày đăng: 23/10/2014, 09:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan