XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG “MỘT CỬA LIÊN THÔNG ĐIỆN TỬ” CẤP TỈNH

26 776 1
XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG  “MỘT CỬA LIÊN THÔNG ĐIỆN TỬ” CẤP TỈNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG “MỘT CỬA LIÊN THÔNG ĐIỆN TỬ” CẤP TỈNH Quy định về nghiệp vụ tại văn phòng giao d ịch một cửa của Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban ngành. Xây dựng mô hình hệ thống “ Một cửa liên thông điện tử ” cấp tỉnh phục vụ cho tin học hóa các giao dịch hành chính áp dụng cho tỉnh Ninh Bình.

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG LÊ THỊ PHƯƠNG THẢO XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG “MỘT CỬA LIÊN THÔNG ĐIỆN TỬ” CẤP TỈNH Chuyên ngành: Hệ thống thông tin Mã số: 60.48.01.04 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - 2013 Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Hữu Lập Phản biện 1: ………………………………………… Phản biện 2: ……………………………………… Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Vào lúc: giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 1 MỞ ĐẦU Hiện nay, việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, hướng tới phát triển Chính phủ điện tử là xu thế tất yếu, là mô hình phổ biến của nhiều quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của bất cứ Quốc gia nào. Ở Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ điện tử đã được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Cuối năm 2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chương trình cải cách tổng thể về cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010. Chương trình cải cách giúp quy trình giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) được minh bạch thuận lợi cho các tổ chức, công dân tham gia xây dựng và phát triển nền kinh tế. Chính phủ điện tử được hình thành, phát triển và tồn tại xuất phát từ các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố. Vì vậy, chính quyền điện tử ở cấp tỉnh là yếu tố quan trọng của Chính phủ điện tử. Theo đó, chính quyền điện tử cấp tỉnh muốn hoạt động đạt hiệu quả cao thì cần có hệ thống xử lý công việc liên thông giữa các sở, ban, ngành cấp tỉnh. Nhằm góp phần nghiên cứu mô hình Chính phủ điện tử, dựa trên những kiến thức đã học và kiến thức em đã tích lũy đư ợc trong quá trình công tác, em đã ch ọn hướng nghiên cứu luận văn tốt nghiệp: “Xây dựng mô hình hệ thống “Một cửa liên thông điện tử” cấp tỉnh ”. Mục đích nghiên cứu Xây dựng mô hình nhằm tin học hóa và điện tử hóa toàn bộ các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Ủy Ban Nhân Dân tỉnh, các sở, ban ngành nói chung và cụ thể cho tỉnh Ninh Bình. 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Quy định về nghiệp vụ tại văn phòng giao d ịch một cửa của Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban ngành. Xây dựng mô hình hệ thống “ Một cửa liên thông điện tử ” cấp tỉnh phục vụ cho tin học hóa các giao dịch hành chính áp dụng cho tỉnh Ninh Bình. Phương pháp nghiên cứu - Điều tra khảo sát. - Xây dựng phương án . - Xin ý kiến chuyên gia. Nội dung của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương với các nội dung chính như sau: Chương I: Nghiên cứu sự hình thành “Chính phủ điện tử”, kinh nghiệm xây dựng mô hình Chính phủ điện tử ở một số quốc gia trên thế giới và khái quát mô hình chính quyền điện tử cấp tỉnh. Chương II: Tìm hiểu về mô hình hệ thống “Một cửa”, “Một cửa liên thông”, những lợi ích từ mô hình và đưa ra giải pháp về kỹ thuật và công nghệ để xây dựng hệ thống. Chương III: Đánh giá mô hình “Một cửa điện tử” của một số tỉnh thành trong nước đã triển khai. Đồng thời, mô tả hiện trạng ứng dụng Công nghệ thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Ninh Bình đang áp dụng và thiết lập hệ thống “Một cửa liên thông điện tử” cho tỉnh Ninh Bình. 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ 1.1 Sự hình thành và khái niệm Chính phủ điện tử Khởi đầu với quá trình cải cách hành chính được diễn vào những năm 70 của Thế kỷ trước trong các nước phát triển, tiếp theo là quá trình Chính phủ các nước đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào trong hoạt động của các cơ quan chính phủ, khái niệm Chính phủ điện tử đã ra đời vào những năm 90 cùng với những khái niệm khác như thương mại điện tử, doanh nghiệp điện tử, … Trong luận văn, ta có thể hiểu Chính phủ điện tử như sau: Chính phủ điện tử là chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm tăng hiệu quả hoạt động của các cơ quan chính phủ, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. [1] 1.2 Kinh nghiệm triển khai Chính phủ điện tử ở một số nước Theo kết quả đánh giá khảo sát Chính phủ điện tử của Liên Hợp quốc năm 2012: Hàn Quốc xếp thứ 1, Singapore xếp thứ 10, Úc xếp thứ 12. Phần dưới đây sơ lược kinh nghiệm triển khai của các quốc gia trên. 1.2.1 Hàn Quốc Hàn Quốc là một thành công điển hình trong xây dựng Chính phủ điện tử theo mô hình “từ trên xuống”. Vai trò của Chính phủ là then chốt trong mô hình này. Hai yếu tố tạo nên thành công của Chính phủ điện tử là việc xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và hạ tầng mạng truyền thông tốc độ cao. Chính phủ điện tử của Hàn Quốc phát triển theo 3 giai đoạn: tin học hóa đơn giản; hình thành các mạng địa phương; và xây dựng hệ thống mạng liên cơ quan. 4 1.2.2 Singapore Chính phủ Singapore khẳng định, muốn triển khai thành công Chính phủ điện tử thì trước tiên phải xác định thật rõ mục tiêu cần phải đạt được, rồi đặt tất cả trong một tổng thể chung. 1.2.3 Úc (Australia) Tháng 11/2002, Chính phủ Úc giao cho một uỷ ban mới thành lập là Uỷ ban chiến lược quản lý thông tin lập Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử quốc gia, trong đó đã đề ra một số mục tiêu quan trọng sau:  Đầu tư có hiệu quả hơn  Đảm bảo tính thuận tiện khi truy cập thông tin và dịch vụ Chính phủ  Cung cấp dịch vụ theo nhu cầu khách hàng  Thống nhất, kết hợp các dịch vụ có liên quan  Tăng cường sự tham gia của công dân vào Chính phủ 1.3 Mô hình chính quyền điện tử cấp tỉnh 1.3.1 Mục tiêu của mô hình chính quyền điện tử cấp tỉnh - Tạo một mô hình thống nhất mang tính định hướng cho các tỉnh phát triển chính quyền điện tử. - Hỗ trợ xác định mức độ trưởng thành về chính quyền điện tử cấp tỉnh. 1.3.2 Mô hình chính quyền điện tử cấp tỉnh [1] Mô hình chính quyền điện tử bao gồm các thành phần chính sau: - Người sử dụng. - Kênh truy cập. - Giao diện với người sử dụng. 5 - Các dịch vụ công trực tuyến, hệ thống một cửa điện tử, các ứng dụng nghiệp vụ. - Lớp tích hợp. - Các dịch vụ dùng chung. - Cơ sở dữ liệu. - Cơ sở hạ tầng. - Phần quản lý, các nội dung hỗ trợ tất cả các thành phần trên. Các thành phần chính của mô hình thành phần được kết nối với nhau theo mô hình trong Hình 1.1: Hình 1.1. Mô hình thành phần của Chính quyền điện tử cấp tỉnh (Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông – ngày 06/02/2012) 1.4 Kết luận chương 1 Trong chương này, luận văn đã nêu tóm tắt quá trình hình thành Chính phủ điện tử và kinh nghiệm xây dựng thành công Chính phủ điện tử các nước, từ đó đưa ra mô hình chính quy ền điện tử cấp tỉnh được nước ta áp dụng cho các tỉnh thành trong cả nước. Trong chương hai luận văn sẽ trình bày cụ thể các chức năng của hệ thống “Một cửa liên thông điện tử”. 6 CHƯƠNG II: MÔ HÌNH MỘT CỬA ĐIỆN TỬ Trong những năm gần đây với sự phát triển như vũ bão, Công nghệ thông tin và Truyền thông đã đóng vai trò ngày càng quan tr ọng trong cuộc sống hàng ngày của con người. Một số cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước đã ứng dụng Công nghệ thông tin vào việc giải quyết các thủ tục hành chính. Cơ chế “Một cửa liên thông điện tử” ra đời dựa trên việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào việc giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông. 2.1 Định nghĩa “Một cửa” và “Một cửa liên thông” Cơ chế “Một cửa” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước, từ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước. Cơ chế “Một cửa liên thông” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, của nhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cấp hành chính từ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước. 2.2 Cơ chế “Một cửa điện tử” 2.2.1 Nguồn gốc Cơ chế một cửa điện tử bắt nguồn từ Thụy Điển. Đất nước này đã xây dựng và phát triển cơ chế “Một cửa điện tử” quốc gia từ năm 1989 bắt đầu với việc ngành Hải quan phát triển Hệ thống thông tin Hải quan dành cho quy trình xuất khẩu hàng hóa. 7 2.2.2 Đối tượng sử dụng  Công dân, doanh nghiệp:  Cán bộ công chức 2.2.3 Những lợi ích của mô hình “Một cửa điện tử” Như vậy “Một cửa điện tử” đã làm cho: - Quy trình giải quyết các thủ tục hành chính công trở nên đơn giản, gọn nhẹ, giúp cán bộ chuyên môn giảm bớt áp lực làm việc. - Thông tin về các thủ tục hành chính được công bố công khai, minh bạch giúp công dân chủ động trong việc tra cứu thông tin. - Tạo lập kho dữ liệu thông tin về quá trình giải quyết các hồ sơ thủ tục hành chính giúp lãnh đạo theo dõi tiến trình giải quyết hồ sơ một cách dễ dàng có hệ thống để kịp thời đưa ra các biện pháp chỉ đạo. 2.3 Mô hình hệ thống “Một cửa liên thông điện tử” 2.3.1 Quy trình xử lý nghiệp vụ  Quy trình giải quyết công việc theo quy chế một cửa: Mô tả quy trình: Công dân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Tiếp đó Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả sẽ chuyển hồ sơ tới Bộ phận thụ lý hồ sơ, sau khi thụ lý hồ sơ xong Bộ phận chuyên môn sẽ trình Lãnh đạo có thẩm quyền ký duyệt. Sau đó hồ sơ sẽ được Lãnh đạo có thẩm quyền chuyển tới Bộ phận chuyên môn thụ lý hồ sơ, Bộ phận chuyên môn thụ lý hồ sơ sẽ chuyển hồ sơ tới Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, từ đó Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả sẽ trả kết quả hồ sơ cho Công dân.  Quy trình chung giải quyết thủ tục hành chính: 8 Mô tả Quy trình chung giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện theo trình tự các bước sau: - Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ - Bước 2: Bàn giao cho phòng chuyên môn thụ lý hồ sơ - Bước 3: Lãnh đ ạo phòng ban chuyên môn thụ lý hồ sơ phân công thụ lý - Bước 4: Cán bộ được phân công thụ lý hồ sơ tiến hành thụ lý hồ sơ và thông báo yêu cầu bổ sung thông tin hồ sơ tới Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hoặc thông báo trực tiếp tới Tổ chức, Công dân trong trường hợp cần bổ sung thông tin hồ sơ. - Bước 5: Tiến hành duyệt hồ sơ - Bước 6: Trình lãnh đạo ký duyệt hồ sơ - Bước 7: Lãnh đạo ký duyệt hồ sơ - Bước 8: Hồ sơ được chuyển tới Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, cán bộ tiếp nhận và trả kết quả tiến hành thu thuế, lệ phí giải quyết hồ sơ (nếu có). - Bước 9: Cán bộ tiếp nhận và trả kết quả trả kết quả thụ lý hồ sơ. 2.3.2 Mô hình vận hành Mô tả các bước vận hành Bước 1: Các tổ chức, công dân đến bộ phận một cửa. Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ. Bước 3: Thụ lý hồ sơ: Bước 4: Phê duyệt hồ sơ. Bước 5: Trả kết quả. [...]... chế “Một cửa điện tử”, đồng thời đưa ra các quy ình cũng như mô hình ho ạt tr động nghiệp vụ, mô hình vận hành, mô hình luồng dữ liệu của hệ thống “Một cửa liên thông điện tử” và giải pháp về kỹ thuật, công nghệ xây dựng nên hệ thống Trong chương sau, luận văn sẽ trình bày mô hình “Một cửa điện tử” một số tỉnh thành trong nước đã xây dựng, đồng thời đề xuất hệ thống “Một cửa liên thông điện tử” cho tỉnh. .. III: XÂY DỰNG ĐỀ ÁN THIẾT LẬP HỆ THỐNG MỘT CỬA LIÊN THÔNG ĐIỆN TỬ CHO TỈNH NINH BÌNH Việc sử dụng phần mềm “Một cửa điện tử” đã và đang đư ợc các cơ quan trong hệ thống chính quyền triển khai áp dụng Trong chương này, luận văn sẽ trình bày mô hình “Một cửa điện tử” đã được áp dụng ở một số tỉnh thành trong nước Đồng thời luận văn đi sâu phân tích và xây dựng mô hình “Một cửa liên thông điện tử” cho tỉnh. .. hạ tầng mạng của hệ thống, các quy trình nghiệp vụ cần được tin học hóa, các module phần mềm hệ thống và phương thức trao đổi thông tin của hệ thống với hệ thống khác Luận văn cũng nêu được điểm nổi bật của hệ thống “Một cửa liên thông điện tử” của tỉnh Ninh Bình so với các hệ thống của một số tỉnh thành đ ã triển khai trước đó 23 KẾT LUẬN Mô hình “Một cửa liên thông điện tử” cấp tỉnh góp phần quan... tỉnh Đó là lộ trình tất yếu mà các tỉnh, thành phố trong cả nước rồi sẽ đi qua để hướng đến sự văn minh, hiện đại trong kỷ nguyên Công nghệ thông tin và Internet Với mô hình hệ thống “Một cửa liên thông điện tử” cấp tỉnh luận văn xây dựng sẽ giúp quá trình giải quyết thủ tục hành chính tại các sở ban ngành trở nên đơn giản hơn, công việc được thực hiện thống nhất Hệ thống “Một cửa liên thông điện tử”. .. về các hệ thống “Một cửa điện tử” của các tỉnh thành đã triển khai 3.1.1 Mô hình “Một cửa điện tử” tại một số địa phương trong cả nước 3.1.1.1 Thành phố Hồ Chí Minh [5] Hồ Chí Minh là thành phố đầu tiên trong cả nước áp dụng mô hình “Một cửa điện tử” để giải quyết các công việc liên quan đến thủ tục hành chính Qua hệ thống này mọi người dân đều có thể biết được tình trạng giải Phần mềm cung cấp thông. .. nhận thông tin trả lời dưới dạng chuỗi XML 22 3.4 Tính ưu việt của hệ thống “Một cửa liên thông điện tử” của tỉnh Ninh Bình so với các tỉnh thành đã triển khai Đối với cán bộ tiếp nhận và trả kết quả có thể bàn giao hồ sơ điện tử trên hệ thống cho phòng chuyên môn thụ lý hồ sơ, hay hồ sơ điện tử có thể gửi liên thông giữa các cán bộ thụ lý của các sở ban ngành khác nhau trong tỉnh Hệ thống cũng cung cấp. .. trả kết quả; báo cáo tình hình thụ lý hồ sơ đối với chuyên viên thụ lý hồ sơ; báo cáo đ ký duy ệt hồ sơ đối với lãnh đ ạo ã phòng ban, lãnh đạo đơn vị … trên hệ thống 3.5 Kết luận chương 3 Chương 3 trnh bày mô hình m ột cửa điện tử của một số tỉnh ì thành trong nước đã triển khai, đồng thời luận văn đã xây dựng mô hình hoạt động của hệ thống “Một cửa liên thông điện tử” cho tỉnh Ninh Bình, trong đó... đó trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh sẽ đặt các liên kết theo dạng URL để các đối tượng quan tâm có thể thông qua Cổng thông tin điện tử của tỉnh và Cổng thông tin điện tử của các sở ban ngành truy cập được các thông tin về việc giải quyết thủ tục hành chính * Phương pháp 2 – Cung cấp thông tin qua RSS Phần mềm “Một cửa liên thông điện tử” sẽ tạo lập một số tệp RSS (mỗi tệp RSS chứa thông tin dưới... trạng giải quyết hồ sơ cấp phép 3.1.1.2 Quảng Nam Quảng Nam xây dựng mô hình “Một cửa điện tử” trên cơ sở tích hợp hệ thống dữ liệu hành chính huyện, thành phố vào dữ liệu hành chính toàn tỉnh thông qua cổng thông tin điện tử của tỉnh Từ đó người dân có thể truy cập, tìm hiểu quy trình và gửi hồ sơ dễ dàng thông qua web và dịch vụ công phục vụ dân 13 3.1.1.3 Hà Nội Công nghệ thông tin đ làm cho b ộ... sơ thủ tục hành chính tại các bộ phận sẽ giúp lãnh đ ạo các phòng ban, lãnh ạo đ đơn vị nắm bắt được thông tin tình hình giải quyết công việc của nhân viên Với mô hình hệ thống “Một cửa liên thông điện tử” cấp tỉnh được đề xuất trong luận văn, em hi vọng sẽ góp phần vào việc xây dựng mô hình Chính phủ điện tử ở Việt Nam . tích và xây dựng mô hình “Một cửa liên thông điện tử” cho tỉnh Ninh Bình. 3.1 Đánh giá về các hệ thống “Một cửa điện tử” của các tỉnh thành đã triển khai 3.1.1 Mô hình “Một cửa điện tử” tại. nghệ xây dựng nên hệ thống. Trong chương sau, luận văn sẽ trình bày mô hình “Một cửa điện tử” một số tỉnh thành trong nước đã xây dựng, đồng thời đề xuất hệ thống “Một cửa liên thông điện tử”. mô hình hệ thống “Một cửa , “Một cửa liên thông , những lợi ích từ mô hình và đưa ra giải pháp về kỹ thuật và công nghệ để xây dựng hệ thống. Chương III: Đánh giá mô hình “Một cửa điện tử”

Ngày đăng: 22/10/2014, 23:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Luận văn được hoàn thành tại:

  • HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

  • Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Hữu Lập

  • Phản biện 1: …………………………………………

  • Phản biện 2: ..………………………………………..

  • Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

  • Vào lúc: ....... giờ ....... ngày ....... tháng ....... năm .........

  • Có thể tìm hiểu luận văn tại:

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

    • 1.1 Sự hình thành và khái niệm Chính phủ điện tử

    • 1.2 Kinh nghiệm triển khai Chính phủ điện tử ở một số nước

      • 1.2.1 Hàn Quốc

      • 1.2.2 Singapore

      • 1.2.3 Úc (Australia)

      • 1.3 Mô hình chính quyền điện tử cấp tỉnh

        • 1.3.1 Mục tiêu của mô hình chính quyền điện tử cấp tỉnh

        • 1.3.2 Mô hình chính quyền điện tử cấp tỉnh [1]

          • Hình 1.1. Mô hình thành phần của Chính quyền điện tử cấp tỉnh

          • 1.4 Kết luận chương 1

          • CHƯƠNG II: MÔ HÌNH MỘT CỬA ĐIỆN TỬ

            • 2.1 Định nghĩa “Một cửa” và “Một cửa liên thông”

            • 2.2 Cơ chế “Một cửa điện tử”

              • 2.2.1 Nguồn gốc

              • 2.2.2 Đối tượng sử dụng

              • 2.2.3 Những lợi ích của mô hình “Một cửa điện tử”

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan