Tiến hóa trầm tích Pliocen đệ tứ vùng thềm lục địa từ quảng nam đến bình thuận

27 795 1
Tiến hóa trầm tích Pliocen đệ tứ vùng thềm lục địa từ quảng nam đến bình thuận

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thềm lục địa (TLĐ) là đối tượng được ưu tiên hàng đầu trong nghiên cứu biển hiện nay vì không những mang lại những lợi ích to lớn về kinh tế như khoáng sản, nguồn lợi thủy sản, giao thông hàng hải ... mà còn là nơi thường xảy ra những tai biến thiên nhiên tiềm ẩn như bồi tụ, xói lở bờ; động đất, sóng thần... Với đặc trưng địa hình có độ dốc tương đối lớn, chiều rộng hẹp, TLĐ từ Quảng Nam đến Bình Thuận còn là đối tượng cần quan tâm về lĩnh vực anh ninh, quốc phòng. Trong các công trình nghiên cứu địa chấtkhoáng sản, địa kỹ thuậtđịa chất môi trường và tai biến địa chất, nghiên cứu tướng đácổ địa lý và tiến hóa trầm tích PliocenĐệ tứ được coi là cơ sở khoa học quan trọng. Tuy nhiên, trước đây mới chỉ dừng lại trên cơ sở số liệu rời rạc và chưa đầy đủ, đặc biệt là ở độ sâu từ 30m nước trở ra. Những năm gần đây, số liệu ở những vùng nước sâu hơn đã được cập nhật thêm nhiều thông qua các đề tài, dự án cho phép thực hiện nghiên cứu tiến hóa trầm tích PilocenĐệ tứ toàn TLĐ Nam Trung bộ bài bản hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐINH XUÂN THÀNH TIẾN HÓA TRẦM TÍCH PLIOCEN - ĐỆ TỨ VÙNG THỀM LỤC ĐỊA TỪ QUẢNG NAM ĐẾN BÌNH THUẬN Chuyên ngành: Thạch học Mã số: 62 44 57 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT Hà Nội - 2012 Công trình được hoàn thành tại: Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Nghi TS. Doãn Đình Lâm Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Xuân Khiển Phản biện 2: PGS.TS. Chu Văn Ngợi Phản biện 3: TS. Nguyễn Xuân Huyên Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp nhà nước chấm luận án tiến sĩ họp tại: Phòng Hội thảo (tầng 4, nhà T1), Trường đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN, số 334 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Vào hồi: 14giờ 00' ngày 01 tháng 02 năm 2012 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội 1 MỞ ĐẦU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Thềm lục địa (TLĐ) là đối tượng được ưu tiên hàng đầu trong nghiên cứu biển hiện nay vì không những mang lại những lợi ích to lớn về kinh tế như khoáng sản, nguồn lợi thủy sản, giao thông hàng hải mà còn là nơi thường xảy ra những tai biến thiên nhiên tiềm ẩn như bồi tụ, xói lở bờ; động đất, sóng thần Với đặc trưng địa hình có độ dốc tương đối lớn, chiều rộng hẹp, TLĐ từ Quảng Nam đến Bình Thuận còn là đối tượng cần quan tâm về lĩnh vực anh ninh, quốc phòng. Trong các công trình nghiên cứu địa chất-khoáng sản, địa kỹ thuật-địa chất môi trường và tai biến địa chất, nghiên cứu tướng đá-cổ địa lý và tiến hóa trầm tích Pliocen-Đệ tứ được coi là cơ sở khoa học quan trọng. Tuy nhiên, trước đây mới chỉ dừng lại trên cơ sở số liệu rời rạc và chưa đầy đủ, đặc biệt là ở độ sâu từ 30m nước trở ra. Những năm gần đây, số liệu ở những vùng nước sâu hơn đã được cập nhật thêm nhiều thông qua các đề tài, dự án cho phép thực hiện nghiên cứu tiến hóa trầm tích Pilocen-Đệ tứ toàn TLĐ Nam Trung bộ bài bản hơn. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN Luận án tập trung nghiên cứu đặc điểm tướng trầm tích và địa tầng phân tập (ĐTPT) với mục đích làm sáng tỏ lịch sử tiến hóa các thành tạo trầm tích Pliocen- Đệ tứ vùng TLĐ từ Quảng Nam đến Bình Thuận trong mối quan hệ với dao động mực nước biển (DĐMNB) và chuyển động kiến tạo (CĐKT) theo các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu đặc điểm và quy luật phân bố tướng trầm tích Pliocen-Đệ tứ vùng TLĐ từ Quảng Nam đến Bình Thuận, - Nghiên cứu ĐTPT trầm tích Pliocen-Đệ tứ vùng TLĐ từ Quảng Nam đến Bình Thuận, - Nghiên cứu tiến hóa trầm tích Pliocen-Đệ tứ vùng TLĐ từ Quảng Nam đến Bình Thuận trong mối quan hệ với DĐMNB và CĐKT. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIỄN - Góp phần lựa chọn mô hình ĐTPT phù hợp áp dụng nghiên cứu trầm tích Pliocen-Đệ tứ TLĐ và các vùng đồng bằng ven biển. - Làm cơ sở khoa học phục vụ nghiên cứu địa chất khoáng sản, địa kỹ thuật - địa chất môi trường và DĐMNB trong Pliocen-Đệ tứ. NHỮNG ĐIỂM MỚI CHỦ YẾU CỦA LUẬN ÁN - Phân tích, lựa chọn mô hình ĐTPT phù hợp cho nghiên cứu tiến hóa trầm tích Pliocen - Đệ tứ vùng TLĐ từ Quảng Nam đến Bình Thuận nói riêng và TLĐ Việt Nam nói chung. - Trầm tích Pliocen - Đệ tứ vùng TLĐ từ Quảng Nam đến Bình Thuận được phân chia thành 8 tập tương ứng với 8 chu kỳ trầm tích. 2 - Quy luật chuyển tướng theo không gian và thời gian trong các vùng đồng bằng ven biển và TLĐ và thực tế chuyển tướng ở vùng TLĐ nghiên cứu được xác lập gắn với các miền hệ thống trầm tích (MHTTT). - Chu kỳ trầm tích cuối cùng của Đệ tứ ở Việt Nam có tuổi Pleistocen muộn, phần muộn - Holocen (Q 1 3b -Q 2 ). NHỮNG LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ Luận điểm 1. Trầm tích Pliocen - Đệ tứ vùng TLĐ từ Quảng Nam đến Bình Thuận gồm 8 tập (sequence), 3 tập trong Pliocen: S 1 (N 2 1 ), S 2 (N 2 2 ) và S 3 (N 2 3 ); 5 tập trong Đệ tứ: S 4 (Q 1 1 ), S 5 (Q 1 2a ), S 6 (Q 1 2b ), S 7 (Q 1 3a ) và S 8 (Q 1 3b -Q 2 ). Ranh giới giữa các tập là các bề mặt bất chỉnh hợp (BCH) bào mòn biển thấp và bề mặt chỉnh hợp tương đương với thời gian bắt đầu hình thành bất chỉnh hợp. Trong mỗi tập, theo thời gian, ở khu vực thềm trong có sự chuyển tướng từ nhóm tướng aluvi biển thấp/biển hạ (aLST/FSST) lên nhóm tướng châu thổ và nhóm tướng biển nông biển tiến/biển cao (am, mTST/HST). Ở vùng thềm ngoài có sự chuyển tướng từ nhóm tướng châu thổ biển thấp (amLST) lên nhóm tướng biển nông biển tiến/biển cao (mTST/HST). Luận điểm 2. Trầm tích Pliocen - Đệ tứ TLĐ từ Quảng Nam đến Bình Thuận tiến hóa theo 8 chu kỳ (N 2 1 , N 2 2 , N 2 3 , Q 1 1 , Q 1 2a , Q 1 2b : Q 1 3a , Q 1 3b -Q 2 ) tương ứng 8 chu kỳ DĐMNB tương đối. Trầm tích có kích thước hạt mịn dần từ dưới lên trong mỗi chu kỳ và có xu hướng giảm dần từ chu kỳ 4 đến chu kỳ 8. CƠ SỞ TÀI LIỆU CỦA LUẬN ÁN Luận án được xây dựng trên cơ sở các tài liệu NCS thu thập và trực tiếp thực hiện, bao gồm: (1) Các đề tài, đề án, dự án các cấp NCS trực tiếp tham gia: a. Đề án “Điều tra địa chất và tìm kiếm khoáng sản rắn biển nông ven bờ (0-30m nước) Việt nam tỷ lệ 1/500.000” (1991-2000). b. Đề án “Điều tra địa chất, khoáng sản, địa chất môi trường và tai biến địa chất vùng biển Nam Trung bộ từ 0-30m nước ở tỷ lệ 1/100.000 và một số vùng trọng điểm ở tỷ lệ 1/50.000" (2001-2005). c. Đề tài cấp nhà nước "Thành lập bản đồ địa chất Biển Đông và các vùng kế cận tỷ lệ 1/1.000.000", mã số KC09-23 (2004-2006). d. Đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu đặc điểm địa chất - địa chất công trình TLĐ miền Trung phục vụ cho việc xây dựng công trình và định hướng phát triển kinh tế biển”, mã số: KC.09.01/06-10 (2006-2009). e. Đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu ĐTPT (Sequence stratigraphy) các bể trầm tích sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn nhằm đánh giá tiềm năng khoáng sản”, mã số: KC.09.20/06-10 (2008-2010). 3 f. Dự án "Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và dự báo tai biến địa chất các vùng biển Việt Nam từ 30m nước đến 100m nước, tỷ lệ 1:500.000" (2007-2011). (2) Các kết quả, số liệu phân tích và mẫu NCS thực hiện gồm khoảng: 1.000 mẫu độ hạt; 250 mẫu lát mỏng thạch học bở rời; 200 mẫu phân tích rơnghen định lượng; 200 mẫu phân tích hóa silicat; 200 mẫu các loại chỉ tiêu địa hóa môi trường: Eh, pH, Chc, Kt; 50 mẫu đồng vị phóng xạ C 14 ; 2.500 km tuyến địa chấn dầu khí; 2.000 km tuyến địa chấn nông phân giải cao. (3) Các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước liên quan đến luận án. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Luận án bao gồm 180 trang đánh máy, 13 biểu bảng, 125 hình minh họa và 77 tài liệu tham khảo với bố cục như sau: - Mở đầu - Chương 1. Đặc điểm địa chất khu vực - Chương 2. Lịch sử nghiên cứu, cơ sở tài liệu và phương pháp nghiên cứu. - Chương 3. Đặc điểm tướng trầm tích Pliocen-Đệ tứ thềm lục địa từ Quảng Nam đến Bình Thuận. - Chương 4. Địa tầng phân tập trầm tích Pliocen-Đệ tứ thềm lục địa từ Quảng Nam đến Bình Thuận. - Chương 5. Tiến hóa trầm tích Pliocen-Đệ tứ thềm lục địa từ Quảng Nam đến Bình Thuận. - Kết luận Chương 1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC Vùng nghiên cứu kéo dài từ 11 o 00’ đến 16 o 00’ vĩ độ bắc và từ 107 o 30’ đến 110 o 00’ kinh độ đông, là lãnh hải của các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Thuận. 1.1. ĐỊA TẦNG 1.1.1.Địa tầng trước Đệ tứ Địa tầng trước Đệ tứ bao gồm các thành tạo có mặt từ Arkei đến Pliocen với các hệ tầng sau: - Giới Arkei: Hệ tầng Kim Sơn (AR ks). - Giới Paleozoi: Hệ tầng A Vương ( 2 - O 1 av). - Giới Mesozoi: Hệ tầng La Ngà (J 2 ln), Hệ tầng Nha Trang (K nt). - Các thành tạo Kainozoi phát triển khá rộng rãi ở vùng ven biển và biển. Trên các đồng bằng ven biển, chỉ gặp các thành tạo Neogen - Đệ tứ. Trong TLĐ vùng nghiên cứu, các thành tạo Kainozoi phát triển kéo dài từ phần phía nam bể 4 Sông Hồng đến phần đông bắc bể Cửu Long. Từ Paleogen đến Pliocen gồm các hệ tầng: Hệ tầng Bạch Trĩ (E 3 bt), Trà Tân (E 3 2-3 tt); hệ tầng Tri Tôn (N 1 2 tt), Côn Sơn (N 1 2 cs); hệ tầng Quảng Ngãi (N 1 3 qn), Đồng Nai (N 1 3 đn). Phần ven biển có các hệ tầng Ái Nghĩa (N an), Kon Tum (N 2 kt), Sông Lũy (N 2 2 sl) và Mavieck (N 2 2 mv). 1.1.2. Địa tầng Đệ tứ Địa tầng Đệ tứ trong vùng nghiên cứu được phân chia theo tuổi và nguồn gốc, được trình bày chi tiết trong chương 3. 1.2. MAGMA Trong vùng ven biển và biển ven bờ gặp các thành tạo magma thuộc các phức hệ sau: Phức hệ Đại Lộc (GD 1 đl), Phức hệ Vân Canh (GT 2 vc), Phức hệ Hải Vân (GT 3 hv), Phức hệ Định Quán, pha 2 (GDi/J 3 đq 2 ), Phức hệ Đèo Cả (G-GSy/Kđc), Phức hệ Cà Ná (GK 2 cn), Phức hệ Bà Nà (GK-E bn). 1.3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC - KIẾN TẠO Các yếu tố cấu trúc Kainozoi vùng nghiên cứu bao gồm: Thềm Đà Nẵng, Phụ bể Huế - Đà Nẵng, Địa hào Quảng Ngãi, Địa lũy Tri Tôn, Bể Phú Khánh, Thềm Phan Rang, Đới cắt trượt Tuy Hòa và Bể Cửu Long. Chương 2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Lịch sử nghiên cứu địa chất khu vực này bắt đầu từ trước năm 1975, tuy nhiên còn ở mức khái quát, rời rạc. Chỉ sau 1975 và đặc biệt là sau năm 1980 mới có nhiều công trình nghiên cứu chi tiết và có giá trị khoa học cao. Đầu tiên phải kể đến hàng loạt các tuyến địa vật lý và giếng khoan dầu khí được thực hiện với mục đích tìm kiếm và thăm dò dầu khí. Những công trình nghiên cứu khoa học biển đầu tiên là "Chương trình Điều tra tổng hợp vùng biển Thuận Hải - Minh Hải" năm 1977 - 1981. Tiếp theo là các chương trình "Dải ven bờ" (1981 - 1985), "Chương trình 52-E" (1985-1990), "KT-01" (1991-1995), "KHCN-06" (1996-2000), KC-09 (2000-2005), KC-09/06-10 (2006-2010) và nhiều đề tài nghiên cứu độc lập khác. Các đề án của ngành địa chất đầu tiên nhiên cứu một cách bài bản bắt đầu từ 1991 đến nay. Đó là các đề án: “Điều tra địa chất và tìm kiếm khoáng sản rắn biển nông ven bờ Việt Nam (0-30m nước) tỉ lệ 1/500.000” do TSKH Nguyễn Biển chủ biên (1991-2001). Đề án “Điều tra địa chất, khoáng sản, địa chất môi trường và tai 5 biến địa chất vùng biển Nam Trung bộ từ 0-30m nước ở tỷ lệ 1:100.000 và một số vùng trọng điểm ở tỷ lệ 1:50.000” do TS. Đào Mạnh Tiến chủ biên (2001-2006). Dự án "Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và dự báo tai biến địa chất vùng biển từ 30 đến 100m nước, tỷ lệ 1/500.000" do TS. Đào Mạnh Tiến và ThS. Trịnh Nguyên Tính đồng chủ biên. Như vậy, trong khu vực nghiên cứu đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau được thực hiện. Các công trình nghiên cứu tìm kiếm thăm dò dầu khí chủ yếu tập trung vào phân chia chi tiết địa tầng từ Oliocen đến Miocen trên cơ sở sinh địa tầng và thạch địa tầng. Đề tài KC09.20/06.10 đã phân chia địa tầng 3 bể Sông Hồng, Cửu Long và Nam Côn Sơn trên cơ sở ĐTPT và phân tích tướng, tuy nhiên phần phía nam bể Sông Hồng và phía bắc bể Cửu Long ít được quan tâm nghiên cứu chi tiết. Các đề án, dự án do Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển chỉ mới dừng lại ở độ sâu 100m nước, trong vùng nghiên cứu chỉ có một số ít các mặt cắt địa chất Đệ tứ được thành lập. Mặt khác quan điểm phân chia địa tầng Đệ tứ dưới biển chủ yếu kế thừa tư duy nghiên cứu trên lục địa, chưa sử dụng phương pháp ĐTPT. Các đề tài cấp nhà nước nghiên cứu địa chất và tướng đá-cổ địa lý Pliocen-Đệ tứ trên TLĐ đã bước đầu sử dụng phương pháp ĐTPT, tuy nhiên còn nhiều quan điểm chưa thống nhất giữa các nhà khoa học. 2.2. CƠ SỞ TÀI LIỆU Cơ sở tài liệu phục vụ luận án bao gồm các tài liệu địa chấn, địa chất được liệt kê ở phần mở đầu. 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phương pháp luận Để nhận biết về lịch sử tiến hóa trầm tích Pliocen-Đệ tứ TLĐ Nam Trung Bộ, bắt buộc phải xem xét bản chất các thực thể trầm tích gắn liền với cơ chế và quá trình thành tạo ra chúng dưới tác động đan xen của các yếu tố động lực nội, ngoại sinh quan trọng sau đây: CĐKT; Địa hình đáy bể; DĐMNB; Cổ khí hậu; Môi trường trầm tích. CĐKT địa phương là yếu tố quan trọng quyết định quá trình hình thành vật liệu vụn, hình thái địa hình của vùng xâm thực và đáy bể trầm tích, là một trong những nguyên nhân làm DĐMNB tương đối. DĐMNB là nhân tố trực tiếp làm thay đổi môi trường trầm tích dẫn đến thay đổi thành phần và cấu trúc trầm tích. Điều kiện cổ khí hậu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phương thức phong hóa thành tạo vật liệu, quá trình vận chuyển và lắng đọng trầm tích vô cơ và hình thành trầm tích hữu cơ. 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu Nhóm phương pháp địa chất trầm tích bao gồm: 6 - Phương pháp phân tích thành phần vật chất gồm các phương pháp xác định thành phần độ hạt; xác định cấu tạo, kiến trúc trầm tích; xác định thành phần khoáng vật, hóa học; các chỉ tiêu địa hóa môi trường trầm tích. - Phương pháp phân loại trầm tích. - Phương pháp xác định tuổi tuyệt đối: carbon 14 - ( 14 C), nhiệt huỳnh quang (TL), nhiệt huỳnh quanh kích thích (OSL). - Phương pháp phân tích tướng trầm tích. Phương pháp địa chấn - địa tầng Phương pháp địa chấn địa tầng là phương pháp minh giải tài liệu địa chấn phản xạ dựa trên cơ sở nghiên cứu các mối tương quan giữa các đặc điểm trường sóng địa chấn với các đặc điểm địa chất như tính phân lớp, sự thay đổi thành phần thạch học, điều kiện lắng đọng trầm tích Phương pháp ĐTPT ĐTPT là phương pháp phân tích địa tầng mới cả về khoa học lẫn thực tiễn, phân chia đối sánh và liên kết địa tầng dựa trên mối quan hệ giữa tốc độ DĐMNB, CĐKT và cung cấp trầm tích. Chương 3 ĐẶC ĐIỂM TƯỚNG TRẦM TÍCH PLIOCEN - ĐỆ TỨ THỀM LỤC ĐỊA TỪ QUẢNG NAM ĐẾN BÌNH THUẬN 3.1. ĐỘ SÂU VÀ BỀ DÀY CÁC THÀNH TẠO PLIOCEN-ĐỆ TỨ 3.1.1. Độ sâu và bề dày trầm tích Pliocen Cấu trúc đáy Pliocen có tính phân dị rõ nét, kế thừa cấu trúc Kainozoi của 3 bể Sông Hồng, Phú Khánh và Cửu Long. Khu vực Nam bể Sông Hồng đáy Pliocen sâu dần từ thềm Đà Nẵng về phía đông sau đó lại nâng dần trở lại. Độ sâu đáy lớn nhất khoảng 1500m. Khu vực bể Phú Khánh, mặt đáy Pliocen nghiêng thoải từ tây sang đông, độ sâu đáy Pliocen lớn nhất vào khoảng 5400m ở phía nam của bể. Khu vực Đông bắc bể Cửu Long đáy Pliocen phân dị không rõ, độ sâu lớn nhất khoảng hơn 2000m. 3.1.2. Độ sâu và bề dày trầm tích Đệ tứ Trong khu vực nghiên cứu, tính từ đới bãi triều đến mép TLĐ hiện tại, độ sâu đáy và bề dày trầm tích Đệ tứ tăng dần. Từ mép thềm trở ra, độ sâu đáy tăng dần nhưng bề dày lại giảm dần. 3.2. ĐẶC ĐIỂM TƯỚNG TRẦM TÍCH PLIOCEN – ĐỆ TỨ 3.2.1. Khái quát 7 Nghiên cứu tướng trầm tích chứa đựng các nội dung hết sức phong phú phản ánh những đặc trưng về thành phần thạch học, cổ sinh vật và môi trường thủy động lực cũng như đặc trưng địa hoá môi trường vận chuyển và lắng đọng trầm tích v.v. là một nội dung quan trọng bậc nhất phục vụ nghiên cứu lịch sử tiến hóa trầm tích. 3.2.2. Đặc điểm tướng trầm tích giai đoạn Pliocen Trong các mặt cắt địa chấn dầu khí, dựa trên đặc trưng của các trường sóng phản xạ đã xác định được 3 tập tương ứng với ba giai đoạn đó là Pliocen sớm (N 2 1 ); Pliocen giữa (N 2 2 ) và Pliocen muộn (N 2 3 ). Trầm tích Pliocen cũng bắt gặp trong các lỗ khoan hoặc lộ ra trên các đồng bằng ven biển Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận. 3.2.2.1. Giai đoạn Pliocen sớm (N 2 1 ) - Tướng cát sạn lòng sông (aN 2 1 ) Tướng trầm tích này bắt gặp trong một số mặt cắt địa chấn tuyến BH89-2130; BP89 và BH91-120. Trường sóng đặc trưng là phản xạ yếu, đứt đoạn thể hiện trầm tích hạt thô, không đồng nhất. Đôi nơi thấy rõ dạng đào khoét kiểu lòng sông, trầm tích được lấp đầy kiểu tăng trưởng. Hình 3.12. Mặt cắt địa chấn thể hiện các tướng trầm tích Pliocen. - Tướng cát sạn, cát, cát bùn, bùn cát sông biển (amN 2 1 ) Tướng sông biển phân bố dưới các thành tạo trẻ hơn, ở độ sâu lớn hơn 50m nước cho đến mép TLĐ, phát hiện trên các băng địa chấn, phản xạ với biên độ yếu-trung bình (hình 3.12). Tính từ mép thềm về phía bờ, bề dày trầm tích mỏng dần. Vùng đồng bằng ven biển chỉ gặp chúng trong các lỗ khoan LKC2; LK704; LKC10 và BS.37 ở Quảng Nam, trầm tích là cát kết, cát bột kết, cát- sạn kết chứa cuội xen kẽ các lớp bột màu xám xanh, xám vàng chứa foraminifera. - Tướng trầm tích bùn cát biển (mN 2 1 ) 8 Tướng trầm tích biển phân bố rộng rãi trong vùng từ độ sâu khoảng 30m nước trở ra, bị phủ bởi các trầm tích trẻ hơn. Gặp hầu hết trong các mặt cắt địa chấn, đặc trưng trường sóng liên tục, biên độ phản xạ mạnh, tần số thấp (hình 3.12). Trong vùng đồng bằng chỉ bắt gặp ở Quảng Nam trầm tích gồm: bột sét kết, sét bột kết xen cát kết chứa sạn màu xám xanh, xám vàng loang lổ chứa di tích foraminifera và rong biển. 3.2.2.2. Giai đoạn Pliocen giữa (N 2 2 ) - Tướng cát bùn sạn sông biển (amN 2 2 ) Trong các mặt cắt địa chấn trong khắp phạm vi vùng nghiên cứu đều dễ dàng nhận thấy các nêm lấn biển thành tạo trong môi trường châu thổ ngập nước (subaqueous delta) phân bố từ độ sâu 80m nước đến mép thềm. Phản xạ đặc trưng là kiểu xich ma tăng trưởng (hình 3.12). Tướng trầm tích này bắt gặp trong các lỗ khoan máy đồng bằng Quảng Nam và Phan Thiết bao gồm: cát sét lẫn sạn sỏi có chứa di tích tảo biển và tảo nước ngọt. - Tướng bùn cát biển nông (mN 2 2 ) Tướng trầm tích này cũng bắt gặp trong hầu hết các mặt cắt địa chấn với đặc trưng trường sóng song song, liên lục, biên độ phản xạ mạnh, tần số cao đặc trưng cho trầm tích hạt mịn phân lớp ngang song song thành tạo trong môi trường biển TLĐ. Ngoài ra còn gặp trong các lỗ khoan đồng bằng Quảng Nam và Phan Thiết. Tại Phan Thiết, tướng trầm tích này gặp ở độ sâu 59,4 - 64m là bột sét pha cát màu sắc loang lổ chứa di tích tảo biển. 3.2.2.3. Giai đoạn Pliocen muộn (N 2 3 ) Vào cuối Pliocen giữa, đầu Pliocen muộn là thời kỳ biển thoái hình thành các trầm tích tướng lòng sông (aN 2 3 ) đồng thời với quá trình phong hóa tạo màu sắc loang lổ trầm tích biển Pliocen giữa (mN 2 2 ) trong điều kiện lục địa. Sau đó thành tạo tướng trầm tích sông biển (amN 2 3 ). Cuối Pliocen muộn là thời kỳ biển tiến hình thành trầm tích biển (mN 3 3 ). - Tướng cát bột chứa cuội sỏi sông (aN 2 3 ) Trên các băng địa chấn phát hiện các dấu hiệu đào khoét của lòng sông cổ. Quy mô đào khoét của các lòng sông cổ giai đoạn này không lớn như giai đoạn Pliocen sớm, nhưng tần suất xuất hiện lại nhiều hơn. Đặc trưng của trường sóng là biên độ phản xạ yếu, thô và đứt đoạn. Ở Phan Thiết, trầm tích lộ ra ở Sông Lũy, Vĩnh Hảo là cuội, sạn gắn kết bởi cát sét. - Tướng cát, cát sạn chứa cuội sông biển (amN 2 3 ) Tướng trầm tích này phát hiện khá phổ biến, đặc biệt là mép phía đông của địa hào Quảng Ngãi và mép TLĐ Phú Khánh dưới dạng cấu tạo xích ma tăng [...]... tầng trầm tích hạt thô tướng lòng sông FSST bắt đầu một chu kỳ trầm tích (hình 4.7) Sự chuyển tướng và cộng sinh tướng có thể được sử dụng để nhận biết các MHTTT, các bề mặt trong tập 4.2 ĐỊA TẦNG PHÂN TẬP TRẦM TÍCH PLIOCEN - ĐỆ TỨ THỀM LỤC ĐỊA TỪ QUẢNG NAM ĐẾN BÌNH THUẬN Trên cơ sở phân tích địa chấn địa tầng, tướng trầm tích và đối sánh với các chu kỳ DĐMNB toàn cầu đã xác định được trầm tích Pliocen. .. lịch sử tiến hóa trầm tích Pliocen- Đệ tứ trong mối quan hệ với DĐMNB 5.2 TIẾN HÓA TRẦM TÍCH PLIOCEN - ĐỆ TỨ VÙNG THỀM LỤC ĐỊA TỪ QUẢNG NAM ĐẾN BÌNH THUẬN 5.2.1 Giai đoạn Pliocen sớm - N21 Đầu giai đoạn là thời kỳ mực nước biển (MNB) hạ tương ứng với băng hà B, hình thành trầm tích tướng sông, sông biển FSST/LST trên các đồng bằng ven biển và TLĐ Trên các băng địa chấn vùng biển Quảng Ngãi phát hiện... kỳ biển tiến làm tái vận chuyển 23 trầm tích, tích tụ sa khoáng được cung cấp từ lục địa KẾT LUẬN 1 Trầm tích Pliocen- Đệ tứ vùng TLĐ từ Quảng Nam đến Bình Thuận gồm 8 tập (sequence), 3 tập trong P liocen: S1 (N2 1 ), S2 (N22 ) và S3 (N2 3 ); 5 tập trong Đệ tứ: S4 (Q1 1 ), S5 (Q1 2a), S6 (Q1 2b ), S7 (Q13a) và S8 (Q1 3b -Q2 ) Ranh giới giữa các tập là các bề mặt BCH bào mòn biển thấp trên trầm tích biển... có gián đoạn trầm tích Như vậy, quan hệ chuyển tướng trong mỗi tập theo thời gian (chiều thẳng đứng từ dưới lên) có các kiểu sau đây: a(FSST/LST) → am(TST/HST) → m(TST/HST); am(TST/HST) → m(TST/HST); m(TST/HST); am(FSST/LST) → m(TST/HST) Ba kiểu đầu phổ biến ở thềm trong, kiểu thứ tư phổ biến ở thềm ngoài Chương 5 TIẾN HÓA TRẦM TÍCH PLIOCEN - ĐỆ TỪ VÙNG THỀM LỤC ĐỊA TỪ QUẢNG NAM ĐẾN BÌNH THUẬN Trong... không gian tích tụ trầm tích về phía biển 5.3 Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU TIẾN HÓA TRẦM TÍCH Nghiên cứu tiến hóa trầm tích trên cơ sở phân tích tướng và ĐTPT có ý nghĩa lớn đối với việc liên kết, đối sánh địa tầng Pliocen- Đệ tứ TLĐ; xác định quy luật DĐMNB và đánh giá triển vọng sa khoáng 21 Hình 5.12 Mô hình tăng trưởng TLĐ Quảng Nam- Bình Thuận trong N2 -Q 5.3.1 Phân chia, liên kết và đối sánh địa tầng Bằng... "tiến hóa" (evolution) trong nghiên cứu trầm tích được hiểu là "lịch sử phát triển trầm tích" Nghiên cứu tiến hóa trầm tích chính là khôi phục lại lịch sử phát triển trầm tích theo thời gian 5.1 DAO ĐỘNG MỰC NƯỚC BIỂN TRONG PLIOCEN - ĐỆ TỨ DĐMNB chân tĩnh (eustatic) trong Pliocen- Đệ tứ là hệ quả của các giai đoạn băng hà và gian băng xảy ra trên thế giới Trên cơ sở nghiên cứu tướng đá-cổ địa lý, địa. .. trong Pliocen - Đệ tứ, TLĐ từ Quảng Nam đến Bình thuận tăng trưởng theo chiều từ dưới lên và từ phía lục địa ra biển (hình 5.12) do DĐMNB kết hợp với CĐKT: - Biên độ DĐMNB theo chiều ngang tiến dần ra phía biển (hình 5.12) đã tạo điều kiện vận chuyển khối lượng lớn trầm tích từ lục địa ra biển sau mỗi chu kỳ băng hà và gian băng - Mép TLĐ bị sụt lún liên tục do CĐKT và do tải trọng trầm tích sau mỗi pha... biển trong Pliocen - Đệ tứ và nâng kiến tạo ở phần lục địa đến thềm trong, sụt lún ở thềm ngoài 5 Chu kỳ tiến hóa cuối cùng của trầm tích Đệ tứ ở Việt Nam có tuổi Pleistocen muộn, phần muộn - Holocen (Q1 3b -Q2 ) tương ứng với tập S8 Biển tiến Flandrian đã để lại 3 đới đường bờ tương ứng với các độ sâu 100-120m, 50-60m, và 25-30m nước trên TLĐ Nam Trung bộ 6 Dao động MNB từ khoảng 5.000 năm đến nay là... biển nông (mQ2 3 ) phân bố chủ yếu trên đáy biển từ 0-20m nước; Tướng bùn vũng vịnh hiện đại (mbQ23 ) phân bố ở các vũng vịnh nửa kín ven biển phát triển kế thừa các giai đoạn trước; Tướng cuội sạn cát vụn sinh vật hỗn hợp bãi triều Chương 4 ĐỊA TẦNG PHÂN TẬP TRẦM TÍCH PLIOCEN - ĐỆ TỨ VÙNG THỀM LỤC ĐỊA TỪ QUẢNG NAM ĐẾN BÌNH THUẬN 4.1 LỰA CHỌN MÔ HÌNH ĐỊA TẦNG PHÂN TẬP PHÙ HỢP 4.1.1 Lựa chọn mô hình... bào mòn biển tiến, ranh giới giữa TST và HST là các bề mặt ngập lụt cực đại 2 Quan hệ chuyển tướng trong mỗi tập theo thời gian có các kiểu sau đây: a(FSST/LST) > am(TST/HST) > m(TST/HST); am(TST/HST) > m(TST/HST); m(TST/HST); am(FSST/LST) > m(TST/HST) Ba kiểu đầu phổ biến ở thềm trong, kiểu thứ tư phổ biến ở thềm ngoài 3 Trầm tích Pliocen - Đệ tứ TLĐ từ Quảng Nam đến Bình Thuận tiến hóa theo 8 chu . lịch sử tiến hóa trầm tích Pliocen- Đệ tứ trong mối quan hệ với DĐMNB. 5.2. TIẾN HÓA TRẦM TÍCH PLIOCEN - ĐỆ TỨ VÙNG THỀM LỤC ĐỊA TỪ QUẢNG NAM ĐẾN BÌNH THUẬN 5.2.1. Giai đoạn Pliocen sớm - N 2 1. Thuận. - Chương 4. Địa tầng phân tập trầm tích Pliocen- Đệ tứ thềm lục địa từ Quảng Nam đến Bình Thuận. - Chương 5. Tiến hóa trầm tích Pliocen- Đệ tứ thềm lục địa từ Quảng Nam đến Bình Thuận. -. - Phân tích, lựa chọn mô hình ĐTPT phù hợp cho nghiên cứu tiến hóa trầm tích Pliocen - Đệ tứ vùng TLĐ từ Quảng Nam đến Bình Thuận nói riêng và TLĐ Việt Nam nói chung. - Trầm tích Pliocen -

Ngày đăng: 22/10/2014, 21:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan