giáo án 10 11-12 tiết 37-102

134 762 0
giáo án 10 11-12 tiết 37-102

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GV: Đặng Xuân Lộc Tổ: Ngữ Văn Tuần 11 Ngày soạn: 01/11/2009 Tiết 31: Làm văn LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp HS: 1. Về kiến thức: Nắm được các đoạn văn trong văn bản tự sự. 2. Về kĩ năng: - Biết cách viết một đoạn văn, nhất là đoạn ở phần thân bài, để góp phần hoàn thiện một bài văn tự sự. - Nhận diện, phân tích và viết các đoạn văn trong văn bản tự sự. 2. Về thái độ: Nâng cao ý thức tìm hiểu và học tập cách viết các đoạn văn trong văn bản tự sự. B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên: 1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học: - GV hướng dẫn HS phân tích các ngữ liệu theo các câu hỏi trong SGK và suy nghĩ, thảo luận để khái quát các tri thức và kĩ năng cần thiết. 1.2. Phương tiện dạy học: - SGK ngữ văn 10 và sách chuẩn kiến thức 10. - Thiết kế giáo án. 2. Học sinh: - Tìm hiểu một số đoạn văn trong và ngoài chương trình để nhận diện, phân tích. C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: VS, SS, ĐP 2. Kiểm tra bài cũ: KIỂM TRA 15’ LỚP 10 (lần 2) Đề: Viết lời bình bài ca dao dưới đây trong khoảng 10 – 15 dòng theo cảm nhận riêng của em: “Thân em như giếng giữa đàng Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân” I/ Đáp án: 1. Yêu cầu về nội dung: HS viết tự do thể hiện ý kiến của bản thân nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Tiếng hát than thân - Nghệ thuật so sánh, tượng trưng, đối lập. - Thái độ người dùng nước giếng khác nhau → nỗi lo lắng cho tương lai khi cất bước theo chồng của người con gái, có hai con đường: một là sung sướng hạnh phúc,hai là bị đối xử tàn nhẫn. - Giá trị của “cái giếng” không phải do chất lượng nước mà do thái độ người dùng. 2. Yêu cầu về hình thức: - Trình bày sạch đẹp, không sai chính tả,hành văn mạch lạc. - Đảm bảo các ý. II/ Biểu điểm: + Điểm 9-10: đầy đủ nội dung, mạch lạc, cảm xúc, hiểu đúng nghĩa câu ca dao, không sai chính tả. + Điểm 7-8: hiểu đúng nội dung, nêu đầy đủ ý, nhưng cảm xúc chưa sâu sắc, sai 1-2 lỗi chính tả. + Điểm 5-6: hiểu đúng nội dung, thiếu nét nghệ thuật, văn chưa mạch lạc, sai khoảng 5 lỗi chính tả. + Điểm 3-4: phân tích lủng củng, hiểu mơ hồ về nội dung, sai trên 5 lỗi chính tả. + Điểm 1-2: hiểu sai nội dung, phân tích sai nghĩa. 3. Bài mới: Lời vào bài: bất kì một văn bản nào cũng có thể bao gồm từ một đến nhiều đoạn văn hợp thành để thể hiện một chủ đề thống nhất nào đó. Văn bản tự sự cũng như vậy. Vậy, đoạn văn trong văn bản tự sự có đặc điểm như thế nào ? Làm thế nào để viết một đoạn văn thoả mãn những yêu cầu của một văn bản tự sự ? Đó là những nội dung mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu chung: - Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu I . Tìm hiểu chung: 1. Đoạn văn trong văn bản tự sự : - 1 - GV: Đặng Xuân Lộc Tổ: Ngữ Văn và củng cố khái niệm đoạn văn và các loại đoạn văn trong văn bản tự sự: + GV: Theo em hiểu, thế nào là một đoạn văn? + HS: Trả lời theo kiến thức đã được học ở THCS + GV: Cấu trúc chung của đoạn văn? Em đã học những loại đoạn văn nào? Sự phân loại đoạn văn ấy dựa trên những cơ sở nào? + HS: Trả lời theo kiến thức đã được học ở THCS: Theo cấu trúc và phương thức tư duy, thường có các loại đoạn văn phổ biến sau: đoạn diễn dịch, đoạn quy nạp, đoạn song hành, đoạn tổng – phân – hợp. + GV: Nếu dựa theo kết cấu của một văn bản tự sự, trong văn bản sẽ có các loại đoạn văn nào? + HS: Trả lời Thao tác 2: Hướng dẫn cách viết đoạn văn trong văn bản tự sự: + GV: gọi học sinh đọc đoạn “Trong bài … bất tận” + GV: Đoạn văn này nói về điều gì? + HS: Dự kiến của nhà văn Nguyên Ngọc sẽ viết truyện ngắn “Rừng xà nu” + GV: Gọi học sinh đọc hai đoạn tiếp theo + HS: Đọc đoạn mở đầu và đoạn kết thúc truyện. + GV: Các đoạn văn mở đầu và kết thúc truyện trên có thể hiện đúng dự kiến của nhà văn hay không? + HS: Trả lời + GV: chia nhóm thảo luận theo hình thức 2 bàn thành 1 nhóm o Yêu cầu: Nội dung và giọng điệu của đoạn mở đầu và kết thúc có nét gì giống và khác nhau? o Nhóm 1: Tìm sự giống nhau o Nhóm 2: Tìm sự khác nhau o Thời gian: 5 Phút + GV: gọi đại diện các nhóm trình bày + Giáo viên chốt lại các ý + GV: Em đã học tập được điều gì từ cách viết truyện của nhà văn Nguyên Ngọc + GV: gọi học sinh đọc đoạn văn và yêu cầu a) Định nghĩa - Đoạn văn là bộ phận của văn bản. Đoạn văn được xây dựng từ một số câu văn, sắp xếp theo một trật tự nhất định nhằm thể hiện một ý khái quát ( chủ đề - câu chủ đề). b) Đặc điểm Mỗi VB gồm nhiều đoạn văn với những nhiệm vụ khác nhau ● Mở bài : Giới thiệu câu chuyện ● Thân bài : Kể diễn biến sự việc ● Kết bài : Tạo ấn tượng mạnh mẽ tới suy nghĩ cảm xúc người đọc 2. Cách viết đoạn văn trong văn bản tự sự a) Bài tập 1 trang 97-98: - Mở đầu & kết thúc truyện ngắn Rừng xà Nu → Đúng dự kiến của nhà văn - Mở đầu đoạn và cuối đoạn có giọng điệu giống nhau: Miêu tả cây Xà nu - Rừng Xà nu khác nhau: đầu truyện mở ra cuộc sống hiện tại, kết thúc hiện ra cuộc sống mạnh mẽ hơn những ngày trước - Bài học: + Xác định nội dung cần viết, định ra hướng viết, cần phát thảo chi tiết . + Mỗi chi tiết miêu tả nét chính, đặc sắc, gây ấn tượng . + Có sự việc, chi tiết phải thể hiện rõ b) Bài tập 2 trang 98: - 2 - GV: Đặng Xuân Lộc Tổ: Ngữ Văn của bài tập + HS: đọc to, rõ bài tập + GV: hướng dẫn học sinh trả lời theo hình thức thảo luận nhóm (2 bàn thành 1 nhóm) o Nhóm 1: Câu a o Nhóm 2: Câu b o Thời gian: 5 Phút + GV: Gọi đại diện các nhóm trình bày + GV: Định hướng các nhóm trả lời và chốt lại các ý - Qua kinh nghiệm của nhà văn Nguyên Ngọc và thu hoạch từ hai bài tập trên, em hãy nêu cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự? Hoạt động 2: hướng dẫn luyện tập. + GV: HS làm bài tập 1, SGK/ 99 * Câu a: Đây là đoạn văn trong văn bản tự sự - vì có câu nêu sự việc khái quát và các câu thuộc chi tiết làm rõ sự việc: Chị được cử về Đông Xá , về cái làng quê bé nhỏ , nghèo khổ * Câu b: Thành công khi miêu tả sự việc chị Dậu được cán bộ Đảng giác ngộ, cử về Đông Xá và vận động bà con vùng lên . - Tuy nhiên những dự cảm về ngày mai tươi đẹp cần phải bổ sung thêm. Đặc biệt là tâm trạng chị Dậu khi về làng - Điền chỗ trống : Chị Dậu nhìn thấy trên trời phía Đông một màu hồng ửng lên , ánh sáng rực rỡ , chói chang thăm thẳm của màn đêm bao phủ … c) Cách viết đoạn văn tự sự: - Nắm vững nhiệm vụ của các đoạn trong từng phần của văn bản. - Cần huy động năng lực quan sát, tưởng tượng và vốn sống khi viết đoạn văn. - Vận dụng kĩ năng miêu tả, kể chuyện, biểu cảm để hoàn chỉnh tốt đoạn văn. - Thao tác chung: Ghi nhớ, SGK II. Luyện tập: 1. Bài tập 1: - Đoạn văn kể về việc phá bom nổ chậm của các cô gái thanh niên xung phong - Chữa lại ngôi sai : ( tự kể ) + Cô gái + Cô + Phương Định → Thay tất cả bằng chữ “tôi ” 4. Củng cố: - Gv hướng dẫn HS làm bài tập 2/SGK, 99: => HS đọc lại đoạn đầu (9 câu): - Chủ đề: tình yêu thắm thiết, đắm đuối của anh và em trong buổi anh tiễn em về nhà chồng. - Các ý nhỏ: Cử chỉ và tâm trạng của em Cử chỉ và tâm trạng của anh. - Viết đoạn văn: “Thế là cô gái đẹp – người anh yêu phải quảy gánh qua đồng rộng, chân bước theo chồng mà lòng vẫn nhớ tiếc người yêu……… ” → HS viết tiếp và hoàn chỉnh đoạn văn ở nhà. 5. Dặn dò: - Hướng dẫn học bài: HS đọc kĩ phần ghi nhớ - Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:Ôn tập văn học dân gian Việt Nam. Câu hỏi: + Thế nào là VHDG ? Nêu đặc trưng của VHDG ? Các thể loại của VHDG ? + Hãy nêu đặc trưng của sử thi ? Đặc trưng của truyền thuyết ? + Nêu đặc trưng của truyện cổ tích ? Đặc trưng của truyện cười ? + Đặc trưng của ca dao ? Đặc trưng của truyện thơ ? + Lập bảng nêu các thể loại của VHDG + Ca dao than thân thường là của ai ? Tiếng cười tự trào và phê phán trong ca dao hài hước ? - 3 - GV: Đặng Xuân Lộc Tổ: Ngữ Văn Tuần 11 Ngày soạn: 01/11/2009 Tiết 32: Văn học ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp HS: 1. Về kiến thức: Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức về văn học dân gian Việt Nam đã học: kiến thức chung, kiến thức về thể loại và kiến thức về tác phẩm (hoặc đoạn trích). 2. Về kĩ năng: - Biết vận dụng đặc trưng các thể loại của văn học dân gian để phân tích các tác phẩm cụ thể. - Rèn kĩ năng hệ thống hoá, so sánh, vận dụng kiến thức lí luận để tìm hiểu, phân tích một tác phẩm văn học dân gian cụ thể. 2. Về thái độ: Bồi dưỡng tình cảm trân trọng, tự hào về văn học dân gian Việt Nam. B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên: 1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học: - GV không giảng lại kiến thức đã học mà chỉ hướng dẫn ôn. - GV nêu từng câu hỏi (bài tập) với một số gợi ý vắn tắt, HS trả lời, trao đổi, thảo luận (hoặc thực hành). GV cho HS nhận xét, bổ sung, cuối cùng GV chốt lại những kiến thức cơ bản cần ôn tập một cách cô đọng. - Các hình thức dạy học: phát vấn – đàm thoại, tổ chức thảo luận, làm bài tập ngắn trên bảng hoặc trên giấy,…… 1.2. Phương tiện dạy học: - SGK ngữ văn 10 và sách chuẩn kiến thức 11. - Thiết kế giáo án. 2. Học sinh: - Ôn lại các kiến thức về văn học dân gian đã học. - Trả lời các câu hỏi trong SGK, phần ôn tập. C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: VS, SS, ĐP 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài viết của HS làm ở nhà. 3. Bài mới: Lời vào bài: Gv nêu yêu cầu và nội dung ôn tập: Ôn tập toàn bộ chương trình văn học dân gian Việt Nam đã học trong chương trình THPT, ôn tập theo cách trả lời câu hỏi, hệ thống hoá, bài tập vận dụng. Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học * Hoạt động 1 : Tổ chức cho HS nhắc lại các khái niệm VHDG đã học + GV : Thế nào là VHDG ? + HS : Nhắc lại + GV : Nêu đặc trưng của VHDG ? + HS : Nhắc lại + GV: Yêu cầu HS nêu các thể loại của VHDG ? I . Nội dung ôn tập: 1. Khái niệm văn học dân gian: VHDG là tác phẩm ngôn từ truyền miệng, là sản phẩm của quá trình sáng tác của tập thể phục vụ cho các sinh hoạt khác nhau của đời sống cộng đồng 2. Đặc trưng của VHDG - VHDG là sáng tác nghệ thuật của ngôn từ truyền miệng - VHDG là sáng tác của tập thể - VHDG có tính thực hành trong các sinh hoạt khác nhau của đời sống cộng đồng 3. Các thể loại của VHDG a) Truyện cổ dân gian : Thần thoại , truyền - 4 - GV: Đặng Xuân Lộc Tổ: Ngữ Văn + HS : Nhắc lại + GV : Hãy nêu đặc trưng của sử thi? + HS : Nhắc lại + GV : Đặc trưng củ truyền thuyết ? + HS : Nhắc lại + GV : Nêu đặc trưng của truyện cổ tích ? + HS : Nhắc lại + GV : Đặc trưng của truyện cười ? + HS : Nhắc lại + GV : Đặc trưng của ca dao ? + HS : Nhắc lại + GV : Đặc trưng của truyện thơ ? + HS : Nhắc lại - Hướng dẫn HS lập bảng nêu các thể loại của VHDG + GV : Ca dao than thân thường là của ai ? + HS : Nhắc lại + GV : Diễn giảng thêm: Thân phận của những người phụ nữ ấy thường được nói lên bằng những hình ảnh so sánh ẩn dụ: tấm lụa đào, củ ấu gai, chổi đầu hè,… Cái khăn, cái cầu là biểu tượng của tình yêu Khăn là vật gần gũi đối với người phụ nữ; cầu là nơi tiếp giáp giữa 2 bờ → dùng hình ảnh cái cầu để mời mọc, tỏ tình trong bước đi ban đầu thuyết , sử thi , cổ tích , truyện cười , truyện ngụ ngôn b) Thơ ca dân gian gồm : ca dao , dân ca , tục ngữ , câu đố , vè c) Sân khấu dân gian : Chèo , tuồng đồ , cải lương , múa rối … * Đặc trưng của sử thi : - Quy mô lớn , cốt truyện mang tính cách cộng đồng có hai loại sử thi Sử thi anh hùng Sử thi thần thoại * Đặc trưng của truyền thuyết : kể về sự kiện và nhân vật liên quan đến sự kiện lịch sử theo xu hướng lí tưởng hoá * Đặc trưng của truyện cổ tích : Miêu tả cuộc đời và số phận bất hạnh của nhân vật đồng thời thể hiện ước mơ đổi đời * Đặc trưng của truyện cười : - Ngắn gọn , ít nhân vật gồm 2 yếu tố cười và bản chất cái cười dựa vào thủ pháp , cử chỉ lời nói để gây cười phê phán hoặc khôi hài * Đặc trưng của ca dao : - Lời hát than thân trách phận ngắn gọn thể hiện tình cảm , sử dụng nhiều biện pháp so sánh ẩn dụ, hoán dụ … * Đặc trưng của truyện thơ ; Cấu trúc đồ sộ , kết hợp giữa phương thức tự sự và trữ tình phản ánh mối tình oan nghiệt của đôi nam nữ * Bảng hệ thống các thể loại của VHDG Truyện dân gian Câu nói dân gian Thơ ca dân gian Sân khấu Thần thoại Truyền thuyết Sử thi Cổ tích Truyện cười Ngụ ngôn Tục ngữ Ca dao Dân ca Vè Câu đố Tuồng Chèo Cải lương Múa rối * Ca dao than thân thường là phụ nữ nói chung , bị ép duyên không làm chủ được số phận - 5 - GV: Đặng Xuân Lộc Tổ: Ngữ Văn của tình yêu… Các biểu tượng: cây đa, bến nước, con thuyền, gừng cay, muối mặn là những biểu tượng gần gũi với người lao động, họ thường dùng những biểu tượng này để nói lên tình nghĩa thủy chung của mình. + GV : Tiếng cười tự trào và phê phán trong ca dao hài hước ? + HS : Nhắc lại Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập vận dụng : Bài 1 : HS tìm và đọc diễn cảm ba đoạn văn trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”: + Đăm Săn rung khiên múa ………trúng một cái chão cột trâu. + Thế là Đăm Săn lại múa ……cũng không thủng. + Vì vậy, danh vang …….từ trong bụng mẹ. - HS phát hiện và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp nghệ thuật kể tả của sử thi về nhân vật anh hùng? Bài 2: HS trình bày bảng hệ thống của mình. - GV nhận xét. * Cười – phê phán khác với tự trào - tự trào là tự cười mình , là phê phán mang ý nghĩa nhân văn. II. Bài tập vận dụng : 1. Bài tập 1/ 101 : - Các biện pháp nghệ thuật kể tả của sử thi về nhân vật anh hùng: + Tưởng tượng phong phú, phóng khoáng và bay bổng. + So sánh, phóng đại, trùng điệp. Hiệu quả nghệ thuật: tôn vinh, tô đậm vẻ đẹp hùng tráng, kì vĩ của người anh hùng sử thi trong khung cảnh thiên nhiên cũng hùng tráng kì vĩ. 2. Bài tập 2/ 101: Cái lõi sự thật lịch sử Bi kịch được hư cấu thành Những chi tiết hoang đường, kì ảo. Kết cục của bi kịch Bài học rút ra Cuộc xung đột giữa ADV – Triệu Đà thời kì Âu Lạc. Bi kịch tình yêu lồng vào bi kịch gia đình, quốc gia. Thần Kim Quy, lẫy nỏ thần, ngọc trai- giếng nước, dẫn ADV xuống biển. Mất tất cả: -Tình yêu. -Gia đình. -Đất nước. Cảnh giác giữ nước, không chủ quan, không nhẹ dạ cả tin. 4. Củng cố : - Một số câu thơ trung đại, hiện đại có ảnh hưởng VHDG : + Sầu đong càng lắc càng đầy Ba thu dọn lại một ngày dài ghê. (Nguyễn Du) + Thân em vừa trắng lại vừa tròn Thân em như quả mít trên cây. (Hồ Xuân Hương) + Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi Đất nước ở trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể - 6 - GV: Đặng Xuân Lộc Tổ: Ngữ Văn Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn (Nguyễn Khoa Điềm) 5. Dặn dò : - Hướng dẫn học bài: Hướng dẫn học sinh về nhà làm bài tập vận dụng ở SGK - Hướng dẫn chuẩn bị bài - Học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài : Trả bài làm văn số 2 - Yêu cầu : Lập lại dàn ý cho bài viết số 2. - 7 - GV: Đặng Xuân Lộc Tổ: Ngữ Văn Tuần 11 Ngày soạn: 01/11/2009 Tiết 33: Làm văn TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 2 – RA ĐỀ BÀI LÀM VĂN SỐ 3 (Làm ở nhà) A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp HS: 1. Về kiến thức: Thấy được những ưu điểm và hạn chế về nội dung và hình thức của bài viết, nhất là khả năng chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu và khả năng vận dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm một cách có hiệu quả. 2. Về kĩ năng: Tích luỹ kinh nghiệm viết văn tự sự để phục vụ cho những bài viết tiếp theo nói riêng, phục vụ cho hoạt động giao tiếp xã hội trong cuộc sống hằng ngày nói chung. 2. Về thái độ: Rút ra bài học kinh nghiệm và có ý thức bồi dưỡng thêm năng lực viết văn tự sự để chuẩn bị tốt cho bài viết sau. B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên: 1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học: - GV hường dẫn HS: + Xác định các yêu cầu đặt ra đối với bài viết. + Xác định phương hướng làm bài. + Đối chiếu những yêu cầu trên với thực tế bài làm của mình để nhận ra những ưu điểm và nhược điểm của bài viết. + Lắng nghe nhận xét của GV để rút kinh nghiệm và học tập các ý hay. 1.2. Phương tiện dạy học: - SGK ngữ văn 11 và sách chuẩn kiến thức 11. - Thiết kế giáo án. 2. Học sinh: - Xây dựng dàn ý cho bài viết. C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: VS, SS, ĐP 2. Kiểm tra bài cũ: (không) 3. Bài mới: Lời vào bài: Ở bài viết vừa rồi và qua các bài học, các em đã biết được cách viết một bài văn tự sự. Tiết trả bài viết hôm nay sẽ giúp các em nhìn nhận lại những điểm thành công và khắc phục những nhược điểm trong bài viết vừa qua của mình. Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học GV Ghi lại đề bài. * Hoạt động 1: Xác định yêu cầu chung của bài viết. - Thao tác 1: Xác định yêu cầu về kĩ năng. + GV: Phân tích đề bài: Bài văn yêu cầu kể lại một kỉ niệm sâu sắc nhất về tình cảm gia đình, tình thầy trò, tình bạn bè… tuỳ thuộc vào sự lựa chọn chủ đề của người viết. + GV: Trong câu chuyện, ta cần chọn ngôi kể thứ mấy? + HS: Trả lời. + GV: Ngôn ngữ kể phải như thế nào? ĐỀ BÀI: Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về tình cảm gia đình, tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất. I . Yêu cầu chung: 1 .Về kĩ năng: - Ngôi kể: thứ nhất (nhập vai nhân vật để kể điều đã chứng kiến hoặc tham gia) - Ngôn ngữ kể: cần phù hợp với bối cảnh của câu - 8 - GV: Đặng Xuân Lộc Tổ: Ngữ Văn + HS: Trả lời. + GV: Cần vận dụng những kĩ năng gì trong khi kể? + HS: Trả lời. + GV: Bài viết cần có bố cục và phải diễn đạt như thế nào? + HS: Trả lời. - Thao tác 2: Xác định yêu cầu về nội dung. + GV: Khi kể chuyện, yêu cầu chúng ta phải lựa chọn các sự việc và chi tiết như thế nào? + HS: Trả lời. + GV: Qua câu chuyện kể, người kể cần phải hướng đến mục đích gì? + HS: Trả lời. + GV: Chi tiết kết thúc câu chuyện cần phải có yêu cầu như thế nào? + HS: Trả lời. - Thao tác 3: Xác định yêu cầu về tư tưởng, tình cảm. + GV: Ta cần phải có ý thức như thế nào đối với câu chuyện kể? + HS: Trả lời. * Hoạt động 2: Xác định yêu cầu cụ thể của bài viết. - Thao tác 1: Xác định yêu cầu cụ thể của phần mở bài. + GV: Trong phần mở bài, ta phải giới thiệu những gì? + HS: Trả lời. + GV: Có thể trong một lần về thăm quê, trong một lần cả lớp đi chơi, đi học nhóm hoặc trong một lần mình được điểm tốt, hay một lần mình mắc lỗi được thầy cô rộng lượng tha thứ… - Thao tác 2: Xác định yêu cầu cụ thể của thân bài. + GV: Trong phần thân bài, trước tiên ta phải nêu lên điều gì? + HS: Trả lời. + GV: Nghĩa là: tình cảm gắn bó lâu bền hay nhân vật đó ta chỉ mới gặp, mới quen hay mới được gặp thầy (cô) bộ môn hoặc chủ nhiệm lớp… + HS: Trả lời. + GV: Sau đó, ta tiến hành trình bày điều gì? + HS: Trả lời. + GV: Ví dụ: “Vào giờ kiểm tra, tôi không học thuộc bài nhưng không nói sự thật. Tôi tìm đủ lí do để biện hộ như mẹ tôi bị ốm… nhưng không ngờ hôm trước, cô có gọi điện thoại cho mẹ tôi để trao đổi tình hình học tập của tôi. Nhưng ngay lúc tôi nói dối ấy, cô không nói lên sự thật hay chuyện. - Kĩ năng: phát uy khả năng biểu cảm và tự sự trong bài viết. - Bố cục: rõ ràng, hợp lí. - Diễn đạt: rõ ràng, đúng ngữ pháp, lời văn có cảm xúc. 2. Về nội dung : - Các tình tiết, sự việc đưa ra phải tiêu biểu, có sức lay động tình cảm của người đọc. - Câu chuyện phải có ý nghĩ nhân sinh phù hợp. - Lựa chọn chi tiết kết thúc phù hợp, có thể bày tỏ suy nghĩ và rút ra ý nghĩa từ câu chuyện. 3. Về tư tưởng, tình cảm: Tình cảm, thái độ phải nghiêm túc với câu chuyện. II. Yêu cầu cụ thể: 1. Mở bài: - Giới thiệu mối quan hệ của bảm thân với nhân vật mình có kỉ niệm sâu sắc. - Kể lại hoàn cảnh nảy sinh kỉ niệm đó. 2. Thân bài: (a). Giới thiệu chung về tình cảm của bản thân với người được chọn kể. (b). Kể về kỉ niệm: - Câu chuyện diễn ra khi nào? - Nội dung cụ thể ra sao? + Sự việc xảy ra như thế nào? + Cách ứng xử của mọi người ra sao? - 9 - GV: Đặng Xuân Lộc Tổ: Ngữ Văn trách phạt tôi. Để giữ thể diện cho tôi, cuối giờ học hôm đó, cô gọi tôi ở lại để “hỏi thăm” tình hình sức khoẻ của mẹ tôi”. + GV: Sau khi kể diễn biến của sự việc, ta có thể nêu lên điều gì? + HS: Trả lời. + GV: Đó có thể là một bài học, hoặc nhờ đó mà ta thêm yêu quý ông bà, cha mẹ, thầy cô hoặc bạn bè của mình… hơn. - Thao tác 3: Xác định yêu cầu cụ thể của kết bài. + GV: Phần kết bài, ta nêu lên những ý gì? + HS: Trả lời. * Hoạt động 3: Nhận xét về bài làm của học sinh - Thao tác 1: Giáo viên nêu những ưu điểm của các bài viết. + GV: Nêu ưu điểm về mặt kĩ năng. + HS: Lắng nghe và ghi nhận. + GV: Nêu ưu điểm về mặt nội dung. + HS: Lắng nghe và ghi nhận. + GV: Nhận xét về tư tưởng, tình cảm của học sinh thể hiện trong bài viết. + HS: Lắng nghe và ghi nhận. - Thao tác 2: Nêu những nhược điểm còn mắc phải. + GV: Một số yếu kém về mặt kĩ năng kể chuyện. + HS: Lắng nghe và ghi nhận. + GV: Nêu một số sai sót về hành văn và yêu cầu học sinh sửa chữa. + HS: Lắng nghe, sửa chữa và ghi nhận. - Thao tác 3: Thống kê tỉ lệ bài viết. - Kỉ niệm ấy để lại trong bản thân điều gì? 3. Kết bài: - Nhấn mạnh lại ý nghĩa của kỉ niệm ấy. - Bày tỏ niềm tự hào hoặc hạnh phúc của mình. III . Nhận xét về bài làm của học sinh 1. Ưu điểm: - Kĩ năng: + Bố cục hợp lí + Ngôi kể: phù hợp + Trong khi kể có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm và các biện pháp nghệ thuật để liên kết câu. + Biết cách chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu. - Nội dung: + Kể được diễn biến của sự việc. + Có tập trung vào sự việc và chi tiết tiêu biểu, cảm động của câu chuyện. - Tư tưởng, tình cảm: Chân thành, nghiêm túc. 2. Nhược điểm: a. Kĩ năng: - Một số bài viết chú trọng nhiều vào việc biểu cảm, ít chi tiết trong câu chuyện kể. - Đôi khi sa đà vào chi tiết phụ. - Có một số chi tiết chưa hợp lí: Bạn không đi học thời gian dài mà lớp không quan tâm tìm hiểu… - Chưa biết cách đưa lời thoại một cách tự nhiên cho câu chuyện kể. - Một số ý tưởng chưa mới lạ, nhiều sáng tạo. - Có đề tài chưa phù hợp: tình yêu tuổi học trò. b. Hành văn: - Nhiều bài viết có bố cục đoạn văn chưa phù hợp. - Một số bài viết sử dụng câu văn quá dài, chưa chú ý tách hoặc ngắt câu. - Dùng từ chưa phù hợp: + “em”, “xém”, “các bạn”, “chạc tuổi”, đưa truyền đơn” (“bản thông báo”) + Cách sửa: dùng từ ngữ thích hợp - Một số lỗi chính tả: “giáng vào tờ giấy”, “chuyện lặc vặc”, “mới ton” 3. Thống kê: - 10 - [...]... kin thc 11 - Thit k giỏo ỏn 2 Hc sinh: - Tỡm hiu ni dung bi hc trong SGK - Túm tt mt s vn bn trong sỏch - Trỡnh by ý kin ca bn thõn C/ HOT NG DY HC: 1 n nh lp: VS, SS, P 2 Kim tra bi c: KIM TRA 15 LP 10 (ln 3) : 1 Trỡnh by c im ca ngụn ng núi 1 Hóy phõn tớch nhng li sau õy theo c im ngụn ng ó hc: a) Nú cht mt cỏi nh tụi neo ngi quỏ, phi nhng nh mt mỡnh thỡ tụi li lng cựng anh em c y b) Thụi thỡ chng . khái quát các tri thức và kĩ năng cần thiết. 1.2. Phương tiện dạy học: - SGK ngữ văn 10 và sách chuẩn kiến thức 10. - Thiết kế giáo án. 2. Học sinh: - Tìm hiểu một số đoạn văn trong và ngoài chương. HỌC: 1. Ổn định lớp: VS, SS, ĐP 2. Kiểm tra bài cũ: KIỂM TRA 15’ LỚP 10 (lần 2) Đề: Viết lời bình bài ca dao dưới đây trong khoảng 10 – 15 dòng theo cảm nhận riêng của em: “Thân em như giếng giữa. Trình bày sạch đẹp, không sai chính tả,hành văn mạch lạc. - Đảm bảo các ý. II/ Biểu điểm: + Điểm 9 -10: đầy đủ nội dung, mạch lạc, cảm xúc, hiểu đúng nghĩa câu ca dao, không sai chính tả. + Điểm 7-8:

Ngày đăng: 22/10/2014, 13:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ

  • ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN

  • TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 2 –

  • RA ĐỀ BÀI LÀM VĂN SỐ 3

  • - Soạn bài mới : Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ x đến hết thế kỉ XIX:

  • KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM

  • TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX

  • TỎ LÒNG

  • CẢNH NGÀY HÈ

  • TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ THEO NHÂN VẬT CHÍNH

  • NHÀN

  • ĐỌC TIỂU THANH KÍ

  • PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT (tt)

  • ĐỌC THÊM:

  • VẬN NƯỚC (Đỗ Pháp Thuận)

  • CÁO BỆNH, BẢO MỌI NGƯỜI (Mãn Giác)

  • HỨNG TRỞ VỀ (Nguyễn Trung Ngạn)

  • TẠI LẦU HOÀNG HẠC

  • TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG

  • THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan