Xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn (sưu tầm)

36 363 0
Xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn (sưu tầm)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 CHUYÊN ĐỀ 2 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHUYÊN MÔN BIÊN SOẠN: Phạm Quang Huân Phó Viện trƣởng Viện NCSP, Trƣờng ĐHSP Hà Nội Trần Thị Hải Yến Phó Hiệu trƣởng Trƣờng THPT Trần Phú-Hoàn Kiếm, Hà Nội I. MỤC TIÊU: 1. Mục tiêu chung: Tổ trưởng chuyên môn (TTCM) có những hiểu biết cơ bản về kế hoạch, các loại kế hoạch của tổ chuyên môn (TCM) và qui trình xây dựng kế hoạch để vận dụng vào việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn và tổ chức, hướng dẫn giáo viên trong tổ xây dựng kế hoạch chuyên môn của cá nhân, đảm bảo các qui định hiện hành và phù hợp với điều kiện thực tế. 2. Mục tiêu cụ thể: - Nắm vững các kiến thức cơ bản về xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học của tổ chuyên môn: các khái niệm (kế hoạch năm học của TCM, kế hoạch hoạt động trong năm học của giáo viên…); ý nghĩa, yêu cầu chung nội dung và qui trình xây dựng 2 loại kế hoạch có tính pháp quy và tính phổ biến của TCM trong năm học (kế hoạch chuyên môn năm học, kế hoạch hoạt động cuả GV). - Vận dụng được các kiến thức trên vào xây dựng kế hoạch của TCM và tổ chức, chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động năm học của giáo viên và các loại kế hoạch khác. - Nâng cao ý thức về vai trò của TTCM (và của giáo viên) trong việc xác định mục tiêu và phương hướng cho các hoạt động phát triển chuyên môn trong năm học; trên cơ sở đó, dần khắc phục thói quen làm việc theo kinh nghiệm hoặc tùy tiện. II. NỘI DUNG Chuyên đề này gồm 4 nội dung: Phần 1: Những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn Phần 2: Xây dựng kế hoạch năm học của tổ chuyên môn 2 Phàn 3: Tổ chức, hướng dẫn giáo viên trong tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch năm học của cá nhân Phần 4: Thực hành xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn PHẦN 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHUYÊN MÔN I. Mục tiêu: Tìm hiểu xong phần này, học viên có khả năng: - Hiểu được các khái niệm về kế hoạch của TCM và ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch TCM; - Hiểu được yêu cầu cơ bản của kế hoạch tổ chuyên môn; - Nắm được mục đích, ý nghĩa, nội dung chính của kế hoạch TCM. HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu các loại kế hoạch và các khái niệm 1) Trong thực tế trường phổ thông, TCM có những loại kế hoạch nào? 2) Trình bày cách hiểu về khái niệm “kế hoạch” và từng loại kế hoạch đó?  THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 1: 1. Những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn: 1.1. Các loại kế hoạch ở TCM Trong hoạt động của TCM ở trường THCS và THPT, có nhiều loại kế hoạch được xây dựng và thực hiện, trong đó, có 2 loại kế hoạch cơ bản và phổ biến, đó là: - Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn; - Kế hoạch hoạt động trong năm học của giáo viên. Bên cạnh 2 loại trên, còn có: - Kế hoạch học kỳ, Kế hoạch hàng tháng là sự cụ thể hóa của kế hoạch năm học cho từng khoảng thời gian nhất định. - Kế hoạch hoạt động: Các kế hoạch được xác lập trước khi tiến hành một hoạt động (hoặc một phạm vi hoạt động mang tính chuyên đề) để triển khai nhiệm vụ theo kế hoạch năm học. Ví dụ: kế hoạch thực hiện các chuyên đề cải tiến phương pháp dạy học; kế hoạch hội giảng; kế hoạch dự giờ; kế hoạch bồi giỏi - phụ kém; kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa; kế hoạch nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trong tổ …vv… 3 Về mặt pháp quy, có 2 loại kế hoạch nằm trong nhiệm vụ của TCM, được quy định trong “Điều lệ trƣờng trung học cơ sở, trƣờng trung học phổ thông và trƣờng phổ thông có nhiều cấp học” (Ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tƣ 12-2011). Đó là: Kế hoạch hoạt động năm học của TCM (gọi tắt là Kế hoạch TCM) và Kế hoạch hoạt động trong năm học của giáo viên (gọi tắt là Kế hoạch cá nhân - KHCN). Do điều kiện thời gian, Chuyên đề số 2 chỉ tập trung vào 2 loại KH nói trên. Dựa vào 2 loại kế hoạch đã tìm hiểu, cùng với các phương pháp, kỹ thuật do chuyên đề gợi ý, TTCM hoàn toàn có khả năng làm chủ trong việc xây dựng các loại KH còn lại – nhất là Kế hoạch hoạt động (còn gọi là Kế hoạch tác nghiệp). 1.2. Các khái niệm cơ bản: i. Kế hoạch: - Kế hoạch (bản kế hoạch) là “toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong một thời hạn nhất định, với mục tiêu, cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành” (Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội - 1988). Xét trên phương diện hoạt động quản lý, còn có thể hiểu: Kế hoạch là sự thể hiện ý đồ của chủ thể quản lý về sự phát triển trong tương lai của đối tượng quản lý thể hiện qua hệ thống mục tiêu và các biện pháp, nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó. ii. Xây dựng kế hoạch: Xây dựng kế hoạch (còn gọi là lập kế hoạch) là xác định các mục tiêu, các hoạt động và nguồn lực cần thiết để đạt tới mục tiêu một cách phù hợp với tình hình thực tiễn trong khoảng thời gian xác định. - Xây dựng kế hoạch là làm rõ 4 câu hỏi quan trọng: 1. Chúng ta là ai và đang ở đâu? 2. Chúng ta muốn đi đến đâu? 3. Chúng ta làm gì? 4. Làm thế nào, bằng phương tiện/công cụ gì để đến được vị trí mong muốn? 5. Làm thế nào để biết chúng ta tới đích? - Xây dựng kế hoạch là hoạt động có ý thức của chủ thể (một cá nhân hoặc một tổ chức) để đưa ra các quyết định về phương hướng của một hoạt động trước khi thực hiện nhằm đảm bảo cho hoạt động đó sẽ được tiến hành một cách hợp lý nhất và đạt đích mong muốn. 4 Một trong những nhiệm vụ và nội dung quản lý quan trọng của TTCM là xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM. Đó là sự khởi đầu có ý nghĩa nền tảng đảm bảo cho toàn bộ quá trình quản lý, tổ chức và chỉ đạo của người TTCM đạt được các yêu cầu: đúng, trúng và có hiệu quả. iii. Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn: Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn (thường gọi tắt là “kế hoạch tổ chuyên môn”) là bản dự kiến kế hoạch triển khai tất cả các hoạt động của TCM trong một năm học, nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển của TCM và của nhà trƣờng. Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn có những đặc điểm: - Là công cụ có tính pháp quy để TTCM quản lý, chỉ đạo các hoạt động của TCM; - Là cơ sở để xây dựng các kế hoạch khác của TCM; - Là định hướng nhất quán cho các hoạt động của các thành viên trong TCM; - Là phương tiện để thực thi kế hoạch năm học của nhà trường; - Do TTCM trực tiếp chỉ đạo xây dựng. iv. Xây dựng kế hoạch năm học của tổ chuyên môn: Xây dựng kế hoạch TCM trong trường trung học là sự xác định một cách có căn cứ khoa học những mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chuyên môn và định ra những phương tiện cơ bản để thực hiện có kết quả những nhiệm vụ, chỉ tiêu đó. Bản chất của việc xây dựng kế hoạch TCM là xác định xem trong năm học tới, TCM hướng đến những mục tiêu phát triển nào; muốn thực hiện các mục tiêu phát triển đó cần phải làm gì, làm thế nào, khi nào làm và ai sẽ làm. v. Kế hoạch hoạt động của giáo viên : Kế hoạch chuyên môn của giáo viên là bản dự kiến của giáo viên về những công việc sẽ làm trong năm học, với mục tiêu, cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành cụ thể, nhằm thực hiện những ý đồ phát triển của cá nhân phù hợp với mục tiêu phát triển của TCM và của nhà trường. Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa và yêu cầu của kế hoạch TCM 1) Việc xây dựng kế hoạch TCM có ý nghĩa như thế nào? (đối với tổ trưởng chuyên môn, với giáo viên trong tổ, với hiệu trưởng nhà trường); 2) Kế hoạch TCM cần đảm bảo những yêu cầu gì? 5  THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 2: 1.3. Ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn: 1.3.1. Đối với tổ trƣởng chuyên môn: - Kế hoạch TCM thể hiện tầm nhìn của TTCM về phương hướng phát triển các mặt hoạt động của TCM trong năm học tới, thể hiện qua các mục tiêu, yêu cầu, các biện pháp và nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó; - Kế hoạch TCM có ý nghĩa như là phương tiện, công cụ quản lý quan trọng giúp TTCM tổ chức, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra đánh giá một cách thống nhất các hoạt động của tập thể TCM, cũng như của từng thành viên trong tổ. - Kế hoạch TCM giúp TTCM chủ động, tự tin trong công tác quản lý, chỉ đạo các hoạt động của TCM. 1.3.2. Đối với các thành viên trong tổ: - Kế hoạch TCM thể hiện thống nhất ý chí, nguyện vọng và khả năng phấn đấu vươn lên để phát triển (tâm và lực) của tập thể giáo viên trong TCM; - Kế hoạch TCM chỉ rõ phương hướng hành động và phối hợp cho mọi thành viên trong tổ; - Là cơ sở có tính pháp lý cho mỗi thành viên trong TCM xác định kế hoạch hoạt động trong năm học. 1.3.3. Đối với hiệu trƣởng: - Kế hoạch TCM là một trong những loại kế hoạch cơ bản và có tầm quan trọng nhất trong quản lý nhà trường; nó là sự triển khai cụ thể việc thực hiện tầm nhìn, chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động trong năm học của nhà trường; - Kế hoạch TCM có ý nghĩa như là một phương tiện quan trọng trong công tác quản lý, chỉ đạo phát triển nhà trường của Hiệu trưởng, nhất là về phương diện chuyên môn nghiệp vụ; đồng thời là một trong những cơ sở cho hoạt động kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng. 1.4. Những yêu cầu đối với việc xây dựng kế hoạch TCM: 1.4.1. Đảm bảo tính mục đích: Xây dựng kế hoạch TCM nhất thiết cần phải xác định rõ các mục tiêu phát triển cần hướng tới, các nhiệm vụ cần phải giải quyết, các trạng thái thay đổi tích cực cần đạt được của TCM. Hệ thống mục tiêu đó của TCM không tách rời mà gắn bó mật thiết và hướng tới các mục tiêu phát triển của nhà trường. 1.4.2. Đảm bảo tính khoa học: 6 Xây dựng kế hoạch TCM cần phải dựa trên những cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn, thông qua việc phân tích tình hình một cách đầy đủ, chính xác các thông tin từ kỳ kế hoạch trước, nhận rõ những mặt mạnh, mặt yếu, chỉ rõ nguyên nhân thành công và không thành công, nhận thức được các yếu tố tác động đến việc thực hiện kế hoạch ở giai đoạn mới. 1.4.3. Đảm bảo tính cụ thể, đo đƣợc: Các mục tiêu, chỉ tiêu trong kế hoạch TCM cần phải rõ ràng, cụ thể, có thể đo được; các nguồn lực thực hiện cần được tổ chức một cách tường minh; các biện pháp thực hiện cần được đề xuất một cách cụ thể để thực hiện thuận lợi. 1.4.4. Đảm bảo tính thực tiễn, khả thi: Kế hoạch TCM cần phải là hình ảnh phản chiếu tình hình thực tế của TCM, của nhà trường, năng lực thực hiện cụ thể của đội ngũ giáo viên trong tổ và nguồn lực của TCM cũng như của nhà trường. Sự phù hợp giữa kế hoạch của TCM và thực tiễn sẽ đảm bảo cho mọi mục tiêu và nhiệm vụ có thể thực hiện và đạt kết quả như mong muốn. 1.4.5. Đảm bảo tính linh hoạt: Thực tế của TCM, của nhà trường trong năm học có thể không diễn ra không đúng như dự kiến ban đầu của TTCM. Do vậy, cần linh hoạt phát hiện điểm không phù hợp của kế hoạch TCM và điều chỉnh kịp thời về mục tiêu, nhiệm vụ và việc khai thác, sử dụng nguồn lực… 1.4.6. Đảm bảo tính dân chủ: Kế hoạch TCM cần phải là kết quả thống nhất của trí lực tập thể cán bộ, giáo viên trong tổ. Nếu quá trình xây dựng kế hoạch TCM, mọi thành viên trong tổ đều được biết, được chia sẻ bàn bạc và nhất trí sẽ là cơ sở liên kết, tập hợp những nỗ lực hành động nhằm đạt mục tiêu chung; đồng thời, sẽ tạo điều kiện cho mọi người tham gia kiểm soát và đánh giá quá trình thực hiện. Đảm bảo tính dân chủ trong quá trình xây dựng KH TCM sẽ tạo điều kiện phát huy tính sáng tạo của giáo viên, tạo ra cơ chế công khai, minh bạch, cùng tham gia công tác quản lý TCM và quản lý nhà trường. 1.4.7. Đảm bảo tính hệ thống, nhất quán trong tổ chức nhà trƣờng Xây dựng kế hoạch TCM cần đảm bảo mối liên hệ tương hỗ với kế hoạch các tổ chuyên môn và bộ phận khác trong nhà trường, cùng hướng tới thực hiện kế hoạch của nhà trường. 7 PHẦN 2 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NĂM HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung, hình thức trình bày kế hoạch năm học của TCM 1) Dựa vào kinh nghiệm làm kế hoạch hàng năm, thày/cô hãy mô tả lại cấu trúc nội dung của kế hoạch năm học của TCM? 2) Thông thường, trong thực tế, kế hoạch TCM được trình bày như thế nào?  THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 3: 2. Xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học của tổ chuyên môn 2.1. Nội dung của bản kế hoạch TCM: Phần căn cứ: Phần này có ý nghĩa như là điểm tựa pháp lý cho việc đề xuất các nội dung của kế hoạch. TTCM cần nghiên cứu, nắm vững các cơ sở pháp lý để xây dựng kế hoạch của TCM, bao gồm: - Các loại nghị quyết của Đảng các cấp (có liên quan đến phát triển giáo dục); - Các chỉ thị của Nhà nước, của chính quyền các cấp; - Các văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học của ngành (được ban hành từ các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục (Bộ, Sở, Phòng GD-ĐT); - Nghị quyết Chi bộ nhà trường, Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường (nếu đã có). Tuy nhiên, cần lƣu ý: khi đưa vào phần mở đầu của kế hoạch, chỉ nên chọn những cơ sở pháp lý gần nhất với nhà trường để làm điểm tựa pháp lý trực tiếp cho việc đề xuất các nội dung của kế hoạch của TCM. Không nên chỉ đưa ra những căn cứ pháp lý “xa” (của Đảng, Nhà nước, của ngành) mà quên căn cứ pháp lý “gần” và “sát” với TCM Phần các nội dung chính: Nội dung chính của kế hoạch TCM bao gồm 5 vấn đề: i. Đặc điểm tình hình:  Nêu bối cảnh năm học: (bối cảnh năm học (của quốc gia, của nhà trường, của TCM), thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức của TCM);  Nêu tình hình thực tế của TCM (thống kê kết quả về tình hình thực hiện kế hoạch năm học trước; những điểm mạnh, điểm yếu và thuận lợi, khó khăn cơ bản của TCM trong năm học mới 8  Mục này cần trả lời rõ 2 câu hỏi: TCM của chúng ta đang ở đâu? TCM của chúng ta là tổ chức như thế nào? ii. Các mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu cơ bản (của các nhiệm vụ) TCM phải thực thi trong năm học. Phần này trả lời rõ 3 câu hỏi: - Những mục tiêu nào TCM cần đạt được trong năm học này? (Đâu là mục tiêu ưu tiên?) - Những nhiệm vụ trọng tâm TCM cần phải thực hiện năm học này là gì? (đâu là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên?) - Cần đưa ra những chỉ tiêu nào, xác định mức độ nào để đáp ứng yêu cầu của mục tiêu và phù hợp với từng nhiệm vụ? Chỉ tiêu phải được định lượng và biểu thị cụ thể bằng những con số, tỷ lệ % - Lưu ý: việc đề ra hệ thống mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu cần phải dựa trên căn cứ từ các cơ sở pháp lý nói trên để đảm bảo sự phù hợp với kế hoạch phát triển chung của nhà trường, của địa phương. iii. Các biện pháp thực hiện từng nhiệm vụ: bao gồm các loại biện pháp pháp lý – hành chính, biện pháp nhận thức tư tưởng, biện pháp tâm lý, biện pháp huy động và hỗ trợ nguồn lực/điều kiện, biện pháp kiểm tra, đánh giá… Phần này trả lời 2 câu hỏi: cần có hành động cụ thể nào (làm gì?) và làm như thế nào, theo những cách nào để thực hiện các nhiệm vụ đã đề xuất? iv. Xác định lịch trình thực hiện và cách thức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các nhiệm vụ, các hoạt động chính của TCM trong năm học (trả lời câu hỏi: lộ trình/kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ/hoạt động chính trong năm học như thế nào? Kiểm tra/ kiểm soát thực hiện kế hoạch thế nào?) v. Những đề xuất của TCM: Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ đã xác định, đối chiếu với hoàn cảnh thực tế cụ thể của tổ, TCM đưa ra một số đề xuất đối với lãnh đạo nhà trường hoặc các đơn vị, cá nhân có liên quan đê tăng cường sự hỗ trợ hoặc kết hợp hành động… Với những nội dung như trên, bản kế hoạch năm học của TCM là kế hoạch hành động mang tính hướng đích của tập thể TCM trong năm học. 2.2. Hình thức trình bày bản kế hoạch TCM: 2.2.1. Theo hình thức mang tính truyền thống và phổ biến, bản kế hoạch TCM được trình bày theo thể thức văn bản hành chính, có bố cục gồm 3 phần: - Phần 1: Thể thức hành chính, bao gồm: a) tên chủ thể của kế hoạch (Trường và TCM); b) Quốc hiệu; c) Thời gian; d) tên văn bản. 9 - Phần 2: Nội dung chính: bao gồm 5 nội dung (nhƣ trên) - Phần 3: Chủ thể lập kế hoạch ký tên và Hiệu trưởng phê duyệt 2.2.2. Giới thiệu hình thức trình bày thông thƣờng của một bản kế hoạch TCM: TRƯỜNG TỔ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ……, ngày … tháng … năm … KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM HỌC 201… – 201 - Căn cứ vào Hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2011 - 2012 của Bộ GD-ĐT, của Sở GD-ĐT tỉnh (hoặc của Phòng GD-ĐT…); - Căn cứ vào phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm học của Trƣờng THPT/THCS…… Tổ …… xây dựng kế hoạch hoạt động năm học 2011-2012 nhƣ sau: I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 1. Bối cảnh năm học 2. Thuận lợi (mạnh/thời cơ) 3. Khó khăn (yếu/thách thức) II. CÁC MỤC TIÊU NĂM HỌC: Mục tiêu 1: Mục tiêu 2: Mục tiêu 3: …. III. CÁC NHIỆM VỤ, CHỈ TIÊU VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN : 1. Nhiệm vụ 1: - Các chỉ tiêu: - Các biện pháp: 2. Nhiệm vụ 2: - Các chỉ tiêu: - Các biện pháp: 3. Nhiệm vụ 3: - …… IV. LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH Thời gian Nội dung công việc Chỉ tiêu/ kết quả Người phụ trách Nguồn lực Ghi chú (điều chỉnh) Từ…đến… Từ…đến… Từ…đến… 10 V. NHỮNG ĐỀ XUẤT: 1. ……… 2. ………. PHÊ DUYỆT Tổ trưởng (Hiệu trƣởng ký tên, đóng dấu) (ký tên) …  Hoạt động 4: tự nghiên cứu. Khảo sát trường hợp một bản kế hoạch TCM được nêu trong PHỤ LỤC 1 và phân tích những điểm phù hợp và điểm chưa phù hợp trong ví dụ này.  Hoạt động 5: Tìm hiểu và phân biệt khái niệm mục tiêu và chỉ tiêu; thực hành xác định mục tiêu, chỉ tiêu cho tổ chuyên môn. 1) Thế nào là mục tiêu? Thế nào là chỉ tiêu? Nêu sự khác biệt giữa mục tiêu và chỉ tiêu? 2) Thực hành xác định mục tiêu, chỉ tiêu cho hoạt động dạy và học trong năm học 2010 – 2011 của TCM. (TCM cụ thể do cá nhân lựa chọn)  THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 5:  Mục tiêu: Mục tiêu – hiểu theo nghĩa khái quát - là “đích cần đạt tới để thực hiện nhiệm vụ” (Từ điển Tiếng Việt. Viện Ngôn ngữ học. NXB KHXH - 1988). Trong trường hợp xây dựng kế hoạch, mục tiêu là tuyên bố về những thay đổi mà một cá nhân hoặc một tổ chức mong muốn có được khi kết thúc thời hạn thực hiện một nhiệm vụ, một hoạt động trong kế hoạch. Một mục tiêu chuẩn cần phải đảm bảo 5 yêu cầu sau: - Cụ thể, dễ hiểu - Đo lường được - Có thể đạt được (vừa sức) - Thực tế, có định hướng kết quả - Có thời hạn  Chỉ tiêu: [...]... hợp để kịp thời điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tiễn Sơ đồ chu trình quản lý kế hoạch của TTCM: Xây dựng kế hoạch Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch Tổ chức triển khai kế hoạch Chỉ đạo thực hiện kế hoạch 17 PHẦN 3 TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN TRONG NĂM HỌC HOẠT ĐỘNG 8: Tìm hiểu về việc tổ chức, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động cá nhân (KHCN):... của tổ chuyên môn; qua đó củng cố và bổ sung kiến thức, rèn luyện kỹ năng xây dựng kế hoạch 2 Nội dung: BÀI TẬP THỰC HÀNH TỔNG HỢP: Vận dụng những nội dung đã thu hoạch qua các chuyên đề của khóa bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn này, cũng như sự trải nghiệm thực tiễn của bản thân, thày/cô thiết kế bản kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn năm học 2011 – 2012 (hoặc một loại kế hoạch khác của tổ chuyên môn. .. tế, tổ trƣởng chuyên môn tổ chức, chỉ đạo xây dựng KHCN của giáo viên nhƣ thế nào? 2) Quy trình xây dựng KHCN của giáo viên thƣờng đƣợc tiến hành ra sao?  THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 8: Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch cá nhân 3 3.1 Vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong việc tổ chức, hướng dẫn giáo viên xây dựng KHCN: - TTCM tự nhận thức đầy đủ ý nghĩa của nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn GV trong TCM xây. .. theo các chuyên đề phù hợp với tình hình và nhu cầu phát triển chuyên môn của tổ; - Các chương trình hoạt động khác … Hoạt động 7: Tìm hiểu quy trình xây dựng kế hoạch TCM THẢO LUẬN NHÓM: Trong thực tế ở trƣờng thày/cô, việc xây dựng KH TCM thƣờng đƣợc tiến hành theo các bƣớc nào?  THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 7: 2.3 Quy trình xây dựng kế hoạch TCM: Bước 1: Tổ trưởng chuyên môn lập dự thảo kế hoạch năm... trình bày kế hoạch 01 hoạt động ở tổ chuyên môn (ví dụ: hoạt động thực tập chuyên đề dạy học, hoạt động bồi giỏiphụ kém, hoạt động làm đồ dùng dạy học…) (Học viên trình bày trên giấy A4) 27 PHẦN 4 THỰC HÀNH TỔNG HỢP: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NĂM HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN 1 Mục tiêu: Tham gia phần này, học viên thực hành vận dụng kiến thức từ các phần của chuyên đề để giải quyết một nhiệm vụ thực tiễn: lập kế hoạch. .. 18 Quy trình tổ chức, quản lý xây dựng và thực hiện KHCN (giới thiệu nhanh) 3.3 Bước 1: Tổ trưởng phổ biến kế hoạch, yêu cầu, hướng dẫn GV xây dựng KHCN theo nội dung và các bước như mục 3.2 và hạn định thời gian hoàn thành KHCN Bước 2: Tổ chức góp ý và phê duyệt: - Thông qua tập thể nhóm, tổ chuyên môn góp ý; - Các cá nhân bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện kế hoạch; - Tổ trưởng duyệt và tổng hợp báo... đốc, động viên GV trong quá trình thực hiện KH Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện KHCN, thực hiện kế hoạch TCM của mỗi GV Hoạt động 9: Tìm hiểu một số kỹ thuật vận dụng có hiệu quả trong quá trình xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn và kế hoạch cá nhân  THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 9: 4 Một số kỹ thuật có thể vận dụng hiệu quả vào việc xây dựng kế hoạch 4.1 Kỹ thuật phân tích tình hình “SWOT” Có thể sử dụng phương... xác định trong kế hoạch năm học cho phù hợp với kế hoạch năm học chung của nhà trường Ý kiến định hướng của hiệu trưởng là một cơ sở để TTCM tiếp tục điều chỉnh và hoàn thiện kế hoạch Bước 5: Công bố và thực hiện kế hoạch: 15 TTCM công bố kế hoạch cho toàn thể cán bộ, giáo viên trong TCM và bắt đầu triển khai thực hiện kế hoạch của TCM theo lộ trình đã xác định Sơ đồ quy trình xây dựng kế hoạch TCM 2.4... xây dựng kế hoạch TCM 2.4 Chu trình quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch năm học của TTCM (giới thiệu nhanh) (1) Xây dựng kế hoạch (trọng tâm) Đã trình bày ở phần trên (2.1.3) (2) Tổ chức, triển khai việc thực hiện kế hoạch: Sau khi được hiệu trưởng nhà trường phê duyệt, kế hoạch TCM chính thức được đưa vào thực hiện Để triển khai thực hiện kế hoạch, TTCM tổ chức, bố trí, sắp xếp mối quan hệ giữa 3... ấy? (trong tư duy phân tích, phản biện của người lập kế hoạch) Chọn các yếu tố: công việc/địa điểm, thời gian, người dạy, người dự, cách tiến hành, phương tiện như thế …bởi vì…… How (know)? Làm thế nào? Dự: cả tổ toán - TTCM phổ biến kế hoạch đầu tháng 10/2011; - Cô Nga cùng nhóm Toán 10 xây dựng kế hoạch bài dạy - Cô Nga thực hiện trên lớp - Cả tổ toán phân tích, rút KN ngay trong tiết 4 How much? . đề chung về xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn Phần 2: Xây dựng kế hoạch năm học của tổ chuyên môn 2 Phàn 3: Tổ chức, hướng dẫn giáo viên trong tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch năm học của cá. chung: Tổ trưởng chuyên môn (TTCM) có những hiểu biết cơ bản về kế hoạch, các loại kế hoạch của tổ chuyên môn (TCM) và qui trình xây dựng kế hoạch để vận dụng vào việc xây dựng kế hoạch hoạt. trúng và có hiệu quả. iii. Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn: Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn (thường gọi tắt là kế hoạch tổ chuyên môn ) là bản dự kiến kế hoạch triển khai tất cả các

Ngày đăng: 22/10/2014, 12:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan