Mậu dịch tự do hoá thương mại toàn cầu” của chính phủ Singapore

34 516 1
Mậu dịch tự do hoá thương mại toàn cầu” của chính phủ Singapore

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mậu dịch tự do hoá thương mại toàn cầu” của chính phủ Singapore

Thương mại- con đường phát triển kinh tế của quốc đảo Singapore TÓM TẮT Trong xu thế hội nhập quốc tế, bước vào sân chơi chung đó là sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt giữa các quốc gia trên thế giới. Phát triển bình đẳng, cạnh tranh theo một khuôn mẫu chung, không ai nâng đỡ ai cả: “Buôn có bạn, bán có phường”. Đó vừa là cơ hội lớn cho các nước đang phát triển trên thế giới tăng tốc đuổi kịp các nước phát triển. Nhưng nó cũng làm cho một vài nước không theo kịp và bị đẩy lùi càng xa các nước phát triển. Và đó cũng là nguyên do về sự phân hoá giàu nghèo giữa các quốc gia trên thế giới. Bốn con rồng Châu Á là một điển hình cho sự phát triển mạnh mẽ của các nước đang phát triển trên thế giới. Trong đó không thể không kể đến Singapore - một quốc gia nghèo về tài nguyên nhưng không nghèo về kinh tế. Người xưa có câu: “ Phi thương bất phú” quả chẳng sai! Con rồng Châu Á Singapore chẳng phải đã giàu nên nhờ thương mại đó hay sao? Chiến lược phát triển kinh tế nhờ vào thương mại đã đưa đất nước Singaporetừ vũng ao tù” trở thành một điểm sáng về kinh tế vô cùng hấp dẫn trên bản đồ thế giới. Do đó nghiên cứu về thương mại Singapore là một đề tài rất thú vị. Nó không những cho chúng ta tìm hiểu về kinh tế- thương mại Singapore mà qua đó chúng ta còn có thể học hỏi được rất nhiều từ chiến lược phát triển thương mại của đất nước phồn thịnh này. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi xin đề cập tới một vài nội dung chủ yếu về: - Vài nét tổng quan nền kinh tế của Singapore và đặc biệt là có sự đóng góp quan trọng của thuơng mại. - Sự vận dụng thông minh khôn khéo các chính sách thương mại “mậu dịch tự do hoá thương mại toàn cầu” của chính phủ Singapore; phân tích, đánh giá chủ quan về hiệu quả hoạt động chính sách : + Những thành tựu về thương mại trong nước và quốc tế của Singapore: xuất khẩu- đặc biệt là các mặt hàng : dầu thô, máy tính, sản phẩm cao su, máy cơ khí .; nhập khẩu- chủ yếu là lương thực thực phẩm . + Những khó khăn bất cập trong thương mại Singapore gặp phải - hay những hạn chế trong chính sách phát triển thương mại Singapore. - Rút ra những bài hoc vận dụng vào phát triển thương mại Việt Nam hiệu quả. Bài nghiên cứu mới chỉ đề cập tới một số khía cạnh mà chúng tôi đã khai thác được. Còn rất nhiều những khía cạnh khác chưa tìm hiểu được đầy đủ do thông tin có hạn. Rất mong đuợc sự thông cảm và đóng góp ý kiến của các bạn. Xin trân trọng cảm ơn! iv Nhóm 3 - lớp Đô Thị K47 1 Thương mại- con đường phát triển kinh tế của quốc đảo Singapore iv Nhóm 3 - lớp Đô Thị K47 2 Thương mại- con đường phát triển kinh tế của quốc đảo Singapore I. VÀI NÉT CHUNG VỀ SINGAPORE Tên nước: Cộng hoà Singapore Thủ đô: Singapore Diện tích: 692,7 km 2 (với 682,7 km 2 đất, 10 km 2 mặt nước) gồm 54 đảo trong đó 20 đảo có người sống. Dân số: 4.553.000 người (tính đến tháng 7 năm 2007) : 76,8% là người Hoa, 13,9% là người Mã Lai, 7,9% là người Ấn Độ, Pakistan là người Sirilanka, 1,4% là người gốc khác. Vị trí địa lý-Điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên : Nằm ở cuối cực nam của eo biển Malacca, Singapore trở thành điểm án ngữ chiến lược trên con đường giao thương bằng đường thuỷ giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa. Phía tây và phía đông Singapore là Malaysia (phía tây giáp với bán đảo Malacca, phía đông giáp với vùng biển của miền đất Sapah và Sarawak thuộc miền đông Malaysia), phía nam là Indonesia. Nối liền giữa bán đảo Singapore với bán đảo Malacca là một đập bê tông lớn, dài hơn 1 km, chắn ngang qua vịnh Johor. Đây là huyết mạch giao thông bằng đường bộ và đường sắt nối với đất liền, đồng thời là hệ thống dẫn nước ngọt từ Malaysia cung cấp cho Singapore. Cũng giống như Nhật Bản, Singapore hầu như không có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Mọi nguyên liệu cho sản xuất đều phải nhập từ bên ngoài. Trên thực tế, Singapore chỉ có ít than chì, nham thạch, đất sét, không có nước ngọt, đất canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả. Do vậy nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước. iv Nhóm 3 - lớp Đô Thị K47 3 Thương mại- con đường phát triển kinh tế của quốc đảo Singapore Kinh tế: Với những điều kiện như trên, Singapore đã tận dụng những điều kiện có lợi và khắc phục những khó khăn về tự nhiên bằng con đường thương mại. Singapore đã cho cả thế giới biết một con rồng Châu Á đi lên từ thương mại như thế nào và một lần nữa khẳng định “phi thương bất phú”. Điều đầu tiên chúng ta nhận thấy đó là sự tăng trưởng GDP đầu người hàng năm của Singapore hàng năm đạt được những điểm hết sức đáng ngờ: Trong đó có sự đóng góp rất lớn của thương mại Singapore: Biểu đồ dưới đây là sự đóng góp của thương mại vào GDP của 30 nước trên thế giới: iv Nhóm 3 - lớp Đô Thị K47 4 Thương mại- con đường phát triển kinh tế của quốc đảo Singapore Source:WTO Từ biểu đồ trên cho thấy tỷ trọng đóng góp vào GDP của Singapore là cao nhất trong 30 nước(>400.000) nhờ đó mà GDP của nước này cũng đã đạt mức rất cao. Trong đó : Indicators (USD billion) 2003 2004 2005 Imports of goods 136.2 173.6 200 Exports of goods 159.9 198.6 229.6 Trade balance 26.1 29.7 35 Current account 27 27.9 Source : World Bank - World Development Indicators toSource : World Bank - World Development Indicators iv Nhóm 3 - lớp Đô Thị K47 5 Thương mại- con đường phát triển kinh tế của quốc đảo Singapore Cơ cấu kinh tế: Trong đó cơ cấu ngành kinh tế cũng có nhiều khác biệt so với các nước khác (2005): Tỷ lệ thất nghiệp : Do là một nước phát triển thiên về công nghệ thông tin và dịch vụ cộng với đặc điểm dân số của singapore ít - dân số già nên tỷ lệ thất nghiệp của đất nước này rất thấp - chỉ 3,2% (10/2007). Tạo điều kiện cho người dân có mức thu nhập bình quân đầu người hàng năm lên đến mức 25.490 USD (10/2007). Singapore là một nước phát triển mạnh với nền kinh tế thị trường tự do , trong đó nhà nước đóng vai trò chính. Môi trường kinh doanh mở cửa và không có tham nhũng, giá cả tương đối ổn định và là một trong những nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới. Tuy là nước công nghiệp mới (NIC), có nền kinh tế phát triển (thuộc nhóm phát triển nhất thế giới), là trung tâm thương mại và tài chính ở Đông Nam Á, nhưng kinh tế gần như phụ thuộc hoàn toàn vào bên ngoài, nhất là các nền kinh tế : Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước phương Tây. Nhưng không phải vì thế mà nền kinh tế của quốc gia này bị chèn ép bởi những nước khác mà hoàn toàn ngược lại. sự tác động của bàn tay nhà nước đã vực kinh tế Singapore đi lên từ “ vũng ao tù” bằng hàng loạt các chính sách thương mại đúng đắn và phù hợp. Phần tiếp theo chúng ta đi vào nghiên cứu chính sách thương mạichính phủ Singapore đã áp dụng một cách rất thành công. iv Nhóm 3 - lớp Đô Thị K47 Cơ cấu các ngành 6 Thương mại- con đường phát triển kinh tế của quốc đảo Singapore II. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA SINGAPORE Như chúng ta đã biết, Singapore là một quốc đảo với diện tích nhỏ bé, dân số vào khoảng vài triệu người, tuy vậy Singapore lại là một quốc gia có nền kinh tế phát triển vào bậc nhất ở Đông Nam Á hiện nay. Một trong những nguyên nhân giúp Singapore trở nên giàu có như vậy chính là nhờ các chính sách kinh tế thương mại phù hợp, đúng đắn của các nhà lãnh đạo Singapore. Sau đây chúng ta sẽ đi xem xét tầm quan trọng của các chính sách này. 1. Giới thiệu chung về một số chính sách của Singapore Hiện nay, Singapore là một quốc gia có nền kinh tế phát triển, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của doanh nghiệp được xếp ở thứ bậc cao là nhờ chính phủ Singapore thực hiện chính sách tự do hóa thương mại và đầu rất sớm (1966 - 1973). Mà then chốt là chính phủ thực thi chiến lược hướng về xuất khẩu như dồn mọi nỗ lực vào việc tiếp cận và phát triển thị trường nước ngoài, hỗ trợ phát triển các nhà xuất khẩu (1979 - 1984 ), xúc tiến xuất khẩu hàng hóadịch vụ (1985 - 1990). Từ năm 1991 đến nay, Singapore thực thi chính sách “quốc tế hóa nội địa”, mục tiêu là biến Singapore trở thành một trung tâm thương mại quốc tế lớn. Hệ thống chính sách kinh tế của Singapore được tập trung giải quyết bởi một Uỷ ban liên bộ của chính phủ, do phó thủ tướng đứng đầu, dưới nữa là các ủy ban chuyên trách như IDB, TDB( Uỷ ban phát triển đầu - thương mại), HDB (Uỷ ban phát triển nhà ở) . Theo cơ cấu tổ chức này sẽ tránh được sự riêng rẽ, cứng nhắc trong từng bộ, đồng thời tạo được sự phối hợp đồng bộ trong hoạch định và thực thi các chính sách phát triển kinh tế đất nước. Quan điểm về xây dựng chính sách cạnh tranh của Singapore là đặt các doanh nghiệp tại Singapore (không phân biệt trong nước, ngoài nước, sở hữu) trong môi trường cạnh tranh quốc gia bình đẳng, theo kiểu chọn lọc tự nhiên. Nhà nước không bảo hộ, nhưng nhà nước ưu tiên đầu cho doanh nghiệp ở các ngành quan trọng phát triển bằng cổ phần lớn của nhà nước, khi các doanh nghiệp này đủ mạnh trong cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường quốc tế thì nhà nước bán cổ phiếu cho dân. Ví dụ: công ty vận tải biển NEPTUNE và công ty BUS SERVICES là hai tập đoàn lớn ở Singapore. Nhà nước Singapore chú trọng phát triển các tập đoàn kinh tế thương mại tổng hợp theo mô hình của Nhật Bản và Hàn quốc. Các tập đoàn kinh tế thương mại tổng hợp có nhiều ưu thế trong cạnh tranh xuất khẩu do có thế lực rất lớn, có mục tiêu cụ thể, là cầu nối giữa thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Ưu thế của các tập đoàn kinh tế - thương mại tổng hợp thể hiện ở chỗ đội ngũ chuyên gia tinh thông nghiệp vụ và kiến thức kinh doanh quốc tế, có quy mô và tiềm lực tài chính lớn, năng động và nắm giữ một khối lượng thông tin khổng lồ, kịp thời đưa ra các giải pháp khi iv Nhóm 3 - lớp Đô Thị K47 7 Thương mại- con đường phát triển kinh tế của quốc đảo Singapore thị trường có biến động, có đủ khả năng đầu tạo lập một ngành công nghiệp lớn hoặc thống trị một ngành, một thị trường lớn. 2. Chính sách thương mại tổng thể Singapore là thị trường hoàn toàn tự dochính phủ còn dành ưu đãi cho các công ty nước ngoài có vốn đầu từ $200 triệu trở lên được hưởng mức thuế doanh thu 10% (mức chung 25,5%) trong 10 năm; hoặc công ty đạt doanh số xuất nhập khẩu 200 triệu SGD/năm - International Trader (cho một số mặt hàng khuyến khích, chủ yếu là hàng nông sản) được hưởng mức thuế doanh thu 10% trong năm đó. Singapore không sử dụng hàng rào phi thuế quan, không trợ giá xuất nhập khẩu. Thủ tục xuất nhập khẩu đơn giản, nhanh chóng thực hiện qua mạng điện tử Tradenet. Singapore tham gia nhiều cam kết WTO, ASEAN, APEC… và nhiều cam kết song phương khác nhằm tự do hóa nền kinh tế, tăng năng lực cạnh tranh toàn cầu của hàng hóa, dịch vụ và của cả nền kinh tế. Chính sách thương mại của Singaporephù hợp, thông thoáng, tạo điều kiện cho sự phát triển thương mại của đất nước. Nhờ thực hiện tự do hóa thương mại, cùng với những ưu đãi cụ thể mà hàng năm Singapore đã thu hút được một nguồn vốn đầu rất lớn từ nước ngoài, đặc biệt là từ các công ty, tập đoàn kinh tế lớn của Mỹ. Bên cạnh đó, chính phủ Singapore không sử dụng hàng rào phi thuế quan, không trợ cấp giá xuất nhập khẩu, thủ tục xuất nhập khẩu thì đơn giản, nhanh chóng, đấy chính là những điều kiện hữu hiệu nhất để thúc đẩy quá trình phát triển giao lưu thương mại giữa các công ty, các ngành trong nước với quốc tế, nó tạo nên sự bình đẳng giữa các công ty trong nước với các công ty nước ngoài, và dĩ nhiên là các công ty nước ngoài rất thích đầu vào thị trường Singapore. Ngoài ra, Singapore còn tham gia vào nhiều tổ chức thương mại trên thế giới như WTO, ASEAN, APEC,… cùng với nhiều cam kết hợp tác song phương, đấy cũng là lý do khiến nền thương mại Singapore phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng như vậy. Quá trình phát triển thương mại của Việt Nam hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, chưa thu hút được nhiều vốn đầu trực tiếp cũng như gián tiếp của nước ngoài. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đódo môi trường họat động của nước ta còn chưa thông thoáng, thủ tục còn rườm rà, vẫn còn tình trạng trợ giá trong một số ngành ., điều đó khiến cho các nhà đầu nước ngoài không cảm thấy hứng thú khi đầu vào Việt Nam. Muốn cải thiện được tình hình này, chính phủ nên xem xét, học hỏi các chính sách thương mại của Singapore, từ đó đề ra các chính sách phù hợp với tình hình phát triển của nước ta hiện nay, tất nhiên không phải là dập khuôn máy móc. 3. Chính sách xuất nhập khẩu: Một số cải tiến mới iv Nhóm 3 - lớp Đô Thị K47 8 Thương mại- con đường phát triển kinh tế của quốc đảo Singapore Mỗi quốc gia đều có những quy định chung trong lĩnh vực xuất nhập khẩu để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế và pháp luật nước họ. Trong xu thế hợp tác và phát triển hiện nay, đại đa số các quốc gia ngày càng xóa bỏ những rào cản kinh tế, tạo điều kiện cho thương nhân trong nước tham gia tích cực vào công tác xuất nhập khẩu, đồng thời giúp các thương nhân nước ngoài dễ dàng tiếp cận với thị trường nước mình. Với thế là một nước ASEAN dẫn đầu về mặt phát triển kinh tế, Singapore đã sử dụng một bộ máy quản lý thương mại hữu hiệu để đạt được những mục tiêu đề ra. Singapore chủ trương áp dụng những tiến bộ mới trong khoa học kĩ thuật vào lĩnh vực xuất nhập khẩu với nhiều cải tiến mới: - Thương mại không giấy tờ (paperless trading): Bằng việc thiết lập hệ thống TradeNet, Singapore đã cách mạng hóa các thủ tục thuơng mại nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng, tạo điều kiện dễ dàng cho các hoạt động thương mại. Uỷ ban phát triển thương mại Singapore (TDB) đang nghiên cứu với khu vực nhằm giảm thiểu những giấy tờ phức tạp trong thương mại quốc tế. - Thương mại điện tử: TDB chú tâm đến việc xây dựng một số dự án về thương mại điện tử nhằm kết hợp những tiến bộ của công nghệ thông tin với việc thực hiện nhanh chóng các thủ tục thương mại. - Hệ thống cấp phép tự động: TDB phối hợp với các cơ quan luật pháp như cơ quan phát triển truyền thông Singapore (IDA) và cơ quan thanh tra về bức xạ (RPI) để tự động hóa hệ thống cấp giáy phép. Từ nay, các thương nhân Singapore có thể nhận được giấy phép xuất nhập khẩu trong vòng từ 1-3 phút, bất kể ngày hay đêm. - Ứng dụng chứng chỉ xuất xứ (CO) trực tuyến: thương nhân Singapore có thể xin chứng chỉ xuất xứ trên mạng, với một trong bốn cơ quan có thẩm quyền thuộc hệ thống “Cấp chứng chỉ xuất xứ điện tử (ECO) đó là: phòng thương mại và kỹ nghệ Trung Quốc- Singapore, liên đoàn kĩ nghệ Singapore, phòng thương mại kỹ nghệ Ấn Độ - Singapore và phòng thương mại quốc tế Singapore. Được thiết lập vào tháng 1/2000, hệ thống ECO tối thiểu hóa các dữ liệu mà các thương nhân phải đăng ký. Những thương nhân có thành tích tốt có thể lập tờ khai hàng năm thay vì phải lập hồ sơ mỗi lần cần có CO. Điều này giúp họ tiết kiệm cả thời gian và tiền bạc. - Tài chính và bảo hiểm thương mại trên mạng: hệ thống tài chính thương mại (TFS) do TDB kết hợp với một số đơn vị khác để xây dựng, giúp các thương nhân có thể qua mạng Internet để thực hiện một số giao dịch với ngân hàng như xin cấp tín dụng thư (LC) chẳng hạn. Ngoài ra, hệ thống bảo hiểm thương mại (TIS) cũng bắt đầu hoạt động từ tháng 3/2000, iv Nhóm 3 - lớp Đô Thị K47 9 Thương mại- con đường phát triển kinh tế của quốc đảo Singapore tạo điều kiện dễ dàng cho việc bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu. Các thương nhân có thể xin cấp bảng dự kê giá từ các hãng bảo hiểm và trả lời qua Internet. Việc mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu hiện nay đã thuận lợi hơn. Với những cải tiến mới trong chính sách xuất nhập khẩu, các thủ tục không cần làm trên giấy, cả quá trình được diễn ra tự động, nhanh chóng, độ chính xác và an toàn cao, đấy chính là những điều kiện thuận lợi nhất mà chính phủ tạo ra cho các thương nhân trong và ngoài nước. Nhờ đó, quá trình phát triển xuất nhập khẩu của Singapore diễn ra với tốc độ cao. Có thể khẳng định chính sách xuất nhập khẩu hiện nay của Singaporephù hợp và có hiệu quả. Đối với nước ta hiện nay,hoạt động xuất nhập khẩu đang được đẩy mạnh. Tuy nhiên, quá trình này đang diễn ra rất chậm chạp. Để đẩy nhanh quá trình này trong thời gian ngắn nhất, chính phủ phải xây dựng hệ thống chính sách xuất nhập khẩu hợp lý nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra trôi chảy và nhanh chóng, có thể tham khảo chính sách của Singapore, xem xét và ứng dụng các ưu diểm của chính sách đó ở Việt Nam nếu có điều kiện. Đấy chính là những việc làm thiết thực hiện nay để tạo ra một nên thương mại phát triển mạnh mẽ trong tương lai. 4. Chính sách bảo vệ quyền lợi khách hàng của Singapore Singapore ban hành luật bảo vệ người tiêu dùng, trong đó quy định rõ những hành vi nào được coi là hành vi cố tình lừa đảo khách hàng. Để bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi phát sinh tranh chấp giữa người mua và người bán (thường là người bán lẻ) về hàng hóadịch vụ, Singapore thành lập một cơ quan chuyên trách được gọi là Hiệp hội khách hàng của Singapore (viết tắt theo tiếng Anh là CASE = Consumer Association of Singapore). Cơ chế giải quyết tranh chấp của cơ quan này như sau: Khi phát sinh tranh chấp, khách hàng muốn thông qua CASE để giải quyết thì nhất thiết phải đăng kí làm hội viên của CASE. Việc đăng kí hội viên có thể thực hiện trên mạng hoặc trực tiếp tại trụ sở của CASE. Có nhiều mức phí hội viên khác nhau cho từng đối tượng, ví dụ phí hội viên cho cá nhân là 25SGD/năm hoặc 400SGD/suốt đời. Khi đăng kí hội viên khách hàng cũng phải nộp thêm 10SGD tiền thủ tục phí. Sau khi đã là hội viên của CASE, khách hàng có thể trực tiếp đến trụ sở của CASE để trình bày về tranh chấp hoặc gửi đơn khiếu nại thông qua mạng. Khi nhận được đơn khiếu nại của khách hàng CASE sẽ tìm hiểu sự việc thông qua trình bày của người bán (bằng cách gửi thư hoặc gọi điện thoại trực tiếp cho người bán) và đề ra cách giải quyết tranh chấp hợp tình hợp lý cho cả hai bên. Nếu một trong hai bên đương sự không đồng ý với phương án giải quyết của CASE thì có thể iv Nhóm 3 - lớp Đô Thị K47 10 [...]... Lời khẳng định đó của nhà ngoại giao Singapore quả thực đã được chứng minh bằng những kết quả mà đất nước này đã đạt được về thương mại và những ngành khác có liên quan Hàng loạt những chính sách về thương mại mậu dịch tự do hoá mà chính phủ Singapore đưa ra và áp dụng đã làm đất cước này trở thành một cường quốc thương mại vững mạnh trên thế giới Tăng trưởng kinh tế nhờ vào thương mại là một lựa chon... khăn thương mại của Singapore Để khắc phục tình trạng khó khăn về thương mại, chính phủ Singapore đã sử dụng chính sách thương mại tự do: - Khoảng 99% hàng nhập khẩu vào Singapore không phải chịu thuế nhập khẩu hoặc các biện pháp phi quan thuế khác.Đồng thời các quy định để bảo đảm môi trường thuận lợi ấy lại rất chi tiết và nghiêm minh được thực thi bằng một bộ máy chính quyền gọn nhẹ và hiệu quả - Singapore. .. Singapore IV- KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP VỀ THƯƠNG MẠI CỦA SINGAPORE 1- Khó khăn về thương mại của Singapore Bên cạnh những điều kiện thuận lợi về thương mại, Singapore còn một số khó khăn: - Do diện tích nhỏ hẹp nên Singapore có thể thiếu đất để xây dựng các công trình phục vụ cho sản xuất và đời sống tạo điều kiện không thuận lợi cho việc phát triển thương mại - Dân số Singapore ít lại tăng chậm dẫn tới nguy... thương mại trong nước cũng như thương mại quốc tế của Singapore đã có những thành tựu rất to lớn Phần này chúng ta tiếp tục đi nhìn lại những thành tựu mà Singapore đã đạt đựơc trong những năm qua III THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI A- THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC: Nói đến thương mại trong nước của Singapore ta không thể không nói đến thị trường bán buôn, bán lẻ trong nước Sự phát triển của thị trường này đã làm cho thị... thiếu hụt lao động của Singapore trong tương lai ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển thương mại của Singapore - Thị trường nội địa Singapore nhỏ hẹp lại thiếu tài nguyên nên Sinapore có nguy cơ phụ thuộc vào nước ngoài - Chính sách kinh tế của các nước khác cũng tác động tới thương mại Singapore : Ví dụ: Trong giai đoạn 1960-1965 các nước láng giềng như Malaysia, Indonesia thi hành chính sách kinh... International Enterprise Singapore) iv Nhóm 3 - lớp Đô Thị K47 16 Thương mại- con đường phát triển kinh tế của quốc đảo Singapore Quản lý xuất nhập khẩu Quản lý hoạt động thương mại tuân thủ theo 2 luật chính: (1)Luật đăng ký hàng hoá XNK (chương 270) (2)Luật kiểm soát hàng hoá XNK (chương56) kèm một số quy định liên quan Bộ Thương mại - Công nghiệp (MTT) mà trực tiếp là Cục phát triển thương mại (TDB) , chịu... đâu người Thương mại trong nước Singapore phát triển là nhờ vào chính sách giảm thuế và hình thức kinh doanh tập trung tại các trung tâm siêu thị lớn Vậy thương mại quốc tế Singapore phát triển như thế nào? Chúng ta đi vào nghiên cứu sang phần: thương mai quốc tế Singapore B- THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ- XUẤT NHẬP KHẨU Với nguồn lợi thu được từ xuất khẩu hàng điện tử, hóa chất và cung cấp dịch vụ, Singapore. .. người dân cũng chư chính phủ Singapore thấy đươc rất rõ điều này thông qua những thông số về tăng trưởng hay mức sống của người dân nước này Singapore một lần nữa khẳng định cho bạn bè quốc tế rằng hãy coi trọng thương mạiđó mới chính là con đường phát triển thực sự Nghiên cứu về đề tài “ Thương mại - con đường phát triển của Quốc đảo Singapore chúng tôi thấy được phát triển thương mại là một công... về thương mại và đầu tư, về thuế (đã nói ở trên) nhằm tạo ra một môi trường xuất khẩu thuận lợi cho các công ty tại Singapore bất kể công ty nước ngoài hay công ty trong nước Ngoài ra Singapore còn sử dụng nhiều chính sách khác để giải quyết khó khăn iv Nhóm 3 - lớp Đô Thị K47 27 Thương mại- con đường phát triển kinh tế của quốc đảo Singapore V- BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Thương mại. .. nhưng nhập khẩu còn giảm sút mạnh hơn phản ánh nhu cầu nội địa xuống thấp Năm 1997 thương mại hữu hình của Singapore bị thâm hụt nặng do sự sụt giảm của nhập khẩu cũng như sự trì trệ của xuất khẩu (bảng-2) iv Nhóm 3 - lớp Đô Thị K47 26 Thương mại- con đường phát triển kinh tế của quốc đảo Singapore Bảng 1 Quy mô thương mại trong giai đoạn 1995- 1998 Năm 1995 1996 1997 1998 Xuất khẩu (FOB) 118263 125016 . hoá thương mại toàn cầu” của chính phủ Singapore; phân tích, đánh giá chủ quan về hiệu quả hoạt động chính sách : + Những thành tựu về thương mại trong. của Singapore và đặc biệt là có sự đóng góp quan trọng của thuơng mại. - Sự vận dụng thông minh khôn khéo các chính sách thương mại mậu dịch tự do hoá

Ngày đăng: 26/03/2013, 22:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan