KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

30 2.6K 47
KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. Khái niệm Thuyết trình là quá trình truyền đạt những thong điệp đã được xác định trước một cách có hệ thống cho một nhóm người nghe… Trong từ điển cụm từ “thuyết trình” có rất nhiều nghĩa nhưng chúng ta hiểu từ “thuyết trình” theo nghĩa xuất phát từ “trình bày” có nghĩa là “đưa cho ai đó một cái gì đó nói điều gì đó với ai đó” hoặc giao tiếp với ai đó. “Thuyết trình” là một hình thức của giao tiếp và có thể được nhận thấy ở dưới nhiều hình thức khác nhau.

KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH I. Khái niệm Thuyết trình là quá trình truyền đạt những thong điệp đã được xác định trước một cách có hệ thống cho một nhóm người nghe… Trong từ điển cụm từ “thuyết trình” có rất nhiều nghĩa nhưng chúng ta hiểu từ “thuyết trình” theo nghĩa xuất phát từ “trình bày” có nghĩa là “đưa cho ai đó một cái gì đó - nói điều gì đó với ai đó” hoặc giao tiếp với ai đó. “Thuyết trình” là một hình thức của giao tiếp và có thể được nhận thấy ở dưới nhiều hình thức khác nhau. Thuyết trình là một công cụ giao tiếp hữu hiệu được đề cập đầu tiên trên giấy cói của Ai Cập cách đây khoảng 4500 năm. Đặc biệt, vào thế kỷ thứ 3 TCN, thuyết trình đã được Aristotle (384-322) mô tả chi tiết về cách nói và thuyết phục có hiệu quả trong quyển sách “Thuật hùng biện”. Từ đây, Aristotle cho rằng thuyết trình là một nghệ thuật. Theo ông, có 3 yếu tố mà nhà thuyết trình có thể sử dụng: ethos (sự chuẩn xác), pathos (truyền cảm, có sức lay động) và logos (hợp lý). Theo dòng phát triển kinh tế văn hóa xã hội, những nhận định của Aristotle vẫn trường tồn với thời gian. Thuyết trình thuyết phục đã đem đến thành công cho rất nhiều chính trị gia, trong đó phải kể đến Phidel Castro, Hitler, Luther King và gần đây B.Obama. Không dừng lại đó, thuyết trình còn thể hiện sức mạnh, hiệu quả của nó từ trong cuộc sống bình dị, đến trường học, đến môi trường cạnh tranh khốc liệt như kinh doanh. Nhìn chung, dù ở môi trường nào thì thuyết trình vẫn là công cụ giao tiếp hiệu quả giúp mỗi người truyền tải thông điệp và tạo dựng sự tin tưởng ở người khác. Ở đây, tôi xin giới thiệu định nghĩa về thuyết trình của 1 PGS.TS Dương Thị Liễu (Trường đại học kinh tế quốc dân) như sau: Thuyết trình là trình bày bằng lời trước nhiều người về một vấn đề nào đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người khác. Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng mềm quan trọng, một bài thuyết trình hoàn hảo có thể mang lại thành công vượt xa những gì chúng ta mọng đợi. Dù bạn là ai, làm gì, thì bạn cũng sẽ phải thuyết trình (trình bày) một vấn đề nào đó trước người khác (có thể là một người, một nhóm người, hoặc rất nhiều người). Để có kết quả tốt thì bạn cần phải trải qua giai đoạn chuẩn bị, xây dựng cấu trúc bài thuyết trình, cảm giác lo lắng hồi hộp trước khi thuyết trình. Nhiều người nghĩ rằng, thuyết trình luôn là thử thách, khó khăn, trên thực tế, thuyết trình không khó, nếu bạn biết cách. Có một số người nhầm tưởng rằng khả năng nói chuyện hấp dẫn, lôi cuốn trước nhiều người là thiên bẩm, không ai tập được nên họ không cố thử sức mình. Trừ một số ít người có khả năng trời phú trong diễn thuyết dụ như Martin Luther King, phần lớn còn lại đều nỗ lực học tập, trau dồi mới có thành công trong thuyết trình. Như vậy, bất kỳ ai cũng có thể trở nên ăn nói lưu loát, tự tin nếu được giáo dục và rèn luyện. Vì thế, giáo dục kỹ năng thuyết trình cho sinh viên là điều làm được và cần làm. Phần lớn sinh viên khi thuyết trình đều học thuộc lòng và đọc lại, chưa diễn đạt trôi chảy, tự nhiên, chưa quản lý được ngôn ngữ, phi ngôn ngữ của bản thân, đặc biệt chưa điều khiển được cảm xúc nên không quan sát, theo dõi được người nghe. Do vậy, buổi thuyết trình trở nên nhàm chán, không sôi nổi. Nếu được học thuyết trình bài bản, sinh viên sẽ có một công cụ giao tiếp đắc lực trong việc trình bày những ý tưởng, cảm xúc 2 của mình cũng như nội dung về một vấn đề nào đó rõ ràng, mạch lạc và thuyết phục. Ngày nay, các nhà tuyển dụng, các nhà quản lý luôn tìm kiếm các ứng viên không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình tốt. Thuyết trình lưu loát, tự tin là cơ hội để sinh viên thể hiện, khẳng định giá trị, năng lực bản thân và có nhiều cơ hội để thăng tiến trong nghề nghiệp. Có khả năng thuyết trình chuyên nghiệp là chìa khóa giúp sinh viên tự tin, bản lĩnh đối diện với nhiều lĩnh vực, tự tin giao tiếp với nhiều người khác nhau trong công việc và trong cuộc sống. II.Vai trò của thuyết trình: Có 2 vai trò: -Trình bày: đưa ra vấn đề( 1 nhận định, 1 quan điểm, chiến lược phát triển, lĩnh vực chuyên môn) -Thuyết phục: hướng ngươi nghe theo những mục đích của mình III. Chuẩn bị thuyết trình Trong cuộc sống, chúng ta cần lưu ý một vấn đề, đó là: Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại. Để thuyết trình thành công, chúng ta luôn phải giải quyết rất nhiều tình huống phát sinh một cách linh hoạt. Do đó, công tác chuẩn bị càng trở nên quan trọng. Chuẩn bị càng kỹ, tỉ lệ rủi ro càng nhỏ và cơ hội thành công của ta càng lớn. Để chuẩn bị cho buổi thuyết trình, ta có nhiều việc phải làm, tập trung vào 5 mục chính như sau: 1. Đánh giá đúng bản thân . Xác định các ưu điểm của mình và tập trung phát huy tối đa Tự tìm hiểu xem bản thân đã nắm vững nội dung, có đủ tư liệu để trình bày không. Con người, cương vị, có dễ được người nghe chấp nhận hay không Mình có phù hợp với đề tài đó hay không 3 Hãy đặt những câu hỏi cho chính mình để tìm hiểu: Ta muốn gì? Mong đạt được gì? Quan hệ của ta với thính giả ra sao? Có thể ảnh hưởng tới thính giả như thế nào?… Từ đó, ta có thể xác định phương pháp tiếp cận hiệu quả nhất cho bài thuyết trình. 2. Tìm hiểu người nghe Người nghe là trung tâm hướng đến của buổi thuyết trình. Vì thế, thu thập và đánh giá thông tin về người nghe là việc làm không thể thiếu. Khi thuyết trình, chúng ta nên tìm hiểu người nghe là ai? (về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tôn giáo, nền tảng văn hóa, chủng tộc,…); người nghe biết gì và có mong muốn gì từ bài thuyết trình này? động cơ nào thúc đẩy người nghe đến đây? số lượng người nghe?… Ở đây, xin phân tích điển hình một vài thông tin thuộc về người nghe như sau: - Số lượng người nghe tham dự: Số lượng người nghe chi phối cách bố trí không gian ngồi, việc sử dụng các phương tiện máy móc thiết bị, việc lựa chọn các hoạt động trong buổi thuyết trình,…Điều này dễ dẫn đến sự “nhiễu” trong quá trình truyền tin cũng bầu không khí tâm lý của buổi thuyết trình. Quy mô người nghe ít nhất là dưới 15 người. Số lượng này sẽ thuận lợi hơn cho người mới thuyết trình lần đầu. Với quy mô này chúng ta dễ dàng tạo được sự gần gũi, thân mật với người nghe thông qua việc giao tiếp bằng mắt với từng người. Đồng thời, người nói dễ dàng hơn trong việc điều khiển và theo dõi những phản hồi từ phía người nghe. Người nói có nhiều thời gian hơn để trao đổi, chia sẽ và lắng nghe ý kiến, suy nghĩ của người nghe. Ngược lại, số lượng người nghe nhiều hơn 15 người, chúng ta cần lưu ý việc sắp xếp không gian sao cho không bị loãng, không tạo ra khoảng cách với người 4 nghe. Khi trình bày trước số lượng như vậy chúng ta nên trình bày chậm, mạch lạc, cô đọng, nhấn mạnh và nhắc lại nhiều lần về những ý chính. Chúng ta không thể quan sát đầy đủ người nghe, do vậy nên trình bày vấn đề khái quát và chỉ đi sâu vào chi tiết nếu được yêu cầu. - Giới tính là một vấn đề khá nhạy cảm. Vài năm gần đây, vấn đề bình đẳng giới đang được xã hội quan tâm và cố gắng thực hiện. Do vậy, những suy nghĩ cứng nhắc, hẹp hòi, chủ quan của người nói có liên quan đến giới có thể gặp phải sự phản hồi gay gắt, mạnh mẽ từ phía người nghe. Vậy nên, khi đưa ra những giả định hay kết luận trong thuyết trình có liên quan đến giới chúng ta nên thận trọng, cân nhắc. Nguồn cung cấp thông tin về người nghe lấy từ đâu? Nguồn chủ yếu mà chúng ta có được từ những người tổ chức thuyết trình. Chúng ta có thể đề nghị họ cho một bản danh sách chi tiết về người nghe. Đối với sinh viên, hầu hết các bạn chưa quan tâm đến nhu cầu, nguyện vọng hay những đặc điểm cơ bản về các bạn cùng lớp nên thuyết trình thường mang chủ quan, đối phó và trình bày theo điều mình có hơn là điều người khác cần nghe. Tìm hiểu người nghe là một quá trình diễn ra liên tục trước, trong và sau khi thuyết trình. Người nói không chỉ tìm hiểu người nghe từ một bảng danh sách cứng nhắc, mà chúng ta có thể đến sớm trong buổi thuyết trình để giao lưu với họ, không dừng lại đó người nói vẫn tiếp tục tìm hiểu người nghe ngay trong lúc thuyết trình để có sự điều chỉnh kịp thời, phù hợp. Sau thuyết trình chúng ta có thể đặt ra các câu hỏi để biết người nghe hài lòng về điều gì và chưa hài lòng điều gì trong buổi thuyết trình. 5 3.Xây dựng nội dung bài thuyết trình 1.1 Xác định chủ đề Việc chọn chủ đề có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự thành công của bài thuyết trình. Không nên đề cập quá nhiều vấn đề trong trong một bài thuyết trình, đây là một sai lầm thường gặp của người nói. Chúng ta nên tập trung đi sâu vào vấn đề trọng yếu. Có nhiều yếu tố chi phối trong việc lựa chọn chủ đề thuyết trình. Chúng ta sẽ trở nên tự tin, trình bày lưu loát, thoải mái, lôi cuốn khi chúng ta biết mình đang nói điều gì, nếu không sẽ rơi vào tình huống người mù lại dẫn đường cho người mù, loay hoay mãi trong chính chủ đề đã chọn. Do vậy, trước hết chúng ta cần làm là lượng giá vốn hiểu biết, chuyên môn, kinh nghiệm, cương vị,… của mình có đảm nhận hiệu quả vấn đề thuyết trình hay không. Ưu tiên kế tiếp là chúng ta có hứng thú, quan tâm đến điều sẽ nói hay không. Lòng nhiệt tình, sự say mê sẽ là một chất men giúp người nói truyền tải nội dung đầy cảm hứng và có sức tác động mạnh mẽ đến người nghe. Đối với sinh viên nói riêng, việc tìm hiểu thêm về một vấn đề mới mẻ nào đó còn là một lý do khiến họ quyết định chọn vấn đề thuyết trình. Dù bất cứ điều gì thôi thúc, chúng ta cũng không thể quên rằng giá trị cao nhất sau khi thuyết trình ở chỗ người nghe còn đọng lại những gì, có mong muốn làm gì hay thay đổi gì ở bản thân, cho những người xung quanh cũng như môi trường sống của chúng ta. 1.2 Thu Thập thông tin Kết quả bài thuyết trình phụ thuộc khá nhiều vào công việc tìm kiếm và sắp xếp thông tin. Nguồn thông tin chính là phần “da thịt” làm cho bộ khung cấu trúc thuyết trình trở nên đầy đặn và hoàn thiện. Trong thời đại khoa học công nghệ như hiện nay, việc tìm kiếm 6 thông tin trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Thư viện là nơi chúng ta nghĩ đầu tiên khi thu thập dữ liệu. Các nguồn sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án, băng video, … ở các lĩnh vực rất phong phú, đa dạng, đặc biệt có tính khoa học cao. Chúng ta không chỉ dựa vào tài liệu cũ, nên tận dụng các nguồn thông tin luôn được cập nhật từ mạng thông tin khổng lồ như Internet để bài thuyết trình có được thông tin mới. Một vài điều lưu ý trong việc thu thập thông tin: - Bắt đầu tìm kiếm tài liệu thuyết trình bằng cách chọn và xem một quyển sách điển hình có liên quan đến chủ đề bài thuyết trình và tra phần phụ lục tham khảo tài liệu. Nếu chủ đề thuyết trình thuộc về một lĩnh vực nào đó mà có tạp chí chuyên ngành thì chúng ta rà soát lại các bài đã đăng trong từng tháng. - Khi thu thập thông tin chúng ta nên đánh giá tính chính xác, tin cậy về nguồn mà mình dự định sử dụng, chẳng hạn như các tài liệu từ mạng Internet rất nhiều nhưng khó để kiểm định tính khoa học, độ tin cậy. Vì thế, khi sử dụng hết sức cân nhắc. - Thông tin thu được nên lưu trữ trên máy vi tính hoặc viết ra giấy để đảm bảo chúng ta sẽ không quên địa chỉ hay tên tài liệu,… bởi lẽ một mẩu bút chì hơn một trí nhớ tốt. - Trong quá trình thu thập, chúng ta nên sắp xếp mức độ cần thiết, quan trọng của từng tài liệu với chủ đề thuyết trình một cách hệ thống. Thậm chí, chúng ta nên ghi nhớ những nội dung chính, quan trọng trong từng tài liệu mà nó có thể phục vụ cho các ý trong bộ khung bài thuyết trình đã phác thảo. Điều đó giúp chúng ta không làm tài liệu trở nên lộn xộn và bớt thời gian sắp xếp. 3.3 Chuẩn bị nội dung bài thuyết trình 7 Thông thường khi thuyết trình, điều hiển nhiên là ta phải biết mục đích của bài thuyết trình là gì, mục tiêu cụ thể sau khi thuyết trình cần đạt được những gì. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta coi nhẹ những điều quá hiển nhiên đó, thành ra sau khi kết thúc thuyết trình thính giả vẫn không hiểu rõ ràng chúng ta muốn gì, họ được yêu cầu làm gì, tại sao lại như thế v.v Những điều càng cơ bản, ta lại càng phải xác định rõ ràng, kỹ càng và không được phép chủ quan. Một bài thuyết trình được coi là tốt nếu đạt được các mục tiêu cơ bản sau: - Không làm mất thời gian của người nghe. - Cấu trúc bài thuyết trình tốt. - Thực hiện bài thuyết trình lôi cuốn và hấp dẫn. - Nhấn mạnh được những điểm quan trọng. - Tạo lập được mối quan hệ thân thiện với người nghe. a. Mục đích tổng quát Khi đã có chủ đề rồi, ta cần phải xác định rất rõ ràng ta muốn gì: - Mục đích cung cấp thông tin cho thính giả? - Mục đích thuyết phục thính giả thực hiện điều gì? - Hay chỉ đơn thuần là giải trí? Thông thường khi xác định rõ mục đích, ta sẽ biết mình phải làm gì, tập trung nói vào đâu, phương pháp nào là phù hợp. b. Mục tiêu cụ thể Dựa trên mục đích, các thông tin phân tích và nhu cầu của mình, diễn giả thiết lập mục tiêu cụ thể cho bài thuyết trình. Mục tiêu cụ thể của bài thuyết trình phải đảm bảo những yêu cầu sau: - Cụ thể, rõ ràng. - Có thể lượng hoá hoặc kiểm tra được. - Có thể đạt được. - Hướng đến kết quả. 8 - Thời gian thực hiện. 3.4 Soạn thảo nội dung: • Vận dụng quy tắc ABC: Accuracy (chính xác) Thông tin truyền đạt phải chính xác là nguyên tắc tối quan trọng để đảm bảo cho giao tiếp thànhcông.Thực tế đã chứng m inh rằng: Thông điđệp càng chính xác thì giao tiếp càng hi ệu quả.“Chính xác” ở đây bao hàm cả việc dùng từ ngữ, nêu sự ki ện chính xác, nêu con số chính xác và chính xác cả về khả năng thực hiện lời cam kết của mình. Brevity (ngắn gọn): Thông tin được truyền đạt phải ngắn gọn, có giá trịTránh truy ền những thông điệp dài dòng, rườm rà, vòng vo, với nh iều thông tin thừa, không cần thiết. “Thông tin quá nhiều cũng nguy hiểm như quá ít vậy. Hãy nói cho mọi người những gì họ cần biết, nhưng đ ừng bao giờ để họ bị chìm ngập trong quá nhiều thông tin” (Theo C.Northcote Parkinson và Nigel Rowe “Giao tiếp” (1979) Vì vậy, khi giao tiếp bạn cần cân nhắc, chọn lọc thật kỹ lư ỡng để có được những thông tin vừa đủ mà bạn muốn truy ền đạt Clarity (rõ ràng): Thông tin cần truyền đạt một cách rõ ràng, chuẩn xác, tránh dùng những từ ngữ (hoặc những cách mã hoá khác) mập mờ, có thể hiểu hai, ba cách khác nhau.Thông tin truyền đạt càng r 9 õ ràng, dễ hiểu thì càng giảm thiểu được những rủi ro tron g giao tiếp, hiệu quả giao tiếp càng cao. • Sắp xếp logic nội dung Để có một buổi thuyết trình thành công, ngoài các yếu tố như : trang phục, giọng nói, slide trình chiếu…thì nội dung bài nói của bạn vẫn là điều cốt lõi nhất. Nếu bạn ăn mặc đẹp, có sự thu hút nhất định mà những điều bạn trình bày không có lượng chất xám cần thiết, không được sắp xếp một cách khoa học thì bài thuyết trình ấy chỉ là một con số 0 tròn trĩnh đối với người theo dõi. Nói cách khác, nội dung là “khung xương” trong bài thuyết trình của bạn. Sắp xếp khung xương ấy sao cho khoa học và logic cũng là một phần quan trọng trong kỹ năng thuyết trình Với dàn ý mà bạn đã xây dựng được thì phần thân bài khổng lồ cũng đã được bạn nắm chắc 60% trong tay. Phần còn lại là việc bạn phải liên kết những ý lớn đó với nhau để tạo sự mạch lạc cho bài thuyết trình. Có những cách sắp xếp cơ bản cho phần thân bài mà bạn có thể lựa chọn : a. Sắp xếp theo trình tự thời gian. b. Từ đơn giản đến phức tạp. c. Vấn đề đến cách giải quyết. d. Nguyên nhân và hậu quả. Bám sát vào chủ đề bạn đang hướng tới, bạn sẽ chọn được cách phân chia phù hợp 4.Sử dụng các công cụ hỗ trợ 1. Nguyên tắc sử dụng các phương tiện hỗ trợ trong thuyết trình - Đảm bảo tất cả thính giả đều nhìn thấy được. - Thông tin viết không mâu thuẫn với thông tin nói. 10 [...]... 3.cách tiến hành thuyết trình Chúng ta đều biết để có một bài thuyết trình hoàn hảo và đạt hiệu quả thì phải tiến hành ba phần sau phần mở đầu phần khai triển phần kết _chào hỏi:lời chào hỏi là không thể thiếu trong bài thuyết trình _giới thiệu một cách khái quát về nội dung _chỉ ra nội dung chính được đề cập đến _nói rõ thời gian thuyết trình Cách thức mở đầu để có một bài thuyết trình hấp dẫn 18... động tác khi thuyết trình, đón nhận những lời góp ý bổ ích từ phá người nghe thử Quá trình tập luyện sẽ giúp ta biến những động tác, cử chỉ, phong thái thành thói quen IV.cách tiến hành thuyết trình Chúng ta đều biết để có một bài thuyết trình hoàn hảo và đạt hiệu quả thì phải tiến hành ba phần sau phần mở đầu phần khai triển phần kết _chào hỏi:lời chào hỏi là không thể thiếu trong bài thuyết trình _giới... việc Nói trên một khía cạnh nào đó thì đó là một sự bắt đầu mới Đặc biệt những buổi thuyết trình giới thiệu sản phẩm, thì vấn đề hậu thuyết trình đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm và giữ chân khách hàng Lấy ví dụ bạn tổ chức buổi thuyết trình giới thiệu nhãn hiệu xe ô tô của hãng Công việc sau khi buổi thuyết trình của bạn là gì? Đó là: - Thống kê được đánh giá của khách hàng về buổi giới thiệu... việc Nói trên một khía cạnh nào đó thì đó là một sự bắt đầu mới Đặc biệt những buổi thuyết trình giới thiệu sản phẩm, thì vấn đề hậu thuyết trình đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm và giữ chân khách hàng Lấy ví dụ bạn tổ chức buổi thuyết trình giới thiệu nhãn hiệu xe ô tô của hãng Công việc sau khi buổi thuyết trình của bạn là gì? Đó là: - Thống kê được đánh giá của khách hàng về buổi giới thiệu... cấp tài liệu hay tặng vật - Giữ liên lạc với những người tham gia - ĐỂ THUYẾT TRÌNH HIỆU QUẢ, CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ : Mọi người trong chúng ta không phải ai sinh ra đã biết thuyết trình trước đám đông Một số người dường như sinh ra là để thuyết trình, trong khi những người khác coi đó là cơn ác mộng tồi tệ của họ Khi bạn là người thuyết trình thì tất cả mọi 23 người sẽ hướng vào bạn Bạn có thể trở thành người... ngốc nghếch trước mặt họ Nếu bạn nghĩ một bài thuyết trình là: nội dung, trình chiếu và nói, thì chắc hẳn bạn sẽ có một bài thuyết trình nhàm chán, nhạt nhẽo hay còn gọi là “ru ngủ” Để có buổi thuyết trình hiệu quả trước đám đông, bạn phải là người làm chủ được mọi tình huống Bạn cần lên cho mình một kế hoạch tỉ mỉ, chuẩn bị rồi luyện tập và sau đó là trình bày * Trước hết các bạn phải tuân theo các... sung để bài thuyết trình hiệu quả hơn Hãy luôn chuẩn bị cho những tình huống đột xuất * Còn 1 lưu ý nhỏ nữa là rút kinh nghiệm sau mỗi bài Tự học là chính nên luôn có trách nhiệm với những “đứa con tinh thần” của mình Sau những buổi thuyết trình cực kì căng thẳng, nên hội ý lại và cùng phân tích những điểm yếu từ bài thuyết trình cũng như một vài thiếu sót của từng cá nhân, để ở buổi thuyết trình sau... người đó 21 f Tâm thế khi thuyết trình : Tự chủ, không lo lắng, hăng hái, nhiệt tình là cần thiết khi bạn muốn truyền đạt lại cho người khác Điều này có được khi bạn có sự chuẩn bị tốt ( nội dung, thiết bị, luyện tập,… ) g.kiểm soát thời gian phải căn cho bài thuyết trình của mình đủ thời gian mà vẫn đáp ứng được lượng thông tin truyền đạt đến người nghe Kết thúc bài thuyết trình: - Đưa ra thách đố... bàn tới tóm lại,tôi • Do đó, tôi hy vọng bài thuyết trình của tôi hôm nay sẽ giup bạn hiểu rõ hơn những biện pháp chúng tôi áp dụng,hiểu rõ hơn những nội dung tôi đề cập trong phần đầu • Các bạn có thể thấy như những gì tôi đã nói ở phần đầu 3.3 kết thuc thuyết trình - cảm ơn -bày tỏ nguyện vọng nhận được câu hỏi ,góp ý 22 Kết thúc một buổi thuyết trình không đồng nghĩa với sự kết thúc của mọi việc... người đó 16 f Tâm thế khi thuyết trình : Tự chủ, không lo lắng, hăng hái, nhiệt tình là cần thiết khi bạn muốn truyền đạt lại cho người khác Điều này có được khi bạn có sự chuẩn bị tốt ( nội dung, thiết bị, luyện tập,… ) g.kiểm soát thời gian phải căn cho bài thuyết trình của mình đủ thời gian mà vẫn đáp ứng được lượng thông tin truyền đạt đến người nghe Kết thúc bài thuyết trình: - Đưa ra thách đố . KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH I. Khái niệm Thuyết trình là quá trình truyền đạt những thong điệp đã được xác định trước một cách có hệ thống cho một nhóm người nghe… Trong từ điển cụm từ thuyết trình . sau: Thuyết trình là trình bày bằng lời trước nhiều người về một vấn đề nào đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người khác. Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ. lạc và thuyết phục. Ngày nay, các nhà tuyển dụng, các nhà quản lý luôn tìm kiếm các ứng viên không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình tốt. Thuyết trình

Ngày đăng: 21/10/2014, 22:08

Mục lục

  • KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

  • III. Chuẩn bị thuyết trình

    • 1. Đánh giá đúng bản thân.

    • 2.Tìm hiểu người nghe

    • 3.Xây dựng nội dung bài thuyết trình

      • a. Mục đích tổng quát

      • b. Mục tiêu cụ thể

      • 2. Đội bóng và Cách chơi hiện nay

      • Các thành phần của sân

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan