CÔNG VIỆC CỦA MỘT NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI MỘT DOANH NGHIỆP CỤ THỂ

15 974 0
CÔNG VIỆC CỦA MỘT NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI MỘT DOANH NGHIỆP CỤ THỂ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÔNG VIỆC CỦA MỘT NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI MỘT DOANH NGHIỆP CỤ THỂ,CÔNG VIỆC CỦA MỘT NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI MỘT DOANH NGHIỆP CỤ THỂ,CÔNG VIỆC CỦA MỘT NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI MỘT DOANH NGHIỆP CỤ THỂ,CÔNG VIỆC CỦA MỘT NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI MỘT DOANH NGHIỆP CỤ THỂ,CÔNG VIỆC CỦA MỘT NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI MỘT DOANH NGHIỆP CỤ THỂ,CÔNG VIỆC CỦA MỘT NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI MỘT DOANH NGHIỆP CỤ THỂ,CÔNG VIỆC CỦA MỘT NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI MỘT DOANH NGHIỆP CỤ THỂ,CÔNG VIỆC CỦA MỘT NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI MỘT DOANH NGHIỆP CỤ THỂ,,CÔNG VIỆC CỦA MỘT NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI MỘT DOANH NGHIỆP CỤ THỂ

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG BỘ MÔN KẾ TOÁN HỌC PHẦN: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1 ĐỀ TÀI THẢO LUẬN: CÔNG VIỆC CỦA MỘT NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI MỘT DOANH NGHIỆP CỤ THỂ NHÓM THẢO LUẬN: NHÓM 8 LỚP: THỨ BA, CA 3 PHÒNG HỌC: H204 HÀ NỘI – 2014 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG BỘ MÔN KẾ TOÁN HỌC PHẦN: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1 ĐỀ TÀI THẢO LUẬN: CÔNG VIỆC CỦA MỘT NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI MỘT DOANH NGHIỆP CỤ THỂ NHÓM THẢO LUẬN: NHÓM 8 NHÓM LỚP: PHÒNG HỌC: H204 NHÓM TRƯỞNG: NGUYỄN BÁ TRƯƠNG Email:truongnb.bws@gmail.com THÀNH VIÊN THAM GIA: 1. Nguyễn Thị Bích Trà. 2.Nguyễn Bá Trương. 3.Nguyễn Thị Giang 4.Đoàn Văn Hậu 5.Nguyễn Tuấn Anh 6.Đinh Thị Quyên 7. 2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………… 2 PHẦN 1: CÁC MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN………………… 1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán………………………………………………. 3 1.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung………………………………… 4 1.2. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán………………………………… 5 1.3. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán hỗn hợp………………………………… 6 2. Nguyên nhân cho sự lựa chọn mô hình bộ máy kế toán…………………… 7 PHẦN 2: CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN KẾ TOÁN…………………………. 1. Công việc chung của nhân viên kế toán……………………………………… 8 2. Công việc của kế toán trưởng………………………………………………… 10 PHẦN 3: LIÊN HỆ THỰC TẾ……………………………………………… 12 CÔNG VIỆC CỦA MỘT NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP CỤ THỂ 3 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, kế toán là một trong những công việc rất phổ biến và cần thiết. Với mỗi doanh nghiệp thì bộ máy kế toán luôn chiếm giữ một vị trí vô cùng quan trọng, đảm bảo trong sự phát triển cũng như những quyết định của các nhà quản lý. Bởi chính đây là bộ máy cung cấp những thông tin một cách chính xác, kịp thời về tình hình hoạt động của Doanh nghiệp. Do đó, khi thành lập Doanh nghiệp, bộ máy kế toán chính là bộ phận cần được lưu tâm hàng đầu. Các đơn vị kế toán nhất thiết phải tổ chức bộ máy kế toán trên cơ sở khối lượng công tác kế toán nhất định và yêu cầu về cung cấp thông tin. Bộ máy kế toán là tập hợp các cán bộ nhân viên kế toán đảm nhận việc thực hiên khối lượng công tác kế toán theo phần hành kế toán đã phân công với chức năng thông tin và kiểm tra hoạt động của đơn vị. Để nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp một các nhanh chóng và chính xác thì nhất thiết phải tổ chức một bộ máy kế toán hiệu quả. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của bộ máy kế toán trong doanh nghiệp, bài tiểu luận sẽ đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “CÔNG VIỆC CỦA MỘT NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI MỘT DOANH NGHIỆP CỤ THỂ” với các nội dung chính là: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán, Công việc của nhân viên kế toán nói chung và kế toán trưởng nói riêng, Liên hệ thực tiễn công việc của một nhân viên kế toán tại một doanh nghiệp cụ thể ở Việt Nam. 4 I. CÁC MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN. Mỗi một doanh nghiệp đều xây dựng cho mình một bộ máy kế toán khác nhau tùy theo quy mô và đặc điểm về tổ chức sản xuất và quản lý của doanh nghiệp. Tuy nhiên có ba hình thức tổ chức bộ máy kế toán phổ biến, đó là: Mô hình tổ chức kế toán tập trung, mô hình tổ chức kế toán phân tán và mô hình tổ chức kế toán hỗn hợp. 1. Mô hình tổ chức kế toán tập trung Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung là một bộ máy kế toán chỉ có một cấp. Nghĩa là toàn bộ doanh nghiệp (đơn vị hạch toán cơ sở) chỉ tổ chức 1 phòng kế toán ở đơn vị chính, tất cả các công việc kế toán như phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, ghi sổ tổng hợp chi tiết, tính giá thành, lập báo cáo, thông tin kinh tế đều được thực hiện tập trung ở phòng kế toán của đơn vị. Các bộ phận trực thuộc chỉ tổ chức ghi chép ban đầu và một số ghi chép trung gian cần thiết phục vụ cho sự chỉ đạo của người phụ trách đơn vị trực thuộc và đơn vị, không có tổ chức kế toán riêng. Kế toán trưởng Kế toán TSCĐ và vật tư Kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương Kế toán chi phí và tính giá thành Kế toán Tổng hợp và kiểm tra Kế toán nguồn vốn và các quỹ Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán Các nhân viên hạch toán ban đầu ở các đơn vị phụ thuộc Có thể mô tả hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung theo sơ đồ sau đây: Phòng kế toán trung tâm thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, tài chính trong toàn doanh nghiệp. Các đơn vị cấp dưới không có tổ chức kế toán riêng mà chỉ có nhân viên làm nhịêm vụ hạch toán ban đầu, thu nhận, kiểm tra và định kỳ gửi các chứng từ về phòng kế toán. Hoặc cũng có trường hợp các đơn vị cấp dưới trở thành đơn vị hạch toán ban đầu theo chế độ báo sổ và định kỳ gửi các sổ theo chế độ báo sổ này về Phòng kế toán. Phòng kế toán tổ chức hệ thống sổ tổng hợp và chi tiết đê xử lý, ghi chép toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, lập báo cáo kế toán và cung cấp thông tin cho hoạt động quản lý toàn doanh nghiệp. 5 Các đơn vị phụ thuộc trong trường hợp này chưa được phân cấp quản lý kinh tế tài chính nội bộ ở mức độ cao (chưa được giao vốn, chưa tính kết quả kinh doanh riêng) • Ưu điểm: đảm báo sự tập trung, thống nhất và chặt chẽ trong việc chỉ đạo công tác kế toán, giúp đơn vị kiểm tra, chỉ đạo sản xuất, chuyên môn hóa cán bộ, tạo điều kiện cho việc ứng dụng các phương tiện tính toán hiện đại có hiệu quả. Phục vụ kịp thời cho chỉ đạo toàn đơn vị, tất cả các công việc kế toán tập trung chủ yếu ở văn phòng trung tâm nên tránh đựơc tình trạng báo cáo sai lệch về tình hình sản xuất, kinh doanh của đơn vị • Nhược điểm: không cung cấp kịp thời các số liệu cần thiết cho các đơn vị trực thuộc trong nội bộ đơn vị nếu địa bàn hoạt động rộng. Khối lượng công tác kế toán ở Phòng kế toán trung tâm nhiều và cồng kềnh, các đơn vị phụ thuộc không có thông tin cho chỉ đạo nghiệp vụ ở đơn vị. • Điều kiện vận dụng: Mô hình này thường tồn tại trong các đơn vị thống nhất hoặc các doanh nghiệp tuy có tổ chức các đơn vị thành viên nhưng trực thuộc hoàn toàn, không có sự phân tán. Áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, phạm vi sản xuất kinh doanh tương đối tập trung trên một địa bàn nhất định, có khả năng đảm bảo việc luân chuyển chứng từ các bộ phận sản xuất kinh doanh nhanh chóng, kịp thời. 1.2. Mô hình tổ chức kế toán phân tán: Với mô hình này công tác kế toán được phân bổ chủ yếu cho các đơn vị cấp dưới, còn lại công việc kế toán thực hiện ở cấp trên phần lớn là tổng hợp và lập báo cáo kế toán chung toàn doanh nghiệp. Có thể khái quát mô hình này qua sơ đồ sau: Kế toán trưởng Bộ phận kế toán Văn phòng trung tâm Kế toán tổng hợp Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán Bộ phận kiểm tra Kế toán đơn vị phụ thuộc A Kế toán đơn vị phụ thuộc B 6 Theo hình thức tổ chức công tác kế toán phân tán thì ở đơn vị chính (đơn vị hạch toán cơ sở) lập phòng kế toán trung tâm, còn ở đơn vị kế toán phụ thuộc đều có tổ chức kế toán riêng và đã được phân cấp quản lý kinh tế tài chính nội bộ ở mức độ cao (đuợc giao vốn và tính kết quả hoạt động kinh doanh riêng) Trong mô hình này, toàn bộ công việc kế toán, tài chính, thống kê trong toàn bộ doanh nghiệp được phân công, phân cấp như sau: Ở phòng kế toán trung tâm có nhiệm vụ - Thực hiện các phần hành công việc kế toán phát sinh ở đơn vị chính và lập báo cáo kế toán phần hành công việc thực hiện. - Xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của doanh nghiệp và hướng dẫn, thực hiện công tác thống kê các chỉ tiêu cần thiết. - Hướng dẫn và kiểm tra công tác kế toán ở đơn vị phụ thuộc. - Thu nhận, kiểm tra báo cáo kế toán ở các đơn vị phụ thuộc gửi lên để tổng hợp lập báo cáo kế toán toàn doanh nghiệp. Ở các đơn vị phụ thuộc có nhiệm vụ - Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán ở đơn vị phụ thuộc để định kỳ lập báo cáo kế toán gửi về phòng kế toán trung tâm. - Xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của đơn vị. - Thống kê các chỉ tiêu cần thiết trong phạm vi đơn vị thực hiện. • Ưu điểm: Gắn với cơ sở sản xuất kinh doanh - nơi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế. Do đó điều kiện cho các đơn vị phụ thuộc nắm được tình hình sản xuất kinh doanh một cách chính xác, kịp thời, tạo điều kiện cho hạch toán nội bộ tại đơn vị. • Nhược điểm: Số lượng nhân viên lớn, bộ máy cồng kềnh, dẫn đến việc tổng hợp số liệu ở phòng kế toán trung tâm bị chậm trễ, thông tin kế toán cho lãnh đạo toàn đơn vị bị ảnh hưởng. 7 • Điều kiện vận dụng: Đối với những đơn vị có quy mô sản xuất kinh doanh lớn có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, địa bàn hoạt động rộng, có các đơn vị phụ thuộc ở xa trung tâm chỉ huy,các đơn vị thành viên được phân cấp quản lý. 1.3. Mô hình tổ chức kế toán vừa tập trung vừa phân tán Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, địa bàn hoạt động rộng, có nhiều đơn vị phụ thuộc mà mức độ phân cấp quản lý kinh tế tài sản nội bộ doanh nghiệp khác nhau thì có thể tổ chức công tác kế toán theo mô hình hổn hợp : vừa tập trung vừa phân tán. Thực chất, là sự kết hợp hai mô hình tổ chức công tác kế toán đã nói trên phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh ở đơn vị. Sơ đồ mô hình tổ chức kế toán tổng hợp: Kế toán trưởng Bộ phận kế toán Văn phòng trung tâm và kế toán từ các đơn vị phụ thuộc không có tổ chức kế toán riêng Kế toán tổng hợp Kế toán vốn bằng tiền, Thanh toán Bộ phận tổng hợp, kiểm tra Kế toán các đơn vị phụ thuộc có tổ chức kế toán riêng Nhân viên hạch toán các đơn vị phụ thuộc không có tổ chức kế toán riêng Trong bộ máy kế toán ở một cấp cụ thể, các kế toán phần hành và kế toán tổng hợp đều có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn riêng về công tác kế toán ở đơn vị. Các kế toán phần hành thường được chuyên môn hoá sâu theo một hoặc một số phần hành. Khi đã được phân công ở phần hành nào, kế toán đó phải đảm nhiệm từ giai đoạn hạch toán ban đầu (trực tiếp ghi chứng từ hoặc tiếp nhận và kiểm tra chứng từ) tới các giai đoạn kế tiếp theo : ghi sổ kế toán phần hành, đối chiếu kiểm tra số liệu trên sổ với thực tế, lập báo cáo kế toán phần hành được giao. Trong quá trình đó các phần hành có mối liên hệ ngang, có tính chất tác nghiệp, đồng thời các kế toán phần hành đều có mối liên hệ với kế toán tổng hợp trong việc cung cấp số liệu đảm bảo cho kế toán tổng hợp chức năng kế toán tổng hợp Ở đơn vị chính vẫn lập phòng kế toán trung tâm, ở các đơn vị phụ thuộc đã được phân cấp quản lý kinh tế tài chính mức độ cao thì có tổ chức công tác kế toán riêng, còn các đơn vị phụ thuộc chưa được phân cấp quản lý kinh tế tài chính ở mức độ cao thì không tổ chức công tác kế toán riêng mà tất cả các hoạt động kinh tế tài chính trong đơn vị này do phòng kế toán trung tâm ghi chép, tổng hợp và báo cáo. 8 Toàn bộ công việc kế toán ở doanh nghiệp trong trường hợp này được phân công, phân cấp như sau: Ở phòng kế toán trung tâm - Xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của doanh nghiệp. - Thực hiện các phần hành công việc kế toán và thống kê phát sinh ở đơn vị chính và các đơn vị trực thuộc không có tổ chức kế toán riêng. - Hướng dẫn, kiểm tra công tác kế toán ở các đơn vị phụ thuộc có tổ chức kế toán riêng. - Thu nhận, kiểm tra báo cáo kế toán của các đơn vị phụ thuộc gửi lên và của phần hành công việc ở đơn vị chính để lập báo cáo kế toán tổng hợp toán doanh nghiệp. Ở các đơn vị phụ thuộc có tổ chức kế toán riêng có nhiệm vụ - Xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính ở đơn vị. - Tổ chức thực hiện toàn bộ công việc kế toán và thống kê trong đơn vị và định kỳ lập báo cáo kế toán gửi về phòng kế toán trung tâm. Ở các đơn vị phụ thuộc không có tổ chức kế toán riêng: - Bố trí các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ ban đầu. - Thực hiện từng phần hành công việc kế toán cụ thể được kế toán trưởng phân công và định kỳ gửi chứng từ kế toán và báo cáo sơ bộ về các phần hành công việc kế toán được giao về phòng kế toán trung tâm để kiểm tra và ghi sổ kế toán. • Ưu điểm Khắc phục được một số nhược điểm của 2 mô hình trên. Khối lượng công tác nhiều, không cập nhật thông tin kịp thời Cho nên, trong thực tế hình thức này rất được sử dụng nhiều. Công tác kế toán được phân công hợp lý cho các đơn vị trực thuộc. • Nhược điểm Bộ máy kế toán cồng kềnh, • Điều kiện áp dụng Doanh nghiệp có cơ cấu kinh doanh phức tạp, bao gồm nhiều loại. Mô hình này thường áp dụng cho các doanh nghiệp mà đơn vị trực thuộc có những đặc điểm, điều kiện khác nhau. Một số đơn vị trực thuộc có quy mô lớn hoặc ở xa trung tâm, cần thiết phải có thông tin phục vụ cho quản lý, có hạch toán kinh doanh thì sẽ tổ chức bộ máy kế toán riêng. Còn các đơn vị trực thuộc khác do điều kiện, đặc điểm, quy mô chưa đến mức phải phân công công tác kế toán thì không tổ chức hạch toán riêng. 2. Nguyên nhân cho sự lựa chọn mô hình bộ máy kế toán Việc xây dựng và tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp là vô cùng quan trong. Mỗi cơ sở kinh doanh với những hoạt động kinh doanh khác nhau sẽ lựa chọn một mô hình tổ chức bộ máy kế toán khác nhau. Tuy nhiên để xây dựng mô 9 hình tổ chức công tác kế toán ở đơn vị một cách khoa học và hợp lý cần phải căn cứ vào các cơ sở sau: - Lĩnh vực hoạt động của đơn vị. - Đặc điểm vể tổ chức sản xuất và quản lý của đơn vị. - Quy mô và phạm vi hoạt động của đơn vị. - Nhu cầu cung cấp thông tin của các cấp quản lý. - Mức độ phân cấp quản lý kinh tế, tài chính nội bộ. - Điều kiện và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho công tác kế toán. - Trình đô của đội ngủ nhân viên kế toán. II. CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN KẾ TOÁN. 1. Công việc chung của một nhân viên kế toán Theo điều 5, Luật kế toán 2003 quy định nhiệm vụ, cũng như công việc nói chung của mỗi nhân viên kế toán như sau: 1. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán. 2. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi pháp luật về tài chính, kế toán. 3. Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. 4. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. Hàng ngày ở các doanh nghiệp hay bất kỳ một tổ chức, cơ quan nào cũng có biết bao nhiêu hoạt động được thực hiện. Trong đó, các hoạt động kinh tế, tài chính chiếm một phần quan trọng, chẳng hạn như: thu tiền bán hàng, nhập kho số nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất, trả tiền mua số nguyên vật liệu đã mua đó; ngày cuối tháng thì phải trả lương cho công nhân viên, xác định số tiền lãi hay lỗ của tháng này Các nhân viên kế toán ghi chép lại tất cả những hoạt động kinh tế, tài chính đó để báo cáo cho nhà quản lý (giám đốc, chủ doanh nghiệp, thủ trưởng đơn vị ). Tóm lại, là một nhân viên kế toán, công việc hàng ngày của bạn bao gồm các nhiệm vụ chính sau: • Thu thập thông tin về các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh ở đơn vị vào chứng từ kế toán Ở mỗi đơn vị, ví dụ trong một doanh nghiệp có nhiều bộ phận khác nhau như: Phòng kinh doanh, bộ phận bán hàng, bộ phận vật tư Các bộ phận này luôn thực hiện các hoạt động kinh tế, tài chính theo chức năng đã quy định. Mỗi hoạt động 10 [...]... hơn công việc của một nhân viên kế toán tại một doanh nghiệp cụ thể, bài tiểu luận sẽ đi sâu nghiên cứu công việc kế toán tại công ty cổ phần đầu tư Công nghệ và Địa ốc Interland Công ty hoạt động trong lĩnh vực đầu tư công nghệ và giải pháp viễn thông song song đầu tư kinh doanh bất động sản Công ty có một phòng kế toán gồm có tất cả 10 nhân viên, trong đó bao gồm: - Một kế toán trưởng - Một kế toán. .. nhân viên kế toán làm việc trong 4 mảng khác nhau: Thương mại, sản xuất, giáo dục và bất động sản Trong đó mỗi mảng gồm có 2 nhân viên kế toán: một kế toán viên và một kế toán tổng hợp Các nhân viên kế toán làm việc ở mảng nào sẽ độc lập về mảng đó, chỉ liên quan đến kế toán tổng hợp Trong công ty, chỉ có kế toán trưởng được làm về lương Sau đây sẽ là một số thông tin về công việc của một kế toán viên. .. theo pháp luật của đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơn vị kế toán 3 Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; trường hợp có đơn vị kế toán cấp trên thì đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ 4 Trường hợp đơn vị kế toán của người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có... của một kế toán viên làm việc trong mảng sản xuất của công ty Kế toán viên làm việc trong mảng này sẽ đảm nhiệm song song công việc kế toán nội bộ và kế toán thuế 1 Kế toán nội bộ Nhân viên kế toán sẽ tiến hành làm các công việc như sau: - Duyệt chứng từ, làm các khoản thanh toán, tạm ứng Sau khi duyệt xong các chứng từ sẽ chuyển cho kế toán tổng hợp và sau đó sẽ chuyển lên kế toán tổng hợp - Theo dõi... năm, nhân viên kế toán phải tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán đã ghi chép, lập thành các báo cáo gửi tới lãnh đạo đơn vị.Thậm chí ở những đơn vị yêu cầu thông tin phải cập nhật thường xuyên thì kế toán phải làm báo cáo hàng ngày Báo cáo của kế toán có nhiều loại khác nhau và được gọi chung là Báo cáo kế toán 2 Công việc của kế toán trưởng Theo điều 52, Luật kế toán 2003 có nêu rõ nhiệm vụ của kế toán. .. vụ của kế toán trưởng là: 1 Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán theo quy định tại Điều 5 của Luật này 2 Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sự dụng kinh phí ngân sách nhà nước và doanh nghiệp nhà nước ngoài nhiệm vụ quy ddingj tại khoản 1 Điều này còn có... dụng để ghi chép khác nhau Trên cơ sở các chứng từ thu thập được, nhân viên kế toán tiến hành phân loại, tổng hợp để ghi vào các sổ kế toán một cách chính xác • Tổng hợp làm báo cáo kế toán Như bạn đã biết, công việc của nhân viên kế toán nhằm mục đích cuối cùng là cung cấp thông tin cho lãnh đạo đơn vị, trên cơ sở đó lãnh đạo đơn vị có thể đưa ra các giải pháp quản lý phù hợp nhằm thúc đẩy đơn vị ngày... làm việc của từng cán bộ nhân viên Chủ trì các cuộc họp hội ý, định kỳ , Họp đột xuất để thảo luận và giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác của phòng , của từng thành viên Tham gia các cuộc họp giao ban của Công ty, họp chuyên đề có liên quan đến nhiệm vụ của Phòng hoặc cần đến sự phối hợp , kiểm tra đào tạo kế toán cho nhân viên Báo cáo thường xuyên tình hình hoạt động của Phòng cho Giám Đốc Công. .. chép lại trong các giấy tờ mà kế toán gọi là chứng từ như phiếu thu, phiếu chi tiền mặt, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơn bán hàng Các chứng từ này sẽ được chuyển cho nhân viên kế toán xử lý • Ghi sổ kế toán Sổ kế toán của đơn vị dùng để ghi chép tổng hợp các thông tin về tất cả các hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị Ở mỗi đơn vị có nhiều sổ kế toán, mỗi sổ kế toán được sử dụng để ghi chép... định tại khoản 1, điều 50 của Luật này và phải thực hiện nhiệm vụ, trách nhiêm và quyền quy định cho kế toán trưởng Trong kế toán nội bộ công việc của người kế toán trưởng vô cùng quan trọng đồng thời cũng gặp nhiều khó khăn trở ngại Phải tìm hiểu rõ tính chất công việc và nhiệm vụ để tránh gặp những sai lầm không đáng có trong công việc 11 • - - - - • - - - - Nhiệm vụ điều hành : Là người lãnh đạo của . toán. II. CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN KẾ TOÁN. 1. Công việc chung của một nhân viên kế toán Theo điều 5, Luật kế toán 2003 quy định nhiệm vụ, cũng như công việc nói chung của mỗi nhân viên kế toán như. 2 nhân viên kế toán: một kế toán viên và một kế toán tổng hợp. Các nhân viên kế toán làm việc ở mảng nào sẽ độc lập về mảng đó, chỉ liên quan đến kế toán tổng hợp. Trong công ty, chỉ có kế toán. là một số thông tin về công việc của một kế toán viên làm việc trong mảng sản xuất của công ty. Kế toán viên làm việc trong mảng này sẽ đảm nhiệm song song công việc kế toán nội bộ và kế toán

Ngày đăng: 21/10/2014, 22:04

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………… 2

  • PHẦN 1: CÁC MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN…………………

    • 1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán………………………………………………. 3

      • 1.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung………………………………… 4

      • 1.2. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán………………………………… 5

      • 1.3. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán hỗn hợp………………………………… 6

      • 2. Nguyên nhân cho sự lựa chọn mô hình bộ máy kế toán……………………... 7

      • PHẦN 2: CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN KẾ TOÁN………………………….

      • 1. Công việc chung của nhân viên kế toán……………………………………… 8

      • 2. Công việc của kế toán trưởng………………………………………………… 10

      • PHẦN 3: LIÊN HỆ THỰC TẾ……………………………………………….. 12

      • CÔNG VIỆC CỦA MỘT NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP CỤ THỂ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan