NGỮ VĂN 7/1

171 367 0
NGỮ VĂN 7/1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tuần 1 Bài 1 Tiết 1 Văn bản: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA (Lý Lan) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái. - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng cảm nhận và phân tích văn bản. 3. Thái độ: - Biết ơn, biết yêu thương, kính trọng, chăm sóc cha mẹ. - Trân trọng to lớn của nhà trường đối với mỗi người. B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS Giáo viên:Giáo án +sgk + sưu tầm ca dao nói về công ơn cha mẹ. HS: soạn bài mới C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC I. Ổn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. III. Giảng bài mới: Giới thiệu bài: Chúng ta đều đã trải qua cái buổi tối và đêm trước ngày khai giảng trọng đại khi bước vào học lớp 1. Còn vương vấn trong trí nhớ của ta xiết bao bồi hồi xao xuyến…cả lo lắng và sợ hãi mơ hồ. Bây giờ nhớ lại ta thấy thậ ngây thơ và ngọt ngào. Trong đêm trước ngày khai trường để vào học lớp 1 của con những người mẹ đã làm gì và nghĩ những gì. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung TG Hoạt động1: Đọc và tìm hiểu chung văn bản GV: đọc trước 1 đoạn, gọi 1-2 học sinh đọc tiếp(yêu cầu đọc dịu dàng, chậm rải, tình cảm) GV: Cho hs đọc phần chú thích trong SGK GV: Em hãy xác định bố cục của văn bản và nêu nội dung. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung văn bản GV: Đêm trước ngày khai trường tâm trạng người mẹ và đứa con có gì khác nhau? GV: Tâm trạng của người mẹ và đứa con được biểu hiện ở những chi tiết nào? GV: Vì sao người mẹ trằn trọc không ngủ được GV: Trong đêm không ngủ, HS: đọc HS: đọc HS: trình bày. HS: Trả lời + Mẹ thao thức không ngủ, suy nghĩ triền miên. + Con thanh thản nhẹ nhàng vô tư. HS: tìm kiếm phát hiện chi tiết. HS: Trả lời. I.Đọc và tìm hiểu chung văn bản 1.Đọc: 2. Chú thích: SGK 3.Bố cục: Chia làm 2 phần - Từ đầu đến thế giới mà mẹ vừa bước vào: nổi lòng yêu thương của mẹ. - Phần còn lại: Cảm nghĩ của mẹ về vai trò của xã hội và nhà trường trong giáo dục trẻ em. II. Tìm hiểu nội dung văn bản: 1. Nổi lòng của mẹ: - Người mẹ thao thức suy nghĩ triền miên, trong khi con thanh thản, vô tư. - Người mẹ trằn trọc không ngủ vì thương yêu con, luôn nghĩ về con và nhớ lại những ấn tượng thời đi học của mẹ. Trang 1 người mẹ đã làm gì cho con? GV: Em cảm nhận được tình mẫu tử nào được thể hiện trong các cử chỉ đó? GV: Trong đêm không ngủ, tâm trí mẹ đã sống lại kỉ niệm quá khứ nào? GV: Hình dung của em về 1 người mẹ như thế nào? GV: Theo dõi phần cuối văn bản và cho biết: trong đêm không ngủ người mẹ đã nghĩ về điều gi? GV: Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ? GV: Câu nói của người mẹ “bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Em hiểu câu nói đó như thế nào? GV: Bà mẹ nói với ai? Có phải nói trực tiếp với con không? Cách viết này có tác dụng gì? Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết GV: Đoạn thâu tóm nội dung văn bản”cổng trường mở ra” là đoạn văn nào? GV: Đoạn văn đó diễn tả tình yêu và lòng tin của người mẹ.Theo em mẹ đã dành tình yêu và niềm tin ấy cho ai? Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập GV: Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập1,2 ở phần luyện tập. HS: Đắp mền, buông mùng, lượm đồ chơi, nhìn con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con. HS: Một lòng vì con, lấy giấc ngủ của con làm niềm vui. HS: Nhớ bà ngoại dắc mẹ vào lớp 1, nhớ đến ngày khai giảng mà mẹ đã từng trải qua. HS: Trả lời. HS: - Nghĩ về ngày khai trường và ngày lễ của toàn xã hội. - Về ảnh hưởng của giáo dục đối với trẻ em HS: “Ai cũng biết rằng mọi sai lầm trong giáo dục…đi chệch cả hàng dặm sau này” HS: Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với con người. Tin tưởng vào sự nghiệp giáo dục. Khích lệ con đến trường học tập. HS: Bà mẹ nói với chính mình, không phải nói trực tiếp nói với con. Thể hiện nội tâm nhân vật chân thực hơn. HS: Đoạn cuối cùng”Đêm nay mẹ không ngủ…thế giới kì diệu sẽ mở ra” HS: Mẹ dành tình yêu và niềm tin cho con, cho nhà trường, cho xã hội tốt đẹp. Người mẹ luôn tin tưởng ở con, sẵn sàng hy sinh vì con, yêu thương người thân, yêu quí biết ơn trường học. 2. Cảm nghĩ của mẹ về giáo dục trong nhà trường. - Ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. - Giáo dục có ảnh hưởng quyêt định đến cả một thế hệ mai sau. III. Tổng kết: Ghi nhớ: SGK IV. Luyện tập: IV. Củng cố: Đêm trước ngày khai trường tâm trạng người mẹ và đứa con có gì khác nhau? V. Dặn dò: - Học bài và làm bài tập ở phần luyện tập. - Soạn bài: “Mẹ tôi” Trang 2 D. RÚT KINH NGHIỆM: Tiết 2 Văn bản: MẸ TÔI (Ét- môn –đô đơ A –mi -xi) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Qua bức thư của bố, qua tâm trạng của người cha trước lỗi lầm của đứa con đối với mẹ, tác giả muốn những đứa con khắc sâu trong lòng, rằng mẹ là người đáng kính, đáng yêu nhất. Phạm lỗi với mẹ là 1 trong những lỗi đáng trách, đáng lên án, đáng ân hận nhất. Cách giáo dục nghiêm khắc nhưng vẫn tế nhị, có lí, có tình của người cha. - Nghệ thuật biểu hiện thái độ, tình cảm và tâm trạng gián tiếp qua một bức thư. Ngôi kể thứ nhất, xưng “tôi” – nhân vật kể chuyện. 2. Kỹ năng: Tiếp tục rèn luyện kỹ năng sử dụng từ ghép, bước đầu biết cách liên kết khi xây dựng văn bản viết. 3. Thái độ: Kính trọng yêu thương cha mẹ. B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS Giáo viên:Giáo án +sgk + Bảng phụ: Học sinh: Bài mới + sgk. C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC I. Ổn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: - Em hiểu câu văn: “Bước vào cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra như thế nào? Đối với em thế giới kì diệu đó là gì? - Tâm trạng của người mẹ và của đứa con trong đêm trước ngày khai giảng giống và khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau ấy? III. Giảng bài mới: Giới thiệu bài: Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có 1 vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả mà từ xưa, dân tộc Việt Nam có đạo lý “thờ cha kính mẹ”. Dù xã hội có văn minh như thế nào thì lòng biết ơn, hiếu thảo vẫn luôn đặt lên hàng đầu mà người làm con phải tôn thờ. Tuy nhiên, không phải khi nào ta cũng ý thức hết được điều đó.Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm, mới nhận ra tất cả. Bài Mẹ tôi sẽ cho ta một bài học như thế. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung TG Hoạt động1: Đọc và tìm hiểu chung văn bản GV: Gọi HS đọc văn bản (yêu cầu đọc: chậm rãi, tình cảm tha thiết và nghiêm) GV: Cho HS đọc phần chú thích trong SGK GV: Văn bản Mẹ tôi thuộc kiểu văn bản gì? GV: Trong các phương thức sau đây, đâu là phương thức chính được dùng để tạo lập văn bản Mẹ tôi? - Kể chuyện người mẹ. - Kể chuyện người con. - Biểu hiện tâm trạng của người cha. GV: Nếu thế nhân vật chính là ai? Vì sao? HS: Đọc theo sự hướng dẫn của GV. HS: Đọc chú thích SGK HS: Kiểu văn bản: Thư từ – Biểu cảm. HS: Biểu hiện tâm trạng của người cha là phương thức chính được dùng để tạo lập văn bản Mẹ tôi. I. Đọc và tìm hiểu chung văn bản: 1. Đọc: 2. Chú thích: SGK 3. Thể loại: Kiểu văn bản: Thư từ – Biểu cảm. Trang 3 GV: Trong tâm trạng của người cha có: - Hình ảnh người mẹ. - Những lời nhắn nhủ dành cho con. - Thái độ của người cha trước lỗi lầm của con. Em hãy xác định các nội dung đó trên văn bản? Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung văn bản. GV: Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi”? (Hình như giữa nội dung và nhan đề không phù hợp). GV gợi ý: -Nhan đề do tác giả đặt. - Qua bức thư người bố gửi cho con, người đọc thấy hiện lên hình tượng một người mẹ cao cả và lớn lao. Không để người mẹ xuất hiện trực tiếp, tác giả sẽ dễ dàng mô tả cũng như bộc lộ những tình cảm và thái độ quý trọng của người bố đối với mẹ đã âm thầm lặng lẽ cho đứa con của mình. GV: Hình ảnh người mẹ của En-ri-cô hiện lên qua các chi tiết nào trong văn bản Mẹ tôi? GV: Em cảm nhận phẩm chất cao quý nào của người mẹ sáng lên từ những chi tiết đó? GV: Phẩm chất đó được thể hiện như thế nào ở mẹ em hay một người mẹ Việt Nam nào mà em biết? GV: Theo em vì sao người cha cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy? GV: Nhát dao hỗn láo của con đã đâm vào trái tim thương yêu của cha. Nhưng theo em nhát dao đó có làm đau trái tim người mẹ không? GV: Hãy quan sát đoạn 2 trong văn bản và cho biết đâu HS: Người cha vì hầu hết lời nói trong văn bản này là lời tâm tình của người cha. HS: Trình bày ý kiến của mình. HS: Trả lời HS: Thức suốt đêm … có thể mất con … HS: Dành hết tình thương cho con, quên mình vì con. HS: Tự bộc lộ HS: Vì cha vô cùng yêu quý mẹ, vô cùng yêu quý con, cha đã thất vọnh vô cùng vì con hư phản lại tình yêu thương của 4. Bố cục: ba phần - Từ đầu đến “sẽ là ngày con mất mẹ”: hình ảnh người mẹ. - Tiếp theo đến” chà đạp lên tình thương yêu” : Những lời nhắn nhủ dành cho con. - Phần còn lại: Thái độ dứt khoát của người cha trước lỗi lầm của con. II. Phân tích. 1. Hình ảnh người mẹ: - Thức suốt đêm … có thể mất con … sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để cứu sống con … Dành hết tình thương cho con, quên mình vì con. Trang 4 là những lời khuyên sâu sắc của người cha đối với con mình? GV: Em hiểu thế nào về tình cảm thiêng liêng trong lời nhắn nhủ sau đây của người cha: con hãy nhớ rằng tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả? GV: Em hiểu thế nào về nỗi xấu hổ và nhục nhã trong lời khuyên sau đây của người cha: Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẽ nào chà đạp lên tình thương yêu đó? GV: Em hiểu gì về người cha từ những lời khuyên này? GV: Em chú ý đến lời lẽ nào của người cha trong đoạn cuối của văn bản? GV: Từ những lời nói đó em thấy người cha có thái độ như thế nào trước lỗi lầm của con? GV: Em hiểu như thế nào về lời khuyên của người cha: con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố mà do sự thành khẩn trong lòng? GV: Theo em vì sao En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư bố? (HS thảo luận) GV: Theo em tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri- cô mà lại viết thư? Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết văn bản GV: Từ văn bản Mẹ tôi, em cha mẹ. HS: Càng làm đau trái tim người mẹ, trái tim người mẹ chỉ có chỗ cho tình thương yêu con, nên sẽ đau gấp bội phần. HS:- Dù có khôn lớn khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa … đã làm mẹ đau lòng. - Lương tâm con sẽ không 1 phút nào yên tĩnh … tâm hồn con như bị khổ hình. - Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương kínhtrọng … chà đạp lên tình yêu thương đó. HS: -Tình cảm tốt đẹp đáng tôn thờ là tình cảm thiêng liêng. - Trong nhiều tình cảm cao quý, tình yêu thương kính trọng cha mẹ là thiêng liêng hơn cả. HS: Làm việc xấu tự thấy hổ thẹn, rất đáng hổ thẹn là chà đạp lên tình yêu thương cha mẹ, bị người khác coi thường lên án. HS: Là người vô cùng yêu quý gia đình, là người có được những tình cảm thiêng liêng, không bao giờ làm điều xấu để phải xấu hổ, nhục nhã. HS: - Không bao giờ con được thốt ra lời nói nặng với mẹ’ - Con phải xin lỗi mẹ - Hãy cầu xin mẹ hôn con - Thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ HS: Vừa dứt khoát như ra lệnh, vừa mềm mại như khuyên nhủ. HS: Người cha muốn con thành thật, xin lỗi mẹ vì sự hối lỗi trong lòng, vì thương mẹ chứ không vì khiếp sợ ai. HS: trả lời: Vì bố gợi lại những kĩ niệm giữa mẹ và En-ri-cô, vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố, vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố. HS: Vì tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo nhiều khi không nói trực tiếp được, nhất - Sự hỗn láo của con càng làm đau trái tim người mẹ. 2. Những lời nhắn nhủ của người cha: - Dù có khôn lớn khởe mạnh thế nào đi chăng … làm mẹ đau lòng. - Lương tâm con sẽ không 1 phút yên tĩnh … tâm hồn con như bị khổ hình. - Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương kính trọng … chà đạp lên tình yêu thương đó. Trong nhiều tình cảm cao quý, tình yêu thương kính trọng cha mẹ là thiêng liêng hơn cả. Thật xấu hổ nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó. 3. Thái độ của người cha trước lỗi lầm của con. - Dứt khoát như ra lệnh, vừa mềm mại như khuyên nhủ En-ri-cô phải thành khẩn xin lỗi mẹ vì sự hối lỗi trong lòng. Trang 5 cảm nhận những điều sâu sắc nào của tình cảm con người? Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập. GV: Hướng dẫn HS làm bài tập1,2(SGK) là nói với người bị mắc lỗi. HS: Tình cảm cha mẹ dành cho con cái và con cái dành cho cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Con cái không có quyền hư đốn cha đạp lên tình cảm đó. HS: làm theo sự hướng dẫn của GV III. Tổng kết: * Ghi nhớ: SGK/trang 12. IV. Luyện tập: IV. Củng cố: - Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào qua văn bản Mẹ tôi? V. Dặn dò: - Học bài - Soạn bài: Cuộc chia tay của những con búp bê. D. RÚT KINH NGHIỆM: Tiết 3 TỪ GHÉP A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Giúp HS nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. - Hiểu được nghĩa của các loại từ ghép 2. Kỹ năng: - Giải thích được cấu tạo và ý nghĩa của từ ghép. - Vận dụng được từ ghép trong nói viết B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS Giáo viên:Giáo án +sgk + Bảng phụ: Học sinh: Bài mới + sgk. C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC I. Ổn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy nêu định nghĩa về từ đơn và từ phức? Từ phức có mấy loại? III. Giảng bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung TG Hoạt động1:Tìm hiểu cấu tạo của từ ghép GV: Gọi học sinh đọc ví dụ 1 trong SGK trang 13 GV: Em hãy xác định tiếng chính, tiếng phụ trong 2 từ “bà ngoại”, “thơm phức” GV: Em hãy cho biết trật tự sắp xếp và vai trò của các tiếng như thế nào? HS: đọc ví dụ. HS:Tiếngchính: “bà”, “thơm” Tiếng phụ: “ngoại”, “phức”. HS: Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính. HS: đọc ví dụ. I.Các loại từ ghép: 1. Ví dụ: * Ví dụ 1: - Bà ngoại: “bà” là tiếng chính, “ngoại” là tiếng phụ. - Thơm phức: “thơm” là tiếng chính, “phức” là tiếng phụ. - Vị trí: Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính. Từ ghép chính phụ. * Ví dụ 2 Trang 6 GV: gọi HS đọc ví dụ 2(SGK/tr14). GV: Em hãy cho biết các tiếng trong 2 từ ghép: “Quần áo”, “trầm bổng” có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không? GV: Em hiểu như thế nào là từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập? Hoạt động2:Tìm hiểu ý nghĩa của từ ghép GV: So sánh nghĩa của từ “bà ngoại” với từ “bà”, nghĩa của từ “thơm phức” với “thơm”. Em thấy có gì khác nhau? GV: Từ so sánh trên em rút ra được kết luận gì? GV: So sánh nghĩa của từ “quần áo” với mỗi tiếng”quần”, “áo”; nghĩa của từ “trầm bổng” với mỗi tiếng “trầm”, “bổng”. Em thấy có gì khác? GV: Từ so sánh trên em rút ra kết luận gì? GV: Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK. Hoạt động 3:Hướng dẫn học sinh luyện tập. GV: Xếp các từ ghép: suy nghĩ, lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi, cười nụ, vào bảng phân loại(sử dụng bảng phụ) HS: “Quần áo”, “trầm bổng” không phân biệt tiếng chính, tiếng phụ. Hai tiếng có vai trò bình đẳng về mặt ngữ pháp. HS: trình bày. HS: - Bà ngoại với bà + Giống: cùng chỉ người phụ nữ lớn tuổi, đáng kính trọng. + Khác: “Bà ngoại” chỉ người phụ nữ sinh ra mẹ; “Bà” chỉ người phụ nữ sinh ra cha hoặc mẹ. - Thơm phức với thơm. + Giống: cùng chỉ tính chất của sự vật, đặc trưng về mùi vị. + Khác: Thơm phức chỉ mùi thơm đậm đặc gây ấn tượng mạnh; thơm chỉ mùi thơm nói chung. HS: Nghĩa của từ bà ngoại hẹp hơn nghĩa của từ bà, nghĩa của từ thơm phức hẹp hơn nghĩa của từ thơm. HS: Quần áo: chỉ chung cả quần, áo; các tiếng “quần”, “áo” chỉ sự vật riêng lẻ. Trầm bổng: chỉ âm thanh lúc thấp, lúc cao, khi rõ khi văng vẳng; các tiếng” trầm”, “bổng” chỉ từng cao độ cụ thể. HS: Ý nghĩa của 2 từ ghép”quần áo”, “trầm bổng” khái quát hơn, trừu tượng hơn ý nghĩa của các tiếng tạo nên nó. HS: lên bảng làm HS: lên bảng làm HS: lên bảng làm “Quần áo”, “trầm bổng” không phân biệt tiếng chính, tiếng phụ. Hai tiếng có vai trò bình đẳng về mặt ngữ pháp Từ ghép đẳng lập 2. Kết luận: Ghi nhớ: SGK/trang 14. II. Nghĩa của từ ghép: 1. Ví dụ: * Ví dụ1: So sánh nghĩa của từ “bà ngoại” với từ “bà”. Nghĩa của từ “thơm phức” với “thơm”. Nghĩa của từ bà ngoại hẹp hơn nghĩa của từ bà, nghĩa của từ thơm phức hẹp hơn nghĩa của từ thơm. * Ví dụ 2: So sánh nghĩa của từ “quần áo” với “quần”, “áo”. Nghĩa của từ “ trầm bổng” với “trầm”, “bổng” Ý nghĩa của 2 từ ghép”quần áo”, “trầm bổng” khái quát hơn, trừu tượng hơn ý nghĩa của các tiếng tạo nên nó. 2. Kết luận: * Ghi nhớ(SGK/trang14) III. Luyện tập: Bài tập 1/trang 15: Từ ghép CP Lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cây cỏ, cười nụ. Từ ghép ĐL suy nghĩ, ẩm ướt, chài lưới, đầu đuôi Bài tập 2/trang 15: Bút chì, thước kẻ, mưa rào, làm quen, ăn bám, trăng xoá, vui tai, nhát gan. Trang 7 GV: gọi hs lên bảng làm bt2 trang 15. GV: hướng dẫn và gọi hs lên bảng làm bt3 trang 15. GV: Tại sao có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không thể nói một cuốn sách vở? HS: Trình bày ý kiến Bài tập 3/trang 15: sông mày Núi Mặt đồi mũi thích hỏi Ham Học mê tập đẹp đẹp Xinh Tươi tươi cười Bài tập 4/trang 15 Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở vì sách và vở là những danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể, có thể đếm được. Còn sách vở là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp chỉ chung cả loại nên không thể nói một cuốn sách vở. IV. Củng cố: GV hệ thống lại kiến thức bài dạy V. Dặn dò: - Học bài và làm các bài tập còn lại trong SGK. - Chuẩn bị bài: Từ láy. D. RÚT KINH NGHIỆM: Tiết 4 LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 4. Kiến thức: - Giúp hs thấy được: Muốn đạt được mục đích giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kiết. Sự liên kết ấy cần được thể hiện trên cả hai mặt: hình thức ngôn ngữ và nội dung ý nghĩa. 5. Kỹ năng: - Cần vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được những văn bản có tính liên kết. B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS Giáo viên:Giáo án +sgk . Học sinh: Bài mới + sgk. C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC I. Ổn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. III. Giảng bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung T G Hoạt động1: Xác định vai trò của tính liên kết GV: Gọi 1 HS đọc đoạn văn trong sách giáo khoa trang 17. GV: Em thấy có câu nào sai ngữ pháp không? Có câu nào mơ hồ về nghĩa không? GV: Nếu là En-ri-cô, em có HS:Đọc đoạn văn trong sách giáo khoa. HS: Các câu trên không sai ngữ pháp, không mơ hồ về ý nghĩa. I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản. 1. Tính liên kết của văn bản. Ví dụ a.( sgk / 17 ). Các câu văn không sai ngữ pháp, không mơ hồ về nghĩa. Ví dụ b. (sgk / 17). Trang 8 hiểu được đoạn văn ấy không? Vì sao? GV liên hệ truyện “ cây tre trăm đốt” GV: Như vậy theo các em đoạn văn thiếu tính gì? GV chốt: Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản vì nhờ nó mà những câu đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa được đặt cạnh nhau mới tạo thành văn bản GV: Gọi 1 HS đọc kĩ đoạn văn và cho biết thiếu ý gì mà đoạn văn trở nên khó hiểu. Hãy sửa lại đoạn văn để En-ri-cô hiểu được ý của bố? (HS thảo luận). GV: Vậy liên kết trong văn bản trước hết là sự liên kết về phương diện nào? GV: Gọi 1HS đọc đoạn văn trong mục 2.b sgk / 18. GV: Đoạn văn có mấy câu? Hãy đánh số thứ tự cho từng câu? GV: So với nguyên bản Cổng trường mở ra thì: Câu 2 thiếu cụm từ nào? Câu 3 Chép sai từ nào? Việc chép sai khiến đoạn văn như thế nào? GV: Em có nhận xét gì về các câu trong 2 đoạn văn (ở nguyên bản và ở mục |. 2.a ) ? GV: Vậy cụm từ còn bây giờ và con đóng vai trò gì? GV: Vậy bên cạnh sự liên kết về nội dung ý nghĩa còn cần phải có sự liên kết về phương diện nào? GV: Gọi 1 HS đọc ghi nhớ sgk / 18. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập GV: Sắp xếp những câu vă ở bài tập 1 (sgk / 18 ) theo 1 thứ tự hợp lí để tạo thành đoạn văn có tính liên kết? GV: Các câu văn ở bài tập 2 có tính liên kết chưa? Vì sao? HS: Nếu là En-ri cô,em chưa hiểu được đoạn văn ấy vì giữa các câu không có mối liên hệ gì với nhau. HS: Đoạn văn thiếu tính liên kết. HS: Suy nghĩ trả lời: Văn bản không thể có sự nối liền, gắn kết nếu thiếu 1” cái đây tưởng tượng” nối các ý với nhau. HS: Liên kết trong văn bản trước hết là sự liên kết về phương diện nội dung ý nghĩa. HS: Đọc đoạn văn trong sgk / 18. HS: Đoạn văn có 3 câu. HS: So với nguyên bản thì câu 2 thiếu cụm từ còn bây giờ. Câu 3 chép sai từ con thành từ đứa trẻ. Việc chép thiếu, chép sai khiến cho đoạn văn trở nên rời rạc, khó hiểu. HS: Các câu đều đúng ngữ pháp. Khi tách từng câu ra khỏi đoạn văn vẫn có thể hiểu được. HS: Là các từ ngữ làm phương tiện liên kết. HS: Bên cạnh sự liên kết về nội dung ý nghĩa,văn bản còn cần phải có sự liên kết về phương diện hình thức ngôn ngữ. HS: Đọc ghi nhớ sgk/18 HS: ( 1 ), ( 4 ), ( 2 ), ( 5 ), (3 ). Chưa hiểu được đoạn văn ấy vì giữa các câu không có sự liên hệ gì với nhau. Ví dụ c. ( sgk / 17 ) . Đoạn văn thiếu tính liên kết. * Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản vì nhờ nó mà những câu đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa được đặt cạnh nhau mới tạo thành văn bản. 2. Phương tiện liên kết trong văn bản. Ví dụ a. sgk / 18. * Liên kết trong văn bản trước hết là sự liên kết về phương diện nội dung ý nghĩa. Ví dụ b. sgk / 18. - Đoạn văn có 3 câu. - Đoạn văn thiếu từ còn bây giờ và sai từ đứa trẻ Rời rạc, khó hiểu. - Từ còn bây giờ và từ con là các từ ngữ làm phương tiện liên kết. *Liên kết về phương diện hình thức ngôn ngữ. Ghi nhớ (SGK / 18 ). II. Luyện tập. Bài tập 1 (sgk / 18) Thứ tự các câu văn là: (1 ), ( 4 ), ( 2 ), ( 5 ), ( 3 ) Trang 9 GV gợi ý: Về mặt hình thức ngơn ngữ những câu văn ấy có vẻ liên kết với nhau.Nhưng khơng thể coi giữa những câu ấy đã có một mối liên kết thực sự bởi chúng khơng cùng nói về một nội dung. GV: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn ở bài tập trong sgk / 19. GV gợi ý bài tập 4 : Hai câu văn nếu tách khỏi các câu trong văn bản thì có vẻ rời rạc, câu trước chỉ nói về mẹ, câu sau chỉ nói về con. Nhưng đoạn văn khơng chỉ có 2 câu đó mà còn có câu thứ 3 đứng tiếp sau kết nối 2 câu trên làm cho tồn đoạn trở nên liên kết chặt chẽ với nhau – hai câu văn vẫn liên kết với nhau. GV hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 5 sgk / 19. HS: Lên bảng trình bày. HS: bà, bà, cháu, bà, bà, cháu, thế là. HS: làm theo sự hướng dẫn của GV HS: Về nhà làm theo sự hướng dẫn của GV Bài tập 2 ( sgk / 19 ) Bài tập 3 ( sgk / 19 ) Bà, bà, cháu, bà, bà, cháu, thế là. Bài tập 4 (sgk / 19 ) IV. Củng cố: - Liên kết và phương tiện liên kết là gì ? V. Dặn dò: - Học bài - Làm bài tập 5 sgk /19. - Soạn bài: Bố cục trong văn bản. D. RÚT KINH NGHIỆM: Kí duyệt tuần 1 KÍ TUẦN 11 Tuần 2: Bài 2 Tiết 5,6: Văn bản: CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ (Khánh Hồi) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Trang 10 Ngày…….tháng…….năm 2011 [...]... Những u cầu về bố cục trong văn bản Ví dụ 1/29 HS: Đọc HS: Cách kể khơng theo trình tự mà rất lộn xộn, khó tiếp nhận so với bản kể trong ngữ văn 6 HS: Gồm 2 đoạn văn, các câu văn trong mỗi đoạn khơng tập trung quanh một ý chung thống nhất HS: Ý của đoạn này và đoạn kia khơng phân biệt được với nhau - Trong văn bản bố cục cần phải rõ ràng từng phần, từng đoạn Trang 15 mạch trong văn bản phải rõ ràng nghĩa... tập còn lại trong SGK - Chuẩn bị bài: Mạch lạc trong văn bản D RÚT KINH NGHIỆM: Tiết 8: MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN A MỤC TIÊU BÀI HỌC 1 Kiến thức: Giúp HS: - Có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản có mạch lạc, khơng đứt đoạn hoặc quẩn quanh 2 Kỹ năng: - Biết xây dựng bố cục khi viết văn bản - Tập viết văn có mạch lạc B CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS Giáo viên:Giáo... mạch lạc HS: Mạch lạc trong văn bản có trong văn bản: tất cả các tính chất trên + Trơi chảy thành dòng, thành mạch + Tuần tự đi qua khắp các phần, các đoạn trong văn bản + Thơng suốt, liên tục, khơng đứt đoạn HS: Ý kiến trên là đúng,vì:Trong mỗi văn bản,cần phải có một mạch văn thống nhất trơi chảy, liên tục qua suốt các phần, các đoạn Ví dụ:Ở truyện Cuộc chia …búp bê thì mạch văn đó là sự chia tay của... Tiết 12 Q TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN A MỤC TIÊU BÀI HỌC 1 Kiến thức: Giúp HS : - Nắm được các bước của q trình tạo lập một văn bản, để có thể tập làm văn một cách có phương pháp và có hiệu quả hơn - Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản 2 Kỹ năng: - Tạo lập văn bản một cách tự giác 3 Thái độ: - Cẩn thận trong việc dùng từ viết văn B CHUẨN BỊ CỦA GV... chốt: Bố cục phải hợp lí để giúp cho văn bản đạt mức cao nhất mục đích giao tiếp mà người tạo lập đặt ra GV: Hãy nêu nhiệm vụ của 3 phần mở bài, thân bài, kết bài HS: * Văn bản tự sự: trong văn bản miêu tả và văn + Mở bài: Giới thiệu chung về bản tự sự? nhân vật và sự việc + Thân bài: Diễn biến và phát triển của sự việc, câu chuyện + Kết bài: Kết thúc của câu chuyện * Văn bản miêu tả: + Mở bài: Tả khái... định lớp: II Kiểm tra bài cũ: - Trình bày tính liên kết trong văn bản? Để liên kết văn bản chúng ta cần những phương tiện liên kết nào? III Giảng bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung TG Hoạt động1: Tìm hiểu bố I Bố cục và những u cầu về bố cục và những u cầu về bố cục trong văn bản cục trong văn bản 1 Bố cục của văn bản GV: Em muốn viết một lá đơn để xin gia nhập đội TNTP... được mà phải sắp xếp theo một trình tự hợp lí GV chốt: Bố cục trong văn bản là sự bố trí sắp xếp các phần đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch,hợp lí GV: Gọi 1 HS đọc ví dụ 1 sgk/29 GV: Cách kể chuyện như ở ví dụ 1 đã theo đúng trình tự chưa? ( khi so với bản kể trong ngữ văn 6 ) GV: Bản kể trong ví dụ gồm mấy đoạn văn? Các câu văn trong mỗi đoạn có tập trung quanh một ý chung thống nhất khơng?... KINH NGHIỆM: Tiết7: BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN Trang 14 A MỤC TIÊU BÀI HỌC 1 Kiến thức: Giúp HS hiểu rõ: - Tầm quan trọng của bố cục trong văn bản - Thế nào là một bố cục rành mạch và hợp lí để bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạch, hợp lí cho các bài vănlàm 2 Kỹ năng: - Có ý thức xây dựng bố cục khi viết văn 3 Thái độ: - Dùng từ một cách cẩn thận, chính xác khi viết văn B CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS Giáo... đứa con u q của mẹ lắm GV: Trong tình huống trên, em sẽ xây dựng một văn bản nói hay viết? GV: Nếu chọn văn bản nói thì HS: Xây dựng văn bản nói văn bản nói ấy có nội dung gì? Nói cho ai nghe? Để làm gì? HS: - Nội dung giải thích lí do đạt kết quả tốt trong học tập - Đối tượng nói cho mẹ nghe - Mục đích để cho mẹ vui GV: Để tạo lập một văn bản ví và tự hào về đứa con ngoan dụ viết thư cho bạn báo tin... rõ ràng phép các phần trong văn bản nhiệm vụ của mỗi phần được lặp lại khơng? Vì sao? GV chốt: Kiểu văn bản nào cũng phải tn thủ bố cục 3 phần và các phần đều có những nhiệm vụ cụ thể, rõ HS: Đọc ghj nhớ sgk/30 ràng GV: Gọi HS đọc ghi nhớ sgk/30 - Bố cục phải hợp lí để giúp cho văn bản đạt mức cao nhất mục đích giao tiếp mà người tạo lập đặt ra 3 Các phần của bố cục - Kiểu văn bản nào cũng phải tn thủ . những câu đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa được đặt cạnh nhau mới tạo thành văn bản GV: Gọi 1 HS đọc kĩ đoạn văn và cho biết thiếu ý gì mà đoạn văn trở nên khó hiểu. Hãy sửa lại đoạn văn để En-ri-cô. của văn bản vì nhờ nó mà những câu đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa được đặt cạnh nhau mới tạo thành văn bản. 2. Phương tiện liên kết trong văn bản. Ví dụ a. sgk / 18. * Liên kết trong văn bản. trên không sai ngữ pháp, không mơ hồ về ý nghĩa. I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản. 1. Tính liên kết của văn bản. Ví dụ a.( sgk / 17 ). Các câu văn không sai ngữ pháp, không

Ngày đăng: 21/10/2014, 21:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Tuần 1

  • Tuần 2: Bài 2

  • Tuần 3: Bài 3

  • Tuần 4: Bài 4

  • Tuần 5 Bài 5

  • Tuần 6: Bài 6

  • Tuần7: Bài 7

  • Tuần 8

  • TUẦN 9

  • TUẦN 10

  • Từ ngày 02/11 /2009 đến ngày 07/11 / 2009

  • Từ ngày 02 / 11 /2009 đến ngày 07/ 11 / 2009

  • Từ ngày 02/11/2009 đến ngày 07 /11/ 2009

  • Từ ngày/03/11/2008 đến ngày08/11/ 2008

  • Từ ngày03/11/2008 đến ngày 08/11/ 2008

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan