Báo cáo thực tập cao su DRC

41 1.6K 11
Báo cáo thực tập cao su DRC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng, tên giao dịch DRC (DANANG RUBBER COMPANY), là công ty trực thuộc Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam và là một trong những công ty cổ phần cao su lớn trong nước. Sản phẩm của công ty đa dạng về chủng loại, nhiều về số lượng và tốt về chất lượng. Chính vì những yếu tố đó nên sản phẩm của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng đã có mặt cả trong và ngoài nước. Để việc quản lý các hoạt động sản xuất và công tác phục vụ sản xuất tốt, công ty đã chia ra 6 xí nghiệp với các nhiệm vụ khác nhau: Xí nghiệp săm, lốp ô tô: chuyên sản xuất các loại săm, lốp ô tô. Xí nghiệp săm, lốp xe đạp xe máy: chuyên sản xuất các loại săm, lốp xe đạp xe máy. Xí nghiệp đắp lốp ô tô: chuyên đắp lại các loại lốp ô tô đã bị mòn sau thời gian sử dụng. Xí nghiệp cán luyện: làm nhiệm vụ luyện cao su ban đầu thành cao su bán thành phẩm để cung cấp cho các xí nghiệp săm, lốp ô tô; xí nghiệp săm, lốp xe đạp xe máy; xí nghiệp đắp lốp ô tô. Xí nghiệp cơ khí: nhiệm vụ làm mới và sửa chữa về mặt cơ khí của các thiết bị trong tất cả các xí nghiệp trong công ty. Xí nghiệp năng lượng: làm nhiệm vụ cung cấp năng lượng ở tất cả các dạng cho tất cả các xí nghiệp của công ty. Tất cả các xí nghiệp nêu trên mỗi xí nghiệp đều có cơ cấu tổ chức, một chức năng riêng, nhiệm vụ cụ thể riêng nhưng các chức năng và nhiệm vụ đó có chung mục đích là tạo ra sản phẩm cho công ty.

Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, nhựa - polymer ngày càng thâm nhập và giữ vài trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Loại vật liệu này rất dễ chế tạo, sản xuất và có ứng dụng vô cùng phong phú, chính vì thế mà chúng có mặt mọi nơi, mọi lúc xung quanh chúng ta. Từ những vật dụng đơn giản như bàn ghế, bát đĩa, thau chậu, đồ chơi trẻ em,… hay những thứ như bao bì, bao gói, túi siêu thị,…đến những thứ máy móc phức tạo như máy vi tính, ti vi, ô tô, tủ lạnh,… hầu hết chúng đều có thành phần cấu tạo (một phần hoặc toàn bộ) từ nhựa - một loại polymer phổ biến.Vật liệu polymer ngay từ khi mới ra đời đã chứng tỏ được những tính chất ưu việt của mình so với vật liệu khác như độ bền dẻo, độ dai, độ đàn hồi, chống ma sát cao, độ bền cơ học khá cao, có tỷ trọng thấp, bền trong môi trường nóng ẩm khắc nghiệt, bền với các dung môi hữu cơ và độ tương thích sinh học tốt…Nhờ có nhiều ưu điểm đó nên mức độ tiêu thụ sản phẩm nhựa dẻo ngày càng tăng lên. Ở nước ta, mặc dù xuất hiện khá trể nhưng ngành polyme phát triển rất nhanh và là một trong nhữnh ngành công nghiệp mũi nhọn của nước ta. Hiện nay, sản phẩm polyme chưa đáp ứng hết được nhu cầu tiêu dùng, nhưng nó góp phần không nhỏ vào sự phát triển ngành công nghiệp của đất nước. Để nắm bắt và tìm hiểu thực tế nhằm củng cố và nâng cao và củng cố thêm kiến thức đã học từ lý thuyết, Trường đã bố trí chúng em đi thực tập tại hai địa điểm: Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng Sau đợt thực tập này giúp chúng em có sự định hướng tốt trong học tập và nghiên cứu cũng như các thao tác vận hành máy móc của công nhân. Thời gian thực tập có giới hạn, nhưng nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô, cán bộ kỹ thuật, công nhân nhà máy cùng với sự nổ lực của bản thân đã giúp em hiểu rõ nội dung của đợt thực tập này. Tuy nhiên, do khả năng còn hạn chế nên còn nhiều thiếu sót, mong các thầy cô thông cảm và đóng góp những ý kiến quý báu để em rút kinh nghiệm cho lần thực tập sau. SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 1 Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô cùng cán bộ kỹ thuật và công nhân Nhà máy nhựa và Cao su Đà Nẵng đã giúp đỡ em hoàn thành nhiệm vụ trong đợt thực tập này. Đà Nẵng, tháng 05 năm 2011 PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CAO SU ĐÀ NẴNG Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng, tên giao dịch DRC (DANANG RUBBER COMPANY), là công ty trực thuộc Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam và là một trong những công ty cổ phần cao su lớn trong nước. Sản phẩm của công ty đa dạng về chủng loại, nhiều về số lượng và tốt về chất lượng. Chính vì những yếu tố đó nên sản phẩm của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng đã có mặt cả trong và ngoài nước. Để việc quản lý các hoạt động sản xuất và công tác phục vụ sản xuất tốt, công ty đã chia ra 6 xí nghiệp với các nhiệm vụ khác nhau: * Xí nghiệp săm, lốp ô tô: chuyên sản xuất các loại săm, lốp ô tô. * Xí nghiệp săm, lốp xe đạp - xe máy: chuyên sản xuất các loại săm, lốp xe đạp - xe máy. * Xí nghiệp đắp lốp ô tô: chuyên đắp lại các loại lốp ô tô đã bị mòn sau thời gian sử dụng. * Xí nghiệp cán luyện: làm nhiệm vụ luyện cao su ban đầu thành cao su bán thành phẩm để cung cấp cho các xí nghiệp săm, lốp ô tô; xí nghiệp săm, lốp xe đạp - xe máy; xí nghiệp đắp lốp ô tô. * Xí nghiệp cơ khí: nhiệm vụ làm mới và sửa chữa về mặt cơ khí của các thiết bị trong tất cả các xí nghiệp trong công ty. * Xí nghiệp năng lượng: làm nhiệm vụ cung cấp năng lượng ở tất cả các dạng cho tất cả các xí nghiệp của công ty. Tất cả các xí nghiệp nêu trên mỗi xí nghiệp đều có cơ cấu tổ chức, một chức năng riêng, nhiệm vụ cụ thể riêng nhưng các chức năng và nhiệm vụ đó có chung mục đích là tạo ra sản phẩm cho công ty. Sau thời gian thực tập, em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm tổ chức quản lý của nhà máy cũng như vốn kiến thức thực tế bổ sung cho những gì học được ở trường. Mặc dù vậy, trong bảng báo cáo này, em cũng không tránh được những sai sót. Chính vì vậy, em kính mong thầy cô hướng dẫn và chỉ bảo thêm để em có thể hoàn thiện mình hơn. Em chân thành cảm ơn. SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 2 Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng PHẦN II Chương I XÍ NGHIỆP SĂM LỐP XE ĐẠP - XE MÁY I. GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP XE ĐẠP - XE MÁY Xí nghiệp Săm, Lốp Xe đạp - Xe máy là một trong những xí nghiệp thành viên của công ty cao su ĐN, trực tiếp sản xuất ra sản phẩm cho công ty. Sản phẩm của xí nghiệp là săm và lốp xe đạp, xe máy các loại, đa dạng về chủng loại và tốt về chất lượng. Chính vì những yếu tố đó mà sản phẩm của xí nghiệp luôn được người tiêu dùng trong và ngoài nước đón nhận. Để sản phẩm có thể chiếm được thị trường thì phải có chất lượng tốt. Muốn có được chất lượng sản phẩm tốt là nhờ có điều kiện sản xuất tốt, cụ thể là các dây chuyền sản xuất hiện đại và công nghệ cao. Từ đó, sản phẩm của xí nghiệp được tạo ra sẽ đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng. II. THIẾT BỊ VÀ CHỨC NĂNG CỦA TỪNG THIẾT BỊ 1. Thiết bị ở nhà lốp 1.1. Máy luyện Trong xí nghiệp có nhiều chủng loại máy luyện với nhiệm vụ chung là luyện cao su bán thành phẩm để cung cấp cho quá trình sản xuất săm-lốp xe đạp, xe máy. - Máy luyện Trung Quốc Ф 450: có 2 máy (XLH-01, 02), mỗi máy dùng động cơ 3 pha có công suất P = 5,5KW, chạy với tốc độ N = 980 vòng/phút. Máy luyện 450 có nhiệm vụ luyện su bán thành phẩm cung cấp cho máy cán hình xe máy và ép đùn mặt lốp xe máy. - Máy luyện Ф 300: có 3 máy, dùng động cơ điện 3 pha, máy XLH-07 có công suất P = 30 kw, chạy với tốc độ N = 1455 vòng/phút; máy XLH-09 có công suất P = 22KW, có tốc độ N = 1464 vòng/phút. Trong đó, 2 máy có nhiệm vụ luyện su bán thành phẩm cung cấp cho máy cán hình màu (nhà lốp) và 1 máy có nhiệm vụ luyện su bán thành phẩm cung cấp cho máy ép đùn săm xe đạp (nhà săm). SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 3 Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng - Máy luyện Campuchia Ф 250: có 1 máy, dùng động cơ điện 3 pha công suất P = 8,5kw, chạy với tốc độ N = 970 vòng/ phút. Máy này có nhiệm vụ chủ yếu luyện su bán thành phẩm màu cung cấp cho máy cán hình màu. - Máy luyện Ф 345: có 3 máy, dùng động cơ điện 3 pha công suất P = 45kw, chạy với tốc độ N = 1400 vòng/ phút. Máy này có nhiệm vụ chủ yếu luyện su bán thành phẩm cung cấp cho máy ép đùn săm xe đạp (nhà săm). - Máy luyện Ф 400: có 1 máy, dùng động cơ điện 3 pha công suất P = 25kw, chạy với tốc độ N = 1400 vòng/ phút. Máy này có nhiệm vụ chủ yếu luyện su bán thành phẩm cung cấp cho máy ép đùn săm xe máy (nhà săm). - Máy luyện Ф560: có 2 máy, dùng động cơ điện 3 pha công suất P = 60kw, chạy với tốc độ N = 980 vòng/ phút. Máy này có nhiệm vụ chủ yếu luyện su bán thành phẩm cung cấp cho máy cán tráng (nhà lốp). 1.2. Máy cán tráng Có 1 máy, làm nhiệm vụ cán su sau khi luyện lên vải để cung cấp cho 3 máy cắt vải (XCV-01, XCV - 02, XCV - 03) và máy xé vải phin. Máy cán tráng dùng 2 động cơ: + Động cơ chính công suất P = 40kw, chạy với tốc độ N = 1400 vòng/phút. + Động cơ quay cự ly công suất P =1,5kw, chạy với tốc độ N = 1440 vòng/phút. 1.3. Máy xé vải phin (XXP-01) Động cơ chính có công suất P = 1.1kw. Máy có nhiệm vụ xé vải đã qua cán tráng cung cấp cho bộ phận bọc vải phin lốp xe đạp và bọc nối tanh hon đa, tanh bagác. 1.4. Hệ thống tanh xe máy Có nhiệm vụ tạo ra tanh xe máy cung cấp cho máy thành hình xe máy. Máy dùng 3 động cơ: * Động cơ cắt tanh: công suất P = 1,5kw * Động cơ đùn tanh: công suất P = 7,5kw, tốc độ N = 1450 vòng/phút. * Động cơ kéo trống: công suất P = 4,5kw, tốc độ N = 1450 vòng/phút. 1.5. Hệ thống tanh xe đạp leo núi Có nhiệm vụ tạo ra tanh xe đạp leo núi cung cấp cho máy thành hình xe đạp leo núi. Máy dùng 3 động cơ: * Động cơ cắt tanh: công suất P = 2,2kw, tốc độ N = 1400 vòng/phút. * Động cơ đùn tanh: công suất P = 5,5kw, tốc độ N = 1740 vòng/phút. * Động cơ kéo trống: công suất P = 3,7kw, tốc độ N = 1730 vòng/phút. 1.6. Hệ thống tanh xe đạp Gồm các bộ phận: cắt tanh, uốn tanh, hàn tanh và ủ tanh. Hệ thống tanh xe đạp có nhiệm vụ cung cấp tanh cho bộ phận thành hình lốp xe đạp. Trong đó, bộ phận uốn tanh dùng động cơ công suất P = 1,5kw, tốc độ động cơ N = 1450 vòng/phút. Bộ phận hàn tanh, ủ tanh dùng biến thế hàn. Ngoài ra, bộ ly hợp của động cơ đùn tanh và động cơ quay trống có công suất P = 2W, Ura = 35V, tốc độ N = 1800 vòng/phút. SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 4 Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng 1.7. Máy cắt vải (XCV - 01, 02, 03) Mỗi máy dùng 3 động cơ điện có công suất khác nhau với các nhiệm vụ khác nhau cụ thể: + Động cơ chính: công suất P = 1.5kw, tốc độ N = 1450 vòng/phút. + Động cơ dao: công suất P = 0.75kw, tốc độ N = 2850 vòng/phút. Động cơ có nhiệm vụ quay dao, hành trình của xe dao sử dụng khí nén và được giới hạn bằng hai sensor tác động theo khoảng cánh, việc nâng, hạ dao nhờ vào ben sử dụng khí nén. + Động cơ phụ: công suất P = 3kw, tốc độ động cơ N = 1450 vòng/phút. Trong 2 máy cắt vải thì máy XCV - 02,03 có nhiệm vụ cắt vải sau khi được qua cán tráng để cung cấp vải mành xe đạp cho bộ phận thành hình lốp xe đạp, vải mành này được dùng làm mặt trong của lốp xe đạp, xe đạp leo núi. Máy XCV - 01 có chủ yếu có nhiệm vụ cắt vải sau khi qua cán tráng để cung cấp vải mành xe máy cho bộ phận thành hình lốp xe máy. 1.8. Máy đùn mặt lốp xe máy (XEĐ-01) Su bán thành phẩm sau khi luyện được đưa qua máy đùn mặt lốp tạo ra mặt lốp của lốp xe máy để cung cấp cho bộ phận thành hình lốp xe máy. Ép đùn xe máy sủ dụng 2 động cơ 3, gồm: + Động cơ chính: công suất P = 75kw, tốc độ N =1450 vòng/phút. Động cơ chính làm nhiệm vụ qua đầu đùn và tốc độ có thể thay đổi được nhờ vào bộ phận dùng thay đổi tốc độ động cơ. + Động cơ băng tải: công suất P = 1.5 kw, tốc độ N =1450 vòng/phút. Động cơ làm nhiệm vụ quay hệ thống băng tải, để đưa mặt lốp sau khi đùn qua hệ thống làm mát băng nước, làm khô nước và cắt thành những đoạn có chiều dài bằng chu vi của lốp. 1.9. Máy ép đùn mặt lốp 2 màu Su bán thành phẩm sau khi luyện được đưa qua máy ép đùn mặt lốp 2 màu tạo ra mặt lốp của lốp xe đạp để cung cấp cho bộ phận thành hình lốp xe đạp. Máy này sử dụng 3 động cơ 3, gồm: + Động cơ chính: có công suất P = 55 kw, tốc độ N = 980 vòng/phút có nhiệm vụ đùn su đen. + Động cơ quay bánh răng: có công suất P = 22kw, tốc độ N = 970 vòng/phút. Nhiệm vụ đùn su màu. Hai động cơ trên làm nhiệm vụ quay 2 đầu đùn và tốc độ có thể thay đổi được nhờ vào bộ phận dùng thay đổi tốc độ động cơ + Động cơ bơm dầu: công suất P = 0,75W, tốc độ N = 910 vòng/phút. Động cơ làm nhiệm vụ bơm dầu cho hệ thống đùn mặt lốp 2 màu. 1.10. Một số máy thành hình 1.10.1. Máy cán mặt lốp 5 trục (XCL - 01): Có nhiệm vụ cán su bán thành phẩm sau khi đã được nhiệt luyện thành hình dạng ban đầu của mặt ngoài của lốp xe đạp. Su sau khi cán đưa qua băng tải để làm mát và đưa đến bộ phận quấn mặt lốp lên lốp xe đạp đã được thành hình. Máy cán mặt lốp 5 trục sử dụng 2 động cơ điện 3 pha: SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 5 Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng + Động cơ chính: công suất P = 7,5kw, tốc độ N = 1450 vòng/phút. Động cơ chính có nhiệm vụ tạo chuyển động quay cho các trục cán để thực hiện quá trình cán, chuyển động của động cơ được truyền cho các trục thông qua hộp giảm tốc. + Động cơ băng tải: có nhiệm vụ truyền chuyển động cho băng tải để băng tải thực hiện công việc chuyển su sau khi ra khỏi hệ thống làm mát đến bộ phận quấn mặt lốp xe đạp. Công suất của động cơ P = 2 kw. 1.10.2. Máy cán hình (XCL - 03) Máy có 4 trục chuyển động nhờ động cơ chính có công suất P = 7.5kw, tốc độ động cơ N = 1450 vòng/phút, thông qua hộp giảm tốc. Máy có nhiệm vụ cán su bán thành phẩm sau khi luyện để tạo ra mặt lốp xe leo núi cung cấp cho các máy thành hình lốp xe leo núi. 1.10.3. Máy cán mặt lốp màu (XCL ) Máy cũng cấu tạo gồm 4 trục cán chuyển động nhờ vào động cơ có công suất P =11kw, tốc độ động cơ N = 1450 vòng/phút. Nhiệm vụ cung cấp su có hình dạng mặt ngoài của lốp cho bộ phận quấn mặt lốp tạo ra hình dáng ban đầu cho chiếc lốp xe đạp. 1.10.4 Máy cán hình mới (XCL – 04) Có cùng nhiệm vụ như máy cán hình 5 trục. Máy sử dụng động cơ có công suất P = 22kw, tốc độ N = 1760 vòng/phút. 1.10.5 Máy thành hình lốp xe máy (XTM-01, 02, 03, 04) Có nhiệm vụ sử dụng tanh xe máy từ hệ thống tanh xe máy, vải mành xe máy được cắt từ máy cắt vải và su sau khi qua hệ thống cán mặt lốp sẽ tạo thành hình dạng của chiếc lốp xe máy cung cấp cho bộ phận lưu hoá. Mỗi máy sử dụng 3 động cơ: + Động cơ chính: công suất P =2,2kw làm nhiệm vụ quay trống. + Động cơ cấp vải: công suất P = 0,75 kw, làm nhiệm vụ cấp vải cho thành hình. Riêng XTM-04 dùng động cơ công suất P = 0,75kw, tốc độ động cơ N = 1450 vòng/phút, XTM-02 dùng động cơ công suất P = 0,37kw, tốc độ động cơ N = 1390 vòng/phút + Động cơ cà lốp: công suất P = 0.75kw làm nhiệm vụ cà mặt lốp. Hoạt động của máy thành hình xe máy ngoài động cơ còn sử dụng hệ thống van khí nén cho các việc như bung trống, hạ trống; gấp vải; nâng, hạ cơ cấu cà lốp; nâng, hạ cơ cấu dẫn hướng cho vòng tanh. Máy thành hình hoạt động có hai chế độ tay, tự động. Ở chế độ tay, tất cả các hoạt động của máy được thực hiện thông qua các công tắc và nút ấn, còn ở chế độ tự động thì các hoạt động của máy được điều khiển bằng bộ điều khiển lập trình PLC (các máy dùng bộ điều khiển lập trình họ FXn của hãng Mitsubishi). 1.10.6. Máy thành hình lốp bagác min (XTĐ-05) Có nhiệm vụ thành hình nên lốp xe bagác để cung cấp cho bộ phận lưu hóa. Dùng 3 động cơ, động cơ chính có công suất P = 1,4kw, tốc độ động cơ N = 1450 vòng/phút SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 6 Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng 1.10.7. Máy thành hình lốp xe đạp Gồm có 7 máy, có nhiệm vụ sử dụng tanh xe đạp do bộ phận làm tanh xe đạp cung cấp cùng với vải mành xe đạp do máy cắt vải cung cấp để thành hình chiếc lốp xe đạp sau đó quấn su và chuyển sang bộ phận lưu hoá. Mỗi máy thành hình lốp xe đạp sử dụng 2 động cơ: + Động cơ chính: công suất P = 0.75 kw, có nhiệm vụ quay trống cùng với hệ thống đặt vòng tanh, gấp vải được điều khiển bằng hệ thống van khí nén để thực hiện công việc thành hình nên lốp xe đạp. + Động cơ cấp vải: có công suất P = 0.75kw, chạy tốc độ N = 1450 vòng/phút + Động cơ có nhiệm vụ cung cấp vải trong quá thành hình lốp xe đạp. Động cơ được điều khiển chạy nhờ tín hiệu từ BK hay sensor. Giống như máy thành hình xe máy, hoạt động của máy thành hình lốp xe đạp cũng có hai chế độ tay, tự động và cũng được điều khiển bằng bộ điều khiển lập trình khác với thành hình xe máy ở thành hình xe đạp không có bộ phận cà lốp. 1.10.8. Máy thành hình lốp leo núi Gồm có 8 máy, có nhiệm vụ dùng tanh, vải mành, su đã qua cán mặt lốp để tạo nên hình dạng của chiếc lốp leo núi cung cấp cho bộ phận lưu hoá. Mỗi máy có 3 động cơ công suất P=1,5kw, trong đó một động cơ làm nhiệm vụ quay trống thành hình, 2 động cơ làm nhiệm vụ cấp vải. Riêng XTĐ-16, động cơ cấp vải có công suất P = 0,37kw, tốc độ N = 1390 vòng/phút. Hoạt động của máy có hai chế độ tay, tự động. Ở chế độ tay dược diều khiển bằng các nút ấn và công tắt, ở chế độ tự động hoạt động của máy được điều khiển bằng bộ điều khiển lập trình loại SEPLC. 1.11.1. Máy lưu hoá a) Máy lưu hoá lốp xe xuất khẩu Gồm có 9 máy, chia làm hai cụm, cụm thứ nhất gồm có 5 máy dùng động cơ công suất P =11 kw, chạy với tốc độ N=1450 vòng/phút, động cơ có nhiệm vụ bơm cung cấp dầu cho việc ép khuôn trong qua trình lưu hoá. Cụm thứ 2 có 4 máy dùng động cơ bơm dầu có công suất P = 7,5kw, chạy tốc độ N = 1750 vòng/phút. b) Máy lưu hoá lốp xe máy Gồm 11 máy chia làm việc với 2 cụm thuỷ lực. Mỗi cụm dùng động cơ bơm dầu có công suất P = 4,5kw, tốc độ N = 1450 vòng/phút. Trong đó, các máy XLL-50, 51, 52 mới đưa vào hoạt động sử dụng động cơ có công suất P = 15kw, tốc độ N = 965 vòng/phút. c) Máy lưu hoá lốp xe đạp Có 21 máy chia ra làm 10 cụm thuỷ lực, mỗi cụm thuỷ lực dùng 1 động cơ bơm dầu có công suất P = 4,5 kw, chạy với tốc độ N =1450 vòng/phút. 1.11.2. Máy lưu hóa chân van Sử dụng động cơ bơm dầu có công suất P = 4,5kw, chạy với tốc độ N =1450 vòng/phút. Nhiệm vụ là cung cấp chân van cho bộ phận săm xe máy. SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 7 Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng 1.11.3. Máy lưu hóa cốt hơi Có 5 máy, 3 máy đặt tại xí nghiệp XĐ-XM sử động cơ bơm dầu có công suất P =4,5kw, chạy với tốc độ N =1450 vòng/phút và 2 máy đặt tại xí nghiệp ô tô. Nhiệm vụ là cung cấp cốt hơi cho bộ phạn lưu hóa lốp các loại. 1.11.4. Máy nén cao áp Có 2 máy, mỗi máy dùng động cơ có công suất P = 5.5kw, chạy với tốc độ N =855 vòng/phút. Hai máy nén cao áp có nhiệm vụ cung cấp khí nén cho các máy lưu hoá, máy cà lốp. Trong quá trình lưu hoá khí nén được đưa vào để cùng với khuôn tạo nên hoa lốp. Ngoài ra còn có 3 máy nén puma mỗi máy sử dụng một động cơ có công suất P = 7,5kw, chạy với tốc độ N = 1450 vòng/phút. Hiện 3 máy đang làm việc ở 3 khu vực: một ở khu vực làm tanh, cắt vải; 1 máy ở khu vực thành hình lốp xe đạp, xe máy; một ở khu vực thành hình lốp leo núi. Trong nhà lốp của xí nghiệp còn sử dụng 3 máy nén nhỏ, mỗi máy dùng mọt động cơ có công suất P = 2,2kw, chạy với tốc độ N = 1430 vòng/phút. 2. Thiết bị ở nhà săm 2.1. Máy luyện Trung Quốc Ф 400 - Động cơ chính có công suất P = 45kw, chạy với tốc độ N = 980vòng/phút. Làm nhiệm vụ quay 2 trục luyện. - Động cơ bơm dầu có công suất P = 0.25kw, chạy với tốc độ N = 1450 vòng/phút. Máy luyện Trung Quốc Ф400 có nhiệm vụ luyện su sau khi luyện lọc để cung cấp cho 2 máy: đùn săm xe đạp và đùn săm xe máy. 2.2. Máy luyện Ф345 Có 3 máy làm nhiệm vụ luyện và cung cấp su cho 2 máy đùn săm xe đạp, xe máy thông qua hệ thống băng chuyền. Trong đó có 2 máy tham gia trực tiếp cung cấp su cho 2 máy đùn săm, máy thứ 3 làm nhiệm vụ luyên su cung cấp cho máy luyện lọc. Mỗi máy sử dụng 2 động cơ: động cơ chính và động cơ phanh. Động cơ chính có công suất P = 45kw, tốc độ N = 1450 vòng/phút. 2.3. Máy luyện lọc Ф135 Hai máy, có nhiệm vụ lọc su để cung cấp cho các máy luyện 2.4. Máy đùn săm xe máy Gồm 2 động cơ, động cơ chính làm nhiệm vụ quay trục của đầu đùn, có công suất P = 37kw, tốc độ N = 1760 vòng/phút và động cơ băng tải có nhiệm vụ quay băng tải để đưa săm sau khi ra khỏi đầu đùn qua hệ thống làm mát, sấy khô, thổi bột và cắt săm thành từng đoạn có chiều dài bằng chu vi của săm có công suất P = 0,75kw, tốc độ N = 3420. Ngoài ra, còn có các động cơ: - Động cơ dùng phùn bột cho mặt trong của lốp có công suất P = 0,18kw, tốc độ N = 1650 vòng/phút. SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 8 Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng - Động cơ bơm chân không cho hệ thống dán chân van có công suất P = 2,2kw, tốc độ N = 1730 vòng/phút. - Động cơ dùng cho băng tải sau khi đã qua cắt và dán chân van có công suất P = 3,7kw, tốc độ N = 1730 vòng/phút. - 2 động cơ thổi khô săm: + Công suất P = 0,75kw, tốc độ N = 2850 vòng/phút. + Tốc độ N = 2850 vòng/phút Săm được cắt bằng dao cắt làm việc tự động điều khiển dao cắt nhờ vào sensor, dao cắt có nhiệt độ khoảng 180 0 C được nung với điện áp 200 - 220V từ biến áp từ ngẫu bên ngoài 2.5 Máy đùn săm xe đạp Động cơ đùn có công suất P = 30 kw, tốc độ động cơ N = 1450 vòng/phút có nhiệm vụ nhận su từ máy luyện Ф345 thông qua hệ thống băng tải để đùn ra săm, săm sau khi ra khỏi đầu đùn được đưa vào ống nhôm và cắt thành từng đoạn có chiều dài bằng chu vi của săm rồi đưa qua hệ thống làm mát sau khi ra khỏi hệ thống làm mát săm được đưa qua máy vuốt săm. 2.6 Máy vuốt săm Động cơ có công suất P = 3HP chạy tốc độ 1450 vòng/phút. Làm nhiệm vụ làm sạch săm sau khi đùn để cho vào lưu hoá. 2.7. Thùng lưu hoá săm xe đạp Có nhiệm vụ lưu hoá săm sau khi đã được vuốt. 2.8. Máy rút lõi săm Có 2 máy, một máy có công suất P = 4HP, một máy có công suất P = 3HP và đều chạy với tốc độ N = 1450 vòng/phút săm sau khi lưu hoá được đưa qua bộ phận rút lõi để lấy săm ra khỏi lõi. 2.9. Máy đột lỗ chân van Làm nhiệm vụ đột lỗ chân van của săm xe đạp. 2.10. Máy mài đầu săm Làm nhiệm vụ mài hai đầu của săm để nối săm thành săm hoàn chỉnh 2.11. Máy hút chân không Gồm có 6 máy hút chân không săm xe đạp và 2 máy hút chân không săm xe máy, có nhiệm vụ hút chân không cho săm, chân không được tạo ra nhờ một động cơ bơm nước tuần hoàn.Việc hút được điều khiển bằng hệ thống van điện từ. 2.12. Máy đóng dấu Có 2 máy, làm nhiệm vụ đóng dấu cho săm xe đạp, hoạt động của máy do 1 một ben khí nén cùng với van điện từ khí nén điều khiển. SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 9 Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng 2.13. Máy lưu hoá săm xe máy Gồm 20 máy, mỗi máy gồm có 2 ben: một ben làm nhiệm vụ nâng hạ khuông, một ben làm nhiệm vụ khoá khuông. Hệ thống van điện từ khí nén điều khiển hoạt động của 2 ben cùng 1 van màng để cung cấp nhiệt cho quá trình lưu hoá, tín hiệu để điều khiển cho các van điện từ lấy từ hai BK: BK nâng hạ khuông, BK khoá khuông và được xử lý qua thiết bị đếm thời gian số (Logo). Ngoài ra để cung cấp khí nén cho các thiết bị dùng khí nén của nhà săm, ở nhà săm còn sử dụng 2 máy nén puma mỗi máy dùng một động cơ 3 pha có công suất P =7.5kw, chạy với tốc độ N = 1450 vòng/phút cùng với 4 máy nén nhỏ (pony) mỗi máy sử dụng một động cơ điện 3 pha có công suất P = 2,2kw, chạy với tốc độ N =1430 vòng/ phút. 2.14. Máy lưu hoá săm 4 tầng xe máy Sử dụng động cơ có công suất P = 5,5kw, chạy với tốc độ N = 945 vòng/ phút. Có nhiệm vụ bơm dầu áp lực để nâng, ép khuôn trong quá trình lưu hóa. III. BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ 1. Bảo dưỡng máy cắt vải (XCV - 01, 02) - Châm thêm dầu vào hộp tốc độ (6 tháng 1 lần) - Bôi trơn dây dẫn hướng, xi lanh, dao cắt (mỗi ca) - Kiểm tra siết lại toàn bộ các bu lông ghép khung máy, bu lông ghép gối đỡ (hàng tháng). - Vô mỡ các gối đỡ, gối đỡ vải (hàng tuần). - Thay các tấm bố thắng gối đỡ vải (6 tháng). - Vệ sinh các bộ lọc tách khí nén (hàng tháng). - Châm thêm dầu vào bộ lọc khí nén (mỗi ca) . - Kiểm tra toàn bộ cơ cấu an toàn (mỗi ca). 2. Bão dưỡng máy luyện Trung Quốc Ф 250 - Cho mỡ vào ụ cấp mỡ (mỗi ca). - Vô mỡ bánh răng gối trục (hàng tuần). - Hộp giảm tốc: - Kiểm tra châm dầu (hàng tuần). - Vệ sinh thay dầu mới (hàng năm). - Kiểm tra siết các bu lông đai ốc lắp ghép (hàng tháng). - Vệ sinh tủ điện, hộp đấu dây, vô mỡ động cơ (hàng tháng). 3. Bão dưỡng máy luyện Trung Quốc Ф 450 - Kiểm tra châm thêm dầu bôi trơn gối trục (hàng tuần). - Kiểm tra châm thêm dầu 2 bộ bánh răng (hàng tuần). - Hộp giảm tốc: - Kiểm tra châm thêm dầu (hàng tuần). - Vệ sinh thay dầu mới (hành năm). - Kiểm tra siết chặt các bu lông đai ốc (hàng tháng). - Vệ sinh tủ điện hộp đấu dây (hàng tháng). - Kiểm tra vô mỡ động cơ (6 tháng lần). SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 10 [...]... thì sức bám dính tăng, BTP gia công cao su dễ dàng, cao su dễ tan trong dung môi * Lý thuyết về sơ luyện SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 32 Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng Khi sơ luyện cao su sống đã xãy ra quá trình oxy hoá giữa O 2 trong không khí với cao su, dẫn đến sự phá vỡ các phân tử cao su làm cho độ dẻo của nó tăng lên Khi sơ luyện cao su thiên nhiên bằng máy luyện hở, ta... tanh Cao su nhiệt luyện Thành hình Lưu hoá SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 14 Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng KCS Kho 2 Thuyết minh dây chuyền Quá trình sản xuất lốp xe máy được thực hiện theo trình tự sau: nguyên liệu cung cấp cho xí nghiệp xe đạp, xe máy là cao su bán thành phẩm do xí nghiệp cán luyện cung cấp, cao su BTP sau khi về xí nghiệp xe đạp, xe máy đưa qua máy luyện để thực. .. nếu đạt chuyển sang luyện tinh - Thời gian luyện thô từ 6 -7 phút/mẽ - Nhiệt độ luyện +Cao su thiên nhiên: 800C +Cao su butyl > 800C 2.2.1.2Luyện tinh - Sử dụng máy luyện tinh Φ 560 SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 30 Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng - Khe hở lớn nhât giữa hai trục là 10mm - Cao su từ máy luyện thôchuyển sang luyện trren máy luyện tinh tiếp tục luyện rồi cấp cho máy... VĂN QUANG - 07H4 25 Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng 1.3 Công đoạn sản xuất 1.3.1 Ép đùn mặt lốp và hông lốp 1.3.1.1 Đối với dây chuyền ép đùn mặt lốp cấp liệu nóng - Cao su sau khi qua máy luyện thô và luyện tinh đạt độ dẻo xuất thành dải qua băng chuyền và được cấp vào phểu máy ép đùn φ 200 + Cao su hông lốp được cấp vào máy ép đùn φ 200 từ phía dưới + Cao su mặt chạy được cấp... luyện hở: L600-5 * Quy trình sơ luyện: + Phá vỡ cao su sống bằng cách cho cao su qua khe trục cự ly từ 3 - 4 mm vài lần + Làm dẻo cao su bằng cách ép thông với cự ly trục từ 1-1,5mm + Đảo chiều cao su để nâng hiệu quả sơ luyện + Xuất tấm hoặc cuộn để nguội Thường người ta cho qua dung dịch chất cách ly để các tấm cao su khỏi dính với nhau Yêu cầu đối với cao su sau khi luyện hở xong: + Láng mặt, không... chuyển sang bộ phận SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 19 Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng đắp su, bộ phận này có nhiệm vụ đắp su sau khi qua máy cán hình để làm mặt ngoài của lốp, bộ phân lưu hoá thực hiện công đoạn cuối cùng để tạo nên chiếc lốp hoàn chỉnh 2 Gia công nguyên vật liệu bán thành phẩm 2.1 Mặt lốp xe đạp Bán thành phẩm cao su hỗn luyện mặt lốp xe đạp qua kiểm tra nhanh được... pha chế sơ luyện cao su bao gồm: + Cao su + Chất phòng lão + Chất lưu + Chất độn + Chất lưu hoá + Chất xúc tiến lưu hoá + Chất làm mềm + Chất hoá dẻo I.2 Sơ luyện trên máy luyện kín Ở nhiệt độ cao từ 160o-190oC trong máy luyện kín, cao su bị hoá dẻo không phải bằng tác dụng cơ học mà do sự oxy hoá làm đứt mạch phân tử cao su Đây là phương pháp nhiệt sơ luyện được rút ngắn cho hiệu su t cao và thời gian... quá trình định dài ống vải và góc độ của các lớp vải mành theo thiết kế, chiều dài cắt vải sẽ là chiều rộng ống vải mành 1.3.5 Dán ống vải và cao su cách ly - Dán cao su DD lên tầng 1 SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 27 Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng - Ống vải có thể 2 hay 4 tầng vải hay nhiều hơn, số lớp vải phải là số chẵn, góc đo giữa 2 tầng chéo nhau - Dán xong mỗi tầng phải... XUẤT SĂM ÔTÔ SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 29 Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng 2.1 Dây chuyền công nghệ Cao su BTP Luyện thô Luyện tinh Ép đùn Nối ống Dán van Hút chân không Định hình Lưu hóa 2.2 Công đoạn sản xuất 2.2.1 Luyện thô và luyện tinh 2.2.1.1 Luyện thô - Sử dụng máy luyện hở Φ 660 - Khoảng cách lớn nhất giữa 2 khe hở là 15 mm - Cao su bán thành phẩm sau khi lọc được cho... : là phần cao su tiếp xúc với mặt đường, chịu ma sát, chịu mài mòn, chịu nhiệt và chịu môi trường + Hông lốp : là phần cao su ở hai bên hông lốp, chịu đàn hồi tốt, chịu uốn khúc và toả nhiệt tốt, chịu môi trường + Đế lốp : là phần cao su chịu lực, tác dụng bám dính tốt giữa mặt chạy và lớp vải - Hoãn xung : là phần cao su nằm giữa đế và cốt lốp, có tác dụng triệt tiêu lực - Lớp da dầu, cao su kín khí . TY CAO SU ĐÀ NẴNG Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng, tên giao dịch DRC (DANANG RUBBER COMPANY), là công ty trực thuộc Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam và là một trong những công ty cổ phần cao su. 840D1. - Cao su bán thành phẩm: T12, T13, T15, T16, T21, P11, P12, P13. * Yêu cầu kỹ thuật của vải: + Tấm dày vải tráng cao su: 0.9 – 1.0 mm + Không bị nhăn, gấp, trắng vải + Cao su tráng vải. thống ép bọc tanh. - Kiểm tra và vận hành máy luyện hở cao su. b) Thao tác - Bấm nút khởi động đặt cao su đã nhiệt luyện vào phểu. - Sau khi cao su vừa ra khỏi miệng mẫu, bấm nút khởi động 2 trống

Ngày đăng: 21/10/2014, 13:58

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • PHẦN I

  • TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CAO SU ĐÀ NẴNG

  • PHẦN II

  • Chương I

  • XÍ NGHIỆP SĂM LỐP XE ĐẠP - XE MÁY

  • I. GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP XE ĐẠP - XE MÁY

  • II. THIẾT BỊ VÀ CHỨC NĂNG CỦA TỪNG THIẾT BỊ

    • 1. Thiết bị ở nhà lốp

      • 1.1. Máy luyện

      • 1.2. Máy cán tráng

      • 1.3. Máy xé vải phin (XXP-01)

      • 1.4. Hệ thống tanh xe máy

      • 1.5. Hệ thống tanh xe đạp leo núi

      • 1.6. Hệ thống tanh xe đạp

      • 1.7. Máy cắt vải (XCV - 01, 02, 03)

      • 1.8. Máy đùn mặt lốp xe máy (XEĐ-01)

      • 1.9. Máy ép đùn mặt lốp 2 màu

      • 1.10.1. Máy cán mặt lốp 5 trục (XCL - 01):

      • 1.10.2. Máy cán hình (XCL - 03)

      • 1.10.3. Máy cán mặt lốp màu (XCL )

      • 1.10.4 Máy cán hình mới (XCL – 04)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan