nghiên cứu khảo sát 25 tít đăng trên báo mạng vietnamnet đưa ra cách giật tít và ngôn ngữ sử dụng trên tít báo mạng

39 1.2K 1
nghiên cứu khảo sát 25 tít đăng trên báo mạng vietnamnet đưa ra cách giật tít và ngôn ngữ sử dụng trên tít báo mạng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo mạng điện tử là một loại hình truyền thông đại chúng đang có xu hướng phát triển mạnh cùng với sự bùng nổ của Internet. Độc giả báo mạng thường không đọc mà chỉ “lướt mắt”. Trong các thành tố cấu tạo nên một tác phẩm báo chí thì tít (đầu đề) là một thành tố mà độc giả đọc trước tiên, nó quyết định số phận của bài báo rằng độc giả có tiếp tục đọc hay không. Giật tít trên báo điện tử đang đặt ra rất nhiều vấn đề đặc biệt là việc sử dụng ngôn ngữ. Đã có những lời cảnh báo về việc sử dụng ngôn ngữ thiếu chọn lọc, thiếu sáng tạo trên tít báo. Xuất hiện ngày càng nhiều ngôn từ được tác giả sử dụng trong tít báo rất rối rắm, khó hiểu, nhiều từ chuyên môn mà chỉ những người hoạt động trong lĩnh vực chuyên nghành mới có thể hiểu được…Trên cơ sở đó, tiểu luận đi sâu vào nghiên cứu cách giật tít và ngôn ngữ sử dụng trên tít báo mạng, dựa trên sự khảo sát 25 tít đăng trên báo mạng Vietnamnet. Từ đó chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của mỗi cách giật tít làm cơ sở để tìm ra giải pháp khắc phục. Việc nghiên cứu ngôn ngữ sử dụng trên báo chí nói chung, trên tít báo nói riêng là bức thiết để làm tài liệu tham khảo cho những người viết báo, đặc biệt là phóng viên trẻ học cách giật tít và tránh những lỗi khi giật tít. Quá trình nghiên cứu sử dụng kết hợp nhiều phương pháp: khảo sát, nghiên cứu tài liệu, so sánh,…

Phạm Bá Khang MỞ ĐẦU Báo mạng điện tử là một loại hình truyền thông đại chúng đang có xu hướng phát triển mạnh cùng với sự bùng nổ của Internet. Độc giả báo mạng thường không đọc mà chỉ “lướt mắt”. Trong các thành tố cấu tạo nên một tác phẩm báo chí thì tít (đầu đề) là một thành tố mà độc giả đọc trước tiên, nó quyết định số phận của bài báo rằng độc giả có tiếp tục đọc hay không. Giật tít trên báo điện tử đang đặt ra rất nhiều vấn đề đặc biệt là việc sử dụng ngôn ngữ. Đã có những lời cảnh báo về việc sử dụng ngôn ngữ thiếu chọn lọc, thiếu sáng tạo trên tít báo. Xuất hiện ngày càng nhiều ngôn từ được tác giả sử dụng trong tít báo rất rối rắm, khó hiểu, nhiều từ chuyên môn mà chỉ những người hoạt động trong lĩnh vực chuyên nghành mới có thể hiểu được…Trên cơ sở đó, tiểu luận đi sâu vào nghiên cứu cách giật tít và ngôn ngữ sử dụng trên tít báo mạng, dựa trên sự khảo sát 25 tít đăng trên báo mạng Vietnamnet. Từ đó chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của mỗi cách giật tít làm cơ sở để tìm ra giải pháp khắc phục. Việc nghiên cứu ngôn ngữ sử dụng trên báo chí nói chung, trên tít báo nói riêng là bức thiết để làm tài liệu tham khảo cho những người viết báo, đặc biệt là phóng viên trẻ học cách giật tít và tránh những lỗi khi giật tít. Quá trình nghiên cứu sử dụng kết hợp nhiều phương pháp: khảo sát, nghiên cứu tài liệu, so sánh,… 1 Phạm Bá Khang NỘI DUNG Chương I: Những vấn đề cơ bản của tít báo: 1. Khái niệm: Tít (Đầu đề) là tên gọi của tác phẩm, là cơ sở để phân biệt bài báo này với bài báo khác, giúp người đọc dễ dàng xác định mức độ quan trọng của thông tin và chọn đọc. Có thể nói tít là câu quan trọng nhất trong một bài viết trên báo, dù là một tin ngắn hay một phóng sự. Tít cho độc giả biết chuyện gì đã xảy ra và vì sao độc giả phải quan tâm tới nó. Tít là phần độc giả đọc trước tiên. Nếu tít hay, độc giả có thể sẽ tiếp tục đọc bài báo. Nếu tít hỏng, toàn bộ bài báo công phu rất có thể sẽ bị bỏ qua. 2. Vai trò và chức năng của tít: a. Vai trò: Tít là cơ sở để phân biệt bài báo này với bài báo khác dù cùng viết về một đề tài. Tít xác định mức độ quan trọng của thông tin giúp độc giả lựa chọn đọc. b. Chức năng: 2 Phạm Bá Khang Giảng viên Fabienne Gérault thuộc Đại học Báo chí Lille, Pháp, nêu lên sáu chức năng chủ yếu của tít: - Thu hút sự chú ý vào trang giấy - Cung cấp thông tin chính trong một cái liếc mắt - Giúp độc giả lựa chọn bài - Khiến độc giả muốn đọc - Tổ chức trang - Sắp xếp thông tin 3. Các loại tít: - Tít phụ: thường đóng vai trò định vị sự việc: chỉ rõ thời gian và địa điểm hoặc đưa ra miền thông tin. Đôi khi chỉ rút lại thành một từ. - Tít chính: trình bày chữ to, chứa đựng những từ khóa. - Tít nhỏ: bổ xung thông tin cho tít (như thế nào, tại sao). - Tóm tắt: liệt kê những nội dung quan trọng được xử lý trong bài báo hoặc trong chùm bài. 4. Các dạng tít: Có hai dạng tít cơ bản: a. Tít có tính thông tin: - Trả lời phần nào cho các câu hỏi đặt ra (chủ yếu là ai, cái gì). 3 Phạm Bá Khang - Loại bỏ những câu rườm rà, những từ không cần thiết, những thông tin bổ sung. - Dựa vào những tít khác, nhất là tít lớn. - Có hai cách: chủ ngữ-động từ-bổ ngữ hoặc câu không động từ. Mỗi một cách đều có cái hay riêng. Kiểu đầu chỉ rõ hành động. Kiểu thứ hai cô đọng, nhấn mạnh từ khóa. b. Tít gợi: Tít gợi không đưa ra thông tin chính của bài báo, nhưng nêu ý nghĩa chung của nó bằng cách kích thích người ta đọc bài báo. Chúng ta thường thấy kiểu tít này trong các tạp chí. Khi thông điệp chính đã được xác định, chúng ta sẽ tìm một hình thức khơi gợi, một câu ngắn gọn. Có rất nhiều cách để viết tin gợi: dùng từ gây sốc, từ đa nghĩa, câu gợi trí tò mò, một điều khó tin, một chuyện buồn cười, một mẫu nhân cách hóa, lối chơi chữ, một câu nói quen thuộc được sửa đi, một công thức, một câu ngạn ngữ… Dùng hỗn hợp hai loại tít sẽ càng hiệu quả: vừa dùng tít lớn có tính thông tin, vừa dùng tít có tính gợi. 5. Đặc trưng của tít báo mạng điện tử: - Tít trên báo điện tử thường xuất hiện không gắn liền với ngữ cảnh: không như báo viết là bài nào thì đi liền với tít đó, các tít trên báo điện tử có thể dưới dạng một danh sách các bài báo, trong một danh mục của công cụ tìm kiếm, hoặc trong phần bookmark của một trình duyệt. Một số tình huống xảy ra hoàn toàn chẳng liên quan đến một ngữ cảnh nhất định 4 Phạm Bá Khang nào. Chẳng hạn những mục hiện lên trên danh sách khi tìm kiếm trên các trang Google, Yahoo, Vinaseek có thể liên quan đến một chủ đề bất kỳ, vì thế người sử dụng không dễ hiểu được ngay các tít nếu không có kiến thức cơ bản về một lĩnh vực nào đó. - Ngay cả khi tít đi liền cùng với bài, khó khăn của việc đọc chữ trên màn hình khiến người sử dụng khó nắm bắt được vấn đề. Đối với báo in, tít gắn chặt với nội dung, các bức ảnh, các tiểu mục - cả tờ báo lại nằm trên tay – nên chỉ cần liếc qua cũng hiểu. Đối với báo điện tử, trên màn hình chỉ nhìn thấy một lượng thông tin giới hạn, khi đọc lại có cảm giác nhức mắt và không thoải mái. Vì thế khi lướt qua một danh mục các tin tức, ví dụ trên trang news.com chẳng hạn, người sử dụng thường chỉ nhìn vào những tít nổi bật nhất và bỏ qua hầu hết các phần tóm tắt. Do những khác biệt như vậy, phần tít phải có khả năng đứng độc lập và dễ hiểu mà không cần nhìn vào toàn bộ phần nội dung. Đương nhiên, người sử dụng có thể click vào tít đó để đọc cả bài, nhưng nếu tít nào cũng phải qua động tác này thì quá mất thời giờ. 6. Thủ thuật đặt tít: - Dùng thủ pháp khác thường: “Kỵ sĩ trên mái nhà” - Thủ pháp nghịch lý: “Những xác chết biết nói” 5 Phạm Bá Khang - Thủ pháp trích dẫn: trích dẫn lời của các nhân vật phỏng vấn hoặc các nhân vật có uy tín xuất hiện trong bài viết. - Thủ pháp chơi chữ: “Thanh Hóa: đầu tư từ đâu?” - Thủ pháp nói bóng gió: “Vành móng ngựa…” - Thủ pháp nhân cách hóa: lấy đồ vật hay khái niệm để thay thế con người, nói về con người. - Thủ pháp nhại lại: nhại khéo lại tên sách, tên phim, tên bài hát thành ngữ tục ngữ,… 7. Tiêu chí giật tít: Một tít phải đảm bảo 4 yêu cầu sau: trung thực, chính xác, hấp dẫn và trình bày đẹp. a. Tình trung thực: Tít phải phản ánh trung thực nội dung và sắc thái của câu chuyện và phải phù hợp với ảnh hoặc đồ họa kèm bài. Bài viết về vấn đề gì và mào đầu của bài viết như thế nào? Lấy ý tưởng từ mào đầu (vấn đề chính của câu chuyện) để viết tít nhưng không đơn thuần sao chép lại mào đầu. Đây là một câu chuyện vui, buồn, nghiêm túc hay nhẹ nhàng? Câu chuyện về một cá nhân hay là tin về một chính sách của chính phủ? Đây là tin thời sự hay một bài? Hãy cố gắng viết tít đúng với sắc thái của câu chuyện và tính chất của bài viết. 6 Phạm Bá Khang Nếu có ảnh hoặc đồ họa kèm bài, phải đảm bảo rằng tít phản ánh đúng nội dung ảnh và đồ họa. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp có ảnh kèm bài vì các kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết độc giả sẽ nhìn ảnh trước tiên khi đọc trang báo. Sau đó họ đọc tít và rồi mới bắt đầu đọc bài báo. Nếu bài có tít phụ thì tít phụ phải phù hợp với tít chính và cùng sắc thái với tít chính, dù nội dung của tít chính và phụ hoàn toàn khác nhau. b. Chính xác: Tít phải chính xác. Chính xác ở đây bao hàm cả về nội dung, chính tả, ngữ pháp… Nếu tít của bài báo sai, độc giả sẽ nghĩ rằng toàn bộ bài báo cũng sai. Trước hết, phải đảm bảo chắc chắn rằng nội dung của tít là chính xác. Ngày tháng, số liệu, sự kiện, tên người… phải chính xác tuyệt đối như thông tin nêu trong bài. c. Hấp dẫn: Tít phải thu hút được độc giả, làm họ muốn đọc bài viết, vì vậy hãy dùng ngôn từ sắc sảo và hấp dẫn. Lựa chọn từ ngữ cho tít là vấn đề đóng vai trò quyết định trong việc thu hút độc giả đọc bài viết đó. Vì số lượng từ dành cho tít không nhiều, phải đảm bảo từng từ đều đáng giá. Khi bạn đọc bài viết, hãy viết ra những từ có thể dùng cho tít. 7 Phạm Bá Khang Vì chỗ trên trang báo dành cho tít rất hạn chế nên phải tiết kiệm từ. Tránh dùng hai từ khi có thể dùng một từ. Các nhà báo cũng thường có xu hướng dùng những từ bóng bảy để gây ấn tượng cho độc giả. Cần tránh dùng từ bóng bảy khi có thể dùng từ đơn giản mà hiệu quả vẫn vậy. Trên thực tế, hầu hết độc giả là những người bình thường và bận rộn, họ muốn đọc ngôn từ đơn giản, dễ hiểu và không phải mất thời gian để nghĩ về chúng. d. Hình thức đẹp: Tít phải vừa vặn với khoảng trống dành cho tít trên trang báo, không được nén hoặc dãn chữ. Tít trông phải đẹp mắt và hợp với các tít khác trên trang báo và các tít phụ. Cần biết tít của bạn sẽ được dành bao nhiêu chỗ trên trang báo và hãy viết tít vừa vặn với khoảng trống đó. Đừng co hoặc kéo dãn chữ trên tít cho vừa với khoảng trống và phải biết rõ chỗ ngắt dòng là ở đâu (đối với đầu đề dài 2, 3 dòng), vì đôi khi ngắt dòng không đúng từ sẽ làm tít rất khó đọc. 8. Những tiêu chí đánh giá một tít hay: - Sáng sủa, dễ hiểu: dùng từ đơn giản, cụ thể, không viết tắt. - Ngắn, mạnh, trực tiếp: loại bỏ những chi tiết phụ, rườm rà. Đi thẳng vào vấn đề chính, dùng từ mạnh, liên quan đến bài, không dùng tính từ, trạng từ, dùng câu thể chủ động, khẳng định. Có thể bỏ qua động từ. Tránh dùng dấu chấm than vì nó không thay thế được những từ mạnh. 8 Phạm Bá Khang - Chính xác, trung thực. Không thay thế nội dung bằng hình thức. Không nói quá. - Thích hợp, độc đáo: một tít chỉ được dùng cho một bài báo. Tít là riêng biệt. - Phù hợp với thể loại: tít phải phù hợp với bài báo, với giọng điệu của nó, với phong cách, với thể loại báo chí. Dùng trích dẫn đối với thể loại phỏng vấn, điều mắt thấy tai nghe với thể loại phóng sự hay công thức với xã luận. 9. Một số chỉ dẫn khi viết tít: Phần lớn người đọc chỉ quan tâm đến những tin bài mà họ cảm thấy có thể làm cho cuộc sống của họ thêm thú vị. Do đó trạng thái tâm lý của người đọc là điều mà phóng viên cần lưu ý khi đặt tít: - Thích cái mới: người đọc luôn dị ứng với một lời kêu gọi quá cũ mặc dù nó hoàn toàn đúng, một ý kiến cũ không bao giờ có thể tạo ra được một thái độ mới. - Thích cái lạ: người đọc thường chú ý tới những ý kiến, chi tiết độc đáo, sâu sắc hơn là những ý kiến chung chung, đúng đắn nhưng vô thưởng vô phạt, ghét những ngôn ngữ thô sơ, gây nhàm chán. - Người đọc thích tự phát hiện, ghét bị lên lớp vì vậy nhà báo không nên áp đặt quan điểm lộ liễu của mình ở ngay trên tít, tránh dùng những từ ngữ như cần, nên, thiết nghĩ, phải chăng,… - Thích tư duy lạc quan, hướng lên phía trước. 9 Phạm Bá Khang Vì vậy nhà báo không được tỏ ra cao hơn độc giả: không dùng từ ngữ chuyên môn, nên nhớ là không phải cái gì mình biết thì độc giả cũng biết, thông tin nào người đọc thấy khó hiểu là họ bỏ qua ngay. Nên chọn ra vấn đề chính trong thông điệp: một tít hay là phần cốt yếu trong thông điệp này. Khi đã viết xong bài báo, cần đặt câu hỏi: mình cần nói điều gì với độc giả? Trước hay sau khi viết bài? Có những khi chúng ta tìm ra ngay được tít trước khi viết bài. Nhưng thông thường phải viết xong bài mới đến công đoạn tìm tít. Giải thích rõ ràng nội dung của bài báo bằng những ngôn từ gần gũi với người sử dụng. Tít phải là phần tóm lược cực ngắn của nội dung liên quan. Tránh dùng các câu sáo rỗng. Nên nhớ độc giả không hề quan tâm tới trình độ sử dụng ngôn ngữ của phóng viên mà họ quan tâm tới bản thân tin tức. Tránh chơi chữ, vì nó có thể phản tác dụng, đặc biệt đối với các đầu đề tin (đối với bài, hoặc một số phóng sự đặc biệt thì có thể chơi chữ). Nhưng nếu muốn chơi chữ thì phải đảm bảo dùng đúng cách. Hãy độc đáo khi dùng từ. Có một số từ thường được báo chí sử dụng quá nhiều trong tít. Nên tránh dùng những từ như vậy thì tít sẽ độc đáo hơn. Nên tránh dùng các từ viết tắt và nhiều dấu chấm, phẩy trong tít vì trông rối mắt và khó hiểu. 10 [...]... 2 Nhận xét hiệu quả sử dụng của các chất liệu để đặt tít: a Sử dụng thành ngữ tục ngữ: Thành ngữ, tục ngữ tạo ra hiệu quả thẩm mỹ cho tít báo Hiệu quả này chỉ có được khi nhà báo biết khai thác vận dụng thành ngữ, tục ngữ một cách linh hoạt, tức là phải biết lựa chọn một cách thông minh để có thể vận dụng thành ngữ, tục ngữ vào quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí Thành ngữ, tục ngữ là thể loại văn... mấy tít liền bằng cùng một chữ, vì như thế khó nhận rõ sự khác biết khi lướt qua một danh mục Nhờ đồng nghiệp góp ý kiến và nghiêm túc tiếp thu ý kiến của họ Nếu họ thấy rằng tít bài rất hay nhưng chẳng có nghĩa gì thì nhiều khả năng độc giả cũng cảm thấy như vậy Chương II: Khảo sát cách đặt tít trên báo mạng: 1 Khảo sát: Khảo sát 25 tít trên báo mạng điện tử Vietnamnet (từ T2/2008 đến T5/2009): chỉ ra. .. viết tắt và ký hiệu thay thế giúp tít ngắn gọn và dễ trình bày hơn Tuy nhiên chỉ nên viết tắt với những từ thông dụng, độc giả dễ dàng đoán ra nghĩa, và trong bài viết vẫn phải giải nghĩa của từ viết tắt Không nên sử dụng quá nhiều từ viết tắt trong tít báo sẽ gây cảm giác khó chịu cho mắt người đọc 3 Vấn đề đặt ra và giải pháp giải quyết: Sử dụng ngôn ngữ trên báo chí là vấn đề đang được đặt ra gay... báo chí đó là tít báo (đầu đề) nhưng cũng góp phần làm đầy hơn kho tư liệu nghiên cứu về các vấn đề của tác phẩm báo chí nói chung, tác phẩm báo mạng nói riêng Hi vọng những công trình nghiên cứu, khảo sát sau sẽ bù đắp những thiếu sót và hoàn thiện hơn Danh mục tài liệu tham khảo 1 GS TS Nguyễn Đức Dân, Ngôn ngữ báo chí-những vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục 2008 2 Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, NXB Thông... được… Ngôn ngữ của dân tộc ta là một loại ngôn ngữ đa bản sắc, là sản phẩm đặc trưng cho văn hóa đất nước, lại có sự kết tinh của ngôn ngữ hiện đại…Nhà báo là những người có khả năng khởi tạo dư luận, những gì họ viết ra được coi là những chuẩn mực nhất định để người ta nghe theo, học theo và làm theo Chính vì vậy cần có sự sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ trên báo chí đặc biệt là cách giật tít Hiện... lượng ký tự cho tít báo (một số từ tiếng Anh dùng thay thế cho tiếng Việt sẽ ít ký tự hơn) giúp tít ngắn gọn, dễ trình bày hơn Tuy nhiên việc sử dụng tràn lan và không chính xác ngôn ngữ nước ngoài đặc biệt là tiếng Anh trên các tít báo thường tạo ra hiệu quả không tốt Không phải độc giả nào cũng có vốn tiếng Anh tốt vì vậy khi gặp ngôn ngữ mình không hiểu xuất hiện ngay trên tít báo sẽ tạo ra cảm giác... việc sử dụng tiếng nước ngoài trên mặt báo, các tòa soạn báo nên tạo điều kiện, khích lệ để những nhà báo chưa được đào tạo căn bản về ngôn ngữ và nghiệp vụ có điều kiện học thêm 33 Phạm Bá Khang KẾT LUẬN 1 Tít là câu quan trọng nhất của bài báo, là công cụ để thu hút sự chú ý của độc giả Cần chú trọng đến việc đặt và biên tập tít sao cho phù hợp với nội dung mà vẫn hấp dẫn độc giả Tít trên báo mạng. .. Vietnamnet (từ T2/2008 đến T5/2009): chỉ ra chất liệu sử dụng để đặt tít, nhận xét hiệu quả và nhược điểm của các cách sử dụng STT 1 TÍT CHẤT LIỆU SỬ NHẬN XÉT Cờ bạc, "sex DỤNG - Sử dụng từ tiếng - sex show là một từ ghép không có show" - khi nào anh: sex show trong từ điển từ ghép tiếng anh Từ vào khuôn khổ? - Sử dụng câu hỏi ghép này ít được sử dụng bởi lẽ show (Bùi Dũng – nghi vấn có nghĩa là màn... bài báo phản hồi của độc giả 29/08/2008) tới Vietnamnet về cách đặt vấn đề “Giáo sư của ta thực tế chỉ là…danh” đăng trên báo Khuyến học và Dân trí số ra ngày 17/08/2008 Đọc tít báo ta có thể hiểu ngay quan điểm của người viết: không đồng ý với ý kiến “giáo sư của ta chỉ là danh”, phê phán thái độ đánh giá của bài báo trên là phiến diện, đồng thời độc giả này đưa ra quan 7 Sao phải "cố đấm - Sử dụng. .. độc giả Tít trên báo mạng càng hiệu quả thì càng có nhiều cơ hội được các trang tìm kiếm để mắt đến 2 Vấn đề giật tít cho báo mạng hiện nay còn rất nhiều khúc mắc Việc sử dụng ngôn ngữ một cách tuỳ tiện trên các tít báo đang khá phổ biến và gây không ít bức xúc 3 Trong thời đại kinh tế tri thức như ngày nay , trình độ dân trí và nhận thức của đại bộ phận nhân dân ta đã được nâng cao đáng kể, tuy vậy, . được Trên cơ sở đó, tiểu luận đi sâu vào nghiên cứu cách giật tít và ngôn ngữ sử dụng trên tít báo mạng, dựa trên sự khảo sát 25 tít đăng trên báo mạng Vietnamnet. Từ đó chỉ ra những ưu điểm và hạn. vậy. Chương II: Khảo sát cách đặt tít trên báo mạng: 1. Khảo sát: Khảo sát 25 tít trên báo mạng điện tử Vietnamnet (từ T2/2008 đến T5/2009): chỉ ra chất liệu sử dụng để đặt tít, nhận xét hiệu quả và nhược điểm. là việc sử dụng ngôn ngữ. Đã có những lời cảnh báo về việc sử dụng ngôn ngữ thiếu chọn lọc, thiếu sáng tạo trên tít báo. Xuất hiện ngày càng nhiều ngôn từ được tác giả sử dụng trong tít báo rất

Ngày đăng: 20/10/2014, 22:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Ngoài ra dấu ngoặc kép còn có chức năng khác: Khi muốn dùng một từ ngữ không theo nghĩa thông thường thì từ đó sẽ được đặt trong dấu ngoặc kép. Sắc thái nghĩa của từ ngữ trong dấu ngoặc kép đã bị thay đổi. Dùng dấu ngoặc kép cho những từ chưa rõ nghĩa hoặc không còn thông dụng, chẳng hạn những tiếng lóng, những từ có nguồn gốc nước ngoài mới nhập hay đã quá xưa, nhằm tránh những hiểu nhầm không cần thiết.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan