tiểu luận thị trường mục tiêu của samsung

35 10.5K 42
tiểu luận thị trường mục tiêu của samsung

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tiểu luận thị trường mục tiêu của samsung

MỤC LỤC Lời mở đầu……………………………………………………………… 2 Lời cảm ơn……………………………………………………………… 4 Nội dung……………………………………………………………………5 1. Cơ sở lý luận……………………………………………… ………5 2. Samsung –Quá trình hình thành, phát triển và các thành tựu…… 11 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển…………… …………… 11 2.1.1. Lịch sử hình thành…………………………………………… 11 2.1.2. Quá trình phát triển…………………………………………….12 2.2. Các thành tựu của Samsung…… …………………………14 3. Thị trường mục tiêu và chiến lược phát triển của Samsung……….22 3.1. Thị trường mục tiêu………………… …………………….22 3.1.1. Sản phẩm di động………………………………………………22 3.1.2. Sản phẩm ảnh số……………………………………………… 25 3.1.3. Sản phẩm nghe nhìn……………………………………………32 3.2. Chiến lược phát triển trong tương lai…… …… ……… 36 Phụ lục…………………………………………………………………….40 Tài liệu tham khảo……………………………………………………… 43 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế toàn cầu phát triển nhanh ngày nay, sự thay đổi liên tục và những bước đột phá đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của một công ty. Trong 70 năm qua, để có thể thúc đẩy công ty thành công lâu dài, Samsung đã đặt ra những hướng nhìn của tương lai, dự đoán những nhu cầu và đòi hỏi của thị trường mình phục vụ. Thị trường Việt Nam có đặc thù riêng so với thị trường khác. Một đặc thù nổi bật nhất là mặc dù thu nhập của người Việt Nam thấp hơn và đang ngày càng tăng lên (nhưng so với mức chung trong khu vực là vẫn thấp), nhưng ngược lại, xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam lại muốn có một món đồ tốt nhất, chức năng kiểu dáng tốt nhất, thương hiệu vững mạnh nhất, chấp nhận “tiền nào của nấy” chứ không phải là “ít tiền mua đồ rẻ và nhiều tiền mua đồ đắt”. Về xu hướng chung toàn cầu, trong 5 năm gần đây, Samsung vươn lên là một trong những thương hiệu hàng đầu và khi là thương hiệu hàng đầu thì công nghệ và sản phẩm đi theo phải tương xứng. Thông qua chiến dịch thương hiệu toàn cầu “Imagine”, Samsung đặt mục tiêu trở thành thương hiệu tiêu biểu cho cuộc cách mạng về kiểu dáng và công nghệ trong “Kỷ nguyên kỹ thuật số”. Đây thực sự là một sự chuyển hướng của Samsung nhằm tạo dựng một hình ảnh thương hiệu cao cấp. Không chỉ dừng lại ở mục tiêu trở thành thương hiệu được người tiêu dùng ưa thích, samsum còn tập trung vào việc thu hút sự quan tâm của khách hàng có mức thu nhập cao, thỏa mãn những mơ ước và đam mê tưởng chừng như không thể trở thành hiện thực của họ về công nghệ và kiểu dáng. Mục tiêu về thị phần không phải là mục tiêu cuối cùng của Samsung vì thị phần đến sau. Khi kết quả kinh doanh cũng như sản phẩm tốt thì đương nhiên thị phần sẽ tăng lên Khác với những đối thủ như Sony và Apple, từ những năm 70, Samsung đã quyết định không phát triển các phần mềm bản quyền và các chương trình như âm nhạc, phim ảnh hay video game,mà chiến lược của Samsung là tập trung vào phần cứng và các thiết bị, và cộng tác với các nhà cung cấp chương trình phù hợp. Vào cuối những năm 90, Samsung nhận ra sự chuyển đổi từ công nghệ điện toán (analog) sang công nghệ kỹ thuật số (digital) đã mang đến cơ hội mới nhằm đuổi kịp các đối thủ. Sáu năm sau, Samsung tạo ra một dòng chảy không ngừng các sản phẩm kỹ thuật số mới từ đội ngũ 17.000 nhà khoa học, kỹ sư, thiết kế làm việc tại các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) Samsung. 2 Sự đầu tư bằng cách thu hút và giữ các nhà khoa học tài năng đã mở đường cho Samsung tập trung vào các lĩnh vực chủ lực, mang đến một loạt các sản phẩm làm kinh ngạc các doanh nghiệp hàng đầu thế giới.Chính vì những thành công đáng khâm phục này của Samsung nên chúng em đã quyết định chọn đề tài “Thị trường mục tiêu của Samsung” để có thể nghiên cứu một cách sâu hơn cách mà Samsung đã lựa chọn thị trường cũng như quá trình phát triển của họ, và các chiến lược đầy triển vọng trong tương lai. 3 LỜI CẢM ƠN Để thực hiện được đề tài này, chúng em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía Nhà trường, cho nên chúng em xin gửi lời cám ơn chân thành đến : _Trường Đại học Công nghiệp TPHCM đã tạo cho chúng em một môi trường học tập và nghiên cứu đầy đủ về thiết bị, cũng như các cơ sở vật chất để chúng em có thể yên tâm nghiên cứu. _Thư viện Trường Đại học Công nghiệp đã cho chúng em một nơi họp nhóm yên tĩnh, với một kho sách đầy đủ để chúng em có thể mở rộng việc nghiên cứu của mình. _Khoa Quản Trị Kinh Doanh đã trang bị cho chúng em những kiến thức rất căn bản và bổ ích về môn học Quản Trị Marketing. _GVHD – Tiến sĩ Lê Cao Thanh đã hết lòng giảng dạy và hướng dẫn tận tình, giúpchúng em làm tốt bài tiểu luận này. 4 NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Đo lường và dự báo nhu cầu Một doanh nghiệp muốn phát triển những chiến lược marketing để giành thắng lợi trên một thị trường hấp dẫn, họ phải ước lượng được quy mô hiện tại và tiềm năng tương lai của thị trường đó. Doanh nghiệp có thể mất nhiều lợi nhuận vì đánh giá thị trường quá cao hoặc quá thấp. Việc đo lường nhu cầu của thị trường đòi hỏi phải có sự hiểu biết rõ ràng về thị trường liên quan. Với một người làm marketing, thị trường là tập hợp những người hiện đang mua và những người sẽ mua một loại sản phẩm nhất định. Thị trường tiềm năng (the potentinal market) là tập hợp những người tiêu dùng thừa nhận có đủ mức độ quan tâm đến một mặt hàng nhất định của thị trường. Thị trường hiện có (the available market) là tập hợp những khách hàng có quan tâm, có thu nhập và có khả năng tiếp cận một sản phẩm nhất định của thị trường. Thị trường hiện có và đủ điều kiện (the qualified available market ) là tập hợp những khách hàng có quan tâm, có thu nhập, có khả năng tiếp cận và đủ điều kiện đối với một sản phẩm nhất định của thị trường. Thị trường phục vụ (served market), hay còn gọi là thị trường mục tiêu (the target market), là một phần của thị trường hiện có và đủ điều kiện mà một doanh nghiệp quyết định theo đuổi. Thị trường đã thâm nhập (the penetrated market) là tập hợp những khách hàng đã mua sản phẩm đó. Những định nghĩa trên về thị trường là công cụ quan trọng cần thiết cho việc lập các kế hoạch marketing. Nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với vấn đề lựa chọn những khu vực tốt nhất và việc phân chia có hiệu quả nhất ngân sách marketing vào những khu vực đó. Do vậy, họ cần ước lượng được tiềm năng thị trường của nhiều khu vực địa lý. Ngoài việc ước lượng nhu cầu khu vực và tổng nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp còn muốn biết doanh số của cả ngành hiện nay trên thị trường, có nghĩa là phải xác định các đối thủ cạnh tranh và ước tính doanh số của họ. Sau khi đã xem xét qua các phương pháp đánh giá nhu cầu thị trường hiện tại, cần khảo sát những phương pháp để dự đoán nhu cầu tương lai. 1.2. Phân đoạn thị trường 5 Nhiều tổ chức bán hàng cho các thị trường tiêu dùng và thị trường tư liệu sản xuất nhận thấy rằng họ không thể phục vụ được hết mọi khách hàng trong những thị trường đó, hay ít nhất phục vụ mọi khách hàng bằng cùng một cách tương tự như nhau. Hoạt động marketing này thường có 3 giai đoạn : marketing đại trà, marketing đa dạng hoá sản phẩm, marketing mục tiêu. Marketing mục tiêu ( target marketing) thường được tiến hành qua ba bước: đầu tiên là phân đoạn thị trường (market segmentation), tức là chia thị trường thành những nhóm người mua khác biệt nhau, những nhóm này có thể cần đến những phối thức marketing hay sản phẩm khác nhau. Bước thứ hai là lựa chọn thị trường mục tiêu (market targeting), bao gồm đánh giá mức hấp dẫn của mỗi phân đoạn thị trường và chọn lấy một hay nhiều phân đoạn thị trường để xâm nhập. Bước thứ ba là định vị thị trường (market positioning), tức là xác định vị trí cạnh tranh cho sản phẩm của mình bằng những lợi ích đặc biệt của sản phẩm đó trên từng phân đoạn thị trường, trên cơ sở đó mà thiết kế phối thức marketing cho thật phù hợp. 1.2.1. Định nghĩa phân đoạn thị trường Phân đoạn thị trường là phân chia thị trường thành những phần khác biệt (nhưng trong mỗi phần lại tương đối đồng nhất) bằng những tiêu thức thích hợp, qua đó doanh nghiệp có thể triển khai các hoạt động marketing phù hợp cho một hay một số phân đoạn thị trường, nhờ vậy mà doanh nghiệp sẽ thỏa mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng, thành đạt các mục tiêu marketing của mình. 1.2.2. Các tiêu thức và phương pháp phân đoạn thị trường _ Phân đoạn theo địa lý: Phương pháp này đòi hỏi chia thị trường thành những đơn vị địa lý khác nhau như quốc gia, khu vực, thành phố, hay các vùng lân cận. Doanh nghiệp sẽ quyết định hoạt động trong một hay vài đơn vị địa lý đó, hoặc hoạt động trong mọi đơn vị nhưng có quan tâm đến những khác biệt trong sở thích và nhu cầu địa phương. _ Phân đoạn theo đặc điểm dân số học: Phương pháp này chia thị trường thành những nhóm dựa trên các tiêu thức về dân số học như độ tuổi, giới tính, nhân khẩu gia đình, chu kỳ sống gia đình, lợi tức, ngành nghề, học vấn, tôn giáo, chủng tộc và quốc tịch. Tuỳ thuộc đặc điểm sản phẩm mà doanh nghiệp nên cân nhắc chọn lựa tiêu thức phân đoạn thích hợp và có thể sử dụng một hay nhiều tiêu thức để phân chia khách hàng. 6 _ Phân đoạn theo tâm lý: Trong cách này, khách mua được chia thành những nhóm khác nhau dựa trên tầng lớp xã hội, lối sống hoặc cá tính. Những người trong cùng một nhóm chia theo dân số lại có những điểm tâm lý rất khác nhau. _ Phân đoạn theo cách ứng xử (Behavior Segmentation): Trong phương pháp này, khách mua được chia thành những nhóm dựa trên kiến thức, thái độ, tình trạng sử dụng (không sử dụng, đã từng sử dụng, sử dụng lần đầu, sử dụng thường xuyên), mức độ sử dụng, hoặc phản ứng trước sản phẩm. Nhiều người làm marketing tin rằng các yếu tố dễ thay đổi về hành vi ứng xử (behavior variables) là khởi điểm tốt nhất để hình thành các phân đoạn thị trường. 1.2.3. Phân đoạn các thị trường tư liệu sản xuất Các thị trường tư liệu sản xuất có thể được phân chia bằng nhiều yếu tố tương tự như khi phân chia thị trường tiêu dùng. Khách mua tư liệu sản xuất có thể phân theo địa lý và một số biến số về ứng xử, như thái độ, sự tìm kiếm các lợi ích, loại khách, mức độ sử dụng, mức độ trung thành, mức độ sẵn sàng của người mua. Một cách thông thường để phân đoạn các thị trường tư liệu sản xuất là dựa vào người tiêu dùng cuối cùng. Những người tiêu dùng cuối cùng khác nhau sẽ tìm kiếm những lợi ích khác nhau, và có thể tiếp cận được với họ bằng những phối thức marketing khác nhau. Quy mô khách hàng (customer size) cũng là một tiêu thức phân đoạn khác của thị trường tư liệu sản xuất. Nhiều doanh nghiệp đã hình thành những hệ thống riêng để có những cách cư xử phù hợp với những khách hàng nhất định của họ. 1.3. Những yêu cầu đối với việc phân đoạn thị trường hiệu quả Mặc dù có nhiều cách khác nhau để phân đoạn một thị trường. Tuy nhiên, không phải mọi cách phân đoạn thị trường đều hiệu quả. Để có thể hữu dụng, các phân đoạn thị trường phải có những đặc điểm sau : _ Tính đo lường được. Quy mô và khả năng tiêu thụ của các phân đoạn đó có thể đo lường được. Vì không phải tiêu thức phân đoạn nào cũng đo lường được. Ví dụ, quy mô thị trường gồm các thiếu niên dưới 20 tuổi tập hút thuốc chủ yếu để phản ứng chống đối lại cha mẹ. _ Tính tiếp cận được, tức là các phân đoạn đó phải có thể tiếp cận và phục vụ có hiệu quả. Giả sử một công ty sản xuất hàng thời trang may sẵn thấy rằng những khách dùng nhãn hiệu của họ là các phóng viên do đặc điểm công việc thường đi phải lại nhiều nơi, tiếp xúc với các loại phương 7 tiện truyền thông nào thuận tiện mà họ gặp phải trên đường và không mua sắm thường xuyên ở những nơi nhất định nào, thì họ là những người rất khó tiếp cận. _ Tính quan trọng, nghĩa là các phân đoạn đó đủ lớn và sinh lời được. Một phân đoạn phải là một nhóm khách tương đối đồng nhất và đủ lớn, đáng bỏ công vạch ra một chương trình marketing phù hợp. _ Tính khả thi.: các chương trình để thu hút và phục vụ cho khu vực thị trường đó phải có có khả năng thực thi. 1.4. Lựa chọn thị trường mục tiêu Có năm cách để xem xét lựa chọn thị trường mục tiêu được, đó là tập trung vào một phân đoạn thị trường, chuyên môn hóa có chọn lọc,chuyên môn hóa sản phẩm, chuyên môn hóa thị trường và phục vụ toàn bộ thị trường (marketing không phân biệt và marketing có phân biệt). 1.4.1. Tập trung vào một phân đoạn thị trường Đây là trường hợp doanh nghiệp chọn phục vụ một phân đoạn thị trường duy nhất do khả năng hạn chế của mình. Thay vì theo đuổi một phần nhỏ trong một thị trường lớn, doanh nghiệp tìm cách đạt được một phần lớn trong một thị trường nhỏ hơn. Thông qua marketing tập trung, doanh nghiệp có thể giành được một vị trí vững chắc trong phân đoạn thị trường đã chọn nhờ sự am hiểu hơn về nhu cầu của phân đoạn thị trường này , và tiết kiệm được chi phí hoạt động do chuyên môn hóa sản xuất, phân phối và khuyến mãi. Doanh nghiệp cần phân tích các yếu tố: nguồn lực của doanh nghiệp, tính đồng nhất của sản phẩm và thị trường, các chiến lược marketing, cạnh tranh để lựa chọn một cách đáp ứng thị trường thích hợp và hiệu quả. 1.4.2. Chuyên môn hóa có chọn lọc Doanh nghiệp lựa chọn một số phân đoạn thị trường, mỗi phân đoạn thị trường đều có sức hấp dẫn và phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp. Các phân đoạn thị trường này có thể ít nhiều liên hệ với nhau hoặc không có mối liên hệ gì với nhau, nhưng chúng đều hứa hẹn khả năng sinh lời. Chiến lược phục vụ nhiều phân đoạn thị trường có ưu điểm là làm giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp. Nếu một phân đoạn thị trường nào đó không còn hhấp dẫn nữa, thì doanh nghiệp vẫn có thể tìm kiếm lợi nhuận ở những phân đoạn thị trường khác. 1.4.3. Chuyên môn hóa thị trường 8 Trong trường hợp này, doanh nghiệp tập trung vào việc phục vụ nhiều nhu cầucủa một nhóm khách hàng nhất định. Nhờ chuyên môn hóa vào việc phục vụ một nhóm khách hàng, doanh nghiệp có thể đạt được danh tiếng và trở thành kênh phân phối cho tất cả các sản phẩm mới mà nhóm khách hàng này có thể yêu cầu. Chuyên môn hóa thị trường cũng có thể gặp phải rủi ro, nếu vì lý do nào đó mà nhóm khách hàng giảm mức mua sắm hoặc thu hẹp danh mục các sản phẩm , ví dụ như khả năng tài chính giảm sút, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, 1.4.4. Chuyên môn hóa sản phẩm Đây là trường hợp doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm nhất định để báncho một số phân đoạn thị trường. Ví dụ, một hãng sản xuất kính hiển vi và bán chocác phòng thí nghiệm của các trung tâm nghiên cứu phát triển của các công ty lớn,các trường đại học, các viện nghiên cứu của Nhà nước, Hãng này sản xuất nhữngkính hiển vi khác nhau cho các khách hàng khác nhau nhưng không sản xuất những thiết bị khác mà các phòng thí nghiệm có thể sử dụng. Thông qua chiến lược này, doanh nghiệp có thể tạo dựng uy tín trong lĩnh vực sản phẩm chuyên dụng. Vẫn có thể có rủi ro, nếu sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất có nguy cơ được thay thế bằng sản phẩm mới hơn về công nghệ. 1.4.5. Phục vụ toàn bộ thị trường Trường hợp này, doanh nghiệp chủ trương phục vụ tất cả các nhóm khách hàng tất cả những sản phẩm mà họ cần đến. Chỉ có những công ty lớn mới có đủ khả năng thực hiện chiến lược phục vụ toàn bộ thị trường. Ví dụ, Coca - Cola và Pepsi - Cola trong lĩnh vực nước giải khát, General Motors trong thị trường ôtô, Những công ty lớn có thể phục vụ thị trường theo hai cách: marketing không phân biệt và marketing phân biệt. 2. SAMSUNG – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ CÁC THÀNH TỰU 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1. Lịch sử hình thành Tập đoàn Samsung (tiếng Hàn: 삼 성 ; Hanja: 三 星 ; âm Hán Việt: Tam Tinh; phiên âm tiếng Việt: Sam-song, nghĩa là 3 ngôi sao), được bắt đầu từ công ty xuất khẩu năm 1938, nhưng mau chóng có nhiều dạng. Samsung được Lee Byung Chul thành lập năm 1953, là một tập đoàn đa quốc gia Tổng công ty đặt trụ sở chính tại Thị trấn Samsung , Seoul , Hàn Quốc . Tập đoàn 9 Samsung, trước đây là khối kết ("Jaebeol"), có hơn 400.000 công nhân trên toàn thế giới và chế tạo ra xe hơi, đồ điện, hóa chất, máy bay, tàu thủy, ngành buôn bán, kinh doanh khách sạn, công viên giải trí, xây dựng những nhà chọc trời, dệt vải, làm thức ăn, v.v. trong các công ty riêng rẽ sau sự cải tổ lại của sự khủng hoảng tài chính châu Á. Đôi khi thành phố Suwon ở Hàn Quốc được gọi là "Thành phố Samsung". Tập đoàn Samsung bao gồm nhiều ngành kinh doanh ở Hàn Quốc, bao gồm cả Điện tử Samsung và Bảo hiểm Samsung. Chủ tịch hiện nay là Lee Kun Hee. Samsung Electronics, hãng điện tử Samsung, được thành lập năm 1969, là một bộ phận lớn nhất của Tập đoàn Samsung, và là một trong những công ty điện tử lớn nhất thế giới. Được sáng lập tại Daegu, Hàn Quốc, hãng điện tử Samsung hoạt động tại chừng 58 nước và có khoảng 208.000 công nhân. Hãng điện tử Samsung được coi là một trong 10 nhãn hàng hóa tốt nhất thế giới. Hãng này là một trong bốn hãng tại châu Á, bao gồm Nhật Bản, với vốn thị trường lên đến 100 tỷ Mỹ kim. 2.1.2. Quá trình phát triển Từ khi ra đời còn là một doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ tại Taegu, Hàn Quốc, Samsung dần phát triển thành một trong những công ty điện tử hàng đầu thế giới, chuyên kinh doanh các thiết bị và phương tiện kỹ thuật số, chất bán dẫn, bộ nhớ, và giải pháp tích hợp hệ thống. Ngày nay các sản phẩm và quy trình tiên tiến, có chất lượng hàng đầu của Samsung đã được thế giới công nhận. Chúng em đã ghi lại được một số dấu ấn chính trong lịch sử của Samsung, thể hiện cách công ty mở rộng các dòng sản phẩm và thị trường, nâng cao lợi tức và thị phần của nó, và đã theo đuổi sứ mệnh, góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho khách hàng trên toàn thế giới. Quá trình phát triển của tập đoàn Samsung trải qua rất nhiều giai đoạn: • 1953: Lee Byoung Chul khởi sự công ty thương mại Samsung tại Daegu ([YPM]). • 1953: Samsung bắt đầu sản xuất đường. • 1958: Samsung bước vào lĩnh vực bảo hiểm. • 1963: Trung tâm thương mại Sinsegye được khai trương ở Kwanjou. • 1965: Samsung xuất bản tờ nhật báo Joong-Ang Ilbo. Ngày nay tờ báo này không còn thuộc công ty nữa. • 1969: Công ty điện tử Samsung thành lập. 10 [...]... Các giải pháp in ấn của Samsung đoạt giải thưởng tại Mỹ _ Ra mắt nền tảng BADA cho các sản phẩm điện thoại thông minh Samsung _ Samsung thương mại hóa thành công thế hệ LTE terminal thứ 4 của mình _ Samsung là nhà sản xuất TV kỹ thuật số số một tại Mỹ trong 4 năm liên tiếp 3 THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA SAMSUNG 3.1 Thị trường mục tiêu Trước những năm 2000, Samsung vẫn là một thương... plasma và điện thoại di động thế hệ 2 Samsung đang cố gắng để có bước đột phá ở thị trường Nhật, quê hương của Sony và Panasonic 2.2 Các thành tựu của Samsung Hãng điện tử Samsung có lợi nhuận hàng năm của là 5,8 ngàn tỷ won năm 2001; 11,7 ngàn tỷ won năm 2002; 7,4 ngàn tỷ won năm 2003 và 15,7 ngàn tỷ won năm 2004 đã cho thấy một sự tiến bộ vững chắc Cuối năm 2005, Samsung đã có mạng lưới giá trị 77,6... trên thị trường, Yun Jong-Yong quyết tâm đề ra mục tiêu hễ trên thị trường có sản phảm mới nào thì Samsung cũng phải sản xuất ra được thứ đó và đồng thời phải sản xuất thật nhanh, thật nhiều như có thể Yun Jong-Yong đã áp dụng hoàn hảo chiến lược “hớt phần ngọn” mà ông còn gọi là thuyết “sashimi” theo tên một món gỏi cá nổi tiếng của Nhật Theo đó, khi là một trong những nhà sản xuất đầu tiên thì Samsung. .. đó tạo ra được ưu thế mở rộng thị trường Mục tiêu mà Samsung nhắm tới, theo như các nhà lãnh đạo Samsung khẳng định là “smartphone cho mọi người” Cùng với việc đưa ra Bada, trong tháng 7 này, Samsung cũng sẽ công bố Wave, một mẫu điện thoại thông minh đầu tiên chạy Bada Điều đáng nói là Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới được đón nhận Wave Điện thoại thông minh Samsung Wave, thiết bị đầu tiên... đi đến thỏa thuận hợp tác với 9 công ty phát triển phần và nội dung của Việt Nam Mục tiêu của sự thỏa thuận này là thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược, hỗ trợ và cam kết lâu dài nhằm phát triển, đẩy mạnh thị trường cho các sản phẩm của Samsung chạy trên nền tảng Bada.Các đối tác chiến lược sẽ nhận được sự hỗ trợ từ Samsung trong việc phát triển các ứng dụng di động trên nền tảng Bada bao gồm: Lạc... kế V-line Crystal Rose _ Samsung được Brand Keys, Mỹ bình chọn là thương hiệu số 1 trong 8 năm liên tục cho hạng mục lòng trung thành của khách hàng _ Samsung Digital Imaging phát triển chiếc máy chụp ảnh kỹ thuật số tự động ống kính rời (Hybrid) _ Chiếc điện thoại di động lớn nhất thế giới của Samsung được ghi tên vào sách Kỷ lục Guinness _ SADI – Trường Đào tạo thiết kế Samsung, nhận phần lớn giải... phản ánh trong cam kết của Công ty Điện tử Samsung trong việc khơi nguồn cảm hứng cho cộng đồng, dựa trên ba thế mạnh chính của mình là “Công nghệ mới” – “Sản phẩm mới” và “Giải pháp sáng tạo” và trong việc quảng bá những giá trị này của Samsung đến với ba nhân tố chính trong mối quan hệ cốt lõi của Samsung – Ngành công nghiệp – Đối tác và Nhân viên Thông qua những nỗ lực này, 31 Samsung hy vọng sẽ tiếp... công ty chi nhánh Samsung, kết thúc năm tài chính vào 33 tháng 3/2008 như Samsung Life Insurance, Samsung Fire &Marine Insurance, Samsung Securities, Samsung Investment Trust Management 2 Phụ lục 2: Các mặt hàng chính của Samsung Sản phẩm DRAM NAND Flash Màn hình LCD cỡ lớn Bảng PDP Active-Matrix OLED Lithium-ion battery Màn hình LCD Ổ đĩa cứng Máy in đa năng Television sets (LCD, Thị phần Đối thủ cạnh... Kaluga _ Trở thành nhà tài trợ chính thức của Guangzhou Asian Game 2010 _ Phát triển NANO 50 2GB đầu tiên _ Samsung đứng đầu thị trường điện thoại di động US _ Khai trương trung tâm PR toàn cầu Samsung D’light’ _ Tiếp tục dẫn đầu thế giới về thị phần TV trong 9 quý liên tiếp • Năm 2009: _ Trưng bày chiếc TV mỏng nhất thế giới (6.5mm) tại Triển lãm điện tử tiêu dùng CES, Las Vegas 15 _ Phá triển DRAM... Hiện nay, nếu xét về chung về sản lượng di động thì Samsung đang là nhà sản xuất di động lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Nokia Chính vì điều kiện thuận lợi đó, cộng với việc hãng này sẽ tập 18 trung nhiều hơn vào phân khúc smartphone trong tương lai, theo nhiều chuyên gia đánh giá thì mục tiêu nói trên của Samsung hoàn toàn có thể thực thi Gần đây, Samsung đã tập trung phát triển mạnh nhiều dòng di động . triển…………………………………………….12 2.2. Các thành tựu của Samsung … …………………………14 3. Thị trường mục tiêu và chiến lược phát triển của Samsung …….22 3.1. Thị trường mục tiêu ……………… …………………….22 3.1.1. Sản phẩm. đối với một sản phẩm nhất định của thị trường. Thị trường phục vụ (served market), hay còn gọi là thị trường mục tiêu (the target market), là một phần của thị trường hiện có và đủ điều kiện mà. khu vực thị trường đó phải có có khả năng thực thi. 1.4. Lựa chọn thị trường mục tiêu Có năm cách để xem xét lựa chọn thị trường mục tiêu được, đó là tập trung vào một phân đoạn thị trường, chuyên

Ngày đăng: 20/10/2014, 22:28

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan