Hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán hà nội

96 1.2K 12
Hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vốn đầu tư cùng với năng lực quản trịvà trình độcông nghệ được coi là ba trụ cột chính tạo nên sức mạnh và khảnăng của doanh nghiệp. Nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi, là điều kiện cần để doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, thu hút vốn đầu tưluôn là mục tiêu chiến lược mà các doanh nghiệp theo đuổi.

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ NHÀ ĐẦU TƯ 5 1.1 Lý luận chung về hoạt động quan hệ nhà đầu tư 5 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động Quan hệ nhà đầu tư 5 1.1.2 Khái niệm của Quan hệ nhà đầu tư 6 1.1.3 Đặc điểm của Quan hệ nhà đầu tư 9 1.1.4 Vai trò của Quan hệ nhà đầu tư 11 1.2 Nội dung của hoạt động Quan hệ nhà đầu tư 13 1.2.1 Xây dựng câu chuyện công ty 13 1.2.2 Quản lý mối quan hệ với nhà đầu tư 16 1.2.3 Quản lý sự kiện 19 1.3 Các công cụ Quan hệ nhà đầu tư 20 1.3.1 Các công cụ cơ bản 20 1.3.2 Các công cụ hỗ trợ khác 21 1.4 Hoạt động Quan hệ nhà đầu tư của các doanh nghiệp trên thế giới 23 1.4.1 Vị thế của hoạt động Quan hệ nhà đầu tư trên thế giới 23 1.4.2 Một số bài học về hoạt động Quan hệ nhà đầu tư của doanh nghiệp 24 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ NHÀ ĐẦU TƯ CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI 28 2.1 Giới thiệu chung về các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội 28 2.1.1 Điều kiện niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Hà Nội 28 2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội năm 2011 28 2.2 Thực trạng hoạt động Quan hệ nhà đầu tư của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội 31 2.2.1 Giới thiệu về các công ty lựa chọn điều tra 31 2.2.2 Tình hình tổ chức bộ phận Quan hệ nhà đầu tư của các công ty 32 2.2.3 Tình hình thực hiện hoạt động Quan hệ nhà đầu tư 36 2.2.4 Tác động của hoạt động Quan hệ nhà đầu tư đối với các công ty 48 2.2.5 Đánh giá hoạt động Quan hệ nhà đầu tư tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội 51 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ NHÀ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM 55 3.1 Xu hướng phát triển hoạt động Quan hệ nhà đầu tư của doanh nghiệp trong tương lai 55 3.2 Một số giải pháp và kiến nghị để phát triển hoạt động Quan hệ nhà đầu tư của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 56 3.2.1 Giải pháp đối với công ty 58 3.2.2 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước 68 3.2.3 Đối với chuyên viên Quan hệ nhà đầu tư 71 KẾT LUẬN 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT I - TIẾNG VIỆT BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh CTCK Công ty chứng khoán CTCP Công ty cổ phần GDCK Giao dịch chứng khoán HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh LNST Lợi nhuận sau thuế TMCP Thương mại cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTCK Thị trường chứng khoán TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nước II - TIẾNG ANH CFO Chief Financial Officer Giám đốc tài chính CSR Corporate Social Responsibility Trách nhiệm xã hội IR Investor Relations Quan hệ nhà đầu tư NIRI National Investor Relations Institution Viện quan hệ nhà đầu tư quốc gia Hoa Kỳ PhD Doctor of Philosophy Tiến sĩ PR Public Relations Quan hệ công chúng USD United States Dollar Đô la Mỹ DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ HÌNH: Hình 1.1: Mô hình truyền thông trong Quan hệ nhà đầu tư 9 Hình 2.1: Quy chế trách nhiệm xã hội CTCP Thành Nam 40 Hình 2.2: Chiếc bánh giá trị 49 Hình 3.1: Một IRO hàng đầu nên có những kỹ năng và phẩm chất gì 73 BẢNG: Bảng 1.1: Thứ tự xếp hạng các yếu tố IR của công ty BASF 2011 26 Bảng 2.1: Một số CTCP tăng trưởng lợi nhuận năm 2011 trên 100% 29 Bảng 2.2: Lợi nhuận một số mã chứng khoán bị kiểm soát năm 2011 30 Bảng 2.3: Mức độ truyền thông qua các kênh của công ty 38 Bảng 2.4: Mức độ tác động của hoạt động Quan hệ nhà đầu tư đối với công ty 51 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ tăng trưởng LNST của thị trường năm 2011 so với 2010 30 Biểu đồ 2.2: Đánh giá mức độ quan trọng của hoạt động Quan hệ nhà đầu tư 33 Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ công ty có bộ phận Quan hệ nhà đầu tư 34 Biểu đồ 2.4: Ngân sách công ty dành cho hoạt động Quan hệ nhà đầu tư 35 Biểu đồ 2.5: Lĩnh vực nhân viên Quan hệ nhà đầu tư được đào tạo 35 Biểu đồ 2.6: Mức độ truyền thông qua website 37 Biểu đồ 2.7: Tình hình xử lý tin đồn của các công ty 43 Biểu đồ 2.8: Mức độ thu thập thông tin phản hồi thông qua điều tra 46 Biểu đồ 2.9: Mức độ tác động của hoạt động IR tới việc thu hút nhà đầu tư tiềm năng 48 Biểu đồ 2.10: Tác động của hoạt động Quan hệ nhà đầu tư tới uy tín công ty 50 Biểu đồ 3.1: Kênh thông tin ra quyết định của nhà đầu tư cá nhân 63 [1] LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vốn đầu tư cùng với năng lực quản trị và trình độ công nghệ được coi là ba trụ cột chính tạo nên sức mạnh và khả năng của doanh nghiệp. Nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi, là điều kiện cần để doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, thu hút vốn đầu tư luôn là mục tiêu chiến lược mà các doanh nghiệp theo đuổi. Kể từ khi thị trường chứng khoán phát triển tại Việt Nam, hoạt động kinh doanh vốn phát triển mạnh mẽ tại kênh này. Tuy nhiên, cạnh tranh về huy động vốn đang ngày càng khốc liệt hơn, nhất là trong giai đoạn 2008 - 2012, khi Chính phủ tăng cường thắt chặt tiền tệ, tài khóa để ổn định nền kinh tế và kiềm chế lạm phát. Mối quan hệ vững mạnh với nhà đầu tư thể hiện hiệu quả đảm bảo huy động nguồn vốn cho doanh nghiệp. Từ thực tế đó, hoạt động Quan hệ nhà đầu tư (IR) ngày càng mang ý nghĩa chiến lược và có triển vọng phát triển mạnh mẽ như một tất yếu của nền kinh tế. Một nghiên cứu gần đây của tổ chức Research Group, một công ty thăm dò dư luận và nghiên cứu thị trường của Mỹ, đã chỉ ra rằng hoạt động IR tốt có thể khiến giá cổ phiếu công ty tăng lên tới 10%, và ngược lại, công tác IR tồi có thể làm giá cổ phiếu giảm 15% (Research Group, 2007). Nếu công ty đầu tư vào thực hiện hoạt động IR một cách khoa học và hệ thống, vị thế của công ty sẽ được nâng cao, giá cổ phiếu ổn định, thu hút được các nhà đầu tư tiềm năng. Thời kỳ hiện nay được xem là thời kỳ hưng thịnh của hoạt động IR với tầm quan trọng của hoạt động trong doanh nghiệp, với sự phát triển của Chuyên gia Quan hệ nhà đầu tư (IR Professional), sự ra tăng số lượng Chuyên viên Quan hệ nhà đầu tư (IR Officers), và ngai vàng của nghề Quan hệ Nhà đầu tư (IR Professional) trong các ngành của Quan hệ công chúng (ngành được trả lương cao nhất 165.000 USD/năm trong 8 chuyên ngành của PR năm 2006, theo Alexander Laskin, 2008). Vậy nguyên nhân nào khiến cho hoạt động Quan hệ nhà đầu tư ngày càng trở nên quan trọng như vậy? Vai trò và ý nghĩa của hoạt động này liệu đã được đánh giá đúng mức trong mắt các nhà quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam hay chưa? [2] Những bài học gì chúng ta có thể rút ra từ các hoạt động Quan hệ nhà đầu tư trên thế giới? Hoạt động Quan hệ nhà đầu tư thể hiện vai trò hết sức quan trọng như vậy, đồng thời đang có xu hướng phát triển mạnh tại Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học về hoạt động này trong doanh nghiệp Việt Nam lại hầu như chưa có mấy. Có thể nói, đây chính là một khoảng trống của nghiên cứu khoa học. Sau khi tìm hiểu tình hình thực tế, đồng thời xem xét, đối chiếu với thế giới, tác giả nhận thấy rằng hoạt động Quan hệ nhà đầu tư nhìn chung còn chưa được quan tâm đúng mức tại Việt Nam. Chính vì vậy, tác giả mạnh dạn chọn đề tài khóa luận “Hoạt động Quan hệ nhà đầu tư (IR) tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội” để nghiên cứu, với mong muốn kết quả đạt được sẽ phần nào thúc đẩy sự phát triển của hoạt động này tại Việt Nam, đồng thời giúp ích cho những nghiên cứu sâu hơn trong tương lai. 2. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài hướng tới những mục đích sau: - Thông qua tìm hiểu về hoạt động IR, vai trò của IR để rút ra kết luận về tầm quan trọng và lợi ích của hoạt động Quan hệ nhà đầu tư, đặc biệt là trong việc thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp. - Phân tích thực trạng hoạt động IR tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội, từ đó thấy được mối quan hệ giữa việc thực hiện hoạt động và hiệu quả thu hút vốn đầu tư của công ty. - Từ việc tìm hiểu thực tế tại các công ty, khóa luận đưa ra giải pháp đề xuất để phát triển và cải tiến hiệu quả thực hiện hoạt động Quan hệ nhà đầu tư, nhằm tăng cường hiệu quả thu hút vốn của các công ty. 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hoạt động Quan hệ nhà đầu tư của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội. [3] • Phạm vi nghiên cứu Để thuận lợi cho quá trình điều tra, khảo sát trực tiếp, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu là các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội. Thời gian nghiên cứu là giai đoạn 2007 - 2011, là thời kỳ hoạt động Quan hệ nhà đầu tư bắt đầu có dấu ấn tại Việt Nam và phát triển cho tới thời điểm hiện tại. 4. Phương pháp nghiên cứu - Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: sử dụng các nguồn tài liệu thứ cấp như sách, báo, tạp chí, trang web, các ấn phẩm của công ty như bản tin nhà đầu tư, thông cáo báo chí… - Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra bằng bảng câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp. Khóa luận có kết quả điều tra thực tiễn tình hình hoạt động Quan hệ nhà đầu tư ở các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội tháng 3/2012. Tác giả sử dụng các phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích, tư duy logic… Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi với số phiếu phát đi là 50 phiếu, số phiếu thu về hợp lệ là 26 phiếu. Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Tiến hành điều tra bằng cách tới trực tiếp một số công ty có trụ sở chính tại Hà Nội và gửi thư điện tử tới những công ty khác. 5. Bố cục đề tài Ngoài lời mở đầu, danh mục chữ viết tắt, bảng biểu và hình vẽ, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục… phần nội dung bài khóa luận bao gồm ba phần chính như sau: Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động Quan hệ nhà đầu tư Chương II: Thực trạng hoạt động Quan hệ nhà đầu tư của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội Chương III: Đề xuất giải pháp về vấn đề phát triển hoạt động Quan hệ nhà đầu tư tại Việt Nam [4] Nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình từ Thạc sĩ Nguyễn Thúy Anh, cùng với sự nỗ lực của bản thân trong suốt quá trình nghiên cứu, tác giả đã hoàn thành khóa luận này. Đề tài nghiên cứu còn là một vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam hiện nay, vì vậy tác giả rất mong nhận được sự góp ý và phát triển thêm từ phía các thày cô, các độc giả để có thể hoàn thiện vấn đề nghiên cứu hơn nữa. Qua đây, tác giả gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Thạc sĩ Nguyễn Thúy Anh, người đã luôn bên cạnh và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Khóa luận cũng không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ nhiệt tình của các công ty đã tham gia điều tra, tạo điều kiện thuận lợi và còn gửi tới tác giả rất nhiều sự quan tâm, động viên. Tác giả gửi tới họ những lời cảm ơn chân thành nhất. Tác giả cũng xin chân trọng cảm ơn các thày cô xem xét và góp ý kiến để kết quả nghiên cứu có thể mang lại một ý nghĩa thực tiễn thực sự. [5] CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ NHÀ ĐẦU TƯ 1.1 Lý luận chung về hoạt động Quan hệ nhà đầu tư 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động Quan hệ nhà đầu tư Do sự tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về Quan hệ nhà đầu tư là gì nên cũng chưa có sự thống nhất quan điểm hoạt động Quan hệ nhà đầu tư xuất hiện từ khi nào. Tuy rằng yêu cầu về truyền đạt thông tin trung thực và công bố báo cáo thường niên, báo cáo quý đã được quy định từ Luật chứng khoán Hoa Kỳ 1933 (The Security Act of 1933), song thời kỳ trước chiến tranh thế giới thứ II, các công ty còn chưa chú trọng việc xây dựng mối quan hệ bền vững với các nhà đầu tư. Lịch sử của hoạt động IR chỉ được xem là bắt đầu từ những năm 1950, với sự kiện tập đoàn điện tử lớn nhất của Mỹ, General Electric (1892), thành lập bộ phận chịu trách nhiệm riêng về hoạt động truyền thông với cổ đông của công ty. Kể từ đó, quá trình phát triển của hoạt động IR trải qua ba thời kỳ đó là: thời đại truyền thông (1950 - 1970), thời đại tài chính (1970 - 2000), thời đại sức mạnh tổng hợp (sau 2000). Những năm đầu 1950, việc mở rộng sản xuất kinh doanh được khuyến khích nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng. Thời gian này, các công ty cần vốn hơn bao giờ hết. Họ bắt đầu nhận thấy rằng bản thân các công ty đang phải cạnh tranh nhau về nguồn vốn kinh doanh, một loại cạnh tranh chưa từng được biết tới trước đây. Các công ty dần suy nghĩ về việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nhà đầu tư, nhà phân tích tài chính. Năm 1953, tập đoàn General Electric thành lập một bộ phận chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động truyền thông với cổ đông của công ty. Sự kiện này đã đánh dấu sự ra đời của nghề Quan hệ nhà đầu tư hiện đại. Từ những năm đầu của thời đại truyền thông đã có rất nhiều công ty bắt đầu thành lập bộ phận IR riêng biệt trong bộ máy công ty. Đồng thời, dịch vụ tư vấn Quan hệ nhà đầu tư cũng đã xuất hiện trong danh mục các dịch vụ cung cấp của các công ty tư vấn. Tuy nhiên, hoạt động IR thời kỳ này còn chưa được thực hiện tốt. Nhiệm vụ Quan hệ nhà đầu tư trở thành một phần công việc của những người làm công tác công chúng vốn hạn chế hiểu biết về những vấn đề của nhà đầu tư. Dòng [...]... của các công ty [28] CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ NHÀ ĐẦU TƯ CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI 2.1 Giới thiệu chung về các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội 2.1.1 Điều kiện niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Hà Nội Theo quy định của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, các công ty đăng ký niêm yết cổ phiếu phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau: - Là công ty. .. luật chứng khoán để thúc đẩy trao đổi thông tin hai chiều giữa công ty với các nhà đầu tư, nhà phân tích tài chính và các bên hữu quan khác, nhằm tạo nên giá trị công ty hợp lý 1.1.2.2 Phân biệt Quan hệ nhà đầu tư và Quan hệ công chúng Nhiều công ty hiện nay còn chưa tách bạch giữa Quan hệ nhà đầu tư với Quan hệ công chúng (PR) sở dĩ vì hai hoạt động này có một số điểm tư ng đồng Thực chất, nhà đầu tư. .. phiếu, thành phần nhà đầu tư 1.4 Hoạt động Quan hệ nhà đầu tư của các doanh nghiệp trên thế giới 1.4.1 Vị thế của hoạt động Quan hệ nhà đầu tư trên thế giới Các công ty trên thế giới không coi IR là một hoạt động bổ trợ mà là quá trình quan trọng để có được vốn đầu tư với chi phí thấp nhất có thể Kết quả khảo sát ở Mỹ của tạp chí Quan hệ nhà đầu tư của Dow Jones năm 1999 đã chỉ ra rằng tại các thị... của công ty (PhD Alexander Laskin, 2008) 1.1.2 Khái niệm Quan hệ nhà đầu tư 1.1.2.1 Khái niệm Để hiểu được khái niệm Quan hệ nhà đầu tư, trước hết cần làm rõ khái niệm về nhà đầu tư Nhà đầu tư có thể là cổ đông của công ty, nhà phân tích đầu tư, các định chế tài chính như ngân hàng, công ty bảo hiểm… Tuy nhiên, khóa luận chỉ xét đến nhà đầu tư là những người mua và giữ chứng khoán của công ty [7] Quan. .. được, các nhà đầu tư yên tâm rằng công ty là một môi trường đầu tư an toàn, thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư tiềm năng Mục tiêu của câu chuyện công ty Câu chuyện công ty hướng tới thuyết phục các nhà đầu tư rằng công ty là một môi trường đầu tư an toàn, đầu tư vào công ty hứa hẹn mang lại món lợi lớn hơn so với đầu tư ở những nơi khác Từ đó, tạo phản ứng tích cực trong thị trường đầu tư, biến nhà đầu tư. .. đầu tư iii .Quan hệ nhà đầu tư giúp tăng cường danh tiếng của công ty Không chỉ thực hiện mục tiêu vốn của công ty, hoạt động IR tốt còn phổ biến danh tiếng công ty, khiến uy tín của công ty tăng lên đáng kể đối với toàn bộ công chúng của công ty Trên thực tế, không chỉ có các nhà đầu tư tiếp cận thông tin mà bộ phận Quan hệ nhà đầu tư công bố, cả các khách hàng, nhà cung cấp… cũng rất quan tâm tới các. .. thúc đẩy mối quan hệ với các nhà đầu tư hiện tại và mở rộng ảnh hưởng tới nhà đầu tư tiềm năng, làm tăng nguồn vốn đầu tư vào công ty [20] Yêu cầu của quản lý sự kiện Các sự kiện giữa công ty với nhà đầu tư đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, giảm thiểu sai sót, thể hiện sự quan tâm của công ty đối với mối quan hệ với nhà đầu tư và nhà phân tích Đánh giá đúng mục đích của sự kiện để chuẩn bị nội dung trình... tư ng lai của hoạt động Quan hệ nhà đầu tư 1.1.3 Đặc điểm của Quan hệ nhà đầu tư i Thông tin của Quan hệ nhà đầu tư là dòng thông tin hai chiều Sơ đồ mô tả quá trình truyền thông của hoạt động Quan hệ nhà đầu tư như sau: Người gửi mã hóa thông tin Phương Giải mã Người nhận Phản ứng Phản hồi Hình 1.1: Mô hình truyền thông trong Quan hệ nhà đầu tư [10] Dòng thông tin phát ra từ phía công ty (tức người gửi... thoại Ban quản trị công ty thảo luận về doanh thu thường kỳ và giải đáp thắc mắc của người tham dự Hoạt động này thường được tổ chức sau khi công ty công bố báo cáo tài chính quý Ngày của nhà đầu tư Hiện nay nhiều công ty đã có ngày dành riêng cho nhà đầu tư Trong ngày này, các công ty sẽ gặp gỡ, giao lưu với nhà đầu tư, tổ chức cho nhà đầu tư tham quan cơ sở vật chất công ty Đây là hoạt động hết sức có... khái niệm được hình thành dựa trên cách mà con người nhìn nhận sự việc Từ khái niệm Quan hệ nhà đầu tư năm 2003, cùng với quá trình phân tích, tổng hợp các khái niệm của các chuyên gia và những đánh giá về hoạt động IR hiện nay, có thể đưa ra một khái niệm chung về Quan hệ nhà đầu tư như sau: Quan hệ nhà đầu tư là hoạt động thường xuyên, chủ động, và tích cực của các công ty, đảm bảo các nhiệm vụ tài chính, . của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội năm 2011 28 2.2 Thực trạng hoạt động Quan hệ nhà đầu tư của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội 31 2.2.1 Giới thiệu về các. hệ nhà đầu tư trên thế giới 23 1.4.2 Một số bài học về hoạt động Quan hệ nhà đầu tư của doanh nghiệp 24 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ NHÀ ĐẦU TƯ CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG. 2.2.4 Tác động của hoạt động Quan hệ nhà đầu tư đối với các công ty 48 2.2.5 Đánh giá hoạt động Quan hệ nhà đầu tư tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội 51 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI

Ngày đăng: 20/10/2014, 07:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan