giao an sinh 10 rat chi tiet

38 344 0
giao an sinh 10 rat chi tiet

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết thứ: 01 Phần bốn: SINH HỌC CƠ THỂ Chương I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG A – CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ I- MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: Học xong bài này học sinh (HS) cần: +Trình bày được đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng. +Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây. +Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng. 2- Kĩ năng: Rèn luyện HS kĩ năng phân tích tranh phát hiện kiến thức, so sánh, khái quát; kĩ năng hoạt động độc lập, thảo luận nhóm 3-Thái độ: II- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: HS làm việc với sách, vấn đáp, thảo luận nhóm III- CHUẨN BỊ: 1- Của GV: Tranh vẽ hình 1.3 SGK, kiến thức bổ sung 2- Của HS: Tài liệu, đồ dùng học tập bộ môn. IV- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1- Ổn định tổ chức (1’): Giới thiệu, kiểm diện 11A2: 11A4: 11A5: 2- Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra 3- Bài mới: Mở bài (7’): -GV: Ở chương trình sinh học 10 chúng ta đã tìm hiểu cấp tổ chức sống cơ bản nhỏ nhất là tế bào và cấp cơ thể đơn bào ( vi sinh vật)-> chương trình sinh học 11 tiếp tục nghiên cứu cấp tổ chức sống cơ bản cao hơn là sinh học cơ thể (đa bào). - Cơ thể sống có những đặc trưng cơ bản nào? - HS: cơ thể sống có các đặc trưng cơ bản: chuyển hoá vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng -> GV: bổ sung, giới thiệu chương trình sinh học 11 và chương 1. - Điền thông tin thích hợp vào sơ đồ sau: (1) Ánh sáng (2) (5) (4) -HS: (1) CO2, (2) O2, (3) Đường (chất hữu cơ), (4) Nước và muói khoáng, (5) Nước -> Chuyển hoá vật chất và năng lượng của thực vật gồm các quá trình nào? - HS: Trao đổi nước và muối khoáng, quang hợp, hô hấp, … - Kinh nghiệm sản xuất đã đút kết vị trí của nước và phân (khoáng) trong trồng trọt như thế nào? - HS: “Nhất nước, nhì phân, …” -> GV nước và muối khoáng có vai trò quan trọng đối với cây, bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về sự hấp thụ 2 thành phần này ở cây như thế nào. 1 (3) Cơ thể thực vật Thời lượn g Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung 10’ Hoạt động 1: Tìm hiểu hình thái của hệ rễ và sự thích nghi của chúng với chức năng hấp thụ nước, muối khoáng - Vì sao nước được xem là yếu tố hàng đầu trong trồng trọt? Phân tích hình 1.1, 1.2, thông tin mục I SGK, vận dụng kiến thức, thảo luận trong bàn, trả lời các yêu cầu sau: ?: Cấu tạo ngoài của hệ rễ gồm những phần nào? -> chỉ định HS trả lời -Hãy nêu và phân tích tác dụng thích nghi của từng đặc điểm của hệ rễ đối với chức năng hút nước và muối khoáng. ?: Nhiều loài thực vật không có lông hút (cây thuỷ sinh, thông, sồi, ) hấp thụ nước và ion khoáng như thế nào? -> GV bổ sung: một số thực vật trên cạn không có lông hút (thông, sồi, ) chúng hấp thụ nước và ion khoáng qua nấm rễ và tế bào(TB) rễ còn non. ?:Môi trường ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của lông hút như thế nào? ?: Muốn tăng hiệu quả hấp thụ nước và ion khoáng của cây trên cạn cần phải làm gì? Nêu một số biện pháp kĩ thuật cụ thể? - Vì nước cơ vai trò quan trọng trong TB, cơ thể là: thành phần cấu tạo, dung môi, nguyên liệu và môi trường cho các phản ứng sinh hoá,… Thực hiện yêu cầu của GV: - Cấu tạo ngoài của hệ rễ gồm rễ chính, rễ bên, miền lông hút, miền sinh trưởng, đỉnh sinh trưởng. - Thảo luận nhóm nêu được các đặc điểm thích của hệ rê đối với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng - Cây thuỷ sinh hấp thụ nước và ion khoáng qua toàn bộ bề mặt cơ thể. -Môi trường quá ưu trương, quá axit, thiếu ô xi lông hút dễ bị gãy, tiêu biến. - Cần tạo điều kiện thích hợp để hệ lông hút phát triển: Làm đất tơi xốp, bón phân tưới tiêu hợp lí… I/.Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng: 1.Hình thái của hệ rễ: Hệ rễ gồm rễ chính, rễ bên, miền lông hút, miền sinh trưởng, đỉnh sinh trưởng. 2.Sự phát triển của hệ rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng: -Rễ cây sinh trưởng nhanh về chiều sâu, rộng hướng đến nguồn nước, khoáng. - Tăng nhanh số lượng lông hút làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa rễ và đất, giúp rễ hấp thụ được nhiều nước và các ion khoáng. 15’ Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ - Các chất có thể qua màng tế bào theo các cơ chế nào? Phân tích thông tin mục II.1 SGK, vận dụng kiến thức, trả lời các yêu cầu sau: ?: Nước từ trong đất vào TB lông hút theo cơ chế nào? Từ môi trường như thế nào đến môi trường nào? ?:Vì sao dịch TB lông hút thường được duy trì ưu trương so với dung dịch đất? ?:Cây hấp thụ muối khoáng ở dạng nào? Trao đổi khoáng có quan hệ thế nào với trao đổi nước? - Cơ chế vận chuyển các chất qua màng: vận chuyển thụ động (khuếch tán), chủ động, nhập bào và xuất bào. - Hoạt động độc lập với SGK, nêu được cơ chế hút nước và muối khoáng vào rễ. - Cây hấp thụ khoáng ở dạng ion, trao đổi khoáng gắn liền với trao đổi nước. II-Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây: 1.Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào TB lông hút: a- Hấp thụ nước: - Cơ chế: nước từ đất vào TB lông hút( chỉ theo cơ chế thụ động (thẩm thấu): từ môi trường nhược trương (thế nước cao) ở đất vào TB lông hút có dịch bào ưu trương(thế nước thấp). - Dịch tế bào lông hút ưu trương so với dung dịch đất vì: 2 ?:Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào lông hút theo cơ chế nào? Nêu đặc điểm của từng cơ chế? - Chỉnh lí, tóm tắt nội dung. Treo tranh vẽ hình 1.3, yêu cầu HS quan sát, phân tích tranh vẽ và thông tin mục II.2, trả lời câu hỏi: ?: Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ qua những thành phần nào? Theo những con đường nào? Đặc điểm của từng con đường? -> GV chỉnh lí, bổ sung ?: Giữa hai con đường này có liên hệ thế nào? -Yêu cầu 1 HS đọc kết luận 4 ở khung cuối bài. - Các ion khoáng đi từ đất hoặc môi trường dinh dưỡng vào rễ theo hai cơ chế:cơ chế thụ động: Từ nơi có nồng độ ion cao(đất) đến nơi có nồng độ ion đó thấp(dịch bào lông hút) - theo chiều gradien nồng độ và cơ chế chủ động -> Nêu được đặ điểm của cơ chế hấp thụ ion khoáng thụ động và chủ động. Quan sát, phân tích tranh vẽ và thông tin mục II.2, trả lời câu hỏi: - Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào TB lông hút (biểu bì) qua các TB vỏ, TB nội bì rồi đến mạch gỗ của rễ theo hai con đường: +Con đường TB chất: xuyên qua TB chất của các TB. +Con đường gian bào: đi theo không gian giữa các tb và không gian giữa các bó sợi xenlulôxơ bên trong thành TB đến nội bì bị các đai caspari chặn lại thì chuyển sang con đường TB chất. -Nước và các ion khoáng đi theo con đường này có thể chuyển sang con đường kia. +Thoát hơi nước ở lá là giảm lượng nước ở TB lông hút. +Nồng độ chất tan cao do có sản phẩm quá trình chuyển hóa vật chất trong cây, các ion được hấp thụ từ đất. b- Hấp thụ ion khoáng: Các ion khoáng từ đất vào hệ rễ theo hai cơ chế: - Cơ chế thụ động: Từ nơi có nồng độ ion cao(đất) đến nơi có nồng độ ion đó thấp(dịch bào lông hút) - theo chiều gradien nồng độ. -Cơ chế chủ động: đi ngược chiều gradien nồng độ, có sự tiêu tốn năng lượng. 2.Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ: Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo hai con đường: con đường gian bào và con đường tế bào chất. Hoạt động 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây -Hãy kể các tác nhân ngoại cảnh ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây? ?:Các tác nhân trên ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây thông qua thành phần, quá trình nào? -> GV chỉnh lí, bổ sung -Ap suất thẩm thấu, pH, độ thoáng của đất,nhiệt độ, - Các tác nhân trên ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây thông qua lông hút, sự hoà tan các chất trong đất, trạng thái của nước, … III-Anh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây: như áp suất thẩm thấu, pH, độ thoáng của đất,nhiệt độ, Hoạt động 4: Củng cố kiến thức 6’ ?: Phân biệt cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng vào rễ? ?: Giải thích vì sao cây trên cạn ngập úng lâu sẽ bị chết? (bài tập 3 SGK) - Hấp thụ nước chỉ theo cơ chế thụ động, không tốn năng lượng; còn hấp thụ ion khoáng có thể theo cơ chế chủ động tốn năng lượng và cơ chế thụ động. - Cây trên cạn ngập úng lâu thì rễ 3 -Nồng độ Ca 2+ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca 2+ bằng cách: a.Hấp thụ bị động b.Khuếch tán c.Hấp thụ chủ động. d.Thẩm thấu thiếu ô xi, rối loạn hô hấp, tích luỹ các chất độc hại, -> lông hút bị chết, không hình thành lông hút mới -> cây bị chết. - Đáp án c 4- Hướng dẫn học ở nhà (1’): - Học bài, trả lời bài tập SGK; đọc mục “em có biết?”trang 9SGK - Đọc bài 2, ôn tập kiến thức về mạch gỗ, mạch rây đã học. ………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 2 Bài 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY I- MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: Học xong bài này học sinh (HS) cần: mô tả được các dòng vận chuyểnvật chất trong cây bao gồm:con đường vận chuyển, thành phần của dịch được vận chuyển, động lực đẩy dòng vật chất vận chuyển. 2- Kĩ năng:- Phân tích – tổng hợp, so sánh, khái quát. - Hoạt động độc lập, phối hợp nhóm 3-Thái độ: II- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: HS làm việc với sách, thảo luận nhóm, vấn đáp III- CHUẨN BỊ: 1 -Của GV: - Tranh vẽ hình 2.1, 2.2. - Phiếu học tập và đáp án: + Phiếu học tập 2: Nội dung I- Dòng mạch gỗ (dòng đi lên) (a) II-Dòng mạch rây (dòng đi xuống) (b) 1-Chức năng 2-Cấu tạo Gồm: Cách sắp xếp các TB: 3-Thành phần của dịch 4-Động lực + Đáp án: Nội dung I- Dòng mạch gỗ (dòng đi lên) II- Dòng mạch rây (dòng đi xuống) 1-Chức năng Chủ yếu vận chuyển nước và các ion khoáng từ mạch gỗ của rễ lên trong thân đến lá và các thành phần khác của cây Chủ yếu vận chuyển các chất hữu cơ từ TB quang hợp ở phiến lá đến nơi cần dự trữ (rễ, hạt, quả, củ, …) 2-Cấu tạo Mạch gỗ (xilem) gồm các TB chết là quản bào và mạch ống: - Các TB cùng loại nối tiếp nhau tạo thành các ống dài từ rễ lên lá; lỗ bên của TB này khớp với lỗ bên của tế bào kia tạo dòng vận chuyển ngang. Quản bào dài, đường kính nhỏ, nối gối đầu; mạch ống ngắn, đường kính lớn, nối liền đầu. -Thành mạch gỗ linhin hoá, bền chắc, chịu nước Mạch rây gồm các TB sống là ống rây và tế bào kèm Các TB ống rây nối tiếp nhau qua các bản rây tạo thành ống 3-Thành phần của dịch Dịch mạch gỗ gồm chủ yếu là nước, các ion khoáng. Ngoài ra còn các chất hữu cơ như axit amin, amit, Dịch mạch rây chủ yếu gồm saccarôzơ, các axit amin, vitamin, các hooc môn thực 4 vitamin, hoocmôn, … vật, một số chất khác như ATP, một số ion khoáng sử dụng lại. 4-Động lực Động lực của dòng mạch gỗ gồm 3 lực: - Ap suất rễ: lực đẩy từ rễ - Lực hút do thoát hơi nước của lá - Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ . Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, …) 2- Của HS: Học bài cũ, đọc bài mới và ôn tập kiến thức liên quan. IV- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1-Ổn định tổ chức: (1’): kiểm diện 11A2: 11A4: 11A5: 2-Kiểm tra bài cũ: (6 ’) *) Câu hỏi: Phân biệt cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ cây trên cạn. Vì sao cây trên cạn không sống được ở đất ngập mặn? *) Đáp án: - Cơ chế hấp thụ nước: thụ động (thẩm thấu)… Cơ chế hấp thụ ion khoáng theo 2 cơ chế: . Thụ động . Chủ động … - Cây trên cạn không sống được ở đất ngập mặn vì: Đất ngập mặn có nồng độ muối quá cao (ưu trương so với dịch bào rễ) -> Lông hút bị chết, cây không hấp thụ được nước, có thể hấp thụ thụ động một lượng lớn một số ion khoáng -> cây chết. 3- Bài mới: Mở bài (3’): - ?: Nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ, sau đó chủ yếu sẽ vận chuyển đến phần nào của cây? Để làm gì? - HS: Nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ, sau đó chủ yếu sẽ vận chuyển đến lá để thoát ra ngoài và cung cấp cho quá trình quang hợp, tổng hợp các chất. -> GV: Nội dung bài học hôm nay sẽ tìm hiểu sự vận chuyển nước và ion khoáng từ mạch gỗ của rễ đến thân, lá và ngược lại sự vận chuyển các chất tổng hợp được từ lá đến các cơ quan để dự trử diễn ra như thế nào. Thời lượn g Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung 24’ Hoạt động 1: Tìm hiểu về dòng mạch gỗ và dòng mạch rây Treo tranh vẽ 2.1, 2.2 và phiếu học tập2, nêu yêu cầu: Hãy phân tích tranh vẽ, các hình 2.3, 2.4 2.5 SGK, phân tích thông tin SGK, vận dụng kiến thức để điền thông tin vào phiếu học tập. Phân công: + Làm việc cá nhân để nêu các mục I.1,3,4. và II.1,3,4. + Nhóm 1,2,3 tìm hiểu mục I.2, nhóm 4,5,6 tìm hiểu mục II.2, thảo luận nhóm, điền thông tin vào bảng phụ (Yêu cầu ở cấu tạo mạch gỗ cần nêu thêm sự khác nhau giữa quản bào và mạch ống về chiều dài, đường kính, cách nối) * Yêu cầu 2 HS trả lời mục I.1 và II.1 Cá nhân và các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV, hoàn thành nội dung phiếu học tập. * Thực hiện theo yêu cầu của GV, nêu được chức năng của dòng mạch gỗ và dòng mạch rây. (Đáp án phiếu học tập 2) 5 -> HS khác nhận xét, bổ sung * Yêu cầu các nhóm treo bảng phụ kết quả phiếu học tập mục I.2 và II.2 -> yêu cầu HS nhận xét, chỉnh lí, bổ sung . ->Kết luận, nêu đáp án. -> Liên hệ, mở rộng: Yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ (theo bàn) trả lời câu hỏi: Cấu tạo mạch gỗ phù hợp với chức năng vận chuyển nước và các ion khoáng như thế nào? -> GV bổ sung, chỉnh lí. * Yêu cầu 2 HS lần lượt nêu mục I.3, II.3, HS khác nhận xét, bổ sung. * Yêu cầu 2 HS lần lượt nêu mục I.4, II.4, HS khác nhận xét, bổ sung. - Quan sát hình 2.3, mô tả thí nghiệm -> Thí nghiệm này chứng minh điều gì? - Hãy trả lời lệnh mục I.3a: Vào buổi sáng sau những đêm ẩm ướt trên đầu tận cùng của lá xuất hiện những giọt nước (hiện tượng ứ giọt)- Hình 2.4. Giải thích nguyên nhân của hiện tượng này? * HS cả lớp nêu ý kiến nhận xét, điều chỉnh bổ sung. - Thảo luận nhóm nhỏ, yêu cầu nêu được: + Cấu tạo từ các TB chết tạo các ống rỗng -> lực cản thấp. + Thành mạch gỗ được linhin hoá, bền chắc -> chịu được áp suất dịch bên trong. + Giữa các TB của các ống còn nối với nhau tạo các đường vận chuyển ngang -> có thể thay đổi, điều chỉnh dòng vận chuyển dọc. * HS nêu đáp án -> HS khác nhận xét bổ sung. * HS nêu đáp án -> HS khác nhận xét bổ sung. - Mô tả thí nghiệm: cắt ngang thân cây ở gần gốc, chụp lên trên vết cắt bằng một áp kế Sau một thời gian vạch thuỷ ngân trong áp kế dâng lên -> Thí nghiệm chứng minh sự tồn tại của áp suất rễ - Ban đêm cây hút nhiều nước, nước thoát ra nhiều ở đầu lá (qua thuỷ khổng). Do độ ẩm không khí quá cao nên hơi nước thoát ra tụ thành giọt, các phân tử nước có lực liên kết tạo sức căng bề mặt nên giữ được giọt nước ở đầu lá 10’ Hoạt động 2: Củng cố kiến thức -Nêu sự khác nhau giữa mạch gỗ và mạch rây về: cấu tạo, thành phần dịch, động lực. ?: Vì sao mạch rây gồm các TB sống mà không phải là TB chết như ở mạch gỗ? - Quan sát hình 2.6, nêu mối liên hệ giữa dòng mạch rây và mạch gỗ. Mạch gỗ Mạch rây - Gồm các TB chết. - Thành phần dịch: Nước, muối khoáng, chất hữu cơ tổng hợp từ rễ. - Động lực gồm 3 lực … -Gồm các TB sống - Chất hữu cơ tổng hợp từ lá. - Động lực là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu -Vì dòng mạch rây xuôi chiều trọng lực, chậm, áp lực bên trong nhỏ nên không cần cấu tạo từ TB chết như ở mạch gỗ. - Nguồn của dòng này là đích của dòng kia; một số sản phẩm của dòng này là nguyên liệu của dòng kia; dòng này diều hòa áp suất thẩm thấu cho dòng kia… 4- Hướng dẫn học ở nhà (1’): 6 - Học bài, trả lời câu hỏi và bài tập SGK – Đọc mục “Em có biết?” Trang 14 SGK. - Đọc bài 3, ôn tập kiến thức liên quan. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết thứ:03 Bài 3: THOÁT HƠI NƯỚC I- MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: Học xong bài này HS cần: +Nêu được vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với đời sống thực vật. +Mô tả được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước. +Trình bày được cơ chế điều tiết độ mở của khí khổng và các tác nhân ảnh hưởng đến qúa trình thoát hơi nước. 2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ, phân tích tổng hợp, tư duy lôgic, tư duy kĩ thuật. 3-Thái độ: II- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: HS làm việc với sách, thảo luận nhóm, vấn đáp. III- CHUẨN BỊ: 1 Của GV: Tranh vẽ hình 3.1, 3.2, 3.3, bảng 3: Kết quả thực nghiệm của Garô (SGK). 2-Của HS: Học bài cũ, đọc bài mới và ôn tập kiến thức liên quan. IV- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1-Ổn định tổ chức (1’): Kiểm diện 11A2: 11A4: 11A5: 2-Kiểm tra bài cũ: (5’): *) Câu hỏi: - Trình bày cấu tạo của mạch gỗ. Nêu sự khác nhau giữa quản bào và mạch ống? - Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể tiếp tục đi lên được không? Tại sao? *) Đáp án: - Cấu tạo của mạch gỗ: Mạch gỗ gồm các TB chết là quản bào và mạch ống: + Cách nối các TB tạo thành ống dọc và đường vận chuyển ngang:… + Thành mạch gỗ linhin hoá, bền chắc, chịu nước + Quản bào dài, đường kính nhỏ, nối gối đầu; Mạch ống ngắn, đường kính lớn, nối liền đầu. - Nếu một ống mạch gỗ bị tắc dòng mạch gỗ trong ống đó có thể vẫn tiếp tục đi lên bằng cách di chuyển ngang qua các lỗ bên vào ống bên cạnh và tiếp tục di chuyển lên trên. 3-Bài mới: Mở bài (2’): -?: Động lực trên giúp cho dòng dịch mạch gỗ di chuyển từ rễ lên lá là động lực nào? -HS: Động lực giúp cho dòng dịch mạch gỗ di chuyển từ rễ lên lá là sự thoát hơi nước ở lá. -> GV: Vậy ngoài vai trò trên, thoát hơi nước (THN) ở lá còn có ý nghĩa gì đối với cây? Quá trình THN diễn ra thư thế nào? Nội dung bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề này. Thời lượn g Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung 10’ Hoạt động 1:Tìm hiểu vai trò của quá trình THN: Yêu cầu HS phân tích thông tin mục I SGK và trả lời các yêu cầu sau: - Lượng nước cây thoát hơi ra ngoài: - Lượng nước cây sử dụng và vai trò của chúng: Đọc thông tin mục I SGK, phân tích thông tin, trả lời câu hỏi. -Nêu được lượng nước cây thoát hơi và sử dụng. Ví dụ: Để tổng hợp 1 kg chất khô cây ngô phải thoát 250 I/- Vai trò của quá trình THN: 1- Lượng nước cây sử dụng và thoát hơi: - Lượng nước cây thoát hơi nước ra ngoài chiếm khoảng 98% lượng nước rễ hấp thụ. 7 - Ví dụ: - Nêu vấn đề: Cây THN với một lượng lớn như trên có phải là sự lãng phí không? ?:THN có vai trò gì đối với cây? - Yêu cầu HS đọc kết luận 1,2 ở khung cuối bài. kg nước, lúa mì hay khoai tây thoát 600kg. - Đọc, phân tích thông tin mục I, liệt kê được 3 vai trò của quá trính thoát hơi nước đối với cây. - Cây sử dụng khoảng 2% lượng nước mà rễ hấp thụ để tạo môi trường cho các hoạt động sống: chuyển hóa vật chất, tạo chất hữu cơ cho cơ thể sống. 2- Vai trò của quá trình THN đối với đời sống của cây: -Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ giúp vận chuyển nước, các ion khoáng và các chất tan khác từ rễ đến mọi cơ quan khác của cây trên mặt đất; tạo môi trường liên kết các bộ phận của cây; tạo độ cứng do TV thân thảo. - Giúp khí khổng mở ra cho khí CO 2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp. -Hạ nhiệt độ của lá cây. 12’ Hoạt động 2:Tìm hiểu quá trình thoát hơi nước qua lá Treo tranh vẽ hình 3.1, 3.2, 3.3. Yêu cầu HS đọc thông tin mục II.1, bảng 3, quan sát hình và trả lời câu hỏi. ?: Em có nhận xét gì về tốc độ THN ở măt trên và mặt dưới của lá của cây? Vì sao? ?: Điều này cho thấy có sự thích nghi như thế nào? ?: Vì sao mặt trên của lá cây đoạn không có khí khổng nhưng vẫn có sự THN? ?: Những loài cây nào thường không có khí khổng nhưng có lớp cutin dày? ?: Những cấu trúc nào tham gia vào quá trình THN ở lá? ?: THN chủ yếu qua cấu trúc nào của lá? ?: Lượng nước thoát ra phụ thuộc vào hoạt động nào của khí khổng? - Hãy mô tả sự điều tiết độ mở của khí khổng. - Chỉnh lí, bổ sung nội dung. Đọc thông tin mục II.1, bảng 3, quan sát hình 3.1, 3.2, 3.3 SGK và trả lời câu hỏi. - THN ở măt dưới mạnh hơn mặt trên củalá của cây. Vì Số lượng TB khí khổng ở mặt dưới của lá thường lớn hơn nhiều so với mặt trên. - Điều này cho thấy sự THN chủ yếu qua khí khổng phân bố ở mặt dưới của lá. Mặt trên nhận ánh sáng để quang hợp, mặt dưới THN. - Có những loài mặt trên của lá không có khí khổng nhưng vẫn có sự THN qua cutin. - Những cấu trúc tham gia vào quá trình THN ở lá là khí khổng và cutin. - THN chủ yếu thực hiện qua khí khổng. - Lượng nước thoát ra phụ thuộc vào độ mở của khí khổng. - Mô tả sự điều tiết độ mở của khí khổng. II/- THN qua lá: 1.Lá là cơ quan THN: - Cấu tạo của lá thích nghi với chức năng THN. - Cấu trúc tham gia vào quá trình THN ở lá là khí khổng và cutin. -THN chủ yếu qua khí khổng phân bố ở mặt dưới của lá. 2.Hai con đường THN là qua khí khổng và qua cutin: - THN qua khí khổng: đây là con đường THN chủ yếu. + Lượng nươc thoát hơi tuỳ thuộc vào độ mở của khí khổng. + Hoạt động điều tiết độ mở của khí khổng: Khi TB khí khổng no nước 8 ?: Cường độ THN qua cutin thay đổi như thế nào? - Lớp cutin càng dày thì cường độ THN càng giảm và ngược lại. thì thành mỏng của TB căng ra làm thành dày căng theo và khí khổng mở. Khi TB khí khổng thiếu nước, thành mỏng của TB hết căng làm thành dày duỗi ra và khí khổng đóng lại, nhưng không bao giờ đóng kín. - THN qua cutin: Lớp cutin càng dày, THN càng giảm và ngược lại. 5’ Hoạt động 3:Tìm hiểu về tác nhân ảnh hưởng đến quá trình THN Hãy phân tích thông tin mục III, nêu các tác nhân ảnh hưởng và sự ảnh hưởng của chúng đến quá trình THN. ->?: Trong các tác nhân trên thì ảnh hưởng của tác nhân nào có tính quyết định? Vì sao? Thực hiện yêu cầu của GV, nêu được sự ảnh hưởng đến quá trình THN của các tác nhân : + Nước và độ ẩm không khí: +Ánh sáng: +Nhiệt độ, gió, một số ion khoáng, … -Nước quyết định lượng nước trong TB khí khổng -> điều tiết độ mở của khí khổng. III/- Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình THN: - Nước và độ ẩm không khí: ảnh hưởng đến sự THN qua điều tiết độ mở của khí khổng. - Ánh sáng: Khí khổng chỉ mở khi cây được chiếu sáng. Độ mở của khí khổng tăng dần từ sáng đến trưa và nhỏ nhất vào chiều tối, ban đêm khí khổng vẫn hé mở. - Nhiệt độ, gió, một số ion khoáng, … 4’ Hoạt động 4: Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng Hãy phân tích nội dung mục IV, trả lời các câu hỏi: ?: Cân bằng nước được xác định như thế nào? ?: Để đảm bảo cân bằng nước cho cây, cần phải làm gì? ?: Khi xác định nhu cầu nước của cây thường dựa vào đặc điểm gì và thường chẩn đoán như thế nào? Thực hiện yêu cầu của GV, trả lời các câu hỏi - Để đảm bảo cân bằng nước cho cây, cần phải tưới tiêu hợp lí. IV.Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng: - Cân bằng nước được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào và lượng nước lá thoát ra. - Tưới tiêu hợp lí cho cây trồng: Khi xác định nhu cầu nước của cây thường dựa vào đặc điểm di truyền, pha sinh trưởng, phát triển của giống, loài cây, đặc điểm của đất, thời tiết, … và thường chẩn đoán theo các chỉ tiêu sinh lí của cây (áp suất thẩm thấu, sức hút của lá cây, …) 5’ Hoạt động 5: Củng cố kiến thức *) Yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ (trong bàn), rút ra đặc điểm của lá thích nghi với chức năng THN. *)Thảo luận nhóm nhỏ (trong bàn) để trả lời. Yêu cầu trả lời được: - Đặc điểm của lá thích nghi với chức năng THN: *Về khí khổng: + Ở mặt dưới của lá nhiều hơn ở mặt trên -> THN chủ yếu ở mặt dưới của lá -> thuận lợi. + Cây ở môi trường thiếu nước (sa mạc…) có ít hoặc không có khí khổng -> hạn chế THN. 9 - Vì sao khi trồng cây con, cây mới chiết thường phải tỉa bớt lá? + Khí khổng đóng mở theo độ no nước của cây… * Về lớp cutin: Cây ở môi trường thiếu nước (sa mạc…) thì lớp cutin dày, lá càng già lớp cutin càng dày. - Khi trồng cây con, cây mới chiết thường phải tỉa bớt lá để giảm sự THN trong khi hệ rễ chưa thích nghi với chức năng hút nước và các ion khoáng. 4-Hướng dẫn học ở nhà (1’): - Học bài, trả lời câu hỏi và bài tập SGK - Đọc mục “em có biết?” trang 19 SGK - Đọc bài 4, ôn tập kiến thức liên quan ,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,, Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết thứ: 04 Bài 4: VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG I- MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: Học xong bài này HS cần: -Nêu được các khái niệm: nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, các nguyên tố đại lượng và vi lượng. -Mô tả được một số dấu hiệu điển hình của sự thiếu 1 số nguyên tố dinh dưỡng và nêu được vai trò đặc trưng nhất của các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu . -Liệt kê được các nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây, dạng phân bón (muối khoáng) cây hấp thụ được. -Hiểu được liều lượng phân bón hợp lí đối với cây trồng, môi trường và sức khỏe con người. 2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát và phân tích hình vẽ phát hiện kiến thức so sánh, phân tích tổng hợp, khái quát hóa, tư duy kĩ thuật. 3-Thái độ: Thấy được mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng, giữa đất – phân bón – cây trồng. Có ý thức sử dụng phân bón một cách hợp lí , bảo vệ môi trường. II- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: HS làm việc với sách, thảo luận nhóm, vấn đáp. III- CHUẨN BỊ: 1-Của GV:- Tranh, ảnh về hiện tượng thiếu một số nguyên tố khoáng ở cây trồng: N, P, K, Mg. - Bảng vai trò một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây: Nguyên tố đại lượng Dạng mà cây hấp thụ Vai trò trong cơ thể thực vật Ni tơ NH 4 + và NO 3 - Thành phần của prôtêin, axit nuclêic … Phôtpho H 2 PO 4 - , PO 4 3- Thành phần của axit nuclêic, ATP, phôtpholipit, côenzim Kali K + Hoạt hoá enzim, cân bằng nước và ion, mở khí khổng Canxi Ca 2+ Thành phần của thành TB, màng TB, hoạt hoá enzim Magiê Mg 2+ Thành phần của diệp lục, hoạt hoá enzim Lưu huỳnh SO 4 2- Thành phần của prôtêin Nguyên tố vi lượng Dạng mà cây hấp thụ Vai trò trong cơ thể thực vật Sắt Fe 2+ , Fe 3+ Thành phần của xitôcrôm, diệp lục, hoạt hoá enzim Mangan Mn 2+ Hoạt hoá nhiều enzim Bo B 4 O 7 2- , BO 3 3- Liên quan đến hoạt động của mô phân sinh. Clo Cl - Quang phân li nước, cân bằng ion Kẽm Zn 2+ Hoạt hoá nhiều enzim Đồng Cu 2+ Hoạt hoá nhiều enzim Môlipđen MoO 4 2- Cần cho sự trao đổi nitơ Niken Ni 2+ Thành phần của enzim urêaza 2- Của HS: Đọc bài 4, ôn tập kiến thức liên quan. IV- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 10 [...]... nghim 2: chit rỳt chit rỳt carụtenụit carụtenụit t lỏ vng, qu v c tng t nh chit rỳt dip lc - Sau thi gian chit rỳt (20 30 phỳt) rút dung dch cú mu vo cỏc ng nghim sch trong sut - Ch dn s dng cỏc dng c, thao tỏc cho Hs - Quan sỏt mu sc trong ng nghim ng vi dung dch chit rỳt t cỏc c quan khỏc ca cõy t cỏc cc i chng v thớ nghim, ri iu kt qu qu quan sỏt c vo bng: - Yờu cu HS in trc tip mu dch chit quan sỏt... kin thc sinh hc 10 tr li lnh: trờn hỡnh 9.2 cỏc im m ti ú Sn phm ca pha sỏng i vo chu sn phm ca pha sỏng i vo chu trỡnh Canvin l: trỡnh Canvin NADPH i vo giai on kh ATP i vo giai on kh v giai on tỏi sinh cht nhn CO2 Hot ng 2: Tỡm hiu quỏ trỡnh quang hp thc vt C4 v CAM v so sỏnh vi quang hp thc vt C3 Treo PHT 9.2, tranh hỡnh 9.3, Thc hin theo yờu cu ca II- Quang hp 9.4 yờu cu HS phõn tớch tranh, GV... ỏnh sỏng 2- Quang ph ỏnh sỏng: nh hng n cng QH v cht lng sn phm QH: + QH ch xy ti min ỏnh sỏng ỏnh sỏng xanh tớm v + nh sỏng xanh tớm kớch thớch tng hp cỏc aa, prụtờin; cỏc tia sỏng kớch thớch tng hp cacbụhira ?: Nờu vớ d s bin i quang ph ỏnh sỏng theo khụng gian, -Thnh phn ỏnh sỏng thay thi gian? i theo khụng gian, thi gian Vớ d: + Vo bui sỏng v bui chiu nhiu tia , bui tra nhiu tia xanh, tớm + Di... cao sinh hc ng sinh hc (200OC, 200 atm), õy ta ch - Nờu c: Khỏi nim c - Con ng sinh hc c nh quan tõm n con ng sinh im nit: hc + l con ng c nh nit ?: Con ng sinh hc c nh do cỏc vi sinh vt (VSV) thc nit l gỡ? Hóy nờu cỏc c hin im ca quỏ trỡnh v: + Cỏc VSV c nh nit gm + vi sinh vt (VSV) thc hin: 2 nhúm: nhúm VSV sng t + C ch (s phn ng): do nh vi khun lam + í ngha: (Cyanobacteria) v nhúm + ng dng: cng sinh. .. liờn quan (ó hc lp 6 v lp 10) Ngy son: Ngy ging: Tit th: 08 Bi 8: QUANG HP THC VT 20 I- MC TIấU: 1- Kin thc: Hc xong bi ny HS cn: +Nờu c khỏi nim quang hp +Nờu c vai trũ ca quang hp thc vt +Trỡnh by c cu to(c im v hỡnh thỏi v gii phu)ca lỏ thớch nghi vi chc nng quang hp +Lit kờ c cỏc sc t quang hp, ni phõn b trong lỏ v nờu chc nng ch yu ca cỏc sc t quang hp 2- K nng: Rốn luyn cho HS k nng quan sỏt,... gian sinh trởng NSKT: Là một phần của NSSH đợc tích luỹ trong các cơ quan 2 Tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp a) Tăng diện tích bề mặt lá Tăng diện tích lá hấp thụ ánh sáng là tăng cờng độ quang hợp dẫn đến tăng tích luỹ chất hữu cơ trong cây, tăng năng suất cây trồng b) Tăng cờng độ quang hơp - Cng quang hp th hin hiu sut hot ng ca b mỏy quang hp (lỏ) - iu tit hot ng quang... Hng dn hc nh (1): - Hc bi, tr li cõu hi v bi tp SGK - c bi bi 10 (nh hng ca cỏc nhõn t ngoi cnh n quang hp), ụn tp kin thc liờn quan Ngy son: Ngy ging: Tit th :10 27 Bi 10 + 11: NH HNG CA CC NHN T NGOI CNH N QUANG HP QUANG HP V NNG SUT CY TRNG I- MC TIấU: 1- Kin thc: Hc xong bi ny HS cn: + Nờu c nh hng ca cng ỏnh sỏng v quang ph n cng quang hp (QH) + Mụ t c mi ph thuc ca cng QH vo nng CO2 + Nờu... ỏnh sỏng mnh Cao hn hn thc vt C 3 Gm 2 chu trỡnh l chu trỡnh C4 v chu trỡnh Canvin Trong t bo mụ giu Chu trỡnh C4 vo ban ờm (khi khớ khng m) v chu trỡnh Canvin vo ban ngy (khi khớ khng úng) PEP AOA L c im thớch nghi sinh lớ ca thc vt mng nc i vi mụi trng khụ hn (va quang hp c va tit kim nc) Nng sut quang hp thp 25 (cng quang hp cao hn thc vt C3 hn, im bự CO2 thp hn, im bóo hũa ỏnh sỏng cao hn, nhu... khụng tan hoc dng hũa khoỏng v cõy hp th ion tan(ion).R cõy ch hp th khoỏng ch yu t t c mui khoỏng dng ?: Cỏc mui khoỏng tn ti - Cỏc mui khoỏng tn ti hũa tan trong t nhng dng no? trong t nhng dng - S chuyn húa mui khoỏng R cõy hp th mui khoỏng khụng tan hoc dng hũa t dng khụng tan thnh dng dng no? tan(ion).R cõy ch hp th hũa tan chu nh hng ca c mui khoỏng dng cỏc nhõn t mụi trng: hm hũa tan lng... súc, bo v cõy xanh II- PHNG PHP DY HC: Hc sinh lm vic vi sỏch, tho lun nhúm, vn ỏp III- CHUN B: 1- Ca GV: - Tranh v hỡnh 8.2, 8.3 - Thụng tin b sung - Phiu hc tp 9.1 (cho bi 9): c, phõn tớch thụng tin bi 9, kt hp quan sỏt, phõn tớch hỡnh 9.2, 9.3, 9.4 SGK, in thụng tin vo bng sau: Ni dung so sỏnh Quang hp thc vt C3 Quang hp thc vt C4 Quang hp thc vt CAM 1 - Nhúm thc vt (1) 2 Pha ti quang hp: - Din . của xitôcrôm, diệp lục, hoạt hoá enzim Mangan Mn 2+ Hoạt hoá nhiều enzim Bo B 4 O 7 2- , BO 3 3- Liên quan đến hoạt động của mô phân sinh. Clo Cl - Quang phân li nước, cân bằng ion Kẽm Zn 2+ Hoạt. đất ở những dạng không tan hoặc dạng hòa tan(ion).Rễ cây chỉ hấp thụ được muối khoáng ở dạng hòa tan. - Sự chuyển hóa muối khoáng từ dạng không tan thành dạng hòa tan chịu ảnh hưởng của. đất ở những dạng không tan hoặc dạng hòa tan(ion).Rễ cây chỉ hấp thụ được muối khoáng ở dạng hòa tan. - Sự chuyển hóa muối khoáng từ dạng không tan thành dạng hòa tan chịu ảnh hưởng của các

Ngày đăng: 20/10/2014, 03:00

Mục lục

    a. Qúa trình chuyển hóa nitơ hữu cơ thành nitơ khoáng:

    Vi khuẩn amôn hóa

    Vi khuẩn phản nitrat hóa

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan