Mối quan hệ giữa đầu tư và lạm phát

56 479 0
Mối quan hệ giữa đầu tư và lạm phát

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU Ngay từ đầu năm 2010, một trong những vấn đề quan trọng luôn được sự quan tâm của rất nhiều những chuyên gia kinh tế hàng đầu của đất nước là vấn đề lạm phát. Lạm phát đã trở thành mối quan tâm của mọi tầng lớp dân cư. Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế là rất lớn. Rất nhiều giải pháp đã được đưa ra nhưng do tính chất phức tạp của vấn đề mà các kết quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế chưa được như mong đợi. Chính sự tác động qua lại giữa lạm phát và các yếu tố khác như: đầu tư, tiêu dùng, thất nghiệp…nên việc đưa ra các giải pháp luôn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Chính vì vậy để có thể đưa ra được các biện pháp hợp lý thì việc nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và các yếu tố khác là rất quan trọng. Nước ta đang từng bước tiến lên trở thành nước CNH-HĐH, các hoạt động đầu tư đóng vai trò rất quan trọng, là nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gia tăng sản lượng. Với những lợi thế của mình,việc thu hút nguồn vốn FDI đạt được nhiều thành công. Chính từ thực tiễn đó, nhóm em chọn vấn đề “Mối quan hệ giữa lạm phát và đầu tư. Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam trong những năm gần đây” sẽ phần nào giúp mọi người có cái nhìn sơ khởi về vấn đề trên. Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, rất ming nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy giáo và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn. Chương 1: Những vấn đề chung về đầu tư và lạm phát I. Lạm phát 1. Khái niệm Lạm phát được đề cập đến rất nhiều trong các tác phẩm, các công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế. Theo C.Mác: lạm phát là việc tràn đầy các kênh, các luồng lưu thông các tờ giấy bạc thừa, dẫn đến giá cả tăng vọt. Ông cho rằng lạm phát là bạn đường của chủ nghĩa tư bản. Milton Friedmen thì quan niệm rằng :là việc giá cả tăng nhanh và kéo dài. Ông cho rằng: lạm phát luôn luôn và bao giờ cũng là một hiện tượng tiền tệ. Ý kiến đó được nhà kinh tế học của phái Keynes tán thành Lạm phát được đo bằng chỉ số giá cả. Chỉ số dùng rộng rãi nhất là CPI (chỉ số giá cả hàng tiêu dùng). Chỉ số thứ hai thường hay sử dụng là chỉ số giá cả sản xuất (PPI), đây là chỉ số giá bán buôn. Ngoài các chỉ số nói trên, chỉ số giảm phát GNP cũng được sử dụng . 2. Nguyên nhân gây ra lạm phát 2.1 Lạm phát do cầu kéo Lạm phát do cầu kéo xảy ra do tổng cầu tăng và sản lượng đã đạt hoặc vượt mức tự nhiên. Thực chất, đây cũng là một cách định nghĩa lạm phát dựa vào nguyên nhân gây lạm phát. Lạm phát được coi là sự duy trì một mức cầu quá cao. Theo lí thuyết này nguyên nhân của tình trạng dư cầu được giải thích là do nên kinh tế chi tiêu nhiều hơn năng lực sản xuất. Ta có công thức về chi tiêu của nền kinh tế : AE= I+G+C+NX Trong đó, I là đầu tư G là chi tiêu của chính phủ C là chi tiêu của khu vực tư nhân NX là xuất khẩu ròng Từ công thức ta thấy, một khi mỗi các yếu tố hay tổng hợp các yếu tố trên tăng đồng nghĩa với việc chi tiêu của toàn bộ nền kinh tế tăng lên. Vậy lạm phát có thể hình thành khi xuất hiện đột biến trong nhu cầu về tiêu dùng và đầu tư, khi có sự gia tăng quá nhanh trong chi tiêu chính phủ và khi nhu cầu xuất khẩu tăng. 2.2 Lạm phát do chi phí đẩy Lạm phát chi phí đẩy xảy ra do cú sốc cung tiêu cực.Khi một số loại chi phí đồng loạt tăng thì tổng cung của nền kinh tế giảm, tổng cung giảm dẫn đến : sản lượng của nền kinh tế giảm, thất nghiệp và lạm phát tăng.Trong trường hợp này lạm phát kèm theo suy thoái. Ba loại chi phí có thể gây ra lạm phát, đó là tiền lương, thuế gián thu và giá nguyên liệu nhập khẩu.Việc chính phủ tăng những loại thuế tác động đến đồng thời tất cả các nhà sản xuất cũng có thể gây ra lạm phát.Đối với nền kinh tế nhập khẩu nguyên liệu, cấu kiện cần thiết từ nước ngoài thì sự thay đổi tỉ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng quan trọng đến tình hình lam phát trong nước. Nếu giá của chúng tăng mạnh trên thị trường thế giới hay đồng nội tệ giảm mạnh trên thị trường tài chính quốc tế thì chi phí sản xuất trong nước sẽ tăng mạnh và lạm phát sẽ bùng nổ. 2.3 Lạm phát do tăng cung tiền Theo quan điểm của các nhà kinh tế thuôc trường phái tiền tệ, khi cung tiền tăng lên kéo dài sẽ làm cho mưc giá cả tăng lên kéo dài và gây ra lạm phát. 2.4 Lạm phát do thâm hụt ngân sách Thâm hụt ngân sách cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng cung ứng tiền tệ và gây ra lạm phát. Khi NSNN ở trong tình trạng thâm hụt, chính phủ sẽ phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường tài chính để vay vốn dân chúng, bù đắp cho phần thiếu hụt hoặc phát hành thêm tiền. Việc phát hành trái phiếu không làm thay đổi cơ số tiền tệ, do đó không làm tăng cung ứng tiền tệ và không gây ra lạm phát Còn khi chính phủ phát hành thêm tiền, biện pháp này trực tiếp làm tăng thêm cơ số tiền tệ, do đó làm tăng cung ứng tiền tệ, đẩy tổng cầu lên cao và tăng tỉ lệ lạm phát. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển do thị trường vốn bị hạn chế nên việc phát hành trái phiếu chính phủ nhằm bù đắp thâm hụt NSNN là rất khó khăn.Vì thế khi tỷ lệ thâm hụt NSNN tăng cao thì chính phủ chỉ còn một cách là phát hành thêm tiền làm cung tiền tệ cũng tăng và lạm phát tăng. 2.5 Lạm phát theo tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ tăng cũng là một nguyên nhân gây ra lạm phát. Chúng ta có thể tiếp cận điều này từ hai hướng sau: Thứ nhất,Khi tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ và ngoại tệ tăng, đồng nội tệ mất giá, điều đó tác động đến tâm lý của những nhà sản xuất trong nước, muốn kéo giá hàng hóa lên theo mức tăng của tỷ giá. Thứ hai, Khi tỷ giá tăng, giá nguyên liệu, hàng hóa nhập khẩu cũng tăng cao,đẩy chi phí về nguyên liệu tăng lên.Mà việc gia tăng giá cả của nguyên vật liệu và hàng hóa của toàn bộ nghành trong nền tế lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, theo lý thuyết chi phí đẩy thì lạm phát gia tăng. 3.Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế 3.1 Lạm phát làm tăng lãi suất Các nhà kinh tế học cho rằng lạm phát cao và triền miên có ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia. Tác động đầu tiên của lạm phát đến nền kinh tế là lãi suất. Ta biết: lãi suất thực= lãi suất danh nghĩa- tỷ lệ lạm phát Để duy trì và ổn định sự hoạt động của mình, hệ thống ngân hàng phải luôn luôn cố gắng duy trì tính hiệu qủa của tài sản nợ và tài sản có, tức là phải luôn luôn giữ cho mức lãi suất thực ổn định.Do đó khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, muốn cho lãi suất thực ổn định, lãi suất danh nghĩa phải tăng lên cùng tỷ lệ lạm phát. Việc tăng lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng. 3.2 Lạm phát làm giảm thu nhập thực tế Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thực của những tài sản không có lãi mà nó còn làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi, tức là làm giảm thu nhập từ các khoản lãi, các khoản lợi tức do chính sách thuế của nhà nước được tính trên cơ sở thu nhập danh nghĩa. Khi lạm phát tăng,những người cho vay tăng lãi suất danh nghĩa để bù đắp vào tỷ lệ lạm phát tăng cao, điều đó làm cho số tiền thuế thu nhập mà người có tiền cho vay phải nộp tăng cao,Kết quả là thu nhập thực tế mà người cho vay nhận được bị giảm đi. 3.3 Lạm phát làm phân phối thu nhập không bình đẳng Trong nền kinh tế có lạm phát cao, quan hệ lợi ích giữa người cho vay và người đi vay bị xáo trộn. Người cho vay sẽ bị giảm thu nhập thực tế, trong khi đó người đi vay lại giảm được chi phí cơ hội cho vốn vay.Vì vậy, khi lạm phát tăng cao thì người cho vay sẽ chịu thiệt và người đi vay sẽ được lợi tạo nên sự phân phối thu nhập không bình đẳng giữa người đi vay và người cho vay. Mặt khác, lạm phát còn thúc dẩy những người kinh doanh tăng cường thu hút tiền vay để đầu cơ kiếm lời làm tăng nhu cầu tiền vay đẩy lãi suất lên cao. Lạm phát tăng, người có tiền sẽ dùng tiền để đầu cơ vào hàng hóa tài sản, làm mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung_cầu hàng hóa trên thị trường, đẩy giá cả càng lên cơn sốt cao hơn. Những người đầu cơ nhờ đó mà thu lợi. Cuối cùng, những người dân nghèo càng trở nên nghèo hơn còn những người đầu cơ lai trở nên giàu có hơn. 3.4 Lạm phát và nợ quốc gia Lạm phát làm tỷ giá hối đoái tăng cao và đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài tính trên các khoản nợ, vì vậy nợ nước ngoài tăng. Tác động của lạm phát còn tùy thuộc vào lạm phát đó có dự đoán được hay không, nghĩa là nhân dân và các thể chế có tiên chi được mức độ lạm phát hay sự thay đổi mức độ lạm phát là điều bất ngờ. Nếu tất cả các đợt lạm phát đều hoàn toàn dự đoán trước được thì lạm phát không gây lên gánh nặng kinh tế lớn bởi người ta có thể có những giải pháp để thích nghi với nó. Lạm phát không dự đoán trước được sẽ dẫn đến đầu tư sai và phân phối thu nhập một cách ngẫu nhiễn làm mất tinh thần và sinh lực của nền kinh tế. II. Khái quát chung về đầu tư 1.Khái niệm Đầu tư là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. Đầu tư phát triển là một bộ phận cơ bản của đầu tư, hoạt động đầu tư này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản suất kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội. Đầu tư phát triển đòi hỏi rất nhiều loại nguồn lực. Theo nghĩa hẹp, nguồn lực sử dụng cho đầu tư phát triển là tiền vốn. Theo nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư bao gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc thiết bị, tài nguyên. Như vậy, khi xem xét lựa chọn dự án đầu tư hay đánh giá hiệu quả của hoạt đông đầu tư phát triển cần tính đúng, tính đủ các nguồn lực tham gia. Kết quả của đầu tư phát triển là sự tăng thêm về tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị…), tài sản trí tuệ (trình độ văn hóa, chuyên môn, khoa học kỹ thuật…) và tài sản vô hình (những phát minh sang chế, bản quyền…). Các kết quả đạt được của đầu tư góp phần làm tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội. 2. Đặc điểm của đầu tư phát triển 2.1 Quy mô tiền vốn, vật tư và lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn. Vốn đàu tư lớn nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Quy mô vốn đầu tư lớn đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hợp lý, xây dựng các chính sách, quy hoạch, kế hoạch đầu tư đúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư, thực hiện đầu tư trọng tâm, trọng điểm. 2.2 Thời kì đầu tư rất dài Thời kì đầu tư được tính từ khi khởi công thực hiện dự án đến khi dụ án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Nhiều công trình đầu tư phát triển có thời gian đầu tư kéo dài hàng chục năm. Do vốn lớn lại nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư nên để nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư, cần tiến hành phân kì đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạch đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đong vốn đầu tư xây dựng cơ bản. 2.3 Thời gian vận hành các kết quả đầu tư thường kéo dài Thời gian vận hành các kết quả đầu tư tính từ khi đưa công trình vào hoạt động cho đến khi hết thời hạn sử dụng và đào thải công trình. Nhiều thành quả đầu tư phát huy tác dụng lâu dài, có thể tồn tại vinh viễn như các kim tự tháp Ai Cập, Nhà thờ La Mã ở Rôm, Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc, Ăng Co Vát ở Cam Pu Chia….Trong suốt quá trình vận hành, các thành quả đầu tư chịu tác động của hai mặt, cả tích cực và tiêu cực, của nhiều yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội… 2.4 Quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kì vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên,kinh tế và xã hội vùng. Không thể dễ dàng di chuyển các công trình đã đầu tư từ nơi này sang nơi khác, nên các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng nên,do đó, công tác quản lý hoạt đông đầu tư cần phải có chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư đúng và phải lựa chọn địa điểm đầu tư hợp lý. 2.5 Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài và thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài….nên mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường rất cao. Để quản lý hoạt động đầu tư phát triển có hiệu quả, cần phải thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro như nhận diện rủi ro, đánh giá rủi ro và xây dựng các biện pháp phòng chống rủi ro. 3. Vai trò của đầu tư phát triển 3.1 Xét trên góc độ vĩ mô 3.1.1 Đầu tư là nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng kinh tế Đầu tư vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng vừa tác động đến chất lượng tăng trưởng. Tăng quy mô vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hợp lý là những nhân tố rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, tăng năng suất nhân tố tổng hợp, tác động đến việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế…do đó, nâng cao chất lương tăng trưởng kinh tế. Mối quan hệ giữa đầu tư phát triển và tăng trưởng kinh tế thể hiện tập trung ở công thức tính hệ số ICOR( tỷ số gia tăng của vốn đầu tư so với sản lượng ). Công thức: ICOR=I/∆Y Trong đó, I là mức đầu tư trong kì ∆Y là GDP tăng thêm Từ công thức, ta thấy nếu ICOR không đổi , mức tăng của GDP phụ thuộc hoàn toàn vào vốn đầu tư. Theo một số nghiên cứu của các nhà kinh tế, muốn giữ tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định thì tỷ lệ đầu tư phải chiếm khoảng trên 25% so với GDP, tùy thuộc vào ICOR của mỗi nước. 3.1.2 Đầu tư tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế Tác động đến tổng cầu: Để tạo ra sản phẩm cho xã hội, trước hết cần đầu tư. Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Công thức: AD=C+I+G+NX Trong đó, C là tiêu dùng I là đầu tư G là tiêu dùng của chính phủ NX là xuất khẩu ròng. Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư thể hiện rõ trong ngắn hạn. Khi tổng cung chưa kịp thay đổi, gia tăng đầu tư I làm cho tổng cầu AD tăng nếu các yếu tố khác không đổi. Tổng cung tăng, đường cầu dịch sang phải, kéo sản lượng cân bằng tăng và đẩy giá cả lên cao. Tác động đến tổng cung: tổng cung của nền kinh tế gồm hai nguồn chính là cung trong nước và cung nước ngoài. Bộ phận chủ yếu, cung trong nước là một hàm của yếu tố sản xuất được thể hiện ở phương trình sau: Q= F (K,L,T,R…) Trong đó : K là vốn đầu tư L là lao dộng T là công nghệ R là nguồn tài nguyên Như vậy, tăng quy mô vốn đầu tư là nhân tố trực tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế nếu các yếu tố khác không đổi. Mặt khác, tác động của vốn đầu tư còn được thực hiện thông qua hoạt động đầu tư nâng cao nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ…Do đó đầu tư cũng gián tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế. 3.1.3 Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đầu tư có tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua các chính sách tác động đến cơ cấu đầu tư.Nhà nước có thể điều hành chính sách đầu tư bằng cách can thiệp trực tiếp như thực hiện chính sách phân bổ vốn, kế hoạch hóa, xây dựng cơ chế quản lý đầu tư hoặc điều tiết gián tiếp qua các công cụ chính sách như thuế, tín dụng, lãi suất để xác lập và định hướng một cơ cấu đầu tư dẫn dắt sự dịch chuyển của cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý hơn. 3.1.4 Tác động của đầu tư phát triển đến khoa học và công nghệ Đầu tư và đặc biệt là đầu tư phát triển trực tiếp tạo mới vá cải tạo chất lượng năng lực sản xuất, phục vụ nền kinh tế và các đơn vị cơ sở. Chính vì vậy, đầu tư cũng là điều kiện tiên quyết cho quá trình đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ quốc gia. Mặt khác, đối với đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp FDI thường gắn liền với hoạt động chuyển giao công nghệ trong đó nước nhận vốn cũng có thể là điểm đến của một số công nghệ và phương thức sản xuất mới. [...]... Giang sơn rầy có vương hầu chủ trương phong kiến phương Bắc + Chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho Tổ quốc + Tạo thêm niềm tin và niềm tự hào dân tộc sâu sắc Về Loa Thành mới đăng quang Vang danh cải định triều cương đặt bày” Đại Nam quốc sử diễn ca Lăng Ngơ Quyền (Ba Vì – Hà Tây) THAM KHẢO Diễn biến trận Bạch Đằng năm 938 Câu 1: Ai là người chỉ huy qn Hán xâm lược nước ta? A Hoaống

Ngày đăng: 19/10/2014, 11:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan