Đề xuất tiến trình mua bán sản phẩm doanh nghiệp tại Việt Nam

148 368 1
Đề xuất tiến trình mua bán sản phẩm doanh nghiệp tại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong những năm gần đây, thị trường tài chính thế giới nói chung và thị trường tài chính Việt Nam nói riêng phát triển với một tốc độ rất nhanh. Cùng với sự tăng trưởng vượt bậc đó là mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắ

B Ộ GIÁO DỤ C VÀ ĐÀO T ẠO TR ƯỜNG ĐẠI HỌ C KINH TẾ TP.HCM ----------------- CÔNG TRÌNH D Ự THI GIẢI THƯỞ NG NGHIÊN C Ứ U KHOA HỌ C SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TR Ẻ – NĂM 2008” TÊN CÔNG TRÌNH: THUỘ C NHÓM NGÀNH: Khoa họ c kinh tế TÓM TẮT CÔNG TRÌNH Trong những năm gần đây, thị trường tài chính thế giới nói chung và thị trường tài chính Việt Nam nói riêng phát triển với một tốc độ rất nhanh. Cùng với sự tăng trưởng vượt bậc đó là mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các chủ thể của nền kinh tế, tạo động lực cho sự phát triển của hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) với nhiều hình thức đa dạng. Tuy còn nhiều hạn chế nhưng sự bùng nổ của thị trường chứng khoán hiện nay đã tạo cơ hội cho hoạt động M&A nhanh chóng phát triển, có thể thấy rằng hoạt động M&A đã, đang và sẽ là một hoạt động đầy tiềm năng trong tương lai về cả mặt số lượng, hình thức và lĩnh vực. Tuy nhiên, là một thị trường non trẻ, hoạt động M&A tại Việt Nam vẫn còn những tồn tại cần khắc phục. Những thất bại, do vậy, là điều không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển của mình. Với những lý do đó, công trình nghiên cứu này đã được tác giả thực hiện nhằm mang lại cái nhìn khái quát và đúng đắn về bản chất hoạt động M&A. Qua đó, tác giả đưa ra những nhận định về tiềm năng, phương hướng phát triển và các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng mô hình M&A trong giai đoạn Việt Nam đang tích cực mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Đề tài bao gồm 3 phần chính: Chương một: bao gồm các cơ sở lý thuyết của mô hình M&A. Xem xét những thành công và thất bại của mô hình này trên thế giới và so sánh với Việt Nam. Chương hai: đưa ra một cái nhìn rõ nét hơn về tình hình phát triển trong lĩnh vực M&A trên thế giới và thị trường Việt Nam. Đồng thời đưa ra những mặt tồn tại cần giải quyết. Tác giả cũng dựa vào khảo sát để đưa ra những dự báo thực tiễn, sâu sát hơn với Việt Nam. Đồng thời cũng nhận diện và dự báo những nguy cơ lợi dụng hoạt động M&A trên thị trường Việt Nam hiện nay. Chương ba: bao gồm những các nhóm giải pháp vĩ mô và vi mô nhằm góp phần làm hoàn thiện hơn nữa việc áp dụng mô hình này trong thời kỳ cạnh tranh, hội nhập của Việt Nam. Đồng thời đề xuất một qui trình cụ thể của một thương vụ M&A. Kết quả của công trình nghiên cứu này có thể được áp dụng cho các tất cả các doanh nghiệp có mong muốn mở rộng mạng lưới kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh, hoặc đối với những ai nghiên cứu hay quan tâm muốn tìm hiểu về mô hình tiên tiến này. Đồng thời, công trình nghiên cứu cũng có thể có giá trị tham khảo cho các cơ quan nhà nước, các nhà hoạch định để đưa ra những đường lối, chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của mô hình M&A trong nỗ lực mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. DANH MỤC HÌNH - BẢNG BIỂU Hình 1: Câu 5 phần khảo sát . 9 Hình 2: Câu 4 phần khảo sát . 13 Hình 3: Quy trình M&A 14 Hình 4: Câu 7 phần khảo sát . 27 Hình 5: Câu 1 phần khảo sát . 32 Hình 6: Câu 6 phần khảo sát . 33 Hình 7: Câu 3 phần khảo sát . 37 Hình 8: Câu 2 phần khảo sát . 42 Bảng 1: Số liệu M&A thế giới đươc công bố . 18 Bảng 2: Số liệu M&A thế giới đã hoàn thành . 18 Bảng 3: Các ngành thực hiện M&A nhiều nhất nước Mỹ 19 Bảng 4: Những thương vụ hàng đầu tại Mỹ năm 2007 . 19 Bảng 5: Các ngành thực hiện M&A nhiều nhất Châu Âu 19 Bảng 6: Những thương vụ hàng đầu tại năm 2007 20 Bảng 7: Hoạt động M&A của Việt Nam và các nước 21 Bảng 8: Ví dụ về tiêu chí mua lại công ty . 37 Bảng 9: Quy trình mua lại tiêu biểu 38 Bảng 10: Tính giá trị thương hiệu Coca-cola cách 1 47 Bảng 11: Tính giá trị thương hiệu Coca-cola cách 2 47 Bảng 12: Các vụ sáp nhập tiêu biểu tại Việt Nam . A14 Bảng 13: M&A thế giới . A14 Bảng 14: M&A thế giới đã hoàn thành A16 Bảng 15: 10 thương vụ M&A hàng dầu Châu Âu . A17 Bảng 16: 10 thương vụ M&A hàng đầu Mỹ A17 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trên thế giới, các hoạt động M&A đã trải qua nhiều thăng trầm. Hơn 100 năm qua, Hoa Kỳ đã chứng kiến 5 chu kỳ đỉnh cao của hoạt động sáp nhập công ty: đó là các năm 1895-1905, 1925-1929, 1965-1970, 1980-1985 và 1998-2000. Làn sóng M&A diễn ra mạnh mẽ và song hành với những giai đoạn kinh tế tăng trưởng nóng. Đó là thời điểm ban quản trị của các công ty liên tục hoạt động dưới sức ép cạnh tranh rất lớn từ thị trường. Khái niệm tăng trưởng lợi nhuận và mở rộng hoạt động thông qua M&A đồng nghĩa với sự tồn tại của công ty nói chung, cũng như địa vị của chính họ ở các công ty này nói riêng. Bước vào thế kỷ XXI, nền kinh tế thế giới tiếp tục chứng kiến một làn sóng M&A mới, dưới những hình thức đa dạng và quy mô lớn chưa từng có. Đợt sóng này không chỉ bó hẹp trong phạm vi các nền kinh tế phát triển mà còn lan tỏa sáng các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển như Hàn Quốc, Singapore, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Trung Đông . Năm 2006, tổng giá trị M&A toàn cầu đạt mức cao kỷ lục, 3.460 tỷ đô la Mỹ (USD). Còn trong năm 2007 đã chứng kiến những kỷ lục mới, tổng trị giá của các vụ mua bán sáp nhập đạt 4.400 tỷ, tăng 21% so với năm 2006. Mặc dù cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ đã khiến cỗ máy M&A quay chậm lại trong nửa cuối của năm, tuy nhiên, nhìn trên tổng thể năm 2007, hoạt động M&A đã gặt hái được nhiều thành công. Tại Việt Nam, thị trường M&A cũng diễn ra sôi động với khá nhiều các thương vụ lớn. Trong năm 2007 đã có 46 hợp đồng M&A được ký kết. Hoạt động M&A tại Việt Nam cũng được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau chứ không chỉ đơn thuần là việc góp vốn đầu tư vẫn thường thấy trong thời gian trước. Thị trường M&A của Việt Nam năm qua cũng chứng kiến sự ra đời của nhiều công ty hoạt động liên quan đến lĩnh vực M&A và một số công ty hoạt động chuyên biệt trong lĩnh vực này. Hình thức của các công ty này cũng rất đa dạng. Một số công ty điển hình có thể kể đến như công ty Del Partners, liên doanh giữa Del Partners và Audon Partners, Tiger Invest . Mảng M&A cũng là một trong những mục tiêu đang hướng đến của các công ty chứng khoán và sẽ là mục tiêu quan trọng nhất của các công ty chứng khoán trong năm 2008 khi thị trường niêm yết hiện đang trong thời kỳ điều chỉnh và các công ty chứng khoán không thu được mức lợi nhuận lớn như những năm trước. Đi đầu trong các công ty về mua bán sáp nhập là SSI, BVS, VCBS . những đại gia và những tên tuổi lâu đời trong làng chứng khoán. Ngoài ra, các công ty chứng khoán mới mở cũng đang cố gắng tập trung tài chính và nguồn nhân lực để thực hiện và đẩy mạnh hoạt động này. Một đặc điểm đáng chú ý của thị trường M&A của Việt Nam đó là hoạt động M&A có xu hướng diễn ra ngay trong nội bộ ngành tài chính khi hàng loạt các ngân hàng và các công ty chứng khoán mở ra và nhiều công ty hoạt động với lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí. Cùng với lộ trình hội nhập và theo những cam kết về mở cửa thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam khi gia nhập WTO, những hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính là một điều tất yếu. Tuy nhiên, hoạt động này dù đang phát triển với tốc độ cao nhưng so Việt Nam với thế giới còn quá nhỏ bé và sơ khai cả về qui mô và cách thức thực hiện. Chưa có một tổ chức chuyên nghiệp nào thực hiện theo một chuẩn mực quốc tế, luật hướng dẫn thì trong giai đoạn vừa làm vừa sửa. Một vấn đề nữa đó là dù hoạt động này đang phát triển nhưng chưa có một công ty chuyên nghiệp thực sự nào tư vấn cho hoạt động này. Đây cũng là một cơ hội làm ăn khá tốt để đa dạng hóa kinh doanh trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt và hội nhập ngày càng sâu này. Chính vì những lý do đó, đề tài nghiên cứu này đã được thực hiện nhằm mang lại các phân tích cụ thể về mô hình M&A, làm rõ những cơ hội và thách thức tiềm ẩn bên trong nó. Từ đó, tác giả đưa ra những giải pháp, đề xuất với mong muốn những đóng góp của mình sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển và làm hoàn thiện hơn nữa cho hình thức kinh doanh đầy mới mẻ này trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh, trong giai đoạn Việt Nam chủ động mở cửa hội nhập thương mại quốc tế. 2. Mục đích nghiên cứu: Đề tài được thực hiện với ba mục đích chính: Thứ nhất, đề tài sẽ làm rõ lí thuyết liên quan đến mô hình M&A, những phương thức thực hiện và những ưu, nhược điểm khi thực hiện M&A. Thứ hai, đề tài sẽ nêu và bình luận về thực trạng của mô hình M&A trong hoạt động kinh doanh hiện nay trên thế giới và Việt Nam, bên cạnh những tồn tại và nguyên nhân cụ thể khi áp dụng mô hình này tại Việt Nam. Thứ ba, tác giả dựa vào thực trạng và tình hình hiện nay để dự báo xu hướng M&A trong thời gian tới. Đồng thời nêu lên những bất cập của thị trường, chính sách tạo sự không lành mạnh trong hoạt động M&A. Cuối cùng, tác giả đề xuất một qui trình thực hiện cụ thể mà các nước trên thế giới áp dụng. Đồng thời, dựa vào những cuộc khảo sát của tác giả để đưa ra các giải pháp mang tính thực tiễnViệt Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu: Công trình nghiên cứu về việc ứng dụng mô hình M&A tại Việt Nam trong thời gian qua. Qua đó chỉ rõ những ưu và nhược điểm của những công ty đã mua bán và sáp nhập và đưa ra hướng giải quyết cho doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng mô hình mới mẻ và tiên tiến này. 4. Phạm vi nghiên cứu: Tác giả nghiên cứu mô hình M&A của các doanh nghiệp hiện đã và đang có ý định M&A tại Việt Nam, vì đây là nơi có hoạt động M&A phát triển rất nhanh và mạnh mẽ. 5. Phương pháp nghiên cứu : Dựa trên khung lí thuyết về mua bán sáp nhập trên thế giới để tiến hành phân tích, đồng thời tiến hành những cuộc phỏng vấn khảo sát các doanh nghiệp, các chuên gia trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Từ kinh nghiệm của thế giới so sánh với thực trạng thị trường mua bán sáp nhập ở Việt Nam hiện nay để tìm ra các điểm giống và khác nhau; các ưu, khuyết điểm của thị trường Việt Nam từ đó đề xuất những gợi ý chính sách cho Việt Nam. MỤC LỤC Trang TÓM TẮT CÔNG TRÌNH DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP 'pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp' title='pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp'>MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại việt nam' title='mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại việt nam'>MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP 1 1.1 Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp – các khái niệm cơ bản . 1 1.1.1 Khái niệm mua bán và sáp nhập doanh nghiệp 1 1.1.2 Phân biệt giữa sáp nhập và mua lại . 3 1.2 Phân loại 3 1.2.1 Sáp nhập theo chiều ngang (horizontal mergers) 3 1.2.2 Sáp nhập theo chiều dọc (vertical mergers) 4 1.2.3 Sáp nhập tổ hợp (conglomerate mergers) . 4 1.3 Lịch sử hình thành và phát triển . 4 1.4 Các phƣơng thức thực hiện M&A 6 1.4.1 Chào thầu (tender offer) 7 1.4.2 Lôi kéo cổ đông bất mãn (Proxy fights) . 8 1.4.3 Thương lượng tự nguyện 8 1.4.4 Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán . 8 1.4.5 Mua lại tài sản công ty 9 1.5 Lợi ích khi thực hiện M&A . 10 1.5.1 Giảm chi phí gia nhập thị trường 11 1.5.2 Nâng cao hiệu quả . 10 1.5.3 Thực hiện chiến lược đa dạng hóa 11 1.5.4 Hợp lực thay cạnh tranh 11 1.5.5 Tham vọng bành trướng 12 1.6 Thủ tục và qui trình thực hiện M&A . 13 1.6.1 Thủ tục tiến hành M&A 13 1.6.2 Quy trình tiến hành M&A . 14 1.7 Kết luận chƣơng 1 . 14 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP 16 2.1 Thực trạng M&A trên thế giới 17 2.1.1 Tổng quan . 17 2.1.2 Châu Mỹ - Mỹ . 18 2.1.3 Châu Âu 19 2.2 Thực trạng M&A tại Việt Nam . 20 2.2.1 Quá trình phát triển M&A tại Việt Nam . 20 2.2.2 Những đặc điểm của M&A Việt Nam 21 2.2.3 Xu hướng M&A Việt Nam và thế giới những năm gần đây 22 2.2.4 Nguyên nhân M&A tại Việt Nam còn kém các nước trên thế giới 22 2.3 Khung pháp lí quy định về M&A tại Việt Nam . 23 2.3.1 Hành lang pháp lí về M&A tại Việt Nam hiện nay 23 2.3.2 Khoảng trống pháp lí 24 2.4 Xu hƣớng phát triển M&A tại Việt Nam . 26 2.4.1 Xu hướng chung 26 2.4.2 Ngành tài chính . 27 2.4.3 Nhận diện những nguy cơ trong ngành tài chính ở Việt Nam hiện nay . 30 2.5 Những mặt yếu kém trong M&A tại Việt Nam . 31 2.5.1 Cách thức và tác nghiệp M&A còn sơ khai 31 2.5.2 Cách thức xây dựng thị trường M&A cũng thể hiện nhiều bất cập 31 2.5.3 Trình độ hiểu biết của doanh nghiệp 32 2.5.4 Thiếu các công ty tư vấn, môi giới về M&A 32 2.6 Kết luận chƣơng 2 . 33 CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG QUI TRÌNH TIẾN HÀNH MUA BÁN SÁP NHẬP TẠI VIỆT NAM . 34 3.1 Giải pháp về mặt pháp lí 36 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện M&A . 37 3.2.1 Tiến trình chuẩn bị 37 3.2.2 Điều tra, đánh giá về mặt pháp lí, tài chính kinh doanh (Due Diligence) 39 3.2.3 Xây dựng kế hoạch . 43 3.3 Định giá 45 3.3.1 Định giá tài sản hữu hình 45 3.3.2 Định giá tài sản vô hình (thương hiệu) . 46 3.3.3 Định giá tài sản trí tuệ . 48 3.3.4 Định giá các bất ổn . 48 3.4 Đàm phán và kí hợp đồng 49 3.5 Kết luận chƣơng 3 . 50 KẾT LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU PHẦN PHỤ LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [...]... hình doanh nghiệp theo qui định của pháp luật Như vậy điều kiện tiên quyết để có một vụ sáp nhập hay hợp nhất là hai doanh nghiệp phải cùng loại hình và có sự chấm dứt hoạt động của một hoặc cả hai bên tham gia Theo đó, Luật Doanh Nghiệp không đề cập đến việc mua lại doanh nghiệp Trong khi Luật cạnh tranh 20042 có nhắc tới việc mua lại doanh nghiệp : Mua lại doanh nghiệp là việc doanh nghiệp mua toàn... các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế Hệ thống luật pháp: Do nền tảng thực tiễn và pháp lí của thị trường mua bán doanh nghiệp còn rất mới ở nước ta nên tỉ lệ thành công trong các giao dịch mua bán doanh nghiệp còn thấp Các quy định hiện có trong Luật doanh nghiệp cũng chỉ mang tính sơ lược và chưa có được những quy trình cụ thể để thực hiện tiến trình này Ngoài ra, hầu hết khách hàng là doanh nghiệp. .. hoạt động M&A tại Việt Nam 2.2.1 Quá trình phát triển M&A tại Việt Nam Hoạt động M&A đầu tiênViệt Nam đó là việc mua công ty kem đánh răng P/S của Unilever Tuy nhiên khoảng thời gian trước đó thì rất ít hoặc không có Hoạt động chỉ sôi nổi khi có chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và từ khi có Luật Doanh nghiệp 2005 ra đời Năm 2005, ở Việt Nam có 18 vụ sáp nhập doanh nghiệp với tổng... 1 1.1 Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp – các khái niệm cơ bản 1.1.1 Khái niệm mua bán và sáp nhập doanh nghiệp Khái niệm mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) được quy định tại Luật Doanh Nghiệp 2005 như sau: Sáp nhập doanh nghiệp: “Một hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền,... M&A Việt Nam Đa số các vụ M&A lớn tại Việt Nam đều có sự tham gia của các công ty nước ngoài Tuy vậy, cũng có một vài vụ sáp nhập giữa doanh nghiệp trong nước như ngân hàng ACB mua ngân hàng Đại Á, Kinh Đô mua Tribeco hay Gạch Đồng Tâm mua Sứ Thiên Thanh nhưng chiếm rất ít Hầu hết những vụ còn lại đều có sự tham gia của ít nhất một bên là doanh nghiệp nước ngoài Trong đó, cũng có trường hợp doanh nghiệp. .. mua kem Wall’s, Vinabico-Kotobuki Vietnam; và trường hợp sáp nhập giữa hai doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài như Savills – Chesterton Vietnam Có 4 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trong M&A tại Việt Nam Các doanh nghiệp nước ngoài có ưu thế về kinh nghiệm và trình độ quản lí trong hoạt động M&A hơn các doanh nghiệp Việt Nam Với tiềm lực tài chính mạnh mẽ các doanh nghiệp nước ngoài có khả năng thực hiện... tế mua công ty thời trang Sáp nhập bành trướng về địa lí, hai công ty sản xuất cùng một loại sản phẩm nhưng tiêu thụ trên hai thị trường hoàn toàn cách biệt về địa lí, chẳng hạn một tiệm ăn ở Hà Nội mua một tiệm ăn ở Singapore Sáp nhập đa dạng hóa sản phẩm, hai công ty sản xuất hai loại sản phẩm khác nhau nhưng cùng ứng dụng một công nghệ sản xuất hoặc tiếp thị gần giống nhau, ví dụ một công ty sản xuất. .. vụ mua bán là một công ty (là công ty mua) tiến hành mua lại tài sản hoặc cổ phiểu của công ty bán với dạng trả bằng tiền mặt, chứng khoán của công ty mua, hoặc tài sản có giá trị cho công ty bán Trong giao dịch cổ phiếu, cổ phần của công ty bán không nhất thiết kết hợp với công ty mua, nó thường giữ sự tách biệt như một công ty con mới hoặc sự phân chia hoạt động Trong giao dịch mua tài sản, tài sản. .. bán là một cơ cấu thị trường mà trong đó các doanh nghiệp ý thức được sự phụ thuộc lẫn nhau trong kế hoạch bán hàng, sản xuất, đầu tư và quảng cáo 6 ty phải mở rộng sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm Cùng với tham vọng bành trướng của các giám đốc điều hành của các doanh nghiệp Điều này đã mở ra một làn sóng M&A doanh nghiệp mới mang tính chất sáp nhập tổ hợp Các công ty thực hiện sáp nhập với các doanh. .. hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ đều không ý thức được rằng hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp mà họ đang có ý định tiến hành lại thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật cạnh tranh Trình độ hiểu biết về M&A: Các doanh nghiệp đều không nắm rõ qui trình các bước phải thực hiện ra sao Bên bán không biết phải bán cho ai, vào lúc nào; bên mua có tâm lí sợ sai lầm trong quyết định mua Thêm vào đó là hoạt động . 1.1 Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp – các khái niệm cơ bản 1.1.1 Khái niệm mua bán và sáp nhập doanh nghiệp Khái niệm mua bán và sáp nhập doanh nghiệp. Luật Doanh Nghiệp không đề cập đến việc mua lại doanh nghiệp. Trong khi Luật cạnh tranh 2004 2 có nhắc tới việc mua lại doanh nghiệp : “Mua

Ngày đăng: 26/03/2013, 17:02

Hình ảnh liên quan

Hình 1- Câu 5 khảo sát - Đề xuất tiến trình mua bán sản phẩm doanh nghiệp tại Việt Nam

Hình 1.

Câu 5 khảo sát Xem tại trang 20 của tài liệu.
Hình 2 -Câu 4 bảng khảo sát - Đề xuất tiến trình mua bán sản phẩm doanh nghiệp tại Việt Nam

Hình 2.

Câu 4 bảng khảo sát Xem tại trang 24 của tài liệu.
Hình 3: Quy trình M&A - Đề xuất tiến trình mua bán sản phẩm doanh nghiệp tại Việt Nam

Hình 3.

Quy trình M&A Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 3: Các ngành thực hiện M&A nhiều nhất năm 2007( (đơn vị: triệu USD) - Đề xuất tiến trình mua bán sản phẩm doanh nghiệp tại Việt Nam

Bảng 3.

Các ngành thực hiện M&A nhiều nhất năm 2007( (đơn vị: triệu USD) Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng 6: Những thương vụ M&A hàng đầu Châu Âu 2007 (đơn vị: triệu USD) STT  Ngày  Công ty mục tiêu Công ty mua  Giá trị  - Đề xuất tiến trình mua bán sản phẩm doanh nghiệp tại Việt Nam

Bảng 6.

Những thương vụ M&A hàng đầu Châu Âu 2007 (đơn vị: triệu USD) STT Ngày Công ty mục tiêu Công ty mua Giá trị Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 7: Hoạt động M&A của Việt Nam và các nước ( Đơn vị triệu USD) - Đề xuất tiến trình mua bán sản phẩm doanh nghiệp tại Việt Nam

Bảng 7.

Hoạt động M&A của Việt Nam và các nước ( Đơn vị triệu USD) Xem tại trang 32 của tài liệu.
Hình 4: Câu 7 bảng khảo sát - Đề xuất tiến trình mua bán sản phẩm doanh nghiệp tại Việt Nam

Hình 4.

Câu 7 bảng khảo sát Xem tại trang 38 của tài liệu.
Hình 5-câu 1 bảng khảo sát - Đề xuất tiến trình mua bán sản phẩm doanh nghiệp tại Việt Nam

Hình 5.

câu 1 bảng khảo sát Xem tại trang 43 của tài liệu.
Hình 6– Câu 6 bảng khảo sát - Đề xuất tiến trình mua bán sản phẩm doanh nghiệp tại Việt Nam

Hình 6.

– Câu 6 bảng khảo sát Xem tại trang 44 của tài liệu.
Hình 7– Câu 3 bảng khảo sát - Đề xuất tiến trình mua bán sản phẩm doanh nghiệp tại Việt Nam

Hình 7.

– Câu 3 bảng khảo sát Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 9: Giới thiệu một qui trình tìm mua lại tiêu biểu - Đề xuất tiến trình mua bán sản phẩm doanh nghiệp tại Việt Nam

Bảng 9.

Giới thiệu một qui trình tìm mua lại tiêu biểu Xem tại trang 49 của tài liệu.
Định giá thương hiệu bằng mô hình suất sinh lợi phụ trội - Đề xuất tiến trình mua bán sản phẩm doanh nghiệp tại Việt Nam

nh.

giá thương hiệu bằng mô hình suất sinh lợi phụ trội Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 10: Ví dụ thương hiệu Coca-Cola (đơn vị: triệu USD) - Đề xuất tiến trình mua bán sản phẩm doanh nghiệp tại Việt Nam

Bảng 10.

Ví dụ thương hiệu Coca-Cola (đơn vị: triệu USD) Xem tại trang 58 của tài liệu.
Tài sản trí tuệ là một loại tài sản vô hình, không thể xác định bằng các đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị lớn và có khả năng sinh ra lợi nhuận - Đề xuất tiến trình mua bán sản phẩm doanh nghiệp tại Việt Nam

i.

sản trí tuệ là một loại tài sản vô hình, không thể xác định bằng các đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị lớn và có khả năng sinh ra lợi nhuận Xem tại trang 59 của tài liệu.
BẢNG KHẢO SÁT - Đề xuất tiến trình mua bán sản phẩm doanh nghiệp tại Việt Nam
BẢNG KHẢO SÁT Xem tại trang 65 của tài liệu.
3. Trong quy trình M&A, giai đoạn nào được doanh nghiệp đánh giá quan trọng nhất? - Đề xuất tiến trình mua bán sản phẩm doanh nghiệp tại Việt Nam

3..

Trong quy trình M&A, giai đoạn nào được doanh nghiệp đánh giá quan trọng nhất? Xem tại trang 70 của tài liệu.
Tìm hiểu về tình hình tài chính, pháp lý  - Đề xuất tiến trình mua bán sản phẩm doanh nghiệp tại Việt Nam

m.

hiểu về tình hình tài chính, pháp lý  Xem tại trang 70 của tài liệu.
Bảng 12: Các vụ mua bán sáp nhập tiêu biểu tại Việt Nam - Đề xuất tiến trình mua bán sản phẩm doanh nghiệp tại Việt Nam

Bảng 12.

Các vụ mua bán sáp nhập tiêu biểu tại Việt Nam Xem tại trang 78 của tài liệu.
Bảng 13: M&A thế giới đã công bố - Đề xuất tiến trình mua bán sản phẩm doanh nghiệp tại Việt Nam

Bảng 13.

M&A thế giới đã công bố Xem tại trang 78 của tài liệu.
Bảng 14: M&A thế giới được hoàn thành - Đề xuất tiến trình mua bán sản phẩm doanh nghiệp tại Việt Nam

Bảng 14.

M&A thế giới được hoàn thành Xem tại trang 80 của tài liệu.
Bảng 16: 10 thương vụ M&A hàng đầu Mỹ 2007 - Đề xuất tiến trình mua bán sản phẩm doanh nghiệp tại Việt Nam

Bảng 16.

10 thương vụ M&A hàng đầu Mỹ 2007 Xem tại trang 81 của tài liệu.
Bảng 15: 10 thương vụ M&A hàng đầu Châu Âu 2007 - Đề xuất tiến trình mua bán sản phẩm doanh nghiệp tại Việt Nam

Bảng 15.

10 thương vụ M&A hàng đầu Châu Âu 2007 Xem tại trang 81 của tài liệu.
CÁC MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP - Đề xuất tiến trình mua bán sản phẩm doanh nghiệp tại Việt Nam
CÁC MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP Xem tại trang 92 của tài liệu.
3. Mô hình thu nhập còn lại: - Đề xuất tiến trình mua bán sản phẩm doanh nghiệp tại Việt Nam

3..

Mô hình thu nhập còn lại: Xem tại trang 95 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan