QUY ĐỊNH HỢP ĐÔNG LUẬT DÂN SỰ MODULE II

20 273 0
QUY ĐỊNH HỢP ĐÔNG LUẬT DÂN SỰ MODULE II

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

2014 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ Ra đời thay thế Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã phát huy vai trò to lớn, đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới của đất nước, phù hợp với điều kiện của Việt Nam cũng như phục vụ hội nhập quốc tế; Bộ luật Dân sự 2005 đã cụ thể hóa các quy định trong Hiến pháp 1992, nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật của nhà nước ta trên tinh thần quán triệt các Nghị quyết của Đảng trong thời kỳ đổi mới đất nước. Các quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 nhằm điều chỉnh chung các quan hệ xã hội trên cơ sở của nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm giữa các chủ thể, hạn chế tối đa sự can thiệp hành chính của nhà nước vào quan hệ dân sự, tôn trọng và phát huy sự tự thỏa thuận, tự quyết định của các chủ thể. Đặc biệt BLDS nước ta đã quy định cụ thể, chi tiết, chặt chẽ và tương đối hoàn thiện về vấn đề hình thức của hợp đồng dân sự. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là sự thay đổi không ngừng của các quan hệ xã hội đặc biệt là quan hệ pháp luật dân sự, các nhà làm luật khó có thể nắm bắt, đón đầu được toàn bộ sự thay đổi đó nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, bất cập. Những quy định về hình thức của hợp đồng dân sự trong một thời gian dài thực hiện đã xuất hiện nhiều điểm còn hạn chế, chưa rõ ràng, chưa phù hợp, chưa tương thích với thực tiễn cũng như chưa phù hợp với tiến trình hội nhập hóa, toàn cầu hóa quan hệ quốc tế cần được sửa đổi, điều chỉnh để hệ thống pháp luật ngày một hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới hiện nay. Nhằm tìm hiểu rõ hơn về vấn đề hình thức của hợp đồng dân sự và đưa ra những đánh giá thực tế, em đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá quy định của Bộ luật dân sự 2005 về hình thức của hợp đồng dân sự” để nghiên cứu”. Với vốn kiến thức hạn hẹp của mình, bài làm của em không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định về nội dung cũng như hình thức, kính mong thầy cô có thể góp ý để em có thể hoàn thiện hơn nữa bài làm cũng như bổ sung thêm kiến thức cho bản thân. 2014 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I, KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ: 1, KHÁI NIỆM: Hợp đồng dân sự là một trong những chế định quan trọng của pháp luật dân sự và là phương tiện pháp lý quan trọng để thỏa mãn quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội. Khái niệm hợp đồng dân sự được đề cập tại Điều 388, BLDS 2005, theo đó có thể hiểu hợp đồng dân sự là: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Qua khái niệm hợp đồng dân sự có thể thấy để hình thành hợp đồng dân sự phải có những yếu tố cơ bản sau: - Hợp đồng dân sự phải có sự tham gia của các bên: Hợp đồng là sự thỏa thuận của các chủ thể liên quan đến xác lập các quyền, nghĩa vụ nhằm đem lại lợi ích cho mình hoặc đem lại lợi ích cho người khác. Nếu như hành vi pháp lý đơn phương chỉ là sự tuyên bó ý chí công khai của một phía chủ thể thì khi tham gia quan hệ hợp đồng, ít nhất phải có hai chủ thể đứng về hai phía của hợp đồng. Ngoài ra, trong một số trường hợp, việc tham gia quan hệ hợp đồng có thể có sự xuất hiện của bên thứ ba(hợp đồng vì lợi ích của bên thứ ba). - Hợp đồng dân sự được hình thành dựa trên cơ sở thỏa thuận và thống nhất ý chí giữa các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đó: Thỏa thuận và thống nhất ý chí là yếu tố cốt lõi để hình thành quan hệ hợp đồng giữa các chủ thể, thiếu sự thỏa thuận này thì hợp đồng sẽ không có hiệu lực. - Hậu quả pháp lý của sự thay đổi giữa các bên trong quan hệ hợp đồng là nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự. - Sự thỏa thuận giữa các bên không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như giả tạo, nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa,… 2014 2, PHÂN LOẠI: Để phân loại hợp đồng ta căn cứ vào các tiêu chí sau: Căn cứ vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực pháp lý của hợp đồng, hợp đồng đươc chia thành: Hợp đồng chính và hợp đồng phụ. Căn cứ vào hình thức của hợp đồng thì hợp đồng dân sự được chia thành hợp đồng có hình thức lời nói, hình thức văn bản va hình thức hành vi. Căn cứ vào sự có đi, có lại về lợi ích vật chất giữa các chủ thể trong quan hệ hợp đồng, hợp đồng được chia thành: Hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù. Căn cứ vào sự tác động qua lại về quyền và nghĩa vụ của các bên thì hợp đồng dân sự được chia thành: Hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ. Căn cứ vào thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì hợp đồng dân sự được chia thanh: Hợp đồng dân sự có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết và hợp đồng dân sự có hiệu lực kể từ thời điểm khác. Ngoài ra hợp đồng còn có thể bao gồm các loại sau: Hợp đồng dân sự vì lợi ích của người thứ ba, hợp đồng dân sự có điều kiện, hợp đồng dân sự hỗn hợp, hợp đồng dân sự theo mẫu,… 3, NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ: Nội dung của hợp đồng dân sự là tổng hợp các điều khoản mà các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận. Các điều khoản đó xác định những quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên trong hợp đồng. Tại Điều 402 BLDS 2005 quy định: Tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây: - Ðối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm; - Số lượng, chất lượng; - Giá, phương thức thanh toán; - Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; - Quyền, nghĩa vụ của các bên; - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; 2014 - Phạt vi phạm hợp đồng; - Các nội dung khác. Trong tất cả các điều khoản nói trên , có những điều khoản mà ở hợp đồng này các bên không cần thỏa thuận nhưng ở một hợp đồng khác, các bên lại buộc phải thỏa thuận, thì hợp đồng mới được coi là giao kết. Mặt khác ngoài những nội dung cụ thể này, các bên còn có thể thỏa thuận để xác định với nhau thêm một số nội dung khác. Vì vậy, có thể phân chia các điều khoản trong nội dung của hợp đồng thành 3 loại: - Điều khoản cơ bản: Là cáckhông thể thiếu được đối với từng loại hợp đồng nhằm xác định những nội dung chủ yếu của hợp đồng và nếu không thỏa thuận các điều khoản này thì hợp đồng không thể giao kết được. Điều khoản cơ bản có thể do tính chất của hợp đồng quy định hoặc do pháp luật quy định, tùy theo từng loại hợp đồng mà điều khoản cơ bản có thể là đối tượng, giá cả, địa điểm,… - Điều khoản thông thường: Là những điều khoản được pháp luật quy định trước. Nếu khi giao kết hợp đồng, các bên không thỏa thuận những điều khoản này, thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thỏa thuận và được thực hiện như pháp luật quy định, ví dụ: Địa điểm giao tài sản động sản( đối tượng của hợp đồng mua bán) là tại nới cư trú của người mua nếu người mua đã trả tiền và trong hợp đồng các bên không thỏa thuận về địa điểm giao tài sản. Khác với điều khoản cơ bản các điều khoản thông thường không làm ảnh hưởng tới quá trình giao kết hợp đồng. - Điều khoản tùy nghi: Khi giao kết hợp đồng ngoài những điều khoản phải thỏa thuận vì tính chất của hợp đồng và những điều khoản mà pháp luật đã quy định thì khi giao kết hợp đồng các bên có thể thỏa thuận để xác địnht hêm một số điều khoản khác nhằm làm cho nội dung của hợp đồng được cụ thể hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Như vậy, điều khoản tùy nghi là những điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng tự ý lựa chọn và thỏa thuận với nhau để xác định quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên. Ví dụ: Địa điểm trong hợp đồng mua bán sẽ là điều khoản tùy nghi nếu các bên đã thỏa thuận cho phép bên có nghĩa vụ được lựa chọn một trong nhiều nơi để thực hiện nghĩa vụ giao vật. 4, ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU: Hợp đồng dân sự là phương tiện pháp lý quan trọng để thỏa quyền và lợi ích hợp pháp giữa các chủ thể tham gia quan hệ hơp đồng. Ngoài ra, hợp đồng dân sự còn là căn cứ để tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác giải quyết tranh chấp phát 2014 sinh. Tuy nhiên, để hợp đồng dân sự có hiệu lực pháp lý thì hợp đồng đó phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện có hiệu lực do pháp luật quy định. Như vậy, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự chính là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được xác định tại Điều 122, BLDS 2005: “Ðiều 122. Ðiều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.” Hợp đồng dân sự không tuân thủ đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì được xác định là vô hiệu, tuy nhiên cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xem xét và giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu. Khi xem xét hợp đồng vô hiệu cần lưu ý là trên nguyên tắc hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính nên sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng ohuj trừ trường hợp có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định hợp đồng chính vô hiệu thì hợp đồng phụ cũng vô hiệu không được áp dụng đối với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, điều đó có nghĩa là hợp đồng chính vô hiệu nhưng các biện pháp bảo đảm vẫn có giá trị thi hành, điều 15 của Nghị định 163/NĐ – CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm quy đinh: “Điều 15. Quan hệ giữa giao dịch bảo đảm và hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm 1. Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 2014 2. Giao dịch bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 3. Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị huỷ bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 4. Giao dịch bảo đảm bị huỷ bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 5. Trong trường hợp giao dịch bảo đảm không chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ hoàn trả của bên có nghĩa vụ đối với mình.” 5, THỜI HIỆU KHỞI KIỆN VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ: Hợp đồng hợp pháp có hiệu lực pháp lý đối với các bên tham gia quan hệ hợp đồng. Nếu bên nào vi phạm phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi trước chủ thể phía bên kia. Pháp luật luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đó chỉ được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định – đó chính là thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự được quy định tại Điều 427 BLDS 2005: “Ðiều 427. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự: Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm.” Khi xác định thời hiệu khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự cần lưu ý: - Đối với hợp đồng dân sự mà các bên có thỏa thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng nếu hết thời hạn đó mà bên có nghĩa vụ không thực hiện thì ngày hết hạn thực hiện nghĩa vụ là ngày xảy ra vi phạm; - Đối với hợp đồng dân sự mà các bên không thỏa thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, nếu hết thời hạn đã được thông báo bên có nghĩa vụ 2014 không thực hiện nghĩa vụ, thì ngày hết thời hạn đã được thông báo là ngày xảy ra vi phạm; - Trong trường hợp khi hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự, các bên có thỏa thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ đó, thì việc xác định ngày vi phạm căn cứ vào ngày chấm dứt thỏa thuận của các bên; - Trong quá trình thực hiện hợp đồng mà có vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng thì ngày vi phạm nghĩa vụ là ngày xảy ra vi phạm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Nếu một bên đơn phương đình chỉ hợp đồng thì ngày đơn phương đình chỉ hợp đồng là ngày vi phạm. II, HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005: 1, KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI: Những điều khoản mà các bên đã cam kết thỏa thuận phải được thể hiện ra bên ngoài bằng một hình thức nhất định. Hay nói cách khác, hình thức của hợp đồng là phương tiện để ghi nhận nội dung mà các chủ thể đã xác định. Tùy thuộc vào nội dung, tính chất của từng hợp đồng cũng như tùy thuộc vào độ tin tưởng lẫn nhau mà các bên có thể lựa chọn một hình thức nhất định trong việc giao kết hợp đồng cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Tại điều 401 BLDS đã quy định: “Ðiều 401. Hình thức hợp đồng dân sự Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó. Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Hình thức của hợp đồng dân sự tương đối đa dạng tạo điều kiện cho các chủ thể ký kết thuận tiện. Đối với những hợp đồng dân sự mà pháp luật qu định buộc phải giao kết theo một hình thức nhất định, thì các bên phải tuân thoe hình thức đó. Ngoài ra, 2014 đối với những hợp đồng khác, các bên có thể chọn một trong những hình thức sau đây để giao kết: - Hình thức miệng(bằng lời nói): Thông qua hình thức này, các bên giao kết hợp đồng chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau về nội dung cơ bản của hợp đồng hoặc mặc nhiên thực hiện những hành vi nhất định đối với nhau. Hình thức này thường được áp dụng trong những trường hợp các bên đã có độ tin tưởng lẫn nhau(bạn bè cho nhau vay tiền) hoặc đối với những hợp đồng mà ngay sau khi giao kết sẽ được thực hiện và và chấm dứt. - Hình thức viết(bằng văn bản): Nhằm nâng cao độ xác thực về nội dung đã cam kết,các bên có thể ghi nhận nội dung giao kế hợp đồng bằng một văn bản. Trong văn bản đó, các bên phải ghi đầy đủ những nội dung cơ bản của hợp đồng và cùng ký tên xác nhận vào văn bản. Khi có tranh chấp, hợp đồng được giao kết bằng hình thức văn bản tạo ra chứng cứ pháp lý chắc chắn hơn so với hình thức miệng. Căn cứ vào văn bản của hợp đồng, các bên dễ dàng thực hiện quyền yêu cầu của mình đối với bên kia. Vì vậy, đối với những hợp đồng mà việc thực hiện không cùng lúc với việc giao kết thì các bên thường lựa chọn hình thức này. Thông thường hợp đồng được lập thành nhiều bản và mỗi bên giữ một bản, coi như đã có trong tay một bằng chứng, chứng minh quyền dân sự của mình. - Hợp đồng được thể hiện bằng văn bả có công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép: Hình thức này thường được áp dụng đối với các hợp đồng dân sự mà đối tượng có giá trị lớn, đối tượng của hợp đồng mà pháp luật quy định cần phải được kiểm soát chặt chẽ rong lưu thông dân sự, đối tượng của hợp đồng có ý nghĩa đối với đời sống kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, Nếu pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì các bên trong quan hệ hợp đồng phải tuân theo các quy định đó. - Hợp đồng có hình thức bằng hành vi cụ thể: Hợp đồng không có sự thỏa thuận giữa các bên mà mặc nhiên coi là có sự thỏa thuận khi một bên bằng hành vi của mình chấp nhận giao kết hợp đồng thông qua sự ấn định trước quyền và nghĩa vụ của bên kia. Hình thức này cũng phổ biến trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt khi công nghẹ ngày càng phát triển với sự tự động hóa áp dụng ở nhiều nơi, đặc biệt là các thành phố, thị xã như bán hàng qua máy tự động, rút tiền ở các máy do ngân hàng đặt ở những vị trí khác nhau… 2, Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG TRONG GIAO LƯU DÂN SỰ: 2014 Hình thức của hợp đồng là cách thức thể hiện ý chí ra bên ngoài dưới hình thức nhất định của các chủ thể hợp đồng. Thông qua cách thức thể hiện này, người ta có thể biết được nôi dung của hợp đồng đã được xác lập. Pháp luật quy định về điều kiện về hình thức của hợp đồng để các chủ thể tham gia giao dịch và đồng thời quy định biện pháp biện pháp chế tài nếu các bên tham gia không tuân theo các điều kiện để hợp đồng dân sự có giá trị pháp lý. Việc quy định này nhằm bảo vệ trật tự công, tạo hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể tham gia hợp đồng. Việc xác định hình thức bắt buộc đối với’ một số loại hợp đồng và nhằm đảm bảo tính rõ ràng của việc tồn tại các hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong hợp đồng. Hình thức của hợp đồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tố tụng. Bởi đó là chứng cứ xác nhận các quan hệ hợp đồng đã và đang tồn tại giữa các bên, từ đó xác định trách nhiệm của mỗi bên khi có vi phạm xảy ra. Những cam kết thỏa thuận của các chủ thể tham gia hợp đồng được thể hiện dưới mỗi hình thức nhất định. Điều này góp phần giúp các cơ quan chức năng kiểm tra các hợp đồng trên cơ sở các văn bản là hình thức thể hiện hợp đồng. 3, VỤ VIỆC CÓ THẬT LIÊN QUAN ĐẾN HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ: - Vụ việc tranh chấp hợp đồng vay tài sản: Phiên tòa xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số: 61/TLST/DS ngày 09/02/2006 về việc “tranh chấp Hợp đồng vay tài sản” theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 230/2006/QĐST-DS ngày 05/8/2006 tại Tóa Án nhân dân Quận 8, TP.Hồ Chí Minh. Nguyên đơn: bà Lê Kim Ánh, sinh năm 1943. Bị đơn: bà Lê Thị Ngọc Thắm, sinh năm 1983. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Bà Lê Thị Sáu, sinh năm 1948. Nội dung vụ án Bà Lê Kim Ánh trình bày là đã thế chấp cho bị đơn là bà Lê Thị Ngọc Thắm các giấy tờ bản chính: 1 Giấy phép mua bán chuyển dịch nhà cửa, 1 Tờ khai chuyển dịch tài sản nộp lệ phí trước bạ, 1 Giấy chứng minh nhân dân mang tên Lê Kim Ánh để bà được vay 10.000.000 đồng thể hiện qua Giấy thế chấp tài sản và vay tiền. Trong giấy này không ghi nhận ngày tháng năm lập, không quy định mức lãi suất 2014 cũng như thời hạn trả giấy tờ và trả nợ vay nhưng bà cho rằng việc lập giấy thỏa thuận trên xảy ra vào tháng 9 năm 2001. Bà Ánh đã yêu cầu bà Thắm trả lại cho bà các giấy tờ nói trên để bà sử dụng trong sinh hoạt thường ngày nhưng bà Thắm không trả và cho biết do bà chưa trả nợ xong, trong khi đó bà đã trả vốn và lãi xong tổng cộng số tiền lên đến 16.560.000 đồng, về việc này bà không có chứng cứ để thể hiện việc đã trả nợ cho bà Thắm. Do bà Thắm không trả lại các giấy tờ nói trên nên bà Ánh khởi kiện đến Toà án Nhân dân Quận 8. Tại Đơn phản tố ngày14/7/2006, Biên bản lấy lời khai Biên bản hòa giải không thành ngày 14/7/2006 bà Thắm xác nhận là bà có giữ các giấy tờ bản chính như nguyên đơn khởi kiện gồm: 1 Giấy phép mua bán chuyển dịch nhà cửa, 1 Tờ khai chuyển dịch tài sản nộp lệ phí trước bạ, 1 Giấy chứng minh nhân dân mang tên Lê Kim Ánh. Bà Thắm cho biết bà giữ các giấy tờ nói trên là do bà Ánh thế chấp để vay 10.000.000 đồng của bà (Giấy thế chấp tài sản và vay tiền), bà thừa nhận trong giấy này không ghi nhận ngày tháng năm lập, không quy định mức lãi suất cũng như thời hạn trả giấy tờ và trả nợ vay nhưng bà cho rằng việc lập giấy thỏa thuận trên xảy ra vào tháng 7 năm 1999. Bà Thắm đồng ý sẽ hoàn trả các giấy tờ nói trên nhưng bà Ánh phải thanh toán 10.000.000 đồng vốn vay và tiền nợ lãi từ tháng 7 năm 1999 đến tháng 7 năm 2006 (bà Thắm đã nộp tiền tạm ứng án phí phản tố). Quyết định của Toà án Sơ thẩm vụ án ngày 17/8/2006, Tòa án nhân dân Quận 8 đưa ra nhiều lập luận cho thấy: Tòa án tuyên bố việc thế chấp các giấy tờ: 1 Giấy phép mua bán chuyển dịch nhà cửa, 1 tờ khai chuyển dịch tài sản nộp lệ phí trước bạ, 1 giấy chứng minh thư nhân dân mang tên Lê Kim Anh giữa bà Lê Kim Ánh và bà Lê Thị Ngọc Thắm là vô hiệu. Tòa chấp nhận yêu cầu của bà Lê Thị Kim Ánh, buộc bà Lê Thị Ngọc Thắm có trách nhiệm hoàn trả cho bà Lê Kim Ánh các giấy tờ trên, và thời hạn hoàn trả là ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật. Đồng thời, Tòa cũng chấp nhận một phần yêu cầu của bà Lê Thị Ngọc Thắm, buộc bà Lê Kim Anh có trách nhiệm phải thanh toán 10.000.000 đồng và nợ lãi theo mức lãi xuất 0,5%/tháng tính đến tháng 7 năm 2006 là 1.850.000 đồng. Tổng số tiền nợ là 11.850.000 đồng. Thời hạn thanh toán là hai tháng kể từ ngày bản án có hiệu lực. [...]... bà Lê Kim Ánh III,ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005 VỀ HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ: 1- Về điều kiện hình thức của hợp đồng dân sự: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì có hơn 50 loại hợp đồng được pháp luật quy định phải tuân theo hình thức văn bản, trong đó chia ra làm 4 nhóm:     Các hợp đồng dân sự thông dụng; Các hợp đồng bảo đảm; Các hợp đồng thương mại; Các loại hợp đồng khác…... khoản 2 Điều 122, khoản 2 Điều 124 BLDS 2005 quy định về hình thức của GDDS, và Điều 401 của BLDS 2005 về hình thức hợp đồng dân sự quy định: Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản... khi pháp luật đã đặt ra các điều kiện bắt buộc về mặt hình thức cho giao dịch dân sự thì giao dịch đó sẽ bị coi là vô hiệu nếu không tuân thủ các quy định của pháp luật Khoản 2, Điều 124 BLDS 2005 bắt buộc giao dịch dân sự phải tuân thủ các quy định hình thức trong trường hợp 2014 pháp luật quy định Rõ ràng, đây là quy định mang tính bắt buộc Hơn nữa, Điều 127 tiếp tục quy định: “Giao dịch dân sự không... các quy định trong bộ luật Trong trường hợp của khoản 2 Điểu 401 BLDS, nhóm chúng em nghĩ cần hiểu theo hướng sau: Nếu không có quy định nào của pháp luật quy định về hình thức hợp đồng thì dù hình thức hợp đồng có bị vi phạm thì cũng không bị vô hiệu Còn nếu có những quy định bắt buộc của pháp luật về hình thức hợp đồng thì các chủ thể buộc phải tuân thủ theo điều kiện hình thức của pháp luật quy định, ... biệt là trong lĩnh vực đất đai, mua bán nhà ở, Vì những quy định của pháp luật còn chưa chặt chẽ, hợp lý nên đã gián tiếp tiếp tay cho những con người như vậy trục lợi IV MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ: Thứ nhất, Điều 134 BLDS quy định: “Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên... được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu” • Quan điểm thứ hai lại cho rằng, không phải bất kì loại giao dịch dân sự nào khi vi phạm điều kiện hình thức cũng đều bị vô hiệu Khoản 2 điều 401 BLDS 2005 về hình thức hợp đồng dân sự có viết: Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác" BLDS năm 2005 thừa nhận hợp đồng dân sự. .. trình Luật dân sự Việt nam, tập 2, Trường đại học Luật Hà Nội, 2014 - Nxb CAND, 2006 Giáo trình Luật dân sự Việt Nam , tập 2, TS Lê Đình Nghị(chủ biên), TS Nguyễn Thị Nga, ThS Nguyễn Bá Bình, ThS Vũ Thị - Hồng Yến, Nxb Giáo dục Việt Nam Bộ luật dân sự 2005 Nghị định 163/NĐ – CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao - dịch bảo đảm Hình thức của hợp đồng dân sự và hậu quả pháp lý của hợp đồng - dân sự vi... việc giải quy t, xử lý hợp đồng dân sự vi phạm hình thức luật định: Trong thực tế các hợp đồng dân sự mà pháp luật quy định về hình thức phải được thể hiện bằng văn bản có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quy n, phải đăng ký, xin phép được thực hiện trong nhiều lĩnh vực Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân dẫn đến các bên không tuân thủ quy định về hình thức của hợp đồng... Những tranh chấp về hợp đồng do vi phạm điều kiện hình thức chủ yếu là hợp đồng mau bán nhà ở, các hợp đồng chuyển quy n sử dụng đất,… Về thời hạn yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức 4 - Về hậu quả pháp lý khi tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu về mặt hình thức: Điều 134 BLDS năm 2005 quy định về GDDS vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức,... có thẩm quy n khác quy t định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu” Trong điều luật này các nhà làm luật có thể quy định thời hạn để các bên thực hiện quy định về hình thức của hợp đồng trong thời hạn nhất định nào đó(ví dụ như 6 tháng) giúp các bên trong hợp đồng biết được một khoảng thời gian hợp lý . Ánh. III,ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005 VỀ HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ: 1- Về điều kiện hình thức của hợp đồng dân sự: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì có hơn 50 loại hợp. nghĩa vụ dân sự . Qua khái niệm hợp đồng dân sự có thể thấy để hình thành hợp đồng dân sự phải có những yếu tố cơ bản sau: - Hợp đồng dân sự phải có sự tham gia của các bên: Hợp đồng là sự thỏa. dịch dân sự phải tuân thủ các quy định hình thức trong trường hợp 2014 pháp luật quy định. Rõ ràng, đây là quy định mang tính bắt buộc. Hơn nữa, Điều 127 tiếp tục quy định: “Giao dịch dân sự

Ngày đăng: 17/10/2014, 23:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 5, THỜI HIỆU KHỞI KIỆN VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan