Thực trạng thị trường chứng khoán tại việt nam giai đoạn từ 2008 đến nay và một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường này

39 740 0
Thực trạng thị trường chứng khoán tại việt nam giai đoạn từ 2008 đến nay và một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường này

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng thị trường chứng khoán tại việt nam giai đoạn từ 2008 đến nay và một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường này . những vấn đề từ lý thuyết đến thực tiễn về Thực trạng thị trường chứng khoán tại việt nam giai đoạn từ 2008 đến nay và một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường này

Mục lục Trang Danh mục các chữ viết tắt 3 Danh mục các hình vẽ và biểu đồ 4 Phần mở đầu 5 Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán Việt Nam 1.1. Một số quan điểm về thị trường chứng khoán 7 1.2. Phân loại thị trường chứng khoán 8 1.2.1. Căn cứ theo tính chất pháp lý 8 1.2.2. Căn cứ vào quá trình luân chuyển chứng khoán 9 1.2.3. Căn cứ theo phương thức giao dịch 9 1.2.4. Căn cứ vào đặc điểm hàng hóa 10 1.3. Các chủ thể hoạt động trên thị trường chứng khoán 10 1.3.1. Chủ thể phát hành 10 1.3.2. Các nhà đầu tư 10 1.3.3. Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán 11 1.3.4. Các tổ chức liên quan đến thị trường chứng khoán 11 1.4. Nguyên tắc cơ bản về hoạt động của thị trường chứng khoán 12 1.4.1. Nguyên tắc trung gian 13 1.4.2. Nguyên tắc đấu giá 13 1.4.3. Nguyên tắc tập trung 13 1.4.4. Nguyên tắc công khai 13 1.5. Vai trò của thị trường chứng khoán 14 1.5.1. Thị trường chứng khoán thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng nền kinh tế 14 1.5.2. Thị trường chứng khoán tạo điều kiện thu hút và kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài 14 1.5.3. Thị trường chứng khoán kích thích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lành mạnh và có hiệu quả 15 1.5.4. Thị trường chứng khoán là phương tiện giúp Chính phủ thực hiện chính sách kinh tế tài chính 15 1.5.5. Thị trường chứng khoán tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán 15 1.5.6. Thị trường chứng khoán là công cụ đánh giái hoạt động kinh doanh và là phong vũ biểu của nền kinh tế 15 Chương 2: Thực trạng thị trường chứng khoán tại Việt Nam giai đoạn 2008 đến nay 2.1. Mô hình thị trường chứng khoán Việt Nam 17 2.1.1. Cơ quan quản lý thị trường chứng khoán 17 2.1.2. Sở giao dịch chứng khoán 17 2.1.3. Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ 18 2.1.4. Các tổ chức trung gian 19 2.2. Tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt nam giai đoạn từ 2008 đến nay 20 2.2.1. Diễn biến thị trường chứng khoán Việt nam giai đoạn 2008 – 2011 20 2.2.2. Diễn biến thị trường chứng khoán Việt nam giai đoạn 2011 đến nay 27 Chương 3: Một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới 3.1. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới 35 3.2. Một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới 36 Kết luận 42 Danh mục tài liệu tham khảo 43 Danh mục các chữ viết tắt VN-Index: Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam HASTC-Index: Chỉ số thị trường chứng khoán trên trung tâm giao dịch chứng hoán Hà Nội HNX-Index: Chỉ số thị trường chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước UBCKNN: Ủy ban chứng khoán Nhà nước GDCK: Giao dịch chứng khoán TTLK CKVN: Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam WTO: Tổ chức thượng mại quốc tế BVH: Tập đoàn Bảo Việt MSN: Công ty cổ phần tập đoàn Masan Danh mục các hình vẽ và biểu đồ Biểu đồ 1: Diễn biến hai chỉ số VN-Index và HASTC-Index trong giai đoạn tháng 12/2007 đến tháng 07/2008 22 Biểu đồ 2: Chỉ số VN-Index và HASTC-Index trong năm 2008 22 Biểu đồ 3: Chỉ số VN-Index trong năm 2009 24 Biểu đồ 4: Chỉ số HNX-Index trong năm 2009 24 Biểu đồ 5: Biến động của VN-Index và HNX-Index trong năm 2010 28 Biểu đồ 6: Diễn biến chỉ số VN-Index và HNX-Index trong năm 2011 29 Biểu đồ 7: Chỉ số VN-Index và HNX-Index trong năm 2012 30 Biểu đồ 8: Diễn biến giao dịch chứng khoán trên sàn HNX và HOSE trong năm 2013 33 Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở những nước phát triển hiện nay như Mỹ, Nhật Bản…, thị trường chứng khoán đã ra đời từ cách đây mấy thế kỷ và đang phát triển rất sôi động và lớn mạnh. Còn ở Việt Nam, mặc dù ra đời vào khoảng đầu năm 2000, thế nhưng cho đến nay thì thị trường chứng khoán Việt Nam đã là một trong những thị trường tiềm năng, đang được nhận sự quan tâm rất lớn từ công chúng cho tới Chính phủ. Bởi vì nó giữ vai trò quan trọng trong việc huy động vốn, cung cấp môi trường đầu tư, tạo môi trường thuận lợi giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn của vấn đề, em chọn đề tài nghiên cứu: “Thực trạng thị trường chứng khoán tại Việt Nam giai đoạn từ 2008 đến nay và một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường này”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài − Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán. − Khảo sát, đánh giá thực trạng thị trường chứng khoán tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến nay. − Kết hợp một số vấn đề lý luận, qua phân tích thực trạng, đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán, đánh giá thực trạng, từ đó rút ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân để tìm ra giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài Đề tài được nghiên cứu dựa trên những lý luận cơ bản về thị trường chứng khoán, nghiên cứu thống kê, phân tích số liệu, nắm bắt thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về thị trường chứng khoán. Chương 2: Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ 2008 đến nay. Chương 3: Một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán 1.1. Một số quan điểm về thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán là một trong những thị trường hoạt động rất sôi nổi nên thu hút tài chính và đóng góp một phần lớn trong hoạt động đầu tư của nền kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, hiện nay tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về thị trường này, có thể nói đến, đó là những quan điểm như sau: Quan điểm thứ nhất: Cho rằng thị trường chứng khoán và thị trường vốn là một, chỉ khác nhau tên gọi của cùng một khái niệm, đó là “Capital Market”. Nếu xét về nội dung thì thị trường vốn biểu hiện các quan hệ bản chất bên trong của quá trình mua bán các chứng khoán. Thị trường chứng khoán là biểu hiện bên ngoài, là hình thức giao dịch vốn cụ thể. Do đó các hai thị trường này không thể phân biệt, tách rời nhau mà thống nhất và phản ánh các quan hệ bên trong và bên ngoài của thị trường tư bản. Quan điểm thứ hai: Đa số các nhà kinh tế cho rằng: “Thị trường chứng khoán được đặc trưng bởi thị trường vốn chứ không phải đồng nhất là một”. Như vậy theo quan điểm này thị trường chứng khoán và thị trường vốn là khác nhau, trong đó thị trường chứng khoán chỉ giao dịch, mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn như trái phiếu chính phủ, cổ phiếu và trái phiếu công ty. Các công cụ tài chính được giao dịch trên thị trường tiền tệ, không thuộc phạm vi hoạt động của thị trường chứng khoán. Quan điểm thứ ba: Dựa trên những gì quan sát được, tại đa số các Sở giao dịch chứng khoán cho rằng “Thị trường chứng khoán là thị trường cổ phiếu”, hay là nơi mua bán các cổ phiếu cổ phần được công ty phát hành ra để huy động vốn. Theo quan điểm này thì thị trường chứng khoán được đặc trưng bởi thị trường mua bán các công cụ tài chính mang lại quyền tham gia sở hữu. Các quan điểm trên đều được khái quát dựa trên những cơ sở thực tiễn và trong từng điều kiện lịch sử nhất định. Tuy nhiên quan điểm rõ ràng và phù hợp với sự phát triển chung của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay được nêu trong khoản 18, điều 6 của Luật chứng khoán năm 2006, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2007, quy định: Thị trường giao dịch chứng khoán là địa điểm hoặc hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán. Theo khoản 1, điều 6 trong Luật chứng khoán sửa đổi năm 2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2011 định nghĩa về chứng khoán như sau: Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. 1.2. Phân loại thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán được phân loại theo những căn cứ sau: 1.2.1. Căn cứ theo tính chất pháp lý Căn cứ theo tính chất pháp lý, thị trường chứng khoán được chia thành các loại sau: − Thị trường chứng khoán chính thức hay còn gọi là Sở giao dịch chứng khoán, là một thị trường được tổ chức tập trung có địa điểm giao dịch cố định. Chứng khoán được mua bán là loại chứng khoán đã được niêm yết tại Sở giao dịch, việc mua bán được thực hiện theo phương thức đấu giá hai chiều giữa đại diện người mua và đại diện người bán. Các môi giới sàn giao dịch cùng nhau trả giá cạnh tranh và sẽ thực hiện giao dịch khi đạt được giá thỏa đáng nhất cho khách hàng đầu tư. Tại Việt Nam hiện nay có Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). − Thị trường chứng khoán phi chính thức hay còn gọi là thị trường OTC là thị trường được tổ chức không dựa vào một mặt bằng giao dịch cố định như thị trường chứng khoán tập trung mà dựa vào một hệ thống vận hành theo cơ chế chào giá cạnh tranh và thương lượng giữa các công ty chứng khoán với nhau, thông qua một sự trợ giúp quyết định nhiều đến hiệu quả hoạt động, đó là phương tiện thông tin. Việc giao dịch và thông tin được dựa vào điện thoại hoặc internet với sự trợ giúp của các thiết bị đầu cuối. Thị trường OTC là nơi ít “kén” chứng khoán giao dịch hơn thị trường chứng khoán tập trung. Tuy nhiên chứng khoán giao dịch vẫn phải là loại đáp ứng các chuẩn mực và được phép giao dịch đại chúng. Đặc biệt, đây là thị trường đảm nhận vai trò bán ra các chứng khoán phát hành mới, do công ty chào bán lần đầu. Tại Việt Nam có sàn UPCoM thuộc thị trường chứng khoán phi chính thức. − Thị trường thứ ba: Đây là thị trường giao dịch các chứng khoán đã niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán nhưng theo cơ chế OTC. Ở Mỹ thị trường này được lập ra do yêu cầu của các nhà đầu tư cần mua bán với số lượng lớn, có thể gọi là “mua sỉ” chứng khoán niêm yết thông qua thương lượng. Các thương vụ được thu xếp bởi các công ty chứng khoán là nhà tạo giá của thị trường OTC, các công ty này phải đăng ký và được phép mua bán lô lớn chứng khoán niêm yết. − Thị trường thứ tư: Để tạo thuận lợi cho các tổ chức chuyên nghiệp có điều kiện trực tiếp mua bán chứng khoán cho tổ chức chứng khoán của mình, các thị trường lớn có lập ra một mạng giao dịch nội bộ gọi là “INSTINET” phục vụ cho việc giao dịch các khối lượng lớn chứng khoán giữa họ với nhau. Cả loại niêm yết trên sàn hoặc loại mua bán OTC đều có thể đem ra giao dịch. Các tổ chức tham gia vào mạng này thường là các ngân hàng, các quỹ hỗ tương đầu tư, các đại diện quản lý quỹ hưu trí và nhiều tổ chức khác tùy theo quy định. 1.2.2. Căn cứ vào quá trình luân chuyển chứng khoán Căn cứ vào quá trình luân chuyển chứng khoán có thị trường phát hành và thị trường lưu thông: − Thị trường phát hành hay còn gọi là thị trường sơ cấp là nơi các chứng khoán được phát hành lần đầu bởi các nhà phát hành được bán cho các nhà đầu tư. Tại thị trường này, giá cả của chứng khoán là giá phát hành. Thông qua việc phát hành chứng khoán, Chính phủ có thêm nguồn thu để tài trợ cho các dự án đầu tư hoặc chi tiêu của Chính phủ, các doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư. − Thị trường lưu thông hay còn gọi là thị trường thứ cấp là nơi diễn ra các giao dịch mua bán chứng khoán sau khi đã giao dịch lần đầu. Nói cách khác thị trường thứ cấp là thị trường mua đi bán lại các loại chứng khoán đã phát hành qua thị trường sơ cấp, nhằm mục đích kiếm lời, di chuyển vốn đầu tư hay di chuyển tài sản xã hội. Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau. Về bản chất, mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp là mối quan hệ nội tại, biện chứng. Nếu không có thị trường sơ cấp sẽ không có thị trường thứ cấp, và đồng thời thị trường thứ cấp lại tạo điều kiện phát triển cho thị trường sơ cấp. Mục đích cuối cùng của các nhà quản lý là tăng cướng hoạt động huy động vốn trên thị trường sơ cấp, vì chỉ tại thị trường này, vốn mới thực sự vận động từ người tiết kiệm sang người đầu tư, còn sự vận động của vốn trên thị trường thứ cấp không tác động trực tiếp tới việc tích tụ và tập trung vốn. 1.2.3. Căn cứ theo phương thức giao dịch Căn cứ theo phương thức giao dịch có thị trường giao ngay và thị trường tương lai: − Thị trường giao ngay là thị trường mua bán chứng khoán theo giá theo giá của ngày giao dịch nhưng việc thanh toán và chuyển giao chứng khoán sẽ diễn ra tiếp theo sau đó vài ngày theo quy định. − Thị trường tương lai là thị trường mua bán chứng khoán theo một loạt hợp đồng định sẵn, giá cả được thỏa thuận trong ngày giao dịch, nhưng việc thanh toán và chuyển giao chứng khoán sẽ diễn ra trong một ngày kì hạn nhất định trong tương lai. 1.2.4. Căn cứ vào đặc điểm hàng hóa Căn cứ vào đặc điểm hàng hóa có thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu và thị trường phát sinh: − Thị trường trái phiếu là nơi mua bán các trái phiếu dài hạn kho bạc, trái phiếu đô thị, trái phiếu công ty,… Người phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp (trái phiếu trong trường hợp này được gọi là trái phiếu doanh nghiệp), có thể là một tổ chức chính quyền như Kho bạc Nhà nước (trường hợp này gọi là trái phiếu kho bạc), do chính quyền (trường hợp này gọi là công trái hoặc trái phiếu chính phủ). − Thị trường cổ phiếu là nơi mua bán các cổ phiếu thường và cơ phiếu ưu đãi. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. − Thị trường phát sinh là nơi mua bán các công cụ có nguồn gốc chứng khoán như giao dịch mua bán những hợp đồng về quyền lựa chọn, những giấy bảo đảm quyền mua cổ phiếu… 1.3. Các chủ thể hoạt động trên thị trường chứng khoán Các tổ chức cá nhân tham gia thị trường chứng khoán có thể được chia thành các chủ thể sau: 1.3.1 Chủ thể phát hành Chủ thể phát hành chứng khoán là tổ chức huy động vốn bằng cách bán chứng khoán do mình phát hành cho nhà đầu tư. Các chủ thể phát hành bao gồm: − Chính phủ và các địa phương là nhà phát hành các trái phiếu chính phủ và trái phiếu địa phương, và trái phiếu kho bạc, nhằm tìm kiếm tài trợ cho những công trình lớn thuộc cơ sở hạ tầng, phát triển sự nghiệp văn hóa giáo dục, y tế hoặc bù đắp thiếu hụt ngân sách. − Các doanh nghiệp: Doanh nghiệp phát hành chứng khoán để huy động vốn và tăng vốn cho sản xuất kinh doanh bên cạnh nguồn vốn đi vay của ngân hàng thương mại. − Các tổ chức tài chính như là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng… phục vụ cho hoạt động của họ. 1.3.2 Các nhà đầu tư Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán, gồm có: − Nhà đầu tư cá nhân là các hộ gia đình, những người có vốn nhàn rỗi tạm thời tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán nhằm tìm kiếm lợi nhuận. − Nhà đầu tư có tổ chức là các định chế tài chính thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường. Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán là các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ. 1.3.3 Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán − Công ty chứng khoán: là các doanh nghiệp hoạt động trên quy định của Pháp luật trên thị trường chứng khoán. Tùy theo số vốn điều lệ và nôị dung trong đăng kí kinh doanh mà công ty chứng khoán có thể thực hiện một số nghiệp vụ kinh doanh như: môi giới chứng khoán, tự doanh, quản lí danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư và lưu ký chứng khoán. − Các ngân hàng thương mại: ở một số nước các ngân hàng thương mại có thể sử dụng vốn tự có để tăng và đa dạng hóa lợi nhuận qua việc đầu tư vào chứng khoán. Ở Việt Nam các ngân hàng thương mại thành lập các công ty con chuyên doanh trong hoạt động kinh doanh chứng khoán. − Các trung gian tài chính khác như quỹ đầu tư… 1.3.4 Các tổ chức liên quan đến thị trường chứng khoán − Cơ quan quản lý Nhà nước: nhận thấy cần phải có một cơ quan bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư và đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động một cách thông suốt cũng như việc thanh tra giám sát hoạt động của các chủ thể tham gia trên thị trường [...]... thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước đổi mới, phát triển để phù hợp với thời đại mới, theo kịp với thị trường chứng khoán phát triển mạnh của các nước trên thế giới Mỗi một tổ chức trong mô hình thị trường chứng khoán nước ta góp một phần chức năng và cùng tồn tại để thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng phát triển 2.2 Tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam giai. .. thể đem đến cho thị trường chứng khoán Việt Nam 3.2 Một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới Với định hướng phát triển thị trường như đã phân tích ở trên, có thể thấy thị trường chứng khoán Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội phục hồi và trở lại chức năng là kênh dẫn vốn quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển Tuy nhiên, kết quả của quá trình này còn... 3: Một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới 3.1 Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới Để duy trì tình hình đang có phần chuyển biến tốt hiện nay và phát triển thị trường chứng khoán về sau, chúng ta cần có định hướng các mục tiêu cơ bản trong năm 2014 như sau: − Phải bảo đảm duy trì sự ổn định và bền vững của thị trường chứng. .. cực và có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường Chương 2: Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 đến nay 2.1 Mô hình thị trường chứng khoán Việt Nam UBCKNN 2.1.1 Cơ quan quản lý thị trường chứng khoán Sở GDCK TP HCM Sở GDCK Hà Nội TTLK CKVN Đối với Việt Nam, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã được thành lập, là cơ quan trực thuộc bộ tài chính, thực. .. đầu tư vào triển vọng tươi sáng của thị trường Nhìn chung, thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ 2008 đến nay có nhiều biến động Đặc biệt đầu năm 2008 thì thị trường giảm mạnh từ mốc đỉnh 921,07 điểm lao dốc không phanh gần 600 điểm và trong những năm tiếp theo thị trường chứng khoán liên tục biến động Nhưng cho đến nay, năm 2014, thì thị trường chứng khoán đang dần dần phục hồi và mang lại... 2011, đưa thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành một trong những thị trường có mức tăng ấn tượng trên thế giới Biểu đồ 7: Chỉ số VN-Index và HNX-Index trong năm 2012 Nguồn: Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực VietinBank Thị trường chứng khoán năm 2012 có thể chia thành các giai đoạn như sau: Giai đoạn từ ngày 03/01 đến 14/05/2012: Thị trường hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ với những con số ấn... trưởng Bộ tài chính quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán, trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán, quản lý các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật 2.1.2 Sở giao dịch chứng khoán Hiện nay tại Việt Nam có hai Sở giao dịch chứng khoán được đặt ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đều thuộc sở... gia vào thị trường chứng khoán Nguyên tắc này nhằm đảm bảo quyền lợi cho người mua và người bán trong mua bán chứng khoán và người mua chứng khoán dễ dàng chọn loại chứng khoán theo sở thích của mình Cả 4 nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho giá cả chứng khoán được hình thành một cách thống nhất, công bằng cho tất cả các bên giao dịch 1.5 Vai trò của thị trường chứng khoán Hoạt động của thị trường chứng khoán. .. 2011 đến nay a Diễn biến thị trường chứng khoán năm 2011 Năm 2011 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam và thế giới, nó tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam Thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong những thị trường sụt giảm mạnh nhất trên thế giới trong năm này Trong cả năm, thị trường chỉ có được hiếm hoi hai đợt phục hồi ngắn vào cuối tháng 5 và khoảng giữa tháng 8, toàn... phải cho công ty Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có công ty đánh giá hệ số tín nhiệm, vì vậy các dịch vụ của thị trường chứng khoán kém phát triển hơn các nước khác, hạn chế đến hiểu biết của công chúng và người đầu tư và sự tham gia vào thị trường chứng khoán cũng bị hạn chế 1.4 Nguyên tắc cơ bản về hoạt động của thị trường chứng khoán Hầu hết hoạt động trên thị trường chứng khoán tuân thủ theo 4 nguyên . Một số vấn đề lý luận cơ bản về thị trường chứng khoán. Chương 2: Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ 2008 đến nay. Chương 3: Một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường chứng. thị trường chứng khoán Việt nam giai đoạn từ 2008 đến nay 20 2.2.1. Diễn biến thị trường chứng khoán Việt nam giai đoạn 2008 – 2011 20 2.2.2. Diễn biến thị trường chứng khoán Việt nam giai đoạn. thị trường chứng khoán tại Việt Nam giai đoạn từ 2008 đến nay và một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường này . 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài − Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về thị trường

Ngày đăng: 17/10/2014, 20:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan