Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển nam quảng bình

1 880 1
Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển nam quảng bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN VẤN ĐÁP Sinh viên thực hiện : Trần Thị Linh Na Lớp : Kinh tế Đầu tư C Khóa : K34 Tên cơ sở thực tập : Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình I. Nội dung nhận xét: 1. Nội dung của Báo cáo: - Cơ sở số liệu: - Phương pháp giải quyết các vấn đề: 2. Hình thức của Báo cáo: - Hình thức trình bày: - Kết cấu của Báo cáo:… 3. Những nhận xét khác: II. Đánh giá cho điểm: Bình Định, ngày tháng năm 2014 Giáo viên vấn đáp NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Sinh viên thực hiện : Trần Thị Linh Na Lớp : Kinh tế Đầu tư C Khóa : K34 Tên cơ sở thực tập : Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình I. Nội dung nhận xét: 1. Tình hình thực hiện: 2. Nội dung của Báo cáo: - Cơ sở số liệu: - Phương pháp giải quyết các vấn đề: 3. Hình thức của Báo cáo: - Hình thức trình bày: - Kết cấu của Báo cáo:… 4. Những nhận xét khác: II. Đánh giá cho điểm: Bình Định, ngày tháng năm 2014 Giáo viên hướng dẫn DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên chữ ANQP An ninh quốc phòng ATXH An toàn xã hội BCH Ban chấp hành BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BQL Ban quản lý BVR Bảo vệ rừng CBVC Cán bộ viên chức CNVC Công nhân viên chức HĐ BCT Hợp đồng bán chuyên trách HĐ CT Hợp đồng chuyên trách KHKT-BVR Kế hoạch kỹ thuật - Bảo vệ rừng PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng PCLB Phòng chống lụt bão QLBVR Quản lý bảo vệ rừng TCCB Tổ chức cán bộ UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU TÊN BẢNG, SƠ ĐỒ TRANG Bảng 1.1: Hiện trạng phát triển rừng và đất lâm nghiệp do đơn vị quản lý 5 Bảng 1.2: Số lượng người làm việc trong BQL 8 Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức quản lý tại BQL 12 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình lập kế hoạch 23 Bảng 2.1: Chỉ tiêu cụ thể về lâm sinh và xây dựng cơ bản giai đoạn 2011-2013 26 Bảng 2.2: Vốn đầu tư từ Chương trình bảo vệ và phát triển bền vững năm 2011 38 Bảng 2.3:Vốn đầu tư từ Chương trình bảo vệ và phát triển bền vững năm 2012 39 Bảng 2.4: Vốn đầu tư từ Chương trình bảo vệ và phát triển bền vững năm 2013 40 Bảng 2.5:Kinh phí khoán quản lý, bảo vệ rừng giai đoạn 2011-2013 48 Bảng 2.6: Tình hình thực hiện giao khoán bảo vệ rừng giai đoạn 2011-2013 49 5 LỜI MỞ ĐẦU Rừng là một tài nguyên quý giá và có thể tái tạo được của nước ta. Rừng có vai trò to lớn đối với con người như điều hòa khí hậu, tạo ra oxy, điều hòa nước, chống xói mòn, rửa trôi đất, cung cấp nguồn gỗ, củi…Bảo vệ rừng là nơi cư trú của động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm. Mất rừng gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, diện tích đất trống đồi núi trọc tăng là nguyên nhân gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi, lũ lụt, hạn hán, mất diện tích canh tác, mất đi sự đa dạng sinh học. Vai trò của rừng là rất lớn, thế nhưng trong những năm vừa qua diện tích rừng tự nhiên của chúng ta ngày càng giảm sút cả về số lượng và chất lượng. Rừng có vai trò to lớn đối với chúng ta như vậy, nhưng phụ thuộc quá mức của người dân vào rừng, đặc biệt dân số ngày càng tăng gây nên sức ép làm tàn phá rừng ngày một lớn. Bên cạnh vấn đề rừng bị tàn phá thì một nhiệm vụ cấp bách đặt ra là làm thế nào để khôi phục tài nguyên rừng đồng thời làm giàu thêm những giá trị của rừng. Muốn vậy chúng ta cần có những giải pháp tích cực trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng. Một giải pháp hiện nay là dựa vào lực lượng tại chỗ ở địa phương, mỗi một thành viên của cộng đồng là một nhân tố để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Lệ Thủy là một huyện thuộc tỉnh Quảng Bình, nơi mà rừng xanh bị tàn phá, chất lượng rừng ngày một giảm sút nghiêm trọng. Kết quả để lại là những vùng đất trống đồi núi trọc kéo theo đó là những khắc nghiệt về khí hậu, đời sống ngày một khó khăn. Vì vậy trong những năm qua UBND tỉnh đã phối hợp với các cơ quan chức năng, đặc biệt là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện nhiều chương trình, dự án nhằm hỗ trợ và giúp đỡ người dân trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Nhận biết được tầm quan trọng của công tác bảo vệ và phát triển rừng tạiđịa phương nên trong đợt thực tập này, em đã xin được thực tập tại Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình. Trong thời gian thực tập tại BQL và học tập trực tiếp ở phòng KHKT-BVR của BQL, em đã được tìm hiểu tổng quan về BQL và tình hình thực tế về công tác kế hoạch và quản lý đầu tư tại BQL. Trong đợt thực tập này em đã hoàn thành bài Báo cáo thực tập tổng hợp về công tác kế hoạch và 6 quản lý đầu tư tại Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình. Báo cáo gồm ba phần: Phần 1: Tổng quan về Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình. Phần 2: Tình hình kế hoạch và quản lý đầu tư tại Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình. Phần 3: Một số ý kiến nhận xét và kiến nghị về công tác kế hoạch và quản lý đầu tư tại Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình. Trong thời gian thực tập, em xin cảm ơn sự chỉ đạo của Nhà trường và Khoa Kinh Tế và Kế Toán trường Đại Học Qui Nhơn, đặc biệt là thầy Đào Quyết Thắng cùng các cô, chú, anh, chị trong Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình đã giúp đỡ, hướng dẫn tận tình tạo điều kiện thuận lợi cho em làm quen với môi trường thực tế của công việc mà em đã được học tại trường và có thể hoàn thành tốt bài Báo cáo này. Tuy nhiên do còn nhiều hạn chế nhất định nên Báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô và các cô, chú, anh, chị trong BQL để Báo cáo của em được hoàn thiện hơn. 7 PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ VEN BIỂN NAM QUẢNG BÌNH 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình. 1.1.1. Tên gọi và địa chỉ của BQL Tên gọi đầy đủ : Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình. Địa chỉ : Xã Thanh Thủy - Huyện Lệ Thủy - Tỉnh Quảng Bình. Điện thoại : (052) 3950022 Email : BQLRPHVB@gmail.com 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của BQL Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình (Trước đây là Lâm trường Nam Quảng Bình) được thành lập từ tháng 2 năm 1958, có nhiệm vụ chủ yếu là trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ hệ thống rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình với mục tiêu ngăn chặn nạn cát bay, cát chảy, cát lấp ruộng đồng, nhà cửa, đường giao thông, đồng thời cải tạo môi trường sinh thái, phục vụ Quốc phòng an ninh. Thực hiện Quyết định số 3111/QĐ-UB ngày 30/9/2003 và Quyết định số 61/QĐ_UB ngày 10/11/2003 của UBND tỉnh về việc chuyển đổi Lâm trường Nam Quảng Bình thành Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình. Ban quản lý có trách nhiệm tiếp tục xây dựng hệ thống rừng phòng hộ ven biển theo định hướng phát triển bền vững, đồng thời phát triển rừng kinh tế trên vùng cát. Qua hơn 50 năm hoạt động, thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ được giao, đến nay cơ bản đã hoàn thiện hệ thống rừng phòng hộ ven biển, ngăn chặn được nạn cát bay, cát chảy, cải tạo đáng kể môi trường sinh thái, tạo điều kiện để phát triển dân sinh kinh tế trên địa bàn. 1.1.3. Quy mô hiện tại của BQL Diện tích quản lý sử dụng của BQL rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình hiện nay là 15.054,4 ha, trong đó có 11.125,3 ha rừng phòng hộ và 3.929,1 ha rừng sản xuất. Trong số diện tích có rừng có hơn 30% rừng Phi lao đã trồng lâu năm và hơn 40% rừng trồng các Dự án ARCD, Dự án 661. Số diện tích chưa có rừng chủ 8 yếu tập trung ở các đồi cát di động mạnh, cần thiết phải có sự đầu tư của các dự án để trồng mới, phủ xanh đất cát trắng, chống cát di động lây lan. Hiện trạng tài nguyên rừng (Số liệu tổng hợp năm 2013).  Tổng diện tích đất tự nhiên:15.054,4 ha. Trong đó: * Đất lâm nghiệp: 14.500,4 ha. * Đất nông nghiệp: 0,0 ha. * Đất thổ cư: 0,0 ha. * Đất chuyên dùng: 0,0 ha. * Đất khác: 554,0 ha.  Tổng diện tích đất Lâm nghiệp: 14.500,4 ha. Trong đó: * Đất chưa có rừng: 2.649,4 ha. * Đất có rừng: 11.851,0 ha. Bao gồm: Rừng tự nhiên: 0,0 ha. Rừng trồng: 11.851,0 ha. 1.1.4. Đóng góp của BQL trong công tác bảo vệ và phát triển rừng thời gian qua. 1.1.4.1. Về bảo vệ rừng BQL đã thực hiện quản lý và bảo vệ toàn bộ hệ thống rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình (15.054,4 ha), trong đó diện tích được cấp kinh phí giao khoán bảo vệ rừng trong năm 2011 là 1.800 ha, năm 2012 là 2.535 ha, năm 2013 là 5000 ha. Rừng được giao quản lý bảo vệ phát triển tốt, phát huy tốt chức năng phòng hộ và cải tạo môi sinh, môi trường trên vùng cát. Trên cơ sở nguồn vốn được cấp theo kế hoạch hàng năm, BQL tổ chức giao khoán bảo vệ rừng đến hộ dân với diện tích tương ứng với nguồn kinh phí được cấp từ Dự án 661, Chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Ngoài ra tự tổ chức lực lượng để bảo vệ toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp của BQL, BQL không có các hình thức cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng trái phép rừng và đất hầu như không xảy ra. 9 1.1.4.2. Về phát triển rừng Hàng năm tổ chức trồng và chăm sóc rừng theo nguồn vốn đầu tư của Dự án 661 và Chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Không có khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và trồng cây công nghiệp (do điều kiện lập địa không phù hợp). + Năm 2011: Trồng rừng phòng hộ 40/40 ha, chăm sóc rừng 156,0 ha, đạt chất lượng, được nghiệm thu, thanh toán 100%. + Năm 2012: Trồng rừng phòng hộ 40/40 ha, trồng rừng sản xuất 20/20 ha, chăm sóc rừng 146,0 ha, đạt chất lượng, được nghiệm thu, thanh toán 100%. + Năm 2013: Trồng rừng phòng hộ 50/50 ha, chăm sóc rừng 100 ha, đạt chất lượng, được nghiệm thu, thanh toán 100%. Bảng1.1: Hiện trạng phát triển rừng và đất lâm nghiệp do đơn vị quản lý (Đơn vị tính: ha) TT Cơ cấu đất Tổng diện tích Trong đó Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất Tổng diện tích tự nhiên 15.054,4 11.125,3 3.929,1 I Đất Lâm nghiệp 14.500,4 10.997,1 3.503,3 1 Đất có rừng 11.851,0 9.247,6 2.603,4 A Rừng tự nhiên 0,0 0,0 0,0 B Rừng trồng. Trong đó: 11.851,0 9.247,6 2.603,4 Trồng trước năm 2005 11.083,0 8.539,6 2.543,4 Trồng năm 2006 165,0 165,0 0,0 Trồng năm 2007 170,0 170,0 0,0 Trồng năm 2008 97,0 67,0 30,0 Trồng năm 2009 80,0 70,0 10,0 Trồng năm 2010 106,0 106,0 0,0 Trồng năm 2011 40,0 40,0 0,0 Trồng năm 2012 60,0 40,0 20,0 Trồng năm 2013 50,0 50,0 0,0 2 Đất chưa có rừng 2.649,4 1.749,5 899,9 Trạng thái Ia 899,9 0,0 899,9 Trạng thái Ib 0,0 0,0 0.0 Đồi cát di động 1.749,5 1.749,5 0,0 II Đất nông nghiệp III Đất khác 554,0 128,2 425,8 ( Nguồn: Phòng KHKT-BVR) 10 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của BQL Theo Nghị định 23/2006-NĐ/CP ngày 03/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chức năng quyền hạn của Ban quản lý rừng phòng hộ như sau: Ban quản lý rừng phòng hộ được giao khoán các công việc về bảo vệ rừng, gây trồng rừng, chăm sóc và làm giàu rừng cho hộ gia đình, cá nhân cộng đồng dân cư, lực lượng vũ trang trong các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp tại chỗ để thực hiện việc bảo vệ và phát triển rừng. Theo Quyết định số 77/QĐ-SNN ngày 16/3/2006 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình quy định chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình như sau:  Chức năng: Quản lý bảo vệ diện tích rừng phòng hộ ven biển được giao. Tổ chức trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng nhằm tăng khả năng phòng hộ, cải thiện môi sinh, môi trường. Xây dựng củng cố và phát triển lâm nghiệp xã hội trên địa bàn, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng thực hiện các dịch vụ trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng.  Nhiệm vụ: - Tổ chức quản lý bảo vệ phát triển và sử dụng rừng phòng hộ theo đúng quy định của Pháp luật. - Xây dựng kế hoạch hàng năm và dài hạn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện, tổ chức thực hiện các Dự án bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ. - Tiếp nhận vốn đầu tư trong và ngoài nước, hối hợp với UBND các xã và cơ quan, đơn vị liên quan ở địa phương tổ chức thực hiện kế hoạch giao khoán cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình bảo vệ và xây dựng rừng phòng hộ. Quản lý vốn theo đúng quy định hiện hành. - Tuyên truyền vận động nhân dân trên địa bàn tham gia bảo vệ và chăm sóc rừng phòng hộ. - Tổ chức công tác thống kê, báo cáo về tình hình diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động quản lý bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng của đơn vị được Nhà nước giao. [...]... trực thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình, có chức năng tổ chức quản lý, chỉ đạo bảo vệ toàn bộ hệ thống rừng, đất Lâm nghiệp và thực hiện công tác Lâm sinh trên địa bàn được Ban quản lý giao cho trạm thuộc thẩm quyền của Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình - Các trạm quản lý bảo vệ rừng chịu sự chỉ đạo, quản lý về mặt tổ chức và hoạt động trực tiếp của Giám đốc Ban quản... việc: - Các phòng là những bộ phận chuyên môn nghiệp vụ thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình, có chức năng tham mưu và triển khai công tác giúp Giám đốc Ban quản lý thực hiện các nhiệm vụ theo từng lĩnh vực được phân công cho các phòng - Các phòng chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức và hoạt động trực tiếp của Giám đốc Ban quản lý, và chịu sự chỉ đạo của Phó Giám đốc được Giám đốc... sâu bệnh 1.4.2 Đặc điểm tổ chức quản lý tại BQL 1.4.2.1.Sơ đồ tổ chức quản lý Ban Giám Đốc Phòng Nghiệp vụ Phòng KHKT - BVR Phòng Tổng hợp Trạm quản lý bảo vệ rừng Trạm 1 Trạm 2 Trạm 3 Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức quản lý tại BQL 1.4.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng, ban theo sơ đồ trên Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở nông nghiệp và Phát... nạn cát bay, cát lấp ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế xã hội cho vùng ven biển Nam Quảng Bình Theo kế hoạch đến năm 2020 trên vùng cát nam Quảng Bình thuộc lâm phận của BQL rừng phòng hộ ven biển Nam QuảngBình sẽ có 12.351 ha rừng trồng ổn định và phát triển trên tổng số 14.500,4 ha đất lâm nghiệp (đạt 85%) Hệ thống rừng phòng hộ cơ... nhân (có con dấu và tài khoản riêng) Hiện nay, bộ máy Ban quản lý có Ban Giám đốc (Giám đốc và Phó Giám đốc), 02 phòng (Phòng Tổng hợp và phòng KHKT-BVR) và 03 trạm quản lý bảo vệ rừng Biên chế có 16 cán bộ Biên chế của Ban quản lý được UBND tỉnh phân bổ theo yêu cầu nhiệm vụ được giao và cấp kinh phí để thực hiện 16  Vị trí việc làm gắn với Ban giám đốc + Vị trí cấp trưởng đơn vị sự nghiệp công... giữa các phòng, các trạm bảo vệ rừng - Các phòng nghiệp vụ được bố trí nơi làm việc tại công sở của Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển nam Quảng Bình, thuộc địa phận Thôn 2 Thanh Tân, Thanh Thuỷ, Lệ Thuỷ, Quảng Bình  Nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng: + Phòng KHKT – BVR: Có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo Ban quản lý và chủ động triển khai nhiệm vụ về lĩnh vực kế hoạch, kỷ thuật Lâm sinh, công tác quản... trình lên Ban Giám đốc để phê duyệt và đóng góp ý bổ sung + Bước 5: Trình UBND tỉnh và các Sở ban ngành liên quan để được phê duyệt, cấp giấy phép và cấp vốn thực hiện 27 2.1.6 Nội dung của kế hoạch Kế hoạch tập trung chỉ đạo để bảo vệ tốt toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao Tiếp tục trồng và chăm sóc rừng nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hệ thống rừng phòng hộ chống cát ven biển nam Quảng... trưởng, những vấn đề nảy sinh trái với quy định hoặc trái với ý kiến chỉ đạo phải báo cáo ngay với Trạm trưởng để có biện pháp xử lý 21 PHẦN 2: TÌNH HÌNH KẾ HOẠCH VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ VEN BIỂN NAM QUẢNG BÌNH 2.1 Tình hình kế hoạch và thực hiện kế hoạch tại BQL 2.1.1 Vai trò của công tác lập kế hoạch tại BQL Thực hiện Quyết định số 346/QĐ-UBND ngày 23/02/2011 của UBND tỉnh về... trong công tác quản lý bảo vệ rừng và hoạt động chung của Ban Cụ thể: - Cử cán bộ kỹ thuật thuộc phòng KHKT_BVR tham mưu cho Lãnh đạo hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi chung việc sản xuất giống tại các vườn ươm (trong khuôn viên của Ban, Trạm 1, Trạm 2, Trạm 3) - Các Trạm trưởng Trạm QLBVR: Ngoài công việc quản lý BVR, còn tham mưu cho Lãnh đạo ban, phòng KHKT-BVR chỉ đạo kỹ thuật trực tiếp tại vườn ươm... việc chung của Ban quản lý; chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác an ninh, chính trị, công tác văn hoá - xã hội tại cơ sở Những vấn đề phát sinh trái với quy định hoặc trái với ý kiến chỉ đạo, vượt quá thẩm quyền của trạm, thì phải báo cáo kịp thời với lãnh đạo Ban quản lý để có biện pháp chỉ đạo giải quyết, quá trình thực hiện phải thường xuyên tổng hợp kết quả báo cáo lên lãnh đạo Ban quản lý - Các . kế hoạch và 6 quản lý đầu tư tại Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình. Báo cáo gồm ba phần: Phần 1: Tổng quan về Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình. Phần 2: Tình hình. đầu tư tại Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình. Phần 3: Một số ý kiến nhận xét và kiến nghị về công tác kế hoạch và quản lý đầu tư tại Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng. thiện hơn. 7 PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ VEN BIỂN NAM QUẢNG BÌNH 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình. 1.1.1. Tên gọi

Ngày đăng: 17/10/2014, 20:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ VEN BIỂN NAM QUẢNG BÌNH

  • 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình.

    • 1.1.1. Tên gọi và địa chỉ của BQL

    • 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của BQL

    • 1.1.3. Quy mô hiện tại của BQL

    • 1.1.4. Đóng góp của BQL trong công tác bảo vệ và phát triển rừng thời gian qua.

      • 1.1.4.1. Về bảo vệ rừng

      • 1.1.4.2. Về phát triển rừng

      • Bảng1.1: Hiện trạng phát triển rừng và đất lâm nghiệp do đơn vị quản lý (Đơn vị tính: ha)

      • 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của BQL

      • 1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất tại BQL

      • Bảng1.2: Số lượng người làm việc trong BQL

      • 1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý tại BQL

        • 1.4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp tại BQL

          • 1.4.1.1. Tổ chức điều hành sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp.

          • 1.4.1.2. Địa điểm, diện tích vườn ươm.

          • 1.4.1.3. Quy trình sản xuất cây keo lai bằng phương pháp giâm hom.

          • 1.4.2. Đặc điểm tổ chức quản lý tại BQL

            • 1.4.2.1.Sơ đồ tổ chức quản lý

            • Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức quản lý tại BQL

              • 1.4.2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng, ban theo sơ đồ trên.

              • PHẦN 2: TÌNH HÌNH KẾ HOẠCH VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ VEN BIỂN NAM QUẢNG BÌNH

              • 2.1. Tình hình kế hoạch và thực hiện kế hoạch tại BQL

                • 2.1.1. Vai trò của công tác lập kế hoạch tại BQL

                • 2.1.2. Các căn cứ để xây dựng kế hoạch

                • 2.1.3. Hệ thống kế hoạch của BQL

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan