Hình thành khái niệm trong dạy học lịch sử 8

22 1.3K 1
Hình thành khái niệm trong dạy học lịch sử 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SKKN: Một số biện pháp nhằm hình thành khái niệm trong giảng dạy lịch sử 8 MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU: I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 2 II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI : III. MỤC TIÊU: 3 IV. NHIỆM VỤ: 4 V. CƠ SỞ LÍ LUẬN: VI. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ: 5 B. NỘI DUNG. I. KHÁI NIỆM LỊCH SỬ VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG VIỆC HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM LỊCH SỬ. 6 II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 7 C. KẾT LUẬN 18 A. PHẦN MỞ ĐẦU: I . Lý do chọn đề tài: GV: Trịnh Thế Hậu – Trường THPT Tây Sơn Trang 1 SKKN: Một số biện pháp nhằm hình thành khái niệm trong giảng dạy lịch sử 8 Qua gần 7 năm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, chương trình lịch sử mới khẳng định nhiều ưu điểm hơn so với chương trình cũ. Việc đổi mới phương pháp dạy học đang được tiến hành đồng bộ và thu được nhiều thành tựu đáng kể, tuy nhiên một thực tế mà chúng ta đều biết về việc kết quả thi tuyển vào lớp 10, thi tốt nghiệp THPT và kể cả kỳ thi tuyển sinh vào các trường cao đẳng, đại học của môn lịch sử quá thấp. Kết quả đó phần nào phản ánh chất lượng dạy học lịch sử ở các trường phổ thông hiện nay, sự quan tâm của gia đình về việc học của con em đối với bộ môn chưa được đúng mức như những bộ môn tự nhiên, sự hứng thú học tập bộ môn này của học sinh chưa cao, học sinh chưa đầu tư học lịch sử. Thực trạng trên đặt ra nhiệm vụ cho các thầy cô giáo dạy lịch sử ở các trường phổ thông là phải tìm mọi cách đổi mới phương pháp dạy học, từng bước nâng cao chất lượng bộ môn. Phương pháp dạy học ở mỗi bộ môn đều có đặc trưng riêng, đối với môn lịch sử thì trong dạy học người giáo viên phải làm sao cho học sinh nắm được sự kiện lịch sử, qua đó tạo biểu tượng, hình thành khái niệm và rút ra quy luật, bài học lịch sử. Trong quy trình này thì việc hình thành khái niệm đóng vai trò trung gian quan trọng trong quá trình tiếp nhận tri thức từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính, hay nói cách khác, hình thành khái niệm là khâu quan trọng trong dạy học lịch sử. Trên cơ sở những nhu cầu và luận điểm đó tôi đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu và mạnh dạn áp dụng một số biện pháp nhằm hình thành khái niệm trong giảng dạy chương trình lịch sử lớp 8 – lớp học mà theo tôi chương trình khá nặng so với khả năng tiếp thu của lứa tuổi học sinh. Hy vọng khắc phục được phần nào về sự sa sút về chất lượng giáo dục môn lịch sử hiện nay. II. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài : 1. Thuận lợi : − Trong quá trình thực hiện tôi được sự giúp đỡ và động viên của ban giám hiệu, tổ chuyên môn và nhiều cộng sự. GV: Trịnh Thế Hậu – Trường THPT Tây Sơn Trang 2 SKKN: Một số biện pháp nhằm hình thành khái niệm trong giảng dạy lịch sử 8 − Qua nhiều năm thực hiện chương trình đổi mới sách giáo khoa tôi cũng đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm về việc sử dụng phương pháp mới trong dạy học lịch sử, do đó cũng đạt được một số kết quả đáng kích lệ. − Học sinh đã từng bước quen với phương pháp dạy học mới, tích cực chủ động hơn trong việc tiếp thu và lĩnh hội kiến thức. 2. Khó khăn : − Tài liệu nghiên cứu chưa đầy đủ − Do xu thế phát triển của xã hội hiện nay đã tạo tâm lý cho đa phần học sinh và kể cả phụ huynh thường xem môn lịch sử là môn phụ nên ít quan tâm đến. − Về khách quan mà nói tình hình học tập của học sinh chưa tích cực, tự giác. Trường THPT Tây Sơn nằm trên địa bàn vùng sâu, vùng xa nên tỷ lệ học sinh yếu kém vẫn còn nhiều. Do đó việc áp dụng phương pháp mới còn gặp nhiều khó khăn. III. Mục tiêu: Về kiến thức: Giúp học sinh đi sâu vào bản chất, nêu đặc trưng cơ bản của các sự kiện, hiện tượng , nhân vật lịch sử, hiểu được các mối liên hệ nhân quả, các quy luật vận động, chi phối sự phát triển của xã hội loài người. Học sinh hệ thống hoá được tri thức, phân biệt được các sự kiện cùng loại, khác loại, cái chung, cái riêng, cái đơn nhất, cái phổ biến, cái đặc thù trong quá trình phát triển của xã hội. Hình thành khái niệm lịch sử chính xác Về kĩ năng: Phát triển các năng lực nhận thức của mỗi học sinh, đặc biệt là các thao tác trong khả năng tư duy để phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp và thực hành cho học sinh. Về tư tưởng: Giáo dục đạo đức, tư tưởng, bồi dưỡng thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, đặc biệt là lòng tin cho học sinh. Thông qua việc hình thành khái niệm mới phản ánh được đầy đủ quy luật, từ đó củng cố niềm tin của học sinh vào sự phát triển đi lên của lịch sử nhân loại và dân tộc. GV: Trịnh Thế Hậu – Trường THPT Tây Sơn Trang 3 SKKN: Một số biện pháp nhằm hình thành khái niệm trong giảng dạy lịch sử 8 IV. Nhiệm vụ: Tìm hiểu thực trạng việc hình thành khái niệm lịch sử ở trường THCS (những ưu điểm, nhược điểm), qua đó dựa trên nguyên tắc và phương pháp dạy học lịch sử để đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm hình thành khái niệm một cách sâu sắc cho học sinh, đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. V. Cơ sở lí luận: Hình thành khái niệm là nhiệm vụ trung tâm của việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Đặc biệt việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử những năm gần đây của bộ giáo dục và đào tạo có quan hệ mật thiết với việc hình thành khái niệm lịch sử và nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học bộ môn. Khoa học lịch sử là kết quả của việc tổng kết, khái quát hoá, trừu tượng hoá những kinh nghiệm, hiểu biết của con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Sự hiểu biết đó được thể hiện qua việc nhận thức và hình thành các khái niệm lịch sử. Việc nắm bản chất khái niệm giúp chúng ta phân biệt được sự khác nhau và mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật khác. Hệ thống kiến thức lịch sử cần trang bị cho cho học sinh ở trường phổ thông bao gồm nhiều yếu tố: sự kiện, biểu tượng, khái niệm, quy luật, bài học lịch sử, Trong đó nắm sự kiện và tạo biểu tượng là giai đoạn nhận thức cảm tính, giúp học sinh " biết " lịch sử. Việc hình thành khái niệm, nêu quy luật, rút ra bài học và vận dụng vào thực tiễn là giai đoạn nhận thức lý tính, giúp học sinh " hiểu" được sâu sắc bản chất của lịch sử. Như vậy, khái niệm lịch sử đứng ở vị trí trung tâm của hệ thống kiến thức lịch sử do đó hình thành khái niệm đóng vai trò trung tâm của quá trình hình thành tri thức lịch sử. Hay nói một cách khác, nắm được khái niệm và hệ thống các khái niệm lịch sử là nắm được nội dung cơ bản của khoa học lịch sử. Bởi vì theo Lê - nin " Khái niệm là sản phẩm cao nhất của bộ não, là sản phẩm cao nhất của vật chất". Chính vì vậy, việc hình thành khái niệm lịch sử trong dạy học lịch sử có ý nghĩa lớn đối với học sinh trong quá trình học GV: Trịnh Thế Hậu – Trường THPT Tây Sơn Trang 4 SKKN: Một số biện pháp nhằm hình thành khái niệm trong giảng dạy lịch sử 8 VI. Thực trạng vấn đề: Trong thực tế hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về dạy học lịch sử, do vậy cũng có cách nhìn nhận khác nhau đối với việc hình thành khái niệm. Đa số giáo viên đều nhận thức rõ sự cần thiết phải hình thành khái niệm trong dạy học lịch sử và đã vận dụng lí thuyết hình thành khái niệm ở những mức độ khác nhau, trong đó có nhiều giáo viên đã vận dụng đúng những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy dọc theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập. Việc dạy họclịch sử của người giáo viên không chỉ dừng lại ở việc cung cấp cho học sinh nắm các sự kiện, mà còn hướng dẫn học sinh đi sâu tìm hiểu bản chất của sự kiện, hiện tượng, tạo nên những giờ học sinh động và hấp dẫn để hình thành kiến thức lịch sử. Bên cạnh những ưu điểm, việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông còn bộc lộ nhiều hạn chế như: Một số giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh nắm được vẻ bề ngoài của sự kiện mà không đi sâu vào bản chất, không hình thành khái niệm lịch sử. Có nhiều giáo viên đã chú ý đến việc hình thành khái niệm lịch sử, nhưng chỉ dừng ở định nghĩa thuật ngữ khái niệm. Phương pháp hình thành khái niệm nặng về thuyết trình, chủ yếu là dạy chay. Một số giáo viên không chú ý đến việc hướng dẫn học sinh vận dụng các khái niệm đã học vào việc tiếp thu kiến thức mới, hoặc vạn dụng vào thực tế. Có giáo viên chú ý hình thành khái niệm lịch sử theo lí luận dạy học, nhưng mọi hoạt động trên lớp chủ yếu là của giáo viên, còn học sinh chỉ biết ngồi nghe giảng và tiếp nhận kiến thức một cách thụ động. Những hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bộ môn, nó được phản ánh qua kết quả học tập của học sịnh. Nhiều em không nắm vững sự kiện, hay nhầm lẫn sự kiện này với sự kiện khác, nhân vật này với nhân vật khác. Nhiều học sinh không hiểu được bản chất của các sự kiện, hiện tượng lịch sử, không nắm được khái niệm cơ bản, khả năng vận dụng khái niệm đã học vào tiếp thu kiến thức mới và hoạt động thực tiễn của học sinh còn hạn chế. GV: Trịnh Thế Hậu – Trường THPT Tây Sơn Trang 5 SKKN: Một số biện pháp nhằm hình thành khái niệm trong giảng dạy lịch sử 8 Chất lượng dạy học hiện nay ở trường phổ thông bị giảm sút là do nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân quan trọng là không tiến hành tốt việc hình thành khái niệm trong việc thực hiện dạy học lịch sử. Vấn đề đặt ra là cần thiết phải tiến hành việc hình thành khái niệm như thế nào để góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng môn học góp phần thành công cho công cuộc cải cách giáo dục hiện nay. Nội dung chương trình lịch sử dành cho học sinh lớp 8 là khá nặng và khó (đặc biệt là phần lịch sử thế giới), trong đó có chứa đựng rất nhiều khái niệm lịch sử. Có nhiều giáo viên rất ngại dạy nội dung khoá trình này, kể cả những giáo viên đã công tác lâu năm có nhiều kinh nghiệm, bởi nội dung bài học dài, riêng việc hướng dẫn học sinh nắm chắc được các sự kiện đã khó, giúp học sinh hiểu các sự kiện lại càng khó hơn , nhất là học sinh lại phải hiểu được bản chất của các sự kiện thông qua việc hình thành khái niệm lịch sử gắn với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. B. NỘI DUNG. I. KHÁI NIỆM LỊCH SỬ VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG VIỆC HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM LỊCH SỬ. 1/ Khái niệm lịch sử : Khái niệm lịch sử trong trường hợp nào cũng là một mức độ trừu tượng hoá khá cao, đó chính là sự phản ánh một cách khái quát hoá của quá trình lịch sử, nó phản ánh những mối liên hệ khách quan của các sự vật, hiện tượng và quy luật của lịch sử. 2/ Nguyên tắc trong việc hình thành khái niệm. Thực chất của việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học lịch sử nói riêng hiện nay là phải phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong quá trình học tập của học sinh. Chính vì vậy mà điều này đã đặt ra những yêu cầu có tính nguyên tắc đối với người giáo viên trong việc hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh. Tính nguyên tắc đó là: GV: Trịnh Thế Hậu – Trường THPT Tây Sơn Trang 6 SKKN: Một số biện pháp nhằm hình thành khái niệm trong giảng dạy lịch sử 8  Việc hình thành khái niệm lịch sử phải được tiến hành trong quá trình dạy học, không thể tách công việc này khỏi bài giảng, hình thành khái niệm là một khâu của quá trình dạy học song cũng có những thao tác riêng.  Việc hình thành khái niệm phải xuất phát từ những sự kiện lịch sử cụ thể, trên cơ sở tạo biểu tượng chính xác, sống động về quá khứ, phải xác định được các đặc trưng cơ bản của nội hàm khái niệm và các mối liên hệ nhân quả của các sự kiện, hiện tượng được phản ánh trong mỗi khái niệm - khâu trung tâm của quá trình hình thành khái niệm.  Người thầy phải hướng dẫn học sinh nắm được hệ thống khái niệm và những mối quan hệ hữu cơ của các khái niệm, trong đó có khái niệm trung tâm. Điều này là cần thiết , bởi theo Lê-nin: "Mỗi khái niệm đều nằm trong một mối quan hệ nhất định, trong mối liên hệ nhất định với tất cả các khái niệm khác".  Tuỳ thuộc đối tượng nhận thức khác nhau mà chọn lựa nội dung kiến thức và mức độ hình thành khái niệm khác nhau.  Việc phân loại khái niệm là cơ sở để xác định nội dung và định ra phương pháp hình thành khái niệm hiệu quả. Hình thành khái niệm không chỉ dừng ở mức độ giúp học sinh nắm được bản chất của khái niệm mà phải biết vận dụng khái niệm. hình thành khái niệm không phải là quá trình truyền thụ kiến thức một chiều từ thầy đến trò, mà phải phát huy tính tích cực, chủ động trong quá trình nhận thức của học sinh. II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 1/ Hướng dẫn học sinh nêu tên gọi của khái niệm thông qua việc tạo biểu tượng và nắm chắc những thuộc tính cơ bản của nội hàm khái niệm. Trong quá trình dạy học thì đây là khâu giúp học sinh ghi nhớ khái niệm ở mức độ khái quát nhất, bởi việc nêu khái niệm không tách thành một khâu riêng biệt, mà nó đan xen vào cả qúa trình hình thành khái niệm. Tuỳ nội dung từng khái niệm mà GV: Trịnh Thế Hậu – Trường THPT Tây Sơn Trang 7 SKKN: Một số biện pháp nhằm hình thành khái niệm trong giảng dạy lịch sử 8 người học có thể gọi tên khái niệm, đồng thời xác định đặc trưng cơ bản nội hàm khái niệm, hoặc nêu tên trước hay sau khi hình thành khái niệm. Ví dụ: Khi dạy về cuộc đấu tranh thống nhất I-ta-li-a và Đức( mục 1, phần II – bài 3), giáo viên gợi ý hoặc nêu câu hỏi gợi mở để học sinh hiểu được hình thức của cuộc cách mạng này khác với cách mạng tư sản Anh, nhưng giống nhau về mục tiêu, nhiệm vụ, thành phần lãnh đạo, động lực, kết quả, từ đó học sinh tự rút ra được tên gọi của cuộc đấu tranh là một cuộc cách mạng tư sản. Trong thực tế cũng có những bài mà tên gọi của khái niệm được nêu ngay ở tiêu đề bài học do vậy khi dạy bài này giáo viên phải gọi tên thuật ngữ khái niệm trước khi cho học sinh tạo biểu tượng và xác định đặc trưng cơ bản của nội hàm khái niệm này. Ví dụ: TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM CUỐI THẾ KỈ XIX, hoặc KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN YÊN THẾ. Đây là những bài học mà tiêu đề của nó chính là tên gọi của một khái niệm lịch sử, ở dạng bài này mặc dù được nghe tên khái niệm từ đầu nhưng cũng phải qua quá trình tìm hiểu dưới sự dẫn dắt, giảng giải của giáo viên thì học sinh mới hiểu được thế nào là phong trào cải cách Duy tân, thế nào là một cuộc khởi nghĩa nông dân. 2/ Kết hợp các phương pháp dạy học để giúp học sinh xác định đặc trưng cơ bản của khái niệm. Trong dạy học , không có một phương pháp nào gọi là vạn năng hoặc duy nhất, mà phải tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung kiến thức cụ thể của từng chương, từng bài, yêu cầu, khả năng nhận thức và đặc điểm tâm lí của học sinh, điều kiện thực tế của nhà trường để từ đó người giáo viên có thể linh động lựa chọn những phương pháp dạy học sao cho phù hợp. Việc hình thành khái niệm không phải được tiến hành bằng một phuơng pháp cụ thể nào đó mà phải dựa trên cơ sở kết hợp một phương pháp dạy học trung tâm với các phương pháp khác. Điều này có thể thực hiện qua các biện pháp sau: GV: Trịnh Thế Hậu – Trường THPT Tây Sơn Trang 8 SKKN: Một số biện pháp nhằm hình thành khái niệm trong giảng dạy lịch sử 8 a) Kết hợp các hình thức tổ chức hoạt động học tập trên lớp để phát huy tính tích cực của học sinh khi tìm hiểu đặc trưng cơ bản của nội hàm khái niệm. Để phát huy tính tích cực trong nhận thức của học sinh thì giáo viên cần phối hợp các phương pháp tổ chức học khác nhau như: Hoạt động toàn lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. Mỗi dạng hoạt động đều có những ưu và nhược điểm của nó, vì thế trong quá trình dạy học lịch sử nói chung, hình thành khái niệm nói riêng cần phối hợp các hình thức học tập để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong việc tiếp thu và lĩnh hội tri thức. Ví dụ: Khi dạy bài Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, giáo viên có thể sử dụng hình thức học nhóm để học sinh tìm hiểu về tình hình kinh tế Pháp, hình thức hoạt độnh tập thể kết hợp với cá nhân để tìm hiểu về tình hình chính trị - xã hội của nước Pháp trước cách mạng, qua việc tìm hiểu nội dung này học sinh nắm được nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ cách mạng tư sản Pháp, đây chính là cơ sở để học sinh hiểu rõ hơn nhiệm vụ của cách mạng tư sản Pháp cũng như để tìm hiểu các nội dung tiếp theo của bài học. Như vậy rõ ràng thông qua việc kết hợp các hình thức hoạt động học tập không những làm cho học sinh học tập chủ động, tích cực, tự giác mà còn giúp học sinh có thể tự tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của khái niệm lịch sử. b) Sử dụng dạng bài tập nhận thức để giúp học sinh xác định động cơ học tập, định hướng nội dung cơ bản cần học và rút ra khái niệm lịch sử. Bài tập lịch sử là yếu tố quan trọng trong quá trình dạy học, nó vừa là nhiệm vụ buộc người học sinh phải thực hiện, vừa là mục đích mà giáo viên và học sinh cần hoàn thành trong dạy học lịch sử, bởi vì qua việc làm bài tập người giáo viên có thể đánh giá được khả năng của từng học sinh, còn học sinhthì có thể tự đánh giá được khả năng của mình. Hệ thống bài tập lịch sử có rất nhiều dạng, nhưng trong đó bài tập nhận thức là một dạng có vai trò to lớn đối với việc phát triển tư duy của học sinh nói chung, và đối với việc hình thành khái niệm nói riêng. Sử dụng bài tập nhận thức là một biện pháp hữu hiệu để định hướng, xác định động cơ học tập cho học sinh. GV: Trịnh Thế Hậu – Trường THPT Tây Sơn Trang 9 SKKN: Một số biện pháp nhằm hình thành khái niệm trong giảng dạy lịch sử 8 Ví dụ: Khi dạy bài 1- phần III- "CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẤC MĨ", giáo viên có thể nêu bài tập nhận thức như sau: Các em đã được học bài cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI, cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, hôm nay chúng ta tìm hiểu một cuộc chiến tranh giành độc lập diễn ra ở Bắc Mĩ vào thế kỉ XVIII. Các em theo dõi sách giáo khoa, kết hợp với việc tiếp thu bài học hôm nay để tìm hiểu những điểm giống và khác nhau giữa cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ với cách mạng tư sản Anh về nhiệm vụ cách mạng, thành phần lãnh đạo, động lực và kết quả của cuộc cách mạng, để lí giải vì sao nó được gọi là cuộc cách mạng tư sản. Để trả lời được yêu cầu của bài tập này đòi hỏi học sinh phải trải qua một quá trình tư duy tích cực, nhớ lại kiến thức cũ đã học kết hợp với kiến thức mới để so sánh, đối chiếu từ đó rút ra kết luận. Từ việc giải quyết bài tập nhận thức trên giáo viên đã giúp học sinh làm rõ hơn nội hàm của khái niệm "cách mạng tư sản" - đó là cuộc cách mạng do tầng lớp quý tộc mới, giai cấp tư sản lãnh đạo, nhằm đánh đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời , mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, chế độ chính trị mới được ra đời với sự thống trị của giai cấp tư sản. Mặt khác từ bài tập này học sinh còn nhận thức được điểm khác nhau, giống nhau giữa cách mạng tư sản Mĩ với cách mạng Hà Lan, cách mạng tư sản Anh để học sinh hiểu một cách sâu sắc hơn về một hình thức khác của cuộc cách mạng tư sản – đó chính là hình thức đấu tranh giành độc lập dân tộc, đánh đổ quốc gia phong kiến thống trị, nô dịch giành chính quyền về tay giai cấp tư sản, thành lập một quốc gia tư sản mới. Ví dụ khác: Khi dạy bài 6 - CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ CUỐI THẾKỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ XX, giáo viên có thể sử dụng bài tập nhận thức sau: Cuối thế kỉ XIX- đầu thề kỉ XX chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, tiêu biểu là Anh, Pháp, Đức, Mĩ. Các em hãy theo dõi bài học để tìm ra những nét giống nhau và khác nhau trong nền kinh tế, chính trị các nước trong thời gian này , từ đó các em hãy chỉ rõ những biểu hiện đặc trưng cơ bản trong nền kinh tế, chính trị các nước thời kì tiến lên chủ nghĩa đế quốc và cho biết thế nào là chủ nghĩa đế quốc. GV: Trịnh Thế Hậu – Trường THPT Tây Sơn Trang 10 [...]... phương pháp dạy học vào việc hình thành khái niệm cho học sinh trong dạy học lịch sử là vô cùng quan trọng và cần thiết Việc vận dụng những biện pháp sư phạm để hình thành khái niệm không chỉ GV: Trịnh Thế Hậu – Trường THPT Tây Sơn Trang 20 SKKN: Một số biện pháp nhằm hình thành khái niệm trong giảng dạy lịch sử 8 giúp học sinh hiểu sâu sắc bản chất của các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử mà còn... kiến thức giúp học sinh vận dụng các khái niệm lịch sử một cách thường xuyên hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày GV: Trịnh Thế Hậu – Trường THPT Tây Sơn Trang 21 SKKN: Một số biện pháp nhằm hình thành khái niệm trong giảng dạy lịch sử 8 Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc áp dụng một số biện pháp đổi mới trong dạy học để hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh, nhằm... và học sinh trong quá trình dạy và học, cũng như hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu bài học ở nhà thông qua nội dung các thuật ngữ lịch sử Thực tế cho thấy, bằng kinh nghiệm của bản thân, tôi đã áp dụng đổi mới phương pháp dạy học vào việc hình thành khái niệm cho học sinh trong dạy học lịch sử, tôi nhận thấy các khối lớp mà tôi dạy, đặc biệt là khối 8 học sinh đa phần học tốt, hứng thú với môn học, ... của học sinh Phương pháp đánh giá của tôi là trên cơ sở 5 lớp 8 mà tôi đang dạy, tôi lấy 8A4, 8A5 áp dụng các biện pháp đổi mới GV: Trịnh Thế Hậu – Trường THPT Tây Sơn Trang 19 SKKN: Một số biện pháp nhằm hình thành khái niệm trong giảng dạy lịch sử 8 vào việc hình thành khái niệm cho học sinh để thực nghiệm, còn các lớp 8A1, 8A2, 8A3 tôi dạy theo phương pháp truyền thống để đối chứng Sau khi học sinh... dung của khái niệm và phân biệt được sự khác nhau giữa các khái niệm lịch sử Tuy nhiên không phải bất kì khái niệm nào cũng cần định nghĩa, mà tuỳ từng khái niệm, yêu cầu nội dung, mức độ ảnh hưởng của khái niệm đó đối với bài học và đối tượng nhận thức mà có định nghĩa khác nhau Chẳng hạn đối với khái niệm cách mạng tư sản là loại khái niệm mang tính khái quát cao, phải hình thành qua nhiều bài học, nên... và hình thức tổ chức dạy học hiện đại để phát huy cao nhất tính độc lập sáng tạo của học sinh, giúp học sinh tự nhận thức trong quá trình chinh phục những đỉnh cao kiến thức mới  Giáo viên đã chú ý hình thành khái niệm cho học sinh, thì phải tiến hành thường xuyên, qua đó không quên kiểm tra, củng cố việc nắm các khái niệm lịch sử của học sinh nhất là khi gặp các khái niệm cùng loại trong các bài học. .. Kết quả chung Ý nghĩ lịch sử Trang 17 SKKN: Một số biện pháp nhằm hình thành khái niệm trong giảng dạy lịch sử 8 Sau khi thực hiện bài tập này học sinh không những có cái nhìn toàn diện về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và bình định Việt Nam từ 188 4 đến 1913 mà còn củng cố cho học sinh các khái niệm lịch sử như: Phong trào Cần Vương, Phong trào nông dân Từ đó giúp học sinh ôn tập, hệ... cho học sinh, từ đó căn cứ vào mục tiêu bài học mà lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh  Khi áp dụng các biện pháp đổi mới vào việc hình thành khái niệm lịch sử người giáo viên cần phải chủ động linh hoạt trong việc sử dụng các phương tiện dạy học, các tài liệu tham khảo, sách giáo khoa và các phương pháp dạy học, phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp dạy học truyền... hỏi học sinh không chỉ xác định được khái niệm Chiến tranh thế giới mà còn xác định được một khái niệm khác đó là khái niệm Chiến tranh phi nghĩa 3/ Kết hợp sử dụng sách giáo khoa với tài liệu tham khảo để hướng dẫn học sinh rút ra kết luận và định nghĩa khái niệm Định nghĩa khái niệm là một hình thức diễn đạt một cách có hệ thống, súc tích về nội dung bản chất của khái niệm Công việc này giúp học. .. Trường THPT Tây Sơn Trang 15 SKKN: Một số biện pháp nhằm hình thành khái niệm trong giảng dạy lịch sử 8 viên có thể thông báo ngay cho học sinh rằng với kết quả đạt được như vậy cách mạng Hà Lan được xem là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới mà chưa cần cho học sinh hiểu thật rõ thuộc tính của khái niệm Việc giúp học sinh hiểu rõ hơn khái niệm cách mạng tư sản có thể tiến hành ở Phần II (Cách . NỘI DUNG. I. KHÁI NIỆM LỊCH SỬ VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG VIỆC HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM LỊCH SỬ. 6 II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 7 C. KẾT LUẬN 18 A. PHẦN MỞ ĐẦU: I. mới phương pháp dạy học hiện nay. B. NỘI DUNG. I. KHÁI NIỆM LỊCH SỬ VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG VIỆC HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM LỊCH SỬ. 1/ Khái niệm lịch sử : Khái niệm lịch sử trong trường hợp nào. dạy lịch sử 8  Việc hình thành khái niệm lịch sử phải được tiến hành trong quá trình dạy học, không thể tách công việc này khỏi bài giảng, hình thành khái niệm là một khâu của quá trình dạy học

Ngày đăng: 17/10/2014, 19:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan