phân tích sự biến đổi khí hậu tỉnh lai châu thông qua chế độ nhiệt và lượng mưa

55 1.3K 3
phân tích sự biến đổi khí hậu tỉnh lai châu thông qua chế độ nhiệt và lượng mưa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành đến thầy giáo hướng dẫn khóa luận ThS. Nguyễn Văn Minh đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu trường Đại Học Tây Bắc, phòng Quản lí khoa học, phòng Đào Tạo, Thư viện trường Đại học Tây Bắc, các thầy cô trong khoa Sử - Địa, cùng các phòng chức năng đã giúp đỡ em. Khóa luận hoàn thành sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp của các thầy cô cùng các độc giả để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng cảm ơn! Sơn La, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Lƣờng Thị Chiến MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nhiệm vụ 2 3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 3 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp của khóa luận 6 7. Cấu trúc của khóa luận 6 PHẦN NỘI DUNG 7 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7 1.1. Cơ sở lí luận 7 1.2. Cơ sở thực tiễn 8 CHƢƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI 13 TỈNH LAI CHÂU 13 2.1. Điều kiện tự nhiên 13 2.1.1 Vị trí địa lý 13 2.1.2.Đặc điểm địa hình, địa mạo 15 2.1.3. Đặc điểm khí hậu thời tiết 18 2.1.4. Đặc điểm thủy văn và nguồn nước 19 2.2. Điều kiện kinh tế xã hội 22 2.2.1. Đặc điểm dân cư và nguồn lao động 22 2.2.2. Đặc điểm cơ sở hạ tầng kinh tế 22 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỈNH LAI CHÂU QUA CHẾ ĐỘ NHIỆT, LƢỢNG MƢA VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM NHẸ TÁC HẠI 24 3.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu 24 3.1.1. Những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi khí hậu 24 3.1.1.1. Sự biến đổi trong quỹ đạo Trái Đất 24 3.1.1.2. Hoạt động núi lửa 25 3.1.1.3. Ảnh hưởng của con người 25 3.1.1.4. Hiệu ứng nhà kính 26 3.1.2. Những biểu hiện của biến đổi khí hậu trong thời gian gần đây 27 3.1.2.1. Sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu 28 3.1.2.2. Sự gia tăng của mực nước biển 28 3.2. Biểu hiện biến đổi khí hậu qua nhiệt độ 29 3.2.1. Biểu hiện của biến đổi nhiệt độ 29 3.2.2. Ảnh hưởng của biến đổi nhiệt độ đến đời sống và sản xuất 35 3.3. Biểu hiện biến đổi khí hậu qua lượng mưa 37 3.3.1. Biểu hiện của biến đổi lượng mưa 37 3.3.2. Ảnh hưởng của biến đổi lượng mưa đến đời sống và sản xuất 43 3.4. Một số giải pháp 44 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47 1. Kết luận 47 2. Kiến nghị 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG SỐ LIỆU, HÌNH STT Số hiệu Tên biểu đồ, bảng số liệu, hình Trang 1 Bảng 1 Các mức độ cao 16 2 Bảng 2 Các bậc địa hình 16 3 Bảng 3 Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình trên địa bàn tỉnh Lai Châu 29 4 Bảng 4 Số ngày có nhiệt độ tối cao tuyệt đối (Tx) lớn hơn 35 0 C và nhiệt độ tói thấp tuyệt đối (Tm) nhỏ hơn 13 0 C trong các thập niên tại Lai Châu 33 5 Bảng 5 Nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối ( 0 C) 34 6 Bảng 6 Nhiệt độ không khí tối thấp tuyệt đối ( 0 C) 35 7 Bảng 7 Lượng mưa trung bình các thập niên tại Lai Châu 37 8 Bảng 8 Số ngày có lượng mưa trên 50 mm trong các thập niên tại Lai Châu 41 9 Bảng 9 Lượng mưa trung bình ở Lai Châu giai đoạn 1930 - 2009 (mm) 41 10 Bảng 10 Lượng mưa ngày lớn nhất ở Lai Châu giai đoạn 1930 - 2009 (mm) 42 11 Hình 1 Bản đồ hành chính tỉnh Lai Châu 14 12 Hình 3.1 Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình năm các trạm ở Lai Châu 30 13 Hình 3.2 Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình tháng I ở các trạm Lai Châu 31 14 Hình 3.3 Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình tháng VII ở các trạm Lai Châu 32 15 Hình 3.4 Biểu đồ nhiệt độ tối cao tuyệt đối qua các tháng trong giai đoạn 1930 - 2009 33 16 Hình 3.5 Biểu đồ nhiệt độ tối thấp tuyệt đối qua các tháng trong giai đoạn 1930 - 2009 34 17 Hình 3.6 Xu thế diễn biến tỷ chuẩn sai lượng mưa năm tại các trạm 35 18 Hình 3.7 Xu thế diễn biến tỷ chuấn sai lượng mưa trong mùa ít mưa tại các trạm tỉnh Lai Châu 38 19 Hình 3.8 Xu thế diễn biến tỷ chuấn sai lượng mưa trong mùa mưa tại các trạm tỉnh Lai Châu 39 20 Hình 3.9 Biểu đồ lượng mưa qua các tháng trong giai đoạn 1930 - 2009 40 21 Hình 3.10 Biểu đồ lượng mưa ngày lớn nhất qua các tháng trong giai đoạn 1930 - 2009 42 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỉ XXI. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, gây nhiễm mặn ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro đến công nghiệp và hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai. Tại Việt Nam trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,7 0 C, mực nước biển dâng khoảng 20 cm. Hiện tượng El-Nilo, La-Nina ngày càng tác động mạnh đến Việt Nam. Biến đổi khí hậu thực sự đã đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. Theo tính toán, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3 0 C và mực nước biển có thể dâng 1 m vào năm 2100. Số đợt các không khí lạnh ảnh hưởng đến Việt Nam đã giảm đi rõ rệt trong hai thập niên qua, bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn. Nếu mực nước biển dâng 1 m, khoảng 40 nghìn km 2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm, trong đó 90% diện tích thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bị ngập hầu như toàn bộ (Bộ Tài Nguyên Môi Trường, 2003). Theo đánh giá của ngân hàng thế giới (2007), Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu và nước biển dâng, trong đó đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long bị ngập chìm nặng nhất. Nếu mực nước biển dâng 1 m thì khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu mực nước biển dâng lên tới 3 m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất đối với GDP lên tới 25%. Hậu quả của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho việc xóa đói giảm nghèo cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước. Lai Châu được thành lập trên cơ sở chia tách tỉnh Lai Châu cũ thành hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu ngày nay, là một tỉnh nghèo của miền núi phía Bắc Việt Nam có địa hình khá hiểm trở chia cắt mạnh với 20 dân tộc sinh sống, giá trị sản xuất nông nghiệp hiện vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế 2 của Tỉnh. Trong những năm qua khí hậu Lai Châu có sự biến đổi theo chiều hướng tiêu cực, cùng với sự biến đổi của khí hậu toàn cầu: luôn phải hứng chịu nhiều loại hình thiên tai, đặc biệt là lũ quét và những thiệt hại không nhỏ về người và của. Trong những năm gần đây dưới sự tác động của biến đổi khí hậu thì chế độ nhiệt và lượng mưa… của Lai Châu có sự thay đổi, các loại hình thiên tai gia tăng cả về mức độ và tần số. Biến đổi khí hậu ở Lai Châu thể hiện rõ nét ở lượng mưa trung bình năm có xu hướng suy giảm nhưng số ngày mưa lớn trung bình tháng đã có sự chuyển dịch rõ rệt từ tháng 7 và tháng 8 trong giai đoạn 1978 - 1994 sang tháng 8 của giai đoạn 1994 - 2002 tần suất và cường độ các trận lũ quét gia tăng, các hiện tượng cực đoan của thời tiết diễn biến bất thường, đặc biệt là số lượng và cường độ các đợt rét. Là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, những thiệt hại do thiên tai gây ra là không nhỏ, ảnh hưởng rất lớn đến các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Để ứng phó với những thách thức nói trên, trong những năm qua tỉnh đã tiến hành một số giải pháp di dời dân cư ra khỏi vùng nguy cơ xảy ra lũ quét cao, quy hoạch các khu vực kinh tế phù hợp với điều kiện từng địa phương. Để thực hiện tốt và có hiệu quả những biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu thì những công trình nghiên cứu để tìm hiểu về nguyên nhân, đặc điểm, hậu quả của biến đổi khí hậu là rất cần thiết. Để thấy rõ được sự biến đổi khí hậu thể hiện trên các nhân tố tự nhiên trên địa bàn tỉnh Lai Châu cụ thể là thể hiện trên chế độ nhiệt và lượng mưa Tôi lựa chon đề tài: “Phân tích sự biến đổi khí hậu tỉnh Lai Châu thông qua chế độ nhiệt và lượng mưa” 2. Mục tiêu nhiệm vụ * Mục tiêu - Phân tích biểu hiện biến đổi khí hậu Tỉnh Lai Châu qua chế độ nhiệt và lượng mưa. - Tổng quan về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với đời sống và sản xuất. - Tìm ra giải pháp hạn chế những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. 3 * Nhiệm vụ Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau: + Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu; + Phân tích ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với đời sống và sản xuất. + Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế hậu quả của biến đổi khí hậu. 3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Về không gian: khóa luận nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Lai Châu, về mặt giới hạn đã được xác định theo Quyết định thành lập tỉnh Lai Châu của Thủ tướng chính phủ năm 2004. - Về mặt nội dung: khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu sự biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Lai Châu thông qua hai yếu tố chính của khí hậu là chế độ nhiệt và lượng mưa. 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Lịch sử nghiên cứu đề tài biến đổi khí hậu không phải là vấn đề mới hoàn toàn, chỉ có điều ngày nay vấn đề này đang xảy ra đến mức nghiêm trọng nên không thể không thu hút sự chú ý của con người. Nghiên cứu khí hậu là một trong những khát vọng lớn lao của con nguời từ nghàn năm nay trong cuộc đâu tranh chinh phục tự nhiên nhằm duy trì sự sống, con người luôn quan tâm đến các hiện tượng tự nhiên như: Mặt Trời, Mặt Trăng, thời tiết nóng lạnh, mưa gió… Trong cuốn: “Nghiên cứu khí hậu toàn cầu”– chương trình khoa học lớn của thời đại nên rõ: “mọi người trên thế giới không thể không thể không quan tâm đến một vấn đề có ý nghĩa quyết định đến vận mệnh của mình: thời tiết, khí hậu và những biến đổi khí hậu khác thường, đột ngột mang tính chất cực đoan của nó. Hạn hán kéo dài, giá lạnh hay nóng nực khác thường, bão lớn, mưa dữ dội … gây thiệt hại lớn từ mùa màng đến nguồn nước uống, nguồn điện thắp sáng hay sưởi ấm, các hợ động giao thông vận tải và hang loạt hoạt động kinh tế và đời sống khác”. Cùng với sự mạnh mẽ của sức sản xuất, khoa học kỹ thuật đã tạo điều kiện cho con người tiến sâu hơn vào nghiên cứu tự nhiên trong đó có khí hậu. Từ thế 4 kỷ XVII trở đi đánh dấu một bước ngoặt trong nghiên cứu khí hậu nhờ tạo ra những dụng cụ đo đạc khí hậu đầu tiên, đặc biệt là sự ra đời của khí áp biêu tự nhiên của Tôrixenli ở thành Tôncan (Ý). Lần lượt ra đời Nhiệt kế, Khí áp kế, Ẩm kế và máy đo gió. Việc tìm ra mối quan hệ giữa thể tích và áp suất khí quyển trong thời kì này có thể coi là giai đoạn sơ khai trong việc khám phá động lực của khí quyển. Thế kỷ XVIII với việc khám phá ra bản chất, trạng thái và thành phần của khí quyển, tạo cơ sở vững chắc cho việc nghiên cứu các hiện tượng khí hậu. Đến thế kỷ XIX nhiều nhà khoa học thế giới đã vạch ra những nét cơ bản của khoa học khí tượng mà thực chất là tìm hiểu những quy luật chuyển động và biến thiên trong khí quyển. Năm 1820, tờ biểu đồ khí tượng thế giới đầu tiên xuất hiện với một số liệu của 39 trạm quan trắc. Năm 1873, Đại hội Khí tượng lần thứ nhất được triệu tập tại Áo đã mở ra một triển vọng lớn trong hợp tác quốc tế về vấn đề khí hậu. Những năm đầu của thế kỷ XX con người lần đầu tiên đã dùng máy bay để thăm dò khí tượng, các tầng cao của khí quyển. Trong những năm 20 - 30 của thế kỷ này ở Pháp, Liên Xô xuất hiện máy vô tuyến thám không đã tạo nên một bước phát triển nhảy vọt trong công việc nghiên cứu các tầng khí quyển. Cùng với bước phát triển của kỹ thuật đo đạc khí tượng là sự phát triển nhanh chóng của lý thuyết về chuyển động khí quyển mà kết quả quan trọng nhất là đưa công việc dự báo thời tiết trở thành một khoa học chính xác, sử dụng các phương trình toán học để tính thời tiết trong tương lai. Đóng góp vào thành công trong nghiên cứu khí hậu không thể không nói đến vai trò của vệ tinh, hàng ngày gửi những tài liệu thông số về trái đất, trong số những tài liệu đó có những tài liệu, số liệu về khí hậu toàn cầu. Như thế chúng ta mới đánh giá đúng đắn về sự thay đổi khí hậu trong những năm gần đây và dự đoán khí hậu tương lai. Đặc biệt, với sự ra đời của vệ tinh khí tượng từ những năm 60 trở đi đã mở ra “một khả năng chưa từng có trong lịch sử” [8;tr22]. Các nhà khí tượng đã có thể quan sát thời tiết không chỉ dưới đất, từ 5 những trạm khí tượng mà có một công cụ theo dõi diễn biến thời tiết trên những miền đất rộng lớn từ vũ trụ. Vệ tinh khí tượng đã cung cấp những bức ảnh quý về những biểu hiện phức tạp của chuyển động khí quyển tại bất kỳ vùng nào trên trái đất thông qua hệ thống mây. Có thể nói, sự ra đời vệ tinh khí tượng là một điều kỳ diệu do con người sáng tạo nên, nhờ có vệ tinh khí tượng mà dự báo viên như có được “ thêm óc, thêm mắt, thêm tay ” góp phần quan trọng vào nghiên cứu khí hậu. Nghiên cứu khí hậu Việt Nam và các tỉnh, đã được nhà nước ta quan tâm ngay khi miền Bắc giải phóng và thu được những kết quả quan trọng, góp phần vào công cuộc xây dựng kinh tế sau chiên tranh cũng như bảo vệ tổ quốc, đấu tranh thống nhất đất nước, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước. Trong những tài liệu nghiên cứu về khí hậu Việt Nam cho đến nay, cuốn “ Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam” GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ - GS. TS Nguyễn Trọng Hiệu, Viện khí tượng thủy văn, nhà xuất bản Hà Nội, năm 2004, được đánh giá là một trong những công trình khoa học giá trị, phản ánh đầy đủ đặc điểm khí hậu Việt Nam, một phần khí hậu của thế giới và những biến đổi khí hậu Việt Nam trong thời gian tới. Cuốn “Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Lai Châu” thuộc danh mục các nhiệm vụ, dự án thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2009 - 2015 kèm theo quết định số 158/2008/QĐ.TTg. Tuy nhiên tài liệu trên chỉ đề cập được nhiều những ảnh hưởng của khí hậu tới Lai Châu nói chung và biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, xét ở một góc độ nào đó, biến đổi khí hậu là một đề tài lớn có thể khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau để tìm hiểu nhiều hơn về bản chất biến đổi khí hậu. Hi vọng đề tài tiếp theo “phân tích sự biến đổi khí hậu Tỉnh Lai Châu thông qua chế độ nhiệt và lượng mưa” sẽ cung cấp thêm một khía cạnh nữa trong nghiên cứu biến đổi khí hậu địa phương, tỉnh Lai Châu và Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập tài liệu: Những thông tin về khí hậu và biến đổi khí hậu rất nhiều và được rất nhiều tác giả đề cập đến. Việc thu thập, chắt lọc [...]... CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỈNH LAI CHÂU QUA CHẾ ĐỘ NHIỆT, LƢỢNG MƢA VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM NHẸ TÁC HẠI 3.1 Tổng quan về biến đổi khí hậu Khí hậu là thành phần quan trọng cấu thành nên sự sống của trái đất các nhân tố khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, khí áp, gió… luôn có mối quan hệ tương hỗ và phụ thuộc, những mối quan hệ đó khá đa dạng và phức tạp luôn biến đổi theo không gian và thời... xã hội tỉnh Lai Châu Chương 3: Phân tích hiện trạng biến đổi khí hậu Lai Châu qua chế độ nhiệt, lượng mưa và đề xuất giải pháp giảm nhẹ tác hại 6 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lí luận Khí hậu theo quan điểm của (Alixôp): Khí hậu là trạng thái khí quyển ở một nơi nào đó được đặc trưng bằng các chỉ số trung bình nhiều năm về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, lượng bốc hơi, gió,... điểm khí hậu mang tính chất gió mùa nội chí tuyến, khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới núi cao vùng Tây Bắc có ngày nóng, đêm lạnh, ít chịu ảnh hưởng của bão Khí hậu trong năm chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng IV đến tháng X có nhiệt độ và độ ẩm cao, mùa khô bắt đầu tư tháng XI đến tháng III năm sau, khí hậu lạnh, độ ẩm và lượng mưa thấp Nhiệt độ không khí bình quân năm là 22,250C Nhiệt độ trung... xuyên và các giá trị cực trị” Khái niệm khí hậu địa phương: khí hậu của một khu vực nào đó có quy mô địa phương được tạo nên bởi quan hệ giữa điều kiện địa hình (hướng dốc và độ dốc), địa mạo (kiểu dạng địa hình của khu vực đó) với điều kiện bức xạ mặt trời từ mối quan hệ này sẽ hình thành nên các điều kiện nhiệt độ, không khí, chế độ gió, chế độ mưa khác nhau ở các khu vực đó Biến đổi khí hậu là sự thay... nông nghiệp và ảnh hưởng đến việc cung cấp nước ngọt, làm khí hậu thay đổi bất thường, ảnh hưởng đến chế độ mưa toàn cầu, những vùng hiện nay đang có đủ nước ngọt sẽ lâm vào cảnh thiếu nước ngọt thường xuyên hơn 3.1.2 Những biểu hiện của biến đổi khí hậu trong thời gian gần đây Biến đổi khí hậu biểu hiện ở nhiều khía cạnh Trong đó biểu hiện dễ nhân thấy hơn là sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và sự gia tăng... vấn đề xã hội khác thuộc vùng núi và trung du Việt Nam có nguy cơ chịu tác động của biến đổi khí hậu Lai Châu là tỉnh có điều kiện và tiềm năng để phát triển phát triển kinh tế xã hội, song cũng chịu nhiều tai biến thiên nhiên Khí hậu Lai Châu mang đặc thù của vùng nhiệt đới chịu tác động mạnh của tính phi địa đới theo đai cao và mưa cùng với tác động của con người vào môi trường sinh thái ngày càng... biến đổi của lượng mưa trung bình năm trên lãnh thổ nước ta không rõ rệt theo các thời kỳ và các vùng khác nhau Lượng mưa năm giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở các vùng khí hậu phía Nam Tính trung bình trong cả nước, lượng mưa trong 50 năm qua đã giảm khoảng 2% Tuy vậy, biến đổi lượng mưa có xu hướng cực đoan, đó là tăng trong mùa mưa và giảm mạnh trong mùa khô Bên cạnh đó, số đợt không khí. .. kê và tính toán cho thấy, nhìn chung nhiệt độ trung bình qua các thập niên đều có xu hướng tăng dần, trong đó tại trạm Lai Châu, nhiệt độ trung bình năm không biến động nhiều qua các thập niên, ngược lại tại Sìn Hồ vào thập niên 1961 - 1970 có nhiệt độ trung bình năm là 15,80C, đến thập niên 2001 - 2010 nhiệt độ trung bình lên tới là 16,40C Xu thế bến đổi nhiệt độ trung bình năm trên địa bàn tỉnh Lai. .. Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình năm các trạm ở Lai Châu Trạm Lai Châu Trạm Lai Châu Trạm Tam Đường Trạm Mường Tè Trạm Sìn Hồ Trạm Than Uyên 30 Hình 3.2 Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình tháng I ở các trạm Lai Châu Trạm Lai Châu Trạm Tam Đường Trạm Mường Tè Trạm Sìn Hồ Trạm Than Uyên Trên các hình 3.2 và hình 3.3 là xu thế diễn biến của chuẩn sai nhiệt độ tháng I (đặc trưng cho mùa đông) và. .. chúng được phản ánh một cách sinh động qua thời tiết và các hơp quần khác của tự nhiên Khí hậu luôn biến đổi theo thời gian Trong quá trình sinh tồn và phát triển, con người luôn tác động đến tự nhiên, sự tác động này ngày càng mạnh mẽ không ngừng gia tăng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, điều này đã dẫn đến sự biến đổi của tự nhiên, trong đó có khí hậu Khí hậu biến đổi trong những năm gần đây, đặc biệt . trên địa bàn tỉnh Lai Châu cụ thể là thể hiện trên chế độ nhiệt và lượng mưa Tôi lựa chon đề tài: Phân tích sự biến đổi khí hậu tỉnh Lai Châu thông qua chế độ nhiệt và lượng mưa 2. Mục tiêu. theo phân tích sự biến đổi khí hậu Tỉnh Lai Châu thông qua chế độ nhiệt và lượng mưa sẽ cung cấp thêm một khía cạnh nữa trong nghiên cứu biến đổi khí hậu địa phương, tỉnh Lai Châu và Việt. - Phân tích biểu hiện biến đổi khí hậu Tỉnh Lai Châu qua chế độ nhiệt và lượng mưa. - Tổng quan về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với đời sống và sản xuất. - Tìm ra giải pháp hạn chế

Ngày đăng: 17/10/2014, 02:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan