nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại xã phỏng lái huyện thuận châu tỉnh sơn la

74 1.7K 9
nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại xã phỏng lái huyện thuận châu tỉnh sơn la

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Để đánh giá kết quả học tập tại khoa Nông – Lâm trường đại học Tây Bắc, giúp sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và gắn công tác nghiên cứu khoa học với đời sống sản xuất, được sự ủng hộ của khoa Nông – Lâm, cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo Th.s Trần Quang Khải, tôi tiến hành thực hiện khóa luận: “Nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng (Coleoptera) tại xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La”. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn khoa học, Thạc sĩ Trần Quang Khải đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện các nội dung của đề tài. Xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong bộ môn Quản lí tài nguyên rừng và môi trường, cùng tập thể cán bộ làm việc tại UBND xã Phỏng Lái đã tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi hoàn thành đề tài của mình. Vì điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn và những khó khăn khách quan khác nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy, cô giáo và bạn đọc để bản khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Sơn La, ngày 18 tháng 4 năm 2014 Sinh viên thực hiện: Phạm Đức Ngọc MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 PHẦN I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 1.1. Trên thế giới 3 1.1.1. Tình hình nghiên cứu côn trùng nói chung 3 1.1.2. Tình hình nghiên cứu côn trùng Bộ cánh cứng 3 1.2. Ở Việt Nam 5 1.2.1. Tình hình nghiên cứu côn trùng nói chung 5 1.2.2. Tình hình nghiên cứu côn trùng Bộ cánh cứng 6 PHẦN II: MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 9 2.1.1. Mục tiêu chung 9 2.1.2. Mục tiêu cụ thể 9 2.2. Đối tượng nghiên cứu. 9 2.3. Phạm vi nghiên cứu 9 2.4. Nội dung nghiên cứu 9 2.4.1. Lập bảng danh lục thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu. 9 2.4.2. Nghiên cứu đa dạng của một số loài côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu. 9 2.4.3. Ý nghĩa các loài côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu 9 2.4.4. Giá trị và tình trạng tài nguyên côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu. 9 2.4.5. Đề xuất một số giải pháp quản lí tài nguyên côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu theo hướng phát triển bền vững. 9 2.5. Phương pháp nghiên cứu 10 2.5.1. Phương pháp kế thừa tài liệu nghiên cứu 10 2.5.2. Công tác ngoại nghiệp 10 2.5.2.1 Xác định hệ thống tuyến điều tra 10 2.5.2.2. Phương pháp điều tra theo tuyến. 13 2.5.3. Công tác nội nghiệp 17 PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 20 3.1. Điều kiện tự nhiên 20 3.1.1. Vị trí địa lý 20 3.1.2. Địa hình, địa mạo 20 3.1.3. Khí hậu 20 3.1.4. Thủy văn 21 3.2. Các nguồn tài nguyên, thực trạng môi trường 21 3.2.1. Tài nguyên đất 21 3.2.2. Tài nguyên nước 22 3.2.3. Tài nguyên rừng 22 3.2.4. Tài nguyên khoáng sản 22 3.2.5. Tài nguyên nhân văn 23 3.2.6. Thực trạng môi trường 23 3.3. Điều kiện kinh tế, xã hội 23 3.3.1. Dân số và lao động 23 3.3.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 24 3.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường 28 3.4.1. Thuận lợi: 28 3.4.2. Khó khăn: 28 PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31 4.1. Lập bảng danh lục thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu. 31 4.2. Nghiên cứu đa dạng của một số loài côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu. 36 4.2.1. Đa dạng về loài, giống, họ 36 4.2.1.1. Đa dạng số loài theo giống 36 4.2.1.2. Đa dạng số loài theo họ 37 4.2.1.3. Đa dạng về giống theo họ 38 4.2.2. Tính đa dạng về hình thái của một số loài côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu 40 4.2.3. Đa dạng của các loài côn trùng bộ cánh cứng theo trạng thái sinh cảnh 42 4.2.4. Phân bố các loài côn trùng bộ cánh cứng theo độ cao tương đối. 47 4.2.5. Ảnh hưởng của yếu tố môi trường tới sự xuất hiện các loài côn trùng bộ cánh cứng. 48 4.3. Ý nghĩa các loài côn trùng bộ cánh cứng trong khu vực xã Phỏng Lái 49 4.3.1. Các loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam 49 4.3.2. Các loài có vai trò làm chất chỉ thị, làm thức ăn. 53 4.4. Giá trị và tình trạng tài nguyên côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu. 53 4.5. Đề xuất một số giải pháp quản lí tài nguyên Côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu theo hướng phát triển bền vững 56 4.5.1. Các giải pháp chung 57 4.5.1.1. Giải pháp về tổ chức quản lý 57 4.5.1.2. Giải pháp về tuyên truyền 58 4.5.1.3. Giải pháp nâng cao thu nhập cho người dân 58 4.5.1.4. Giải pháp tăng cường công tác quản lý bảo vệ 59 4.5.1.5. Giải pháp quản lý côn trùng thiên địch và côn trùng trong sách đỏ 60 4.5.2. Các giải pháp cụ thể 60 4.5.2.1. Công tác điều tra, giám sát, thu thập thông tin về điều kiện sinh vật học, sinh thái học của loài 60 4.5.2.2. Các biện pháp kĩ thuật 61 PHẦN V: KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ 63 5.1. Kết luận 63 5.2. Tồn tại 64 5.3. Kiến nghị 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu 4.1: Danh lục thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu 31 Biểu 4.2: Mức độ bắt gặp các loài côn trùng bộ cánh cứng trong khu vực nghiên cứu 33 Biểu 4.3: Các loài côn trùng bộ cánh cứng thuộc nhóm ngẫu nhiên 34 Biểu 4.4: Số lượng loài côn trùng bộ cánh cứng trong từng giống 36 Biểu 4.5: Số lượng loài côn trùng bộ cánh cứng trong từng họ 37 Biểu 4.6: Số lượng giống theo từng họ thuộc côn trùng bộ cánh cứng 39 Biểu 4.7: Tính đa dạng về kích thước, màu sắc 40 Biểu 4.8. Các dạng hình thái cơ bản để phân biệt các loài côn trùng bộ cánh cứng 41 Biểu 4.9: Phân bố các loài côn trùng bộ cánh cứng theo các dạng sinh cảnh 43 Biểu 4.10: Các loài côn trùng bộ cánh cứng bắt gặp ở nhiều dạng sinh cảnh 45 Biểu 4.11: Các loài côn trùng bộ cánh cứng bắt gặp ở một dạng sinh cảnh duy nhất 46 Biểu 4.12: Phân bố côn trùng bộ cánh cứng theo độ cao 47 Biểu 4.13: Sự biến động số lượng loài thu được tại khu vực nghiên cứu 48 Biểu 4.14: Các loài côn trùng quý hiếm 49 Biểu 4.15: Mô tả đặc điểm hình thái của các loài côn trùng quý hiếm tại khu vực nghiên cứu 50 Biểu 4.16: Mức độ bắt gặp các loài côn trùng bộ cánh cứng của người dân tại khu vực nghiên cứu 53 Biểu 4.17: Mức độ đa dạng về màu sắc của các loài côn trùng bộ cánh cứng. 54 Biểu 4.18: Mức độ đa dạng về kích thước của các loài côn trùng bộ cánh cứng 54 Biểu 4.19: Giá trị của các loài côn trùng bộ cánh cứng 55 Biểu 4.20: Vai trò của các loài côn trùng bộ cánh cứng 56 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Bản đồ hành chính xã Phỏng Lái 30 Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện độ bắt gặp các loài côn trùng bộ cánh cứng 34 Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện số loài trong các họ côn trùng bộ cánh cứng 38 Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện số giống theo các họ côn trùng bộ cánh cứng 39 Hình 4.4: Biểu đồ phân bố của các loài côn trùng bộ cánh cứng theo các dạng sinh cảnh 43 Hình 4.5: Biểu đồ các loài côn trùng bộ cánh cứng xuất hiện trong một dạng sinh cảnh duy nhất 47 Hình 4.6: Biểu đồ phân bố côn trùng bộ cánh cứng theo độ cao 48 Hình 4.7: Biểu đồ biến động của các loài côn trùng bộ cánh cứng theo mùa 49 Hình 4.8: Loài Trypoxylus dichotomus Preel 50 Hình 4.9: Loài Eupatorus gracilcornis Arrow 50 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Otc: Ô tiêu chuẩn ODB: Ô dạng bản SC: Sinh cảnh SC1: Sinh cảnh ruộng lúa SC2: Sinh cảnh lúa nương SC3: Sinh cảnh nương ngô SC4: Sinh cảnh nương sắn SC5: Sinh cảnh tre nứa SC6: Sinh cảnh rừng tái sinh sau nương rẫy SC7: Sinh cảnh rừng thứ sinh ít chịu tác động SC8: Sinh cảnh vườn cà phê 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thế giới tự nhiên, côn trùng là nhóm động vật thu hút sự quan tâm đặc biệt của con người. Theo số liệu điều tra từ 1999-2006 của IUCN: Côn trùng trên thế giới có số loài đã được mô tả là 950.000 loài, chiếm 76,06% tổng số loài động vật và 60,79% tổng số các loài động thực vật, có 1192 loài đã được đánh giá, trong đó có 623 loài bị đe doạ (Wikipedia, 2007). Nhờ đặc tính thích nghi kì lạ với ngoại cảnh, lớp động vật này hết sức phong phú, đa dạng về thành phần loài đồng thời số lượng cá thể của mỗi loài cũng rất lớn, theo C.B. Willam, (Thomas Eisner và E. O. Wilson, 1977), lớp Côn trùng có đến một tỷ tỷ (10 18 ) cá thể. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi và can dự vào mọi quá trình sống trên trái đất, trong đó có đời sống của con người. Ở một số phương diện côn trùng là những kẻ gây hại nguy hiểm, theo “Sedlay 1978 thì chỉ có khoảng 0,1% số loài Côn trùng gây hại cho cây trồng, động vật và con người”, trên những mặt khác chúng lại là những động vật rất có ích. Côn trùng đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái như tham gia vào chu trình tuần hoàn vật chất, là thành phần quan trọng của chuỗi thức ăn, chúng có vai trò quan trọng trong việc thụ phấn cho các loài thực vật làm tăng năng suất cây trồng và góp phần tạo tính đa dạng của thực vật. Nhiều loài côn trùng ăn thịt và kí sinh tham gia vào diệt trừ sâu hại, một số còn cung cấp những sản phẩm công nghiệp quý hiếm như cánh kiến, tơ tằm, mật ong. Bộ cánh cứng (Coleoptera) là bộ khá phong phú trong lớp côn trùng. Bộ này có khoảng 250.000 loài gồm nhiều loài có hại và có ích, phân bố khá rộng [7]. Chúng có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới đời sống của con người cũng như có vai trò quan trọng trong cân bằng sinh thái môi trường tham gia vào chu trình chuyển hoá vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái, tham gia vào quá trình thụ phấn làm tăng suất cây trồng, làm cho đất tơi xốp, cung cấp thực phẩm, dược phẩm, đồ trang sức,…các loài như bọ rùa, bọ cánh cứng ba khoang, bọ niễng…còn là thiên địch có ý nghĩa rất lớn trong kinh doanh nông lâm nghiệp và cân bằng hệ sinh thái. Bên cạnh đó côn trùng gây ra nhiều tác hại như làm giảm năng suất cây trồng thông qua việc ăn lá cây, ăn hoa, quả, đục thân, rễ cây, hút 2 nhựa… như loài bọ Dừa, bọ Hung, Xén tóc… ngoài ra các loài mọt gỗ tấn công gây hại đối với gỗ và các lâm sản khác gây ra thiệt hại lớn cho ngành khai thác, chế biến và sử dụng gỗ. Khi điều tra đa dạng thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng cần quan sát các đặc điểm sinh thái tập tính, của từng cá thể cũng như quần thể loài Khi các nhân tố môi trường thay đổi làm cho hình dạng, kích thước, màu sắc, sinh sản, tập tính và sự phân bố của các loài côn trùng thay đổi theo. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý nhằm góp phần tích cực vào công tác bảo tồn loài cũng như bảo tồn đa dạng sinh học. Phỏng Lái là một xã cách trung tâm huyện Thuận Châu 15km (theo Quốc lộ 6 về hướng Bắc), theo khảo sát tại đây chứa đựng một số lượng lớn các loài côn trùng bộ cánh cứng, mặt khác đây là khu vực nằm ven rừng nên chịu sự tác động lớn của người dân trong quá trình sinh hoạt và sản xuất, sự hiểu biết về giá trị và tầm quan trọng của côn trùng bộ cánh cứng còn hạn chế. Được sự nhất trí của khoa Nông – Lâm, bộ môn Quản lí tài nguyên và môi trường, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Th.S Trần Quang Khải, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài Côn trùng bộ cánh cứng (Coleoptera) tại xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La”. Nghiên cứu được thực hiện với mong muốn làm rõ sự đa dạng về thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng cũng như góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học cho việc quản lý bảo tồn và sử dụng bền vững các loài côn trùng bộ cánh cứng tại xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. 3 PHẦN I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới 1.1.1. Tình hình nghiên cứu côn trùng nói chung Ngay từ khi loài người mới xuất hiện, đặc biệt là từ lúc con người bắt đầu biết trồng trọt và chăn nuôi, họ đã thấy được sự phá hoại nhiều mặt của côn trùng. Do đó con người phải bắt tay vào tìm hiểu và nghiên cứu về côn trùng. Những tài liệu nghiên cứu về côn trùng rất nhiều và phong phú. Trong một cuốn sách cổ của Xêri viết vào năm 3000 TCN đã nói tới những cuộc bay khổng lồ và sự phá hoại rất lớn của những đàn châu chấu sa mạc. Trong các tác phẩm nghiên cứu của ông nhà triết học cổ Hy Lạp Aristoteles (384 - 322 TCN) đã hệ thống hoá được hơn 60 loài động vật chân có đốt (Cedric Gillot, 1982) [10]. Nhà tự nhiên học vĩ đại người Thụy Điển Carl von Linné được coi là người đầu tiên đã đưa ra đơn vị phân loại và đã tập hợp xây dựng được một bảng phân loại về động vật và thực vật trong đó có côn trùng. Sách phân loại thiên nhiên của ông đã được xuất bản tới 10 lần [3]. Liên tiếp các thế kỉ sau như thế kỉ XIX có Lamarck, thế kỉ XX có Handlirich, Krepton 1904, Ma-tư-nốp 1928, Weber 1938 tiếp tục cho ra những bảng phân loại côn trùng của họ [10]. Ở Trung Quốc môn côn trùng lâm nghiệp đã được chính thức giảng dạy trong các trường Đại học lâm nghiệp từ năm 1952, từ đó việc nghiên cứu về côn trùng lâm nghiệp được đẩy mạnh. Năm 1959 Trương Chấp Trung đã cho ra đời cuốn "Sâm lâm côn trùng học" liên tiếp từ năm 1965 giáo trình "Sâm lâm côn trùng học" được viết lại nhiều lần. Trong các tác phẩm đó đã giới thiệu hình thái, tập tính sinh hoạt và các biện pháp phòng trừ nhiều loài bọ lá phá hoại nhiều loài cây rừng. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu côn trùng Bộ cánh cứng Hội côn trùng học đầu tiên trên thế giới được thành lập ở nước Anh năm 1745. Hội côn trùng ở Nga được thành lập năm 1859. Nhà côn trùng Nga [...]... loài côn trùng bộ cánh cứng - Một số dạng sinh cảnh, trạng thái rừng của khu vực nghiên cứu 2.3 Phạm vi nghiên cứu - Các loài côn trùng bộ cánh cứng tại xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 7 – 2013 đến tháng 4 – 2014 2.4 Nội dung nghiên cứu 2.4.1 Lập bảng danh lục thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu 2.4.2 Nghiên cứu đa dạng của một số loài. .. tình hình sử dụng tài nguyên Côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu: + Mức độ bắt gặp các loài côn trùng bộ cánh cứng của người dân trong khu vực nghiên cứu + Mức độ đa dạng về màu sắc và kích thước của các loài côn trùng bộ cánh cứng + Mức độ đa dạng về giá trị và vai trò của các loài côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu 20 PHẦN III ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên... côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu 2.4.3 Ý nghĩa các loài côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu 2.4.4 Giá trị và tình trạng tài nguyên côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu 2.4.5 Đề xuất một số giải pháp quản lí tài nguyên côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu theo hướng phát triển bền vững 10 2.5 Phƣơng pháp nghiên cứu 2.5.1 Phương pháp kế thừa tài liệu nghiên cứu. .. cứng tại xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La 2.1.2 Mục tiêu cụ thể - Xác định thành phần loài và phân bố của các loài côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu - Xác định được một số dạng sinh cảnh của các loài côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu - Đề xuất một số giải pháp quản lí các loài côn trùng bộ cánh cứng theo hướng phát triển bền vững 2.2 Đối tƣợng nghiên cứu - Một số loài. .. đề tài nghiên cứu về tính đa dạng thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng tại xã Long Hẹ thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Copia, tuy nhiên đề tài chưa làm rõ được sự đa dạng thành phần loài về giống theo từng họ cũng như ảnh hưởng của độ cao tới sự phân bố của các loài côn trùng bộ cánh cứng Việc điều tra, nghiên cứu về thành phần loài và phân bố của các loài côn trùng bộ cánh cứng trong khu vực là rất... số loài côn trùng bộ cánh cứng như sâu non của giống Calosoma thuộc Họ Hành trùng Carabidae Xã Phỏng Lái có nhiều dạng sinh cảnh, nguồn thức ăn dồi dào cho các loài côn trùng bộ cánh cứng, cũng chính vì thế mà các loài động vật nói chung và côn trùng bộ cánh cứng nói riêng cũng rất phong phú đa dạng Hiện nay các nghiên cứu về côn trùng trong khu vực vẫn còn ít, gần đây nhất là đề tài nghiên cứu về tính. .. kết quả đã được công bố Về côn trùng đã phát hiện được 1020 loài trong đó có 541 loài thuộc Bộ Cánh cứng, 168 loài Bộ Cánh vảy, 139 loài Chuồn chuồn, 59 loài mối, 55 loài Bộ Cánh màng, 9 loài Bộ 2 cánh và 49 loài thuộc các bộ khác [3] Năm 1921 Vitalis de Salvza chủ biên tập "Faune Entomologi que de Lindochine" đã công bố thu thập 3612 loài côn trùng Riêng miền Bắc Việt Nam có 1196 loài Sau đó từ năm... tồn đa dạng sinh học, gắn kết công tác bảo tồn với việc phát triển kinh tế thông qua việc nhân nuôi, buôn bán các loài côn trùng bộ cánh cứng có giá trị kinh tế mà không làm nguy hại đến sự đa dạng hay tuyệt chủng của chúng ngoài tự nhiên 9 PHẦN II MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1 Mục tiêu chung - Góp phần quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học côn trùng bộ cánh cứng. .. loài côn trùng thu thập được, tùy thuộc vào độ chênh cao lớn hay nhỏ mà chia độ cao thành các đai khác nhau Phân bố của các loài theo thời gian: được xác định bằng tỉ lệ phần trăm của tổng số loài trong từng khoảng thời gian trên tổng số loài thu thập được Kết quả thu được ghi lại ở mẫu biểu sau: Mẫu biểu 2.5: Danh lục thành phần các loài côn trùng Bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu Stt Họ Giống Loài. .. liệu sắp xếp các loài sâu theo mục đích sử dụng của người dân, loài thường hay gặp, mức độ ảnh hưởng tới người dân - Quan sát, đo đếm, giám định tên mẫu vật - Tính các đặc trưng thống kê - Vẽ các biểu đồ minh họa kết quả nghiên cứu - Lập bảng danh lục các loài côn trùng thuộc bộ cách cứng trong khu vực nghiên cứu, sau khi lập danh lục các loài côn trùng thuộc bộ cánh cứng cần tiến hành tính toán các chỉ . thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu. 2.4.2. Nghiên cứu đa dạng của một số loài côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu. 2.4.3. Ý nghĩa các loài côn trùng bộ. lục thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu 31 Biểu 4.2: Mức độ bắt gặp các loài côn trùng bộ cánh cứng trong khu vực nghiên cứu 33 Biểu 4.3: Các loài côn trùng bộ cánh. Nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài Côn trùng bộ cánh cứng (Coleoptera) tại xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La . Nghiên cứu được thực hiện với mong muốn làm rõ sự đa dạng về thành

Ngày đăng: 17/10/2014, 02:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan