tổng quan về mạng NGN và các khả năng của mạng

34 580 0
tổng quan về mạng NGN và các khả năng của mạng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG I TỔNG QUAN MẠNG VIỄN THÔNG THẾ HỆ SAU Mạng viễn thông thế hệ sau NGN được xem là một hướng đi tất yếu của ngành viễn thông. Có 3 động lực cho sự phát triển của NGN. Thứ nhất, sự bùng nổ của ngành công nghệ thông tin, viễn thông và đương nhiên sự hội tụ của hai lĩnh vực nóng: Công nghệ thông tin, viễn thông dẫn tới sự ra đời của các ứng dụng mới, công nghệ mới. Các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là những doanh nghiệp mới tận dụng tối đa điều này để cung cấp các dịch vụ mới, nhiều tiện ích. Thứ hai, sự bùng nổ các công nghệ mới như nhận dạng giọng nói, chuyển đổi từ ký tự sang giọng nói cũng là nguyên nhân thúc ép mạng truyền thống dần nhường bước cho mạng NGN trong việc tích hợp các ứng dụng cao cấp hơn, vì mục tiêu phục vụ tốt nhất cho người sử dụng. Động lực thứ 3, những kỳ vọng về Internet bất kỳ ở đâu, bất kể lúc nào, dẫn tới sự bùng nổ các phương tiện di động cá nhân có tính năng truy xuất thông tin, giải trí…Mạng Internet sẽ là nguồn cung cấp thông tin còn mạng NGN sẽ là mạng trung gian truyền tải. Dưới đây ta sẽ tìm hiểu một cách tổng quan về mạng NGN và các khả năng của mạng, từ đó để thấy được vai trò quan trọng của mạng này. Xu hướng phát triển mạng viễn thông Mạng viễn thông hiện nay đang trong giai đoạn chuyển dịch giữa công nghệ thế hệ cũ với chuyển mạch kênh dần sang công nghệ thế hệ mới trên nền chuyển mạch gói, điều đó không chỉ xảy ra trong hạ tầng cơ sở thông tin mà còn diễn ra trong các công ty khai thác dịch vụ chủ đạo cũng như các nhà khai thác mới. Khái niệm mạng thế hệ sau (Next Generation Network – NGN) xuất hiện vào cuối những năm 90 để đối mặt với một số vấn đề đang nổi lên trong viễn thông: sự cạnh tranh giữa các nhà điều hành do sự gỡ bỏ các rào cản trong kinh doanh viễn thông, sự bùng nổ của lưu lượng dữ liệu do nhu cầu sử dụng Internet tăng, nhu cầu của người sử dụng ngày càng tăng đối với các dịch vụ đa phương tiện, dịch vụ di động…Những yếu tố đó đã dẫn tới sự hội tụ của các mạng riêng biệt hiện tại (mỗi mạng sử dụng các công nghệ truyền tải và điều khiển khác nhau) thành một mạng đa dịch vụ thống nhất, dựa trên công nghệ chuyển mạch gói - mạng thế hệ sau. Sự hội tụ này được thể hiện trong hình I.1, trong đó các mạng riêng biệt hiện tại với hệ thống truy nhập, truyền tải và chuyển mạch riêng, cung cấp đơn dịch vụ như mạng điện thoại PSTN/ISDN, mạng di động tế bào PLMN, mạng dữ liệu/IP và mạng truyền hình cáp băng rộng CATV sẽ tiến tới hội tụ thành một mạng đa dịch vụ thống nhất với các ứng dụng client/server và dựa trên một mạng xương sống - mạng chuyển mạch gói. Hình I.1. Sự phát triển của kiến trúc mạng I.1 GIỚI THIỆU CHUNG I.1.1. NGN là gì? Khái niệm mạng thế hệ mới (NGN) là khái niệm mới được các nhà thiết kế mạng sử dụng cho việc minh hoạ quan điểm của họ đối với mạng viễn thông tương lai. Tại thời điểm đầu tiên trong chu kỳ nghiên cứu trong năm 2000, khái niệm NGN vẫn còn rất “mờ”. Các quan điểm khác nhau về NGN được biểu diễn bởi các nhóm nghiên cứu, các nhà khai thác, nhà sản xuất, và nhà cung cấp dịch vụ tại các cuộc hội thảo, mong muốn tiến đến một hiểu biết chung về NGN và thiết lập tiêu chuẩn cho NGN. Đó là nguyên nhân vì sao ITU đã quyết định bắt đầu tiến trình tiêu chuẩn hoá về NGN theo mô hình dự án do nhóm nghiên cứu 13 chuẩn bị. Tại cuộc họp của SG 13 vào tháng 1/2002, vấn đề NGN lại một lần nữa được đề cập đến, tập trung vào mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng thông tin toàn cầu và NGN. Và cùng thời điểm, viện tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu cũng thành lập nhóm nghiên cứu NGN với nhiệm vụ phải đề xuất chiến lược chuẩn hoá của họ trong lĩnh vực NGN. Có thể định nghĩa một cách khái quát mạng NGN như sau: Mạng viễn thông thế hệ mới là một mạng có hạ tầng thông tin duy nhất dựa trên công nghệ gói để có thể triển khai nhanh chóng các loại hình dịch vụ khác nhau dựa trên sự hội tụ giữa thoại và số liệu giữa cố định và di động. Đặc điểm quan trọng của mạng NGN là cấu trúc phân lớp theo chức năng và phân tán các tiềm năng (intelligence) trên mạng. Chính điều này đã làm cho mạng mềm hoá (progamable network) và sử dụng rộng rãi các giao diện mở API để kiến tạo các dịch vụ mà không phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp thiết bị và khai thác mạng. Đặc điểm và khả năng của mạng NGN Với sự hội tụ mạng chuyển từ tích hợp các mạng đơn dịch vụ theo chiều dọc sang mạng đa dịch vụ cấu trúc theo các lớp ngang, mạng NGN có những đặc điểm và khả năng chính như sau: • Một trong các đặc tính chính của NGN là tách riêng các dịch vụ và mạng, cho phép đưa chúng ra một cách riêng biệt và phát triển độc lập. Do đó trong các cấu trúc NGN đưa ra có sự phân chia rõ ràng giữa các chức năng của dịch vụ và các chức năng truyền tải. NGN cho phép cung cấp cả các dịch vụ đang tồn tại và các dịch vụ mới không phụ thuộc vào mạng và kiểu truy nhập được sử dụng. • NGN sẽ phải cung cấp các năng lực (cơ sở hạ tầng, các giao thức ) để có thể tạo ra, phát triển và quản lý tất cả các loại dịch vụ đã hoặc sẽ có. Các dịch vụ trên có thể là Multimedia (audio, visual, audiovisual…), Unicast, Boadcast, nhắn tin, dịch vụ truyền dữ liệu đơn giản, yêu cầu/ không yêu cầu thời gian thực, nhạy cảm với trễ hay chấp nhận trễ, hoặc yêu cầu độ rộng băng thông khác nhau từ vài kbit/s tới hàng trăm Mbit/s. Trong mạng NGN các dịch vụ tuỳ biến theo khách hàng của các nhà cung cấp dịch vụ ngày càng quan trọng. NGN sử dụng giao diện lập trình ứng dụng API (Application Programme Interface) để hỗ trợ việc tạo, cung cấp và quản lý các dịch vụ. • Trong NGN, các thực thể chức năng điều khiển hoạt động, các phiên, các tài nguyên, phân phát dịch vụ, bảo mật, có thể được phân tán khắp cơ sở hạ tầng mạng bao gồm cả các mạng đang tồn tại và mạng mới. Mạng NGN liên kết hoạt động với các mạng đang tồn tại như PSTN, ISDN và GSM qua các Gateway. • NGN hỗ trợ cả các thiết bị đầu cuối nhận biết NGN và các dịch vụ đang tồn tại. Vì thế, các thiết bị kết nối tới NGN bao gồm các thiết bị thoại tương tự, máy fax, các thiết bị ISDN, điện thoại di động tế bào, đầu cuối SIP, • Đối với việc chuyển các dịch vụ thoại tới cơ sở hạ tầng NGN, chất lượng dịch vụ liên quan tới các dịch vụ thời gian thực (đảm bảo băng thông, độ trễ, độ mất gói ) cũng như vấn đề bảo mật, NGN cần cung cấp cơ chế đối với các thông tin nhậy cảm khi qua cơ sở hạ tầng của nó, để bảo vệ chống lại việc sử dụng gian lận các dịch vụ được cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ và bảo vệ bản thân cơ sở hạ tầng của nó trước sự tấn công từ bên ngoài. • Mạng NGN sẽ hỗ trợ tính di động chung (generalized mobility). Ngày nay, các mạng cố định và di động cung cấp nhiều dịch vụ tương tự nhau cho người sử dụng. Tuy nhiên, họ vẫn được xem là các khách hàng khác nhau với cấu hình dịch vụ khác nhau và không có cầu nối giữa các dịch vụ khác nhau đó. Một đặc điểm nổi bật khác của mạng NGN đó là tính di động chung, nó cho phép cung cấp nhất quán các dịch vụ cho người sử dụng. Điều này có nghĩa là người sử dụng sẽ được xem là duy nhất khi họ sử dụng các công nghệ truy nhập khác nhau, với bất cứ loại thiết bị nào. • Tuy nhiên, mạng NGN cũng gặp phải các vấn đề khó khăn như việc chuyển các dịch vụ thoại sang hạ tầng NGN, vấn đề QoS liên quan đến các dịch vụ thoại thời gian thực (đảm bảo về băng thông, trễ, mất gói…) cũng như việc đảm bảo an ninh, bảo mật. Những đặc điểm và khả năng này của mạng NGN có ảnh hưởng trực tiếp và đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với hệ thống quản lý mạng NGN. Sự hội tụ của nhiều mạng khác nhau một mặt làm tăng sự phức tạp và thách thức trong quản lý mạng và dịch vụ như phải quản lý nhiều phần tử mạng phân tán với công nghệ và nhà cung cấp khác nhau, phải đảm bảo QoS từ đầu cuối đến đầu cuối cho các loại dịch vụ khác nhau, vấn đề tương quan lỗi, tính cước, an ninh… đều phức tạp hơn. Mặt khác, sự tách biệt giữa mạng và dịch vụ, giữa chức năng kết nối truyền tải và chức năng điều khiển dịch vụ cho phép đơn giản hơn việc quản lý mạng nhờ dữ liệu liên quan đến cuộc gọi và các dữ liệu logic phức tạp khác được tập trung, triển khai nhanh các loại hình dịch vụ khác nhau. Hiện nay, có nhiều hãng cung cấp thiết bị đưa ra các mô hình khác nhau nhằm thỏa mãn các yêu cầu của mạng NGN: Alcatel với E10MM, Ericsson với ENGINE, Siemens với SURPASS… I.1.2. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG Trong quá trình phát triển, các động lực thúc đẩy sự tiến bộ của kỹ thuật viễn thông là: - Công nghệ điện tử với xu hướng phát triển hướng tới sự tích hợp ngày càng cao của các vi mạch. - Sự phát triển của kỹ thuật số. - Sự kết hợp giữa truyền thông và tin học, các phần mềm hoạt động ngày càng hiệu quả. - Công nghệ quang làm tăng khả năng tốc độ và chất lượng truyền tin, chi phí thấp… Những xu hướng phát triển công nghệ đan xen lẫn nhau và cho phép mạng lưới thoả mãn tốt hơn các nhu cầu của khách hàng trong tương lai. Với sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng của các nhu cầu dịch vụ ngày càng phức tạp từ phía khách hàng đã kích thích sự phát triển nhanh chóng của thị trường công nghệ điện tử-tin học-viễn thông. Những xu hướng phát triển công nghệ đã và đang tiếp cận nhau, đan xen lẫn nhau nhằm cho phép mạng lưới thoả mãn tốt hơn các nhu cầu của khách hàng trong tương lai. Thị trường viễn thông trên thế giới đang đứng trong xu thế cạnh tranh và phát triển hướng tới mạng viễn thông toàn cầu tạo ra khả năng kết nối đa dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới. Xu hướng phát triển công nghệ điện tử-viễn thông-tin học ngày nay trên thế giới được ITU thể hiện một cách tổng quát trong hình vẽ sau đây (Hình I.2). Các dịch vụ thông tin được chia thành hai xu thế: - Hoạt động kết nối định hướng (Connection Oriented Operation). - Hoạt động không kết nối (Connectionless Operation). Các cuộc gọi trong mạng viễn thông, PSTN, ISDN là các hoạt động kết nối định hướng, các cuộc gọi được thực hiện với trình tự: quay số-xác lập kết nối-gửi và nhận thông tin-kết thúc. Với chất lượng mạng tốt, các hoạt động kết nối định hướng luôn luôn đảm bảo chất lượng dịch vụ thông tin. Công nghệ ATM cho phép phát triển các dịch vụ băng rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ. Hình I.2. Các xu hướng phát triển trong công nghệ mạng (ITU TSB) Khác với các cuộc gọi quay số trực tiếp theo phương thức kết nối định hướng, các hoạt động thông tin dựa trên giao thức IP như việc truy nhập Internet không yêu cầu việc xác lập trước các kết nối, vì vậy chất lượng dịch vụ có thể không được đảm bảo. Tuy nhiên, do tính đơn giản, tiện lợi với cho phí thấp, các dịch vụ thông tin theo phương thức hoạt động không kết nối phát triển rất mạnh theo xu hướng nâng cao chất lượng dịch vụ và tiến tới cạnh tranh với các dịch vụ thông tin theo phương thức kết nối định hướng. Hai xu hướng phát triển này dần tiệm cận và hội tụ với nhau tiến tới ra đời công nghệ ATM/IP, đó là nguồn gốc động lực cho ra đời và phát triển các công nghệ mạng mới như MPLS. Sự phát triển mạnh mẽ của nhu cầu dịch vụ và các công nghệ mới tác động trực tiếp đến sự phát triển của cấu trúc mạng (Hình I.3).  ạớ   Môi trường viễn thông QoS không được đảm bảo QoS được đảm bảo    Hoạt động kết nối định hướng Hoạt động không kết nối Song hướng Hình I.3. Xu hướng phát triển mạng và dịch vụ Có thể khẳng định giai đoạn hiện nay là giai đoạn chuyển dịch giữa công nghệ thế hệ cũ (chuyển mạch kênh) sang dần công nghệ thế hệ mới (chuyển mạch gói), điều đó không chỉ diễn ra trong hạ tầng cơ sở thông tin mà còn diễn ra trong các công ty khai thác dịch vụ, trong cách tiếp cận của các nhà khai thác thế hệ mới khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Các dịch vụ hiện nay của mạng hiện tại Các dịch vụ hiện nay của mạng hiện tại Các dịch vụ phát triển tiếp theo của mạng hiệnệạ Các dịch vụ phát triển tiếp theo của mạng hiệnệạ Các dịch vụ phát triển tiếp theo của mạng thế hệ sau ếệ Các dịch vụ phát triển tiếp theo của mạng thế hệ sau ếệ Các dịch vụ hiện nay của mạng thế hệ Các dịch vụ hiện nay của mạng thế hệ Sự phát triển mạng Sự phát triển dịch dịch vụ ẽ  … IEC và LEC truyền thống CHƯƠNG 2 CÔNG NGHỆ ATM 2.1. GI ỚI THIỆU CHUNG VỀ ATM 2.1.1. Khái niệm về ATM. ATM là phương thức truyền không đồng bộ kỹ thuật chuyển mạch gói chất lượng cao. Có phương thức truyền tải định hướng, chuyển gói nhanh dựa trên ghép không đồng bộ phân chia theo thời gian. Trong kiểu truyền không đồng bộ tồn tại hai thuật ngữ: * Thuật ngữ “ truyền ” bao gồm cả lĩnh vực truyền dẫn và chuyển mạch trong đó “ dạng truyền ” ám chỉ cả chế độ truyền dẫn và chuyển mạch thông tin trong mạng. * Thuật ngữ “ không đồng bộ ” giải thích cho một kiểu truyền thông, trong đó các gói tin trong cùng một cuộc nối có thể lặp đi lặp lại một cách bất thường như chúng được tạo ra theo yêu cầu cụ thể mà không theo chu kỳ. ATM đã kết hợp tất cả những lợi thế của kỹ thuật chuyển mạch trước đây vào một kỹ thuật truyền thông duy nhất. Sử dụng các gói cố định gọi là các tế bào, nó có thể truyền tải một hỗn hợp các dịch vụ bao gồm thoại, hình ảnh, số liệu, có thể cung cấp các băng thông theo yêu cầu. ATM có thể loại trừ được các “nút cổ chai” thường xảy ra ở các mạng LAN và WAN hiện nay. Công nghệ ATM xuất hiện với mạng diện rộng, đa dịch vụ băng rộng, tốc độ cao. Nhờ các công nghệ ATM, ta có thể kết hợp các dịch vụ B-ISDN khác nhau, đó là những dịch vụ băng rộng, băng hẹp khác nhau cùng tồn tại trong mạng viễn thông có cùng một kích cỡ tế bào ATM. ATM cũng chấp nhận loại dịch vụ kết nối trong đó kênh ảo được tạo ra để truyền các thông tin dịch vụ. ID kết nối được chỉ định khi thiết lập kênh và ID được giải phóng khi kết thúc kết nối. Trình tự ATM của các tế bào ATM của kênh ảo được tạo nên bởi chức năng của lớp ATM và thông tin báo hiệu cho việc thiết lập kết nối, được truyền đi theo các tế bào ATM khác nhau. 2.1.2. Các đặc điểm của ATM. ATM truyền tải theo phương thức không đồng bộ, tức là các thông tin được truyền từ đầu phát tới đầu thu một cách không đồng bộ và được thể hiện như sau: thông tin xuất hiện tại đầu vào của hệ thống được nạp vào các bộ nhớ đệm, sau đó chúng được chia nhỏ thành các tế bào và truyền tải qua mạng. ATM có hai đặc điểm quan trọng là: • Thứ nhất: ATM sử dụng các gói có kích thước nhỏ và cố định gọi là tế bào ATM (ATM cell), các tế bào nhỏ cùng với tốc độ truyền lớn sẽ làm cho trễ truyền và biến động trễ giảm đủ nhỏ đối với các dịch vụ thời gian thực.ngoài ra kích thước nhỏ cũng sẽ tạo điều kiện cho việc hợp kênh ở tốc độ cao được dễ dàng hơn. • Thứ hai: ATM còn có một đặc điểm rất quan trọng là nhóm một vài kênh ảo thành một đường ảo mhằm giúp cho việc định tuyến được dễ dàng. Phương thức truyền tải trong ATM gần giống với phương thức chuyển mạch gói. Và nó có một số đặc điểm khác với chuyển mạch gói như sau: • Để phù hợp với việc truyền tín hiệu thời gian thực thì ATM phải đạt độ trễ đủ nhỏ, tức là các tế bào phải có độ dài ngắn hơn các gói thông tin trong chuyển mạch gói. • Các tế bào có đoạn mào đầu nhỏ nhất nhằm tăng hiệu quả sử dụng vì các đường truyền có tốc độ rất cao. • Để đảm bảo độ trễ đủ nhỏ thì các tế bào được truyền ở những khoảng thời gian xác định, không có khoảng trống giữa các tế bào. • Trong ATM thứ tự các tế bào ở bên phát và bên thu phải giống nhau (đảm bảo nhất quán về thứ tự). Những đặc điểm này giúp cho mạng ATM có sự mền dẻo và linh hoạt vì nó có thể tạo ra sự tương thích về mặt tốc độ truyền của các tế bào (tốc độ của thông tin) và tốc độ của thông tin được tạo ra (tốc độ thay đổi nguồn tín hiệu). ATM có thể điều khiển tất cả các kiểu lưu lượng: Voice, Audio, Video, Text, Data , được ghép kênh và chuyển mạch trong một mạng chung. Trong mạng ATM độ rộng băng có thể gán lại trong thời gian thực cho bất kì kiểu lưu lượng khác nhau nào theo yêu cầu, có thể thấy rằng đây là một công nghệ cho mọi môi trường LAN, GAN, PSTN Đây là nguyên nhân nổi bật làm cho ATM được lựa chon làm công nghệ chuyển mạch và truyền dẫn chung cho các dịch vụ trong mạng B-ISDN. Các tính năng ưu việt của ATM và môi trường ATM là: • Ghép kênh không đồng bộ (ATDM) và thống kê cho mọi kiểu lưu lượng. • Gán độ rộng kênh rất linh hoạt và mềm dẻo. • Giảm các mạng riêng. • Chấp nhận mạng hiện có nhờ kết nối chúng với mạng ATM mới. • Tốc độ truy cập cao (155 Mbt/s – 16 Gbt/s) • Tiết kiệm giá thành OA&M (Operation Administrantion and Maintenance) nhờ công nghệ cao và đồng nhất. Bản chất của ATM là liên kết truyền các tế bào với các thông tin được tạo ra và ATM cung cấp khả năng ghép kênh “thống kê” với đường truyền. Do đó trong ATM đã tận dụng được dung lượng truyền dẫn trong các thời điểm có “hoạt động thấp” của nguồn thông tin với thay vì truyền đi các tế bào “không có ích”, là các tế bào truyền đi trong khoảng thời gian này, sẽ có các nguồn thông tin khác nhau được thay thế. Trong trường hợp có nhiều nguồn thông tin được thay đổi (VBR) truyền đi trên cùng một đường truyền thì khả năng ghép kênh “thống kê” là rất cao. Tế bào ATM có kích thước cố định và kết hợp với ghép kênh, giúp cho việc tổ hợp nhiều nguồn tín hiệu khác nhau trên một đường truyền được dễ dàng, từ đó các nhà khai thác có thể cung cấp nhiều dịch vụ cho khách hàng trên cùng một đường truyền. Tuy nhiên ATM không phải không có nhược điểm: _ Thời gian tổ hợp tế bào và trễ biến động tế bào. _ Trễ biến động tế bào sinh ra bởi các giá trị trễ khác nhau tại những điểm chuyển mạch và các thiết bị tách/ghép kênh, dẫn đến khoảng cách các tế bào bị thay đổi. Trong tín hiệu thoại sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều nếu xảy ra trễ này. [...]...Trễ của mạng Giá trị trễ tăng Giá trị trễ giảm Hỡnh 2.1 Mụ t s bin i tr ca t bo 2.1.3 Cu trỳc t bo ATM Cu trỳc mt t bo ATM 8 Byte 1 2 3 7 6 5 4 3 2 1 Phần tiêu đề Header Section 4 5 6 Phần mang thông tin dịch... đẳng cấp Lớp cung Thực thể N N cấp dịch vụ N-PDU Hỡnh 2.8 Mi quan h gia cỏc thc th v cỏc lp trong OSI Mt PDU lp N bao gm thụng tin iu khin giao thc PCI ( Protocol Control Information ) lp N v s liu ti t lp N+1 thụng tin iu khin trao i gia cỏc thc th lp N PDU lớp N+1 Lớp N+1 Lớp N PCI lớp N SDU lớp N+1 PDU lớp N+1 Hỡnh 2.9 Cỏc kiu n v s liu v quan h gia chỳng 2.1.7 La chn di cho t bo 2.1.7.1 La chn ... cp dch v tiờu chun m AAL s dng: Cp Mi quan h dch nh thi gia v ngun v ớch Cp Yờu cu Tc bit Kiu kt ni Khụng i Thớ d nh hng kt ni Cp Khụng yờu cu C Cp Khụng yờu cu Bin i hng kt ni Phi kt ni Bin i Tc s liu nh ni B bin i nh hng kt Bin i Video tc bit ni Cp Yờu cu khụng i nh hng kt A Video tc bit Chuyn ti s liu D phi kt ni Bng phõn loi dch v ca AAL: Cỏc lp dch v Quan h nh thi A B Yờu cu C D Khụng yờu... cu trỳc tng t nh cu hỡnh ca ISDN) xỏc nh cỏc giao din v cỏc chc nng khỏc nhau gia cỏc thc th ca mng B-NT1 thc hin cỏc chc nng ca cỏc lp bờn di nh kt cui ng truyn, x lý giao din truyn dn liờn quan n cỏc kt cui quang v in ti a im thit b khỏch hng B-NT1 c iu khin bi nh cung cp mng v l ranh gi gia cỏc mng, B-NT2 thc hin cỏc chc nng lp cao hn bao gm ghộp / phõn tỏch lu lng, x lý bng tn, chuyn mch cỏc kt... ny t gn ti 100% V mt tc chuyn mch v phc tp phc tp ca vic chuyn mch cỏc gúi cú di c nh hay thay i ph thuc vo nhng chc nng m chỳng cn thc hin cng nh yờu cu k thut tng ng vi cỏc chc nng ny Hai yu t quan trng nht l: tc hot ng v yờu cu v kớch thc b nh ca hng i * Tc hng i: Ph thuc vo s lng cỏc chc nng cn thc hin v thi gian thc hin cỏc chc nng ú * X lý phn tiờu : i vi cỏc gúi cú di c nh, khong thi... phi c gii hn sao cho giỏ tr ca nú nh hn 25 ms Nu tng tr ln hn giỏ tr ny thỡ cn phi lp thờm b kh ting vang Theo kt qu nghiờn cu ca ITU-T, di ca t bo cú nh hng trc tip ti tr: i vi cỏc t bo cú di tng i ngn (32 byte hoc nh hn) thỡ tr tng rt nh, do ú trong hu ht cỏc trng hp u khụng cn b kh ting vang i vi cỏc t bo cú di ln (hn 64 byte) thỡ tr tng lờn ỏng k, do ú lỳc ny s cú hai gii phỏp: lp b kh vang... ti nỳt chuyn mch thỡ phn tiờu ca nú cn phi c s lý ngay trong khong thi gian mt t bo, do ú kớch thc t bo cng ln thỡ thi gian dnh cho vic thc hin cng nhiu v tc yờu cu cng thp Tuy vy tc khụng phi l vn quan trng nht, bi vỡ cụng ngh hin nay cho phộp x lý rt nhiu thụng tin trong khong 1s, nh vy vn chớnh l gii hn b nh Kt lun Cỏc giỏ tr di kớch thc gia 32 byte v 64 byte c a chung hn c S la chn ny ph... v Qun lý mt phng (Plane Managerment) Nhim v l to ra s phi hp gia cỏc mt phng khỏc vi nhau Qun lý mt phng khụng cú cu trỳc phõn lp, qun lý lp cú cỏc lp khỏc nhau nhm thc hin cỏc chc nng qun lý cú liờn quan ti cỏc ti nguyờn v thụng s nm cỏc thc th cú giao thc Mt phng ngi s dng: - Cú nhim v truyn cỏc thụng tin ca ngi s dng t im A n im B trờn mng Cỏc c ch nh iu khin lung, iu khin tc nghn, chng li u thc... ny, mt phng ny cng cú cu trỳc phõn lp Mt phng iu khin: - Cú cu trỳc phõn lp, vi chc nng thc hin cỏc iu khin ng ni (Connection Control) v cuc gi (Call Control) Chỳng thc hin cỏc chc nng bỏo hiu cú liờn quan n vic thit lp, giỏm sỏt v gii phúng ng ni hay cuc gi - Mt phng qun lý v mt phng iu khin cú th phõn ra lm cỏc lp sau: Lp bc cao: Tng ng vi 3 lp trờn cựng ca mụ hỡnh OSI Lp vt lý: ng vi lp 1 (lp vt... cho t bo ATM c nh 2.2.2 Cỏc lp thp trong B-ISDN 2.2.2.1 Lp vt lý (PL-Physical Layer) Chu trỏch nhim truyn ti thc t cỏc gúi ATM t mt im ti mt im khỏc Nú bao gm vic bin i cỏc tớn hiu sang khuụn dng in hoc quang thớch hp v np cỏc t bo ny thnh cỏc khung truyn dn thớch hp Trong PL cú hai giao din c bn thc hin cỏc kt ni: Giao din ngi dựng Mng (UNI) kt ni mi ngi s dng ti mt mng, v giao din Mng Mng (NNI) . tải. Dưới đây ta sẽ tìm hiểu một cách tổng quan về mạng NGN và các khả năng của mạng, từ đó để thấy được vai trò quan trọng của mạng này. Xu hướng phát triển mạng viễn thông Mạng viễn thông hiện nay. cả các mạng đang tồn tại và mạng mới. Mạng NGN liên kết hoạt động với các mạng đang tồn tại như PSTN, ISDN và GSM qua các Gateway. • NGN hỗ trợ cả các thiết bị đầu cuối nhận biết NGN và các. khai thác mạng. Đặc điểm và khả năng của mạng NGN Với sự hội tụ mạng chuyển từ tích hợp các mạng đơn dịch vụ theo chiều dọc sang mạng đa dịch vụ cấu trúc theo các lớp ngang, mạng NGN có những

Ngày đăng: 16/10/2014, 14:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG I

  • TỔNG QUAN MẠNG VIỄN THÔNG THẾ HỆ SAU

    • Xu hướng phát triển mạng viễn thông

      • I.1.1. NGN là gì?

      • Đặc điểm và khả năng của mạng NGN

        • Hình 2.7 Mô hình phân lớp OSI

        • Hình 2.8 Mối quan hệ giữa các thực thể và các lớp trong OSI

          • Hình 2.9 Các kiểu đơn vị số liệu và quan hệ giữa chúng

          • X

          • X

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan