tóm tắt luận án dạy học cơ kỹ thuật theo lý thuyết học tập kiến tạo trong đào tạo giáo viên công nghệ

26 572 1
tóm tắt luận án dạy học cơ kỹ thuật theo lý thuyết học tập kiến tạo trong đào tạo giáo viên công nghệ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục và đào tạo trờng đại học s phạm hà nội Trần tuyến Dạy học cơ kỹ thuật Theo lý thuyết học tập kiến tạo Trong đào tạo giáo viên công nghệ Chuyờn ngnh : Lý lun v PPDH b mụn K thut cụng nghip Mó s : 62.14.01.11 Tóm tắt LUậN áN tiến sĩ giáo dục học H Ni - 2009 hµ néi - 2014 2 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Giáo dục phải phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học. Tạo cho cho sinh viên (SV) môi trường chủ động xây dựng kiến thức, làm chủ tri thức dựa trên những hiểu biết của bản thân. Trong đó dạy học chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động vào tình cảm, đem lại niềm vui cho người học. Dạy phương pháp chiếm lĩnh tri thức là bước quan trọng tiên quyết hiện nay. Dạy cho học sinh cách giải quyết vấn đề bằng việc kiến tạo kiến thức để họ có kỹ năng trong cuộc sống hiện đại. Năng lực kiến tạo tri thức cần được hình thành cho học sinh khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường. Thực tiễn cho thấy vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông hiện nay được triển khai rất chậm. Do đó cần vũ trang cho sinh viên sư phạm những kiến thức mới về các phương pháp dạy học để khi ra trường họ vận dụng vào dạy học phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta. Dạy học theo lý thuyết học tập kiến tạo là cách tiếp cận các phương pháp dạy học tích cực. Thầy giáo không là người truyền đạt kiến thức có sẵn, cung cấp chân lý, mà là người định hướng, đạo diễn cho sinh viên khám phá ra chân lý, tự tìm ra kiến thức. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các biện pháp dạy học môn Cơ kỹ thuật (CKT) trong chương trình đào tạo CĐSP theo lý thuyết học tập kiến tạo nhằm dạy SV nắm vững kiến thức và cả phương pháp chiến lĩnh kiến thức đó (phương pháp nghiên cứu), giúp họ có khả năng học tập suốt đời. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học Cơ kỹ thuật cho sinh viên ngành Sư phạm công nghệ trình độ cao đẳng. 3 3.2. Đối tượng nghiên cứu - Khả năng ứng dụng lý thuyết học tập kiến tạo vào dạy học và vận dụng vào dạy học môn Cơ kỹ thuật. - Các biện pháp dạy học môn Cơ kỹ thuật theo lý thuyết học tập kiến tạo. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu lý thuyết học tập kiến tạo và vận dụng vào dạy học môn Cơ kỹ thuật trong chương trình đào tạo giáo viên Công nghệ trình độ cao đẳng. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất và vận dụng hợp lý các biện pháp dạy học môn Cơ kỹ thuật (trong chương trình đào tạo CĐSP) theo lý thuyết học tập kiến tạo thì sẽ dạy được cho SV không chỉ nắm vững kiến thức mà cả phương pháp chiễn lĩnh (phương pháp nghiên cứu) kiến thức đó, giúp cho họ có khả năng học tập suốt đời. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về lý thuyết học tập kiến tạo, và ứng dụng trong dạy học nói chung và trong dạy học Cơ kỹ thuật của chương trình đào tạo giáo viên Công nghệ trung học cơ sở. 5.2. Tìm hiểu thực trạng dạy học Cơ kỹ thuật ở trường cao đẳng sư phạm trên quan điểm của lý thuyết học tập kiến tạo. 5.3. Phân tích logic kiến thức Cơ kỹ thuật trong chương trình đào tạo giáo viên trung học cơ sở làm cơ sở cho dạy học các nội dung của môn học theo lý thuyết học tập kiến tạo; xây dựng quy trình dạy học theo lý thuyết học tập kiến tạo cho môn Cơ kỹ thuật. 5.4. Kiểm nghiệm và đánh giá dạy học Cơ kỹ thuật theo lý thuyết học tập kiến tạo để kiểm chứng giả thuyết của đề tài. 6. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phối hợp hệ thống phương pháp nghiên cứu sau: 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, so sánh các tài liệu lý luận dạy học liên quan, đặc biệt là tài 4 liệu về lý thuyết học tập kiến tạo. Từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho việc vận dụng lý thuyết học tập kiến tạo vào dạy học Cơ kỹ thuật trong đào tạo giáo viên Công nghệ. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1. Phương pháp điều tra cơ bản: Điều tra thực trạng dạy học Cơ kỹ thuật ở trường cao đẳng sư phạm trên quan điểm của lý thuyết học tập kiến tạo. 6.2.2. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của chuyên gia về vận dụng lý thuyết học tập kiến tạo vào dạy học môn Cơ kỹ thuật trong đào tạo giáo viên cao đẳng sư phạm công nghệ. 6.2.3. Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học. 6.2.4. Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động học tập của sinh viên để có những nhận xét, đánh giá thực tiễn ứng dụng lý thuyết học tập kiến tạo. 6.2.5. Phương pháp thống kê: Sử dụng thống kê TH để tính toán và biểu thị các kết quả một cách định lượng. 7. Những đóng góp mới của luận án 7.1. Phát triển lý thuyết học tập kiến tạo trong dạy học Cơ kỹ thuật ở trường cao đẳng sư phạm. 7.2. Đề xuất các nguyên tắc dạy và quy trình học tập kiến tạo trong dạy học môn Cơ kỹ thuật ở trường cao đẳng sư phạm. 7.3. Đề xuất ba biện pháp (có thực nghiệm) vận dụng lý thuyết học tập kiến tạo vào dạy học Cơ kỹ thuật. 8. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục luận án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học Cơ kỹ thuật theo lý thuyết học tập kiến tạo. Chương 2: Biện pháp dạy học Cơ kỹ thuật theo lý thuyết học tập kiến tạo. Chương 3: Kiểm nghiệm và đánh giá. 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC THEO LÝ THUYẾT HỌC TẬP KIẾN TẠO 1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề Jean Piaget, John Dewey, Vưgotski, Glaserfeld là những người đầu tiên xây dựng lý thuyết học tập kiến tạo. Lý thuyết này được nghiên cứu và vận dụng vào dạy học dựa trên các luận điểm: - Tri thức được kiến tạo một cách tích cực bởi chủ thể nhận thức chứ không phải tiếp thu một cách thụ động từ môi trường bên ngoài. - Nhận thức của học sinh là một quá trình thích nghi và tổ chức những hiểu biết của chính người học. - Nhận thức không phải khám phá một thế giới cho nhân loại mà là quá trình đi tìm cái mới cho chính cá nhân mà họ chưa từng biết tới. - Học là một quá trình mang tính xã hội trong đó học sinh dần tự hòa mình vào các hoạt động trí tuệ của những người xung quanh. Tiếp theo là Brandt, Douglas H. Clementes, Michael T. Battista, Ernt Von Glaserfeld đã phát triển những nghiên cứu và vận dụng kiến tạo vào dạy học với quan điểm: - Kiến thức được học sinh chủ động và phát hiện chứ không phải thụ động tiếp nhận từ người khác mang đến hay do môi trường đem lại. - Người học tạo dựng nên kiến thức mới cho bản thân thông qua hoạt động thể chất và trí tuệ. - Sự biểu đạt thế giới và hiểu biết về tri thức khoa học mang tính cá nhân của mỗi học sinh. - Học là một hoạt động xã hội trong đó học sinh dần hòa mình vào hoạt động trí tuệ của những người xung quanh. - Tri thức được kiến tạo một cách cá nhân, thông qua cách thức hoạt động của mỗi cá nhân. - Kiến thức là kết quả của hoạt động kiến tạo của chính chủ thể nhận thức, không phải là thứ sản phẩm mà bằng cách này hay cách khác tồn tại bên ngoài chủ thể nhận thức và có thể được truyền đạt hoặc thấm nhuần bởi sự cần cù nhận thức hoặc giao tiếp. 6 Những người tiên phong nghiên cứu về kiến tạo đã bước đầu cho thấy ứng dụng của lý thuyết học tập kiến tạo vào lớp học. Người học không chỉ tham gia vào quá trình khám phá, phát minh mà còn tham gia vào cả quá trình xã hội bao gồm việc giải thích trao đổi, đàm phán và đánh giá. Những tri thức mới của học sinh nhận được từ việc điều chỉnh lại thế giới quan của họ để cho tri thức đó phải đáp ứng yêu cầu mà thực tế tự nhiên và thực trạng xã hội đặt ra. Nhiều nước trên thế giới đã và đang thực hiện mô hình dạy học theo lý thuyết học tập kiến tạo, nền giáo dục mà học sinh được làm chủ việc học tập. Người học được hướng dẫn, khuyến khích tự lập và triển khai kế hoạch học tập của riêng mình. Giáo viên là người hướng dẫn, chứ không chỉ thị, áp đặt, độc đoán và được sự tín nhiệm và giám sát hoạt động của học sinh. Thực tế cho thấy giáo dục của các nước này đã đạt được những thành tựu nhất định đáng để nhiều nước trong đó có nước ta phải học tập, đi theo. Ở nước ta tiêu biểu có các tác giả như Nguyễn Hữu Châu, Thái Duy Tuyên, Đỗ Tiến Đạt, Đào Tam, Nguyễn Quang Lạc, Bùi Phương Nga, … Các tác giả đã tìm hiểu lịch sử dạy học kiến tạo và tổng kết những đặc điểm cơ bản của việc vận dụng lý thuyết học tập kiến tạo vào dạy học. Tuy chưa được nhiều và chưa được triển khai rộng rãi, nhưng công trình của các tác giả ở Việt Nam trong những năm gần đây đã cho thấy quá trình đổi mới giáo dục ở nước ta đang được các nhà sư phạm hưởng ứng mạnh mẽ, đặc biệt là việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học trong đó bước đầu có việc vận dụng lý thuyết học tập kiến tạo vào dạy học. Một số tác giả nghiên cứu lý thuyết học tập kiến tạo theo hướng vận dụng vào dạy học bộ môn đặc trưng. Đó là nghiên cứu đổi mới dạy học ở các bộ môn Hóa học, Sinh học, Toán học, Vật lý. Các công trình cho thấy các tác giả đã bước đầu đưa ra quy trình dạy học môn học theo quan điểm dạy học kiến tạo; đề xuất những ví dụ cụ thể tổ chức dạy học; đã có những phân tích ưu nhược điểm khi vận dụng lý thuyết học tập kiến tạo; bước đầu vận dụng quy trình dạy học kiến tạo vào tổ chức dạy học một số nội dung 7 cụ thể. Những nghiên cứu về lý thuyết học tập kiến tạo phần nào đã góp phần tích cực vào sự đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học. Việc nâng cao chất lượng dạy học theo hướng đổi mới phương pháp đã và đang được nghiên cứu sâu rộng cả về phương diện lý thuyết cơ bản cũng như vận dụng vào từng nội dung dạy học cụ thể. Lý thuyết học tập kiến tạo có từ lâu trên thế giới, đã được cụ thể hóa bằng hiệu quả trong đào tạo của giáo dục một số nước, hiện đang được quan tâm nhiều ở Việt Nam. Do vậy, xu hướng nghiên cứu triển khai lý thuyết học tập kiến tạo vào dạy học trong chương trình đào tạo giáo viên là khả thi, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục đại học. 1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến dạy học theo lý thuyết học tập kiến tạo 1.2.1. Kiến tạo Kiến tạo là hoạt động của con người dựa vào khả năng hiện có của mình để chinh phục thế giới quan tồn tại xung quanh cá nhân và trở thành kỹ năng. Nhờ khả năng kiến tạo của con người mà chúng ta lần lượt chinh phục các kiến thức khoa học. Thực tế cho thấy là mới ngày nào vào lớp 1 mà đến bây giờ con người đó đã trở thành SV ngồi trên giảng đường đại học. Trong dạy học, kiến tạo được xem xét là một học thuyết mà mô hình lý thuyết của nó chính là cơ sở tâm sinh học để giải thích cơ chế học tập. Tư tưởng nền tảng cơ bản của thuyết kiến tạo là đặt vai trò của chủ thể nhận thức lên vị trí hàng đầu của quá trình nhận thức. Thực tiễn cho thấy mỗi người hình thành thế giới quan riêng của mình. Tất cả những gì mà mỗi người trải nghiệm thì sẽ được sắp xếp chúng vào trong "bức tranh toàn cảnh về thế giới" của người đó, tức là tự kiến tạo riêng cho mình một bức tranh thế giới. 1.2.2. Học tập kiến tạo Người học chiếm lĩnh tri thức được thể hiện qua các hình thức: - Cá nhân kiến tạo hay tự nghiên cứu - Học tập kiến tạo với bạn, qua thầy hay hợp tác các bạn 8 - Học tập kiến tạo từ thông tin phản hồi hay tự kiểm tra, tự điều chỉnh Học tập kiến tạo là hoạt động của người học được diễn ra bằng chính hoạt động của chủ thể nhận thức. Người học xây dựng kiến thức cho chính mình trên cơ sở những kiến thức vốn có và sự tương tác với môi trường nhằm sửa đổi hoặc mở rộng kiến thức của bản thân. 1.2.3. Đồng hóa Đồng hóa là chủ thể tái lập lại một số đặc điểm của khách thể được nhận thức, đưa chúng vào trong các sơ đồ đã có. Thuật ngữ đồng hóa mô tả một sự thay đổi trong nhận thức cá nhân hoặc nhóm người có kết quả từ những nhận thức cũ bằng sự tương tác xã hội liên tục giữa các thành viên. Sự đồng hoá xuất hiện như một cơ chế giữ gìn cái đã biết trong trí nhớ và cho phép người học dựa trên những khái niệm quen biết để giải quyết tình huống mới. Quá trình đồng hóa là quá trình chủ thể tiếp nhận khách thể, tức là chủ thể dùng các kiến thức và kĩ năng đã có để xử lý các thông tin và tác động từ bên ngoài nhằm đạt được mục tiêu nhận thức. 1.2.4. Điều ứng Điều ứng có nghĩa là sự điều chỉnh, sự thích nghi, sự thay đổi phù hợp với mục đích đặc biệt. Đó là quá trình thích nghi của chủ thể đối với những đòi hỏi đa dạng của môi trường, bằng cách tái lập lại những đặc điểm của khách thể vào cái đã có, qua đó biến đổi cấu trúc đã có, tạo ra cấu trúc mới, dẫn đến trạng thái cân bằng. Sự điều ứng xuất hiện khi người học vận dụng những kiến thức và kĩ năng quen thuộc để giải quyết tình huống mới nhưng đã không thành công. Vì thế, để giải quyết tình huống này người học phải thay đổi, điều chỉnh, thậm chí loại bỏ những kiến thức và kinh nghiệm đã có. Khi tình huống mới được giải quyết thì kiến thức mới được hình thành và được bổ sung vào hệ thống kiến thức đã có. 1.3. Lý thuyết học tập kiến tạo và vận dụng 1.3.1. Khái quát về lý thuyết học tập kiến tạo Trong học tập, diễn ra quá trình tư duy để tạo ra sự chuyển hóa bên trong quá trình nhận thức của người học. Thực chất quá trình “đồng hóa” 9 và quá trình “điều ứng” về những hiểu biết là quá trình sử dụng “kinh nghiệm” và quá trình thay đổi “kinh nghiệm” những kiến thức đã học tập. Hình 1.1: Sơ đồ quá trình đồng hóa và điều ứng trong học tập Học tập kiến tạo nhấn mạnh những kiến thức mà người học đã được học ở lớp dưới hay bài học trước gọi là kiến tạo cơ bản. Lý thuyết học tập kiến tạo đề cao sự tương tác giữa những kiến thức hiện có của người học với môi trường trong quá trình học tập của họ còn gọi là kiến tạo xã hội. 1.3.2. Kiến tạo cơ bản Kiến tạo cơ bản đề cao vai trò của mỗi cá nhân trong quá trình nhận thức và cách thức cá nhân xây dựng tri thức cho bản thân. Kiến tạo cơ bản quan tâm đến quá trình chuyển hóa bên trong của cá nhân trong quá trình nhận thức. Kiến tạo cơ bản coi trọng những kinh nghiệm của người học trong quá trình người học hình thành thế giới quan khoa học cho mình. Sự nhấn mạnh tới kiến tạo cơ bản trong dạy học là sự nhấn mạnh tới vai trò chủ động của người học, nhưng cũng nhấn mạnh tới sự cô lập về tổ chức nhận thức của người học. 10 [...]... hợp được với lý thuyết học tập kiến tạo Những phương tiện hỗ trợ cho GV trong việc tổ chức dạy học theo lý thuyết học tập kiến tạo Chương 2: BIỆN PHÁP DẠY HỌC CƠ KỸ THUẬT THEO LÝ THUYẾT HỌC TẬP KIẾN TẠO 2.1 Giới thiệu môn Cơ kỹ thuật ở trường cao đẳng sư phạm 2.1.1 Mục tiêu môn học SV hiểu và vận dụng được các nội dung về cơ học, xác định đúng các bài toán cơ kỹ thuật Làm các bài tập cơ học, liên hệ,... của dạy học theo lý thuyết học tập kiến tạo Người dạy là người hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động học diễn ra trong môi trường lớp học Nội dung dạy học theo lý thuyết học tập kiến tạo không chỉ là nội dung của bài học mà người học cần tiếp thu mà còn là những kiến thức có liên quan đến kinh nghiệm của người học 1.3.5 Vận dụng lý thuyết học tập kiến tạo trong dạy học Lý thuyết học tập kiến tạo. .. Việc học chỉ có ý nghĩa khi các cá nhân bị thu hút vào các hoạt động mang tính xã hội 1.3.4 Cấu trúc của dạy học theo lý thuyết học tập kiến tạo Việc vận dụng lý thuyết học tập kiến tạo vào dạy học còn gọi là dạy học kiến tạo và được thể hiện qua hoạt động tổ chức dạy học ở môn học cụ thể Do vậy nắm cấu trúc của dạy học theo lý thuyết học tập kiến tạo có ý nghĩa rất lớn trong tổ chức dạy học các môn học. .. dạy lựa chọn phương pháp hợp lý để tổ chức cho người học học tập kiến tạo 13 1.4 Thực trạng dạy học Cơ kỹ thuật xét theo quan điểm kiến tạo Điều tra thực trạng ban đầu giúp có cái nhìn thực tiễn tổng quát về việc dạy học CKT theo lý thuyết học tập kiến tạo, đồng thời cho biết khả năng vận dụng lý thuyết học tập kiến tạo trong dạy học Đó là những phản ánh về việc tổ chức dạy học với các đặc điểm: SV chủ... nhân và nhóm trong học tập kiến tạo 2.2 Nguyên tắc dạy học Cơ kỹ thuật theo lý thuyết học tập kiến tạo Nguyên tắc 1: Dạy học CKT theo lý thuyết học tập kiến tạo phải được tổ chức sao cho thực hiện được hai mục tiêu chính, quan trọng là dạy kiến thức và dạy phương pháp chiếm lĩnh kiến thức (phương pháp nghiên cứu môn học) Đó là tổ chức dạy SV phương pháp nghiên cứu môn học thông qua dạy kiến thức môn... việc vận dụng vào dạy học CKT Các chuyên gia ủng hộ những giải pháp và cách thức tiến hành dạy học CKT cho SV sư phạm công nghệ theo lý thuyết học tập kiến tạo Các chuyên gia cho rằng đổi mới phương pháp dạy học môn CKT trong đào tạo giáo viên Công nghệ theo lý thuyết học tập kiến tạo là rất cần thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học 26 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I Kết luận Trước những... quả dạy học ở nhóm lớp TN cao hơn 3.3 Phương pháp chuyên gia 3.3.1 Chuẩn bị cho phương pháp chuyên gia 1) Gửi tài liệu cho các chuyên gia, bao gồm: - Tóm tắt lý luận về lý thuyết học tập kiến tạo - Quy trình dạy học CKT theo lý thuyết học tập kiến tạo - Các giáo án và ý tưởng dạy học - Các đề kiểm tra (sau bài dạy thực nghiệm) và đáp án (PHỤ LỤC – LUẬN ÁN) 25 - Phiếu xin ý kiến (PHỤ LỤC – LUẬN ÁN) ... các bài tập nghiên cứu môn học, 2.3 Quy trình dạy học Cơ kỹ thuật theo lý thuyết học tập kiến tạo Dựa trên sơ đồ quá trình đồng hóa và điều ứng trong lý thuyết học tập kiến tạo, quy trình dạy học CKT phải được thực hiện theo quy trình học tập kiến tạo như sơ đồ sau: 16 Bước 1 - Bộ lộ quan niệm SV Bước 2 - Xác định vấn đề Bước 3 – Đề xuất giả thuyết Bước 4 - Kiểm nghiệm giả thuyết Bước 5 - Kết luận và... “khoanh vùng” kiến thức để giúp SV tập trung vào quá trình nghiên cứu, học tập và kiến tạo kiến thức Đối với môn Cơ kỹ thuật, các bài toán cơ cũng như những vấn đề về cơ kỹ thuật cần những kiến thức đã học về toán để SV kiến tạo kiến thức Các kiến thức TH cần thiết và được sử dụng nhiều để học môn CKT như kiến thức về tọa độ Đề các, véc tơ toán, kiến thức TH vi phân Các nội dung học tập Cơ kỹ thuật có thể... pháp kiểm nghiệm đánh giá mức độ tích cực học tập của SV theo lý thuyết học tập kiến tạo trong dạy học CKT Từ đó đánh giá việc vận dụng lý thuyết học tập kiến tạo vào dạy học CKT đối với nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên Công nghệ 3.1.2 Nội dung kiểm nghiệm Tiến hành kiểm nghiệm dựa trên một số bài và nội dung điển hình của môn CKT cho SV năm thứ 2, 3 ngành Cao đẳng Sư phạm công nghệ Đó là lựa chọn . lục luận án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học Cơ kỹ thuật theo lý thuyết học tập kiến tạo. Chương 2: Biện pháp dạy học Cơ kỹ thuật theo lý thuyết học tập kiến tạo. Chương. với lý thuyết học tập kiến tạo. Những phương tiện hỗ trợ cho GV trong việc tổ chức dạy học theo lý thuyết học tập kiến tạo. Chương 2: BIỆN PHÁP DẠY HỌC CƠ KỸ THUẬT THEO LÝ THUYẾT HỌC TẬP KIẾN. kỹ thuật trong chương trình đào tạo giáo viên trung học cơ sở làm cơ sở cho dạy học các nội dung của môn học theo lý thuyết học tập kiến tạo; xây dựng quy trình dạy học theo lý thuyết học tập

Ngày đăng: 16/10/2014, 14:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan