ĐÁNH GIÁ CHI TIÊU CÔNG TRONG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

24 620 2
ĐÁNH GIÁ CHI TIÊU CÔNG  TRONG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong giao thông đô thị,phương tiện giao thông công cộng giữ vai trò đặc biệt quan trọng, có thể coi là xương sống của sự hoạt động của thành phố. Trong giao thông công cộng có nhiều loại phương tiện nhưng xe buýt là loại phổ biến và dễ đầu tư nhất. Hơn nữa nó còn đem lại cho người dân rất nhiều tiện ích đúngnhư lời chào của trang web xe buýt TPHCM: “Nào ta cùng buýt Buýt đến trường Buýt đi làm – Buýt mua sắm – Buýt dạo chơi – Buýt an toàn – Buýt lịch sự Buýt tiện ích – Buýt tiết kiệm.” Với ưu thế giá rẻ, tiện lợi thì xe buýt luôn là lựa chọn của học sinhsinh viên và những người dân có thu nhập trung bình thấp. Thế nhưng gần đây, an toàn xe buýt là một vấn đề đang nổi cộm và gây nên tâm lý hoang mang cho người dân. Những vụ tai nạn giao thông đường bộ có liên quan đến xe buýt liên tiếp xảy ra, trong đó nguyên nhân trực tiếp là tài xế chạy ẩu, đón trả khách không đúng trạm hoặc không dừng hẳn. Bên cạnh đó, thái độ phục vụ của tài xế và nhân viên không lịch sự, thậm chí là la mắng, chửi bới hành khách.Tuy không phải tuyến buýt nào cũng vậy, nhưng dường như những hình ảnh xấu trên đã khiến cho người dân chẳng còn “mặn mà” với xe buýt nữa. Như vậy thì mục tiêu giảm xe máy cá nhân, đưa việc đi lại bằng xe buýt trở thành một nét văn hóa đô thị, để giảm ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông khó có thể thực hiện được. Thế thì nguồn ngân sách thành phố đã chi cho xe buýt như thế nào, việc quản lý nguồn chi phải chăng chưa hiệu quả nên đã để xảy ra tình trạng trên? Việc chọn lựa khu vực tư hay khu vực công cung cấp dịch vụ xe buýt thì sẽ tốt hơn? Và hiệu quả kinh tếxã hội trong dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt thời gian qua được đánh giá như thế nào? Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả chi tiêu công để vừa giúp được người dân lại vừa tránh lãng phí ngân sách? Tất cả những câu hỏi này sẽ được nhóm trả lời thông qua việc tìm hiểu đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHI TIÊU CÔNG TRONG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT  Tiểu luận Môn: KINH TẾ CÔNG ĐÁNH GIÁ CHI TIÊU CÔNG TRONG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM GVHD:Th.s Trần Thị Thu Trang SVTH: MSSV: Nguyễn Thị Mỹ Nhung K114030416 Nguyễn Chí Thảo K114030431 Bùi Thị Thắm K114030437 Nguyễn Thị Thúy K114030443 Huỳnh Thùy Trang K114030447 TP.HCM - THÁNG 12 NĂM 2013 LỜI MỞ ĐẦU Trong giao thông đô thị,phương tiện giao thông công cộng giữ vai trò đặc biệt quan trọng, có thể coi là xương sống của sự hoạt động của thành phố. Trong giao thông công cộng có nhiều loại phương tiện nhưng xe buýt là loại phổ biến và dễ đầu tư nhất. Hơn nữa nó còn đem lại cho người dân rất nhiều tiện ích đúngnhư lời chào của trang web xe buýt TPHCM: “Nào ta cùng buýt! Buýt đến trường - Buýt đi làm – Buýt mua sắm – Buýt dạo chơi – Buýt an toàn – Buýt lịch sự - Buýt tiện ích – Buýt tiết kiệm.” Với ưu thế giá rẻ, tiện lợi thì xe buýt luôn là lựa chọn của học sinh-sinh viên và những người dân có thu nhập trung bình thấp. Thế nhưng gần đây, an toàn xe buýt là một vấn đề đang nổi cộm và gây nên tâm lý hoang mang cho người dân. Những vụ tai nạn giao thông đường bộ có liên quan đến xe buýt liên tiếp xảy ra, trong đó nguyên nhân trực tiếp là tài xế chạy ẩu, đón trả khách không đúng trạm hoặc không dừng hẳn. Bên cạnh đó, thái độ phục vụ của tài xế và nhân viên không lịch sự, thậm chí là la mắng, chửi bới hành khách.Tuy không phải tuyến buýt nào cũng vậy, nhưng dường như những hình ảnh xấu trên đã khiến cho người dân chẳng còn “mặn mà” với xe buýt nữa. Như vậy thì mục tiêu giảm xe máy cá nhân, đưa việc đi lại bằng xe buýt trở thành một nét văn hóa đô thị, để giảm ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông khó có thể thực hiện được. Thế thì nguồn ngân sách thành phố đã chi cho xe buýt như thế nào, việc quản lý nguồn chi phải chăng chưa hiệu quả nên đã để xảy ra tình trạng trên? Việc chọn lựa khu vực tư hay khu vực công cung cấp dịch vụ xe buýt thì sẽ tốt hơn? Và hiệu quả kinh tế-xã hội trong dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt thời gian qua được đánh giá như thế nào? Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả chi tiêu công để vừa giúp được người dân lại vừa tránh lãng phí ngân sách? Tất cả những câu hỏi này sẽ được nhóm trả lời thông qua việc tìm hiểu đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHI TIÊU CÔNG TRONG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG CÔNG CỘNG 1.1. Khái niệm về hệ thống giao thông công cộng Giao thông công cộng là là hệ thống giao thông trong đó người tham gia giao thông không sử dụng các phương tiện giao thông thuộc sở hữu cá nhân. Các dạng giao thông công cộng thường gặp bao gồm: xe kéo tay, xe xích lô, xe buýt, tàu điện, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay, taxi, phà… 1.2. Lịch sử hình thành hệ thống giao thông công cộng Giao thông công cộng xuất hiện rất sớm.Hình thức giao thông công cộng đầu tiên là giao thông đường thủy.Người ta sử dụng phà để giúp chuyên chở người, động vật và hàng hóa. Sau đó dần dần xuất hiện các hình thức giao thông công cộng khác như xe ngựa trở khách, chuyên chở hành khách theo một hành trình cố định từ quán trọ này đến quán trọ khác, và xe buýt hai tầng, xuất hiện lần đầu ở Nantes, Pháp vào năm 1826, giúp chuyên chở người trong thành phố. 1.3. Lợi ích từ việc đầu tư hệ thống giao thông công cộng Một số chính phủ tin rằng việc sử dụng tiền thuế để gây quỹ cho giao thông công cộng sẽ có lợi cho người dân.Nếu tiền thuế được đưa vào quỹ giao thông công cộng, giao thông công cộng sẽ phát triển, từ đó sẽ giảm thiểu ách tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.Chính phủ cũng không phải mở rộng cơ sở hạ tầng để điều tiết giao thông, một việc làm rất tốn kém, đòi hòi thuế cao.Nhờ vậy, người dân sẽ không phải trả nhiều tiền thuế. Điều này có lợi cho người dân.Một lý do khác cho phát triển giao thông công cộng là để trợ giúp cho những người không có khả năng điều khiển các phương tiện giao thông thông thường, những người chưa đủ độ tuổi cho phép để điều khiển phương tiện giao thông, hoặc là những người không thể chi trả cho các loại hình giao thông đắt đỏ hơn. 1.4. Đặc điểm của vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Với sự phát triển chóng mặt của các phương tiện ca nhân như xe máy, ô tô đã dẫn đến tình trạng tắt nghẽn, tai nạn, ô nhiễm. Trước tình trạng đó xe buýt ra đời được xem như là một sự tiến bộ của xã hội ở đô thị. 1.4.1. Ưu điểm chính của xe buýt Có tính động cơ cao, không phụ thuộc vào mạng dây dẫn hoặc đường ray, không cản trở và dễ hòa nhập vào hệ thông giao thông, đường bộ trong thành phố. Khai thác, điều hành đơn giản có thể điều chỉnh nhanh chóng chuyến lượt, thay xe trong thời gian ngắn mà không ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến. 1.4.2. Nhược điểm vận tải hành khách bằng xe buýt Trong khai thác đôi khi không thuận lợi do thiếu thiết bị, do dừng xe ở bến, thiếu hệ thống thông tin… nên không đáp ứng được nhu cầu của người đi về tiện nghi, độ tin cậy … Động cơ đốt trong có cường độ gây ra ô nhiễm cao do : khí xả, bụi hoặc nhiên liệu và dầu nhờn chảy ra, ngoài ra còn gây ra tiếng ồn và chấn động. Năng lực vận chuyển không cao, năng suất vận chuyển thấp tốc độ khai thác còn thấp (30-40 km/h) so với xe điện bánh sắt, xe điện ngầm…khả năng vận tải thấp trong giờ cao điểm vì sử dụng bánh hơi. 1.5. Vai trò của xe buýt trong hệ thống vận tải hành khách công cộng. Vận tải xe buýt là một trong những yếu tố quan trọng nhất của vận tải hành khách công cộng, nó chiếm đa số trong vận tải hành khách công cộng, nó đang là hình thức phát triển của thành phố. Ngoài chức năng vận chuyển độc lập nhờ tính năng cơ động, xe buýt còn được sử dụng như là một phương tiện tiếp chuyển và vận chuyển kết hợp với các phương thức vận tải khác trong hệ thống vận tải hành khách công cộng cũng như hệ thống vận tải đối ngoại của đô thị. Sử dụng xe buýt còn góp phẩn tiết kiệm chi phí chung cho toàn xã hội (chi phí đầu từ phương tiện, chi phí thời gian lãng phí do tắt nghẽn đường.) Xe buýt là điều kiện cho sự phát triển của giao thông đô thị ở trình độ cao, nó liên kết các mối đi lại của người dân, kết nối các khu dân cư đô thị. Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt cón là nhân tố đảm bảo trật tự an toàn và ổn định xã hội. Một người dân thành phố bình quân đi lại 2-3 lượt mỗi ngày, thậm chí cao hơn. Vì vậy, nếu xảy ra ách tắc, thì ngoài tác hại về kinh tế, còn ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý chính trị, trật tự an toàn và ổn định. Hiệu quả của hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong lĩnh vực xã hội cũng rất quan trọng. CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH CHI TIÊU CÔNG TRONG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT.  2.1. Sự cần thiết của việc vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt  Kể từ năm 2000, người dân tại TP.HCM đã bắt đầu làm quen với xe buýt. Có thể thấy, qua 13 năm, số lượng cũng như số tuyến xe buýt ngày càng tăng, đến nay trên địa bàn đã có gần 150 tuyến xe buýt với số lượng hơn 3.200 xe (số liệu từ Trung tâm quản lý và điều hành VTHKCC TP.HCM) đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân thành phố.Hiện nay, giao thông ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng đang trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng: nạn ách tắc giao thông thường xuyên xảy ra, nhất là ở những nút giao thông trọng điểm, trong những giờ cao điểm. Ách tắc giao thông dẫn đến gia tăng tiêu hao nhiên liệu, ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng lớn tới kinh tế - xã hội của thành phố.Theo tính toán của các chuyên gia thì cứ mỗi chuyến xe chậm đi 10 phút thì dẫn đến tổng năng suất lao động xã hội giảm từ 2.5% - 4%. Do đó, việc phát triển một mạng lưới xe buýt hoàn thiện hơn để nối liền giữa các vùng, quận huyện của TP.HCM tạo sự liên thông xuyên suốt, tiện lợi cho người dân sẽ làm giảm xe máy cá nhân, từ đó góp phần giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Ngoài ra, việc người dân đi tham quan, mua sắm, du lịch giữa các quận trong thành phố và các tỉnh ngoại thành bằng xe buýt còn là điều kiện thuận lợi để giao lưu văn hóa và hỗ trợ phát triển kinh tế một cách đồng bộ giữa các vùng. Với đặc điểm là phương tiện giao thông vận tải đường bộ cơ động, hệ thống điều hành đơn giản, thời gian đầu tư nhanh chóng và có thể thay đổi linh hoạt để phù hợp với công suất luồng khách khác nhau thì xe buýt chính là một phương tiện ưu việt trong vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) ở các đô thị. Hơn nữa, đây là loại hình vận tải có vốn đầu tư thấp nhất so với các loại VTHKCC khác, chi phí sử dụng tương đối thấp nên thích hợp với phần lớn khách đi lại là học sinh, sinh viên đi học và những người làm thường xuyên. Theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới, việc phát triển và quản lý tốt phương tiện dịch vụ xe buýt là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giảm mật độ giao thông trên đường, hạn chế ách tắc giao thông và nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng giao thông đô thị. Như vậy, với sự gia tăng nhanh chóng lưu lượng phương tiện giao thông cá nhân như thời gian qua đã và sẽ dẫn đến gia tăng cao tình trạng ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông. Vậy để vừa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, vừa giảm bớt phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ách tắc giao thông, phương án hợp lý nhất là phát triển VTHKCC. Trong điều kiện mạng lưới giao thông đô thị ở TP.HCM vẫn còn chật hẹp, chưa được quy hoạch hợp lý, không phù hợp để phát triển các loại hình vận tải công cộng như tàu điện ngầm, đường sắt nhẹ thì việc phát triển VTHKCC bằng xe buýt là hợp lý nhất. 2.2. Phân tích thất bại thị trường trong VTHKCC bằng xe buýt Đứng trước nhu cầu về phương tiện đi lại ngày càng tăng với đòi hỏi giá rẻ, tiện lợi thì xe buýt là một trong những lựa chọn tối ưu của người dân. Do đó, đây là một thị trường vô cùng hấp dẫn đối với tư nhân. Tuy nhiên, tư nhân cung cấp đã gây ra mộ số thất bại thị trường. 2.2.1. Độc quyền Nếu nhà nước để tư nhân tự sản xuất và phân phối gây ra tình trạng doanh nghiệp tư nhân tồn tại dưới dạng độc quyền nhà nước. Do chỉ có một số doanh nghiệp tham gia vào thị trường dịch vụ xe buýt công cộng nên các doanh nghiệp để tối đa hoá lợi nhuận chỉ sản xuất ở mức MR=MC. Điều đó dẫn đến giá vé xe buýt cao hơn và mức sản lượng thấp hơn thị trường cạnh tranh để thu lợi nhuận siêu ngạch. Cho nên nhà nước cần can thiệp vào thị trường này để các doanh nghiệp cung cấp ở mức sản lượng hiệu quả hơn. 2.2.2. Thiếu hụt hàng hoá công Doanh nghiệp tư nhân cung cấp chỉ một phần sản lượng để tối đa lợi nhuận cho nên không đủ đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân. Bên cạnh đó nhà đầu tư xe buýt muốn thu được lợi nhuận cao nên giá xe buýt cao do đó chỉ đáp ứng cho những người có khả năng chi trả còn những đối tượng có thu nhập thấp không sử dụng được. Đây chính là vấn đề thị trường mỏng. Cho nên nhà nước cần can thiệp vào thị trường này để các doanh nghiệp cung cấp ở mức sản lượng hiệu quả hơn và trợ giá cho tư nhân tiếp tục cung cấp cho người dân với giá thấp hơn. 2.2.3. Phân phối thu nhập và vấn đề công bằng Gía xe buýt do tư nhân cung cấp cao có thể là rào cản ngăn cản người có thu nhập thấp sử dụng. Do đó, không đảm bảo được tính bằng công bằng theo chiều ngang. Tất cả mọi người đều có quyền hưởng dịch vụ xe buýt như nhau nhưng vì giá cao nên chỉ có đối tượng sẵn lòng chi trả mới có khả năng sử dụng. Ví dụ: • Loại hình hoạt động: Buýt không trợ giá • Cự ly: 38 km • Số chuyến: 68 chuyến/ngày • Thời gian chuyến: 90 phút • Giãn cách: 21 - 28 phút/chuyến • Thời gian hoạt động: 05h00 - 17h30 • Loại xe: 80 chỗ • Giá: vé: *Hướng từ Bến xe Chợ Lớn – Bến xe Biên Hòa - Bến xe Chợ Lớn – Bến xe Miền Đông Giá vé 5.000 đồng/ Hành khách /lượt - Bến xe Chợ Lớn – Bình Phước Giá vé 8.000 đồng/ Hành khách /lượt - Bến xe Chợ Lớn – Ngã 4 Xuân Hiệp Giá vé 10.000 đồng/ Hành khách /lượt - Suốt tuyến Giá vé 12.000 đồng/ Hành khách /lượt *Hướng từ Bến xe Chợ Lớn – Bến xe Biên Hòa - Bến xe Biên Hòa - Ngã 3 Bình Thung Giá vé 5.000 đồng/ Hành khách /lượt - Bến xe Biên Hòa - Ngã 4 Xuân Hiệp Giá vé 8.000 đồng/ Hành khách /lượt - Bến xe Biên Hòa – Bến xe Miền Đông Giá vé 10.000 đồng/ Hành khách /lượt -Suốt tuyến Gía vé 12.000 đồng/ hành khách/ lượt 2.2.4. Hàng hoá khuyến dụng Trong bối cảnh dân số gia tăng nhanh chóng như, các tác động ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông và suy giảm không gian công cộng cũng theo đà leo thang. Giải pháp xây dựng hệ thống giao thông được phân luồng, các phương tiện công cộng thay cho phương tiện cá nhân ở thành phố, đồng thời phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những cách thức mà TP HCM đang áp dụng. Xe buýt đã trở thành hàng hoá được khuyến dụng và đang được mở rộng và nâng cấp để phù hợp hơn với người dân. Nếu để tư nhân cung cấp với mức giá cao, số lượng tuyến ít với chất lượng kém sẽ không được người dân ưa chuộng, sử dụng phổ biến. Cho nên cần có chính sách điều tiết từ phía nhà nước cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng xe buýt giúp giảm bớt tình trạng kẹt xe, ô nhiễm môi trường và tai nạn giao thông hiện nay. 2.3. Phân tích các hình thức can thiệp của chính phủ đối với dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt 2.3.1. Hình thức can thiệp của chính phủ Đối tượng sử dụng xe buýt chủ yếu là người có thu nhập trung bình-thấp, trong khi đó nếu sử dụng các phương tiện khác sẽ tốn chi phí nhiều hơn. Hơn nữa trợ giá nhằm góp phần khuyến khích người dân hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, nhằm góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông và giảm ô nhiễm môi trường như hiện nay. Do đó đây là hàng hóa ưu tiên khuyến dụng, nên từ năm 2002 đến nay TPHCM đã ưu trợ cấp để khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào dịch vụ này.  Trong khâu sản xuất dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt ở TPHCM đã kết hợp cả 2 hình thức là sản xuất tư nhân có sự điều tiết của chính phủ bằng cách trợ giá. 2.3.2. Phân tích hình thức can thiệp của chính phủ  Chính sách trợ giá áp dụng từ năm 2002 đã đóng góp không nhỏ làm tăng số lượng người sử dụng phương tiện giao thông công cộng này. Tuy nhiên, tổng chi của xe buýt chiếm tỷ trọng khá lớn và ngày càng tăng dần trong tổng mức chi thường xuyên của ngân sách thành phố. Năm 2003, tổng kinh phí trợ giá xe buýt khoảng gần 100 tỷ đồng/năm, thì đến năm 2012 đã lên đến hơn 1.400 tỷ đồng, tăng hơn 14 lần, tạo áp lực rất lớn cho ngân sách thành phố. Cơ chế trợ giá hiện nay: Sử dụng phương pháp trợ giá bằng tỉ lệ trợ giá / chi phí. Hình thức này sử dụng từ năm 2005 đến nay.Đây là hình thức trợ giá kết hợp giữa trực tiếp và gián tiếp. Đối với doanh nghiệp hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt Nhà nước sẽ bù giá bằng cách: nếu giá vé thấp hơn giá thực tế thì Nhà nước bù và phần hao hụt và lãi định mức cho đơn vị vận tải hành khách công cộng, còn nếu họ đặt giá vé bằng với giá thực tế thì Nhà nước sẽ tài trợ phần lãi định mức. Bảng số liệu thể hiện số tiền trợ giá cho hoạt động xe buýt ở TPHCM qua các năm Năm 2 003 2 004 2 005 2 006 2 007 2 008 2 009 2 010 2 012 Tổng tiền trợ cấp (tỷ đồng) 9 8.2 2 08.7 4 24.2 4 86.4 5 22.3 6 10.3 7 66.9 8 41.2 > 1400 Tỉ lệ chi trong ngân sách(%) 1 .9 4. 26 5. 69 7. 06 7. 22 7 .34 - - - (Nguồn:Sở Giao thông vận tảiTP.HCM ) Qua bảng số liệu trên thấy được tổng chi trợ cấp cho dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt ngày càng tăng, nghĩa là chính phủ rất coi trọng vấn đế này. Theo Sở Giao thông vận tải (GTVT), bình quân trợ giá xe buýt hiện nay là 4.320 đồng/vé.Sau khi được trợ cấp thì giá vé hiện nay của các tuyến xe buýt trên địa bàn thành phố tương đối rẻ, thu hút thêm được nhiều hành khách tham gia sửdụng phương tiện này.Theo thống kê cho thấy số tiền thu được từ bán vé chỉ chiếm khoảng từ 40-60% tồng chi phí. Còn lại từ nguồn duy nhất là ngân sách nhà nước. Thực tế, ngân sách thành phố chi cho hoạt động xe buýt không chỉ tiền trợ giá vé mà còn chi cho quản lý, điều hành VTHKCC, chi bù lãi vay dự án.Ngoài phương thức bù lãi trực tiếp, Sở GTVT TP.HCM còn có những hình thức trợ giá gián tiếp nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị khai thác tham gia hoạt động: - Chính sách ưu đãi về lãi vay và hỗ trợ phần chênh lệch lãi vay cho các tổ chức cá nhân vay vốn đầu tư phương tiện xe buýt. - Chính sách trợ giá cho hoạt động VTHKCC bằng xe buýt. - Chính sách miễn thuế giá trị gia tăng cho hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt. - Chính sách hỗ trợ lãi vay cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho mạng lưới xe buýt. Như vậy, qua thời gian, trợ giá cho xe buýt cả trực tiếp lẫn gián tiếp đã đem lại một số kết quả nhất định, góp phần rất lớn cho TP.HCM trong việc nâng cao năng lực VTHKCC, kể cả về số lượng lẫn chất lượng phục vụ. 2.3.3. Phân tích thất bại thị trường sau khi chính phủ can thiệp 2.3.3.1. Ngoại tác  Ngoại tác tích cực - Tiết kiệm chi phí đi lại, tiết kiệm nguyên liệu:Việc liên tục tăng giá xăng dầu gần đây, mỗi lần tăng vài trăm đồng, cộng dồn nhiều lần tăng liên tiếp đã gây tâm lý dân chúng xáo trộn. Bên cạnh đó làm người dân phải tăng chi phí đi lại , kéo theo tăng chi tiêu cho sản xuất kinh doanh. Do đó, việc xuất hiện phương tiện xe buýt công cộng góp phần giải quyết vấn đề chi phí đi lại cho người dân. Di chuyển bằng xe buýt với giá rẻ và chất lượng phục vụ cải thiện theo thời gian đã trở thành lực chọn tối ưu của người dân. Một kết quả khảo sát về tình hình đi lại của hành khách trên 11 tuyến xe buýt TP.HCM chỉ ra chi phí đi lại bằng xe buýt của người dân chỉ chiếm 4,39% thu nhập bình quân của họ, rõ ràng người dân đã tiết kiệm được rất nhiều từ việc sử dụng xe buýt là phương tiện đi lại chính của họ. - Giảm tắc nghẽn giao thông: Vấn đề kẹt xe ở TP.HCM vẫn còn là một bài toán nan giải cho các nhà điều hành giao thông. Với mật độ dân số đổ về thành phố ngày càng đông như hiện nay thì việc sử dụng xe buýt đã phần nào giải quyết được nạn ùn tắc giao thông. Các tính toán tại TPHCM cho thấy, người đi xe đạp chiếm 6,7m 3 đường, người đi xe máy 2 bánh chiếm 12m 3 đường, người đi xe ô tô chiếm 30m 3 , trong khi đó nếu đi bằng phương tiện công cộng, mỗi người chỉ chiếm 2m 3 đường. Ngoài ra, việc lưu thông bằng xe buýt giảm kẹt xe tạo thông thoáng cho hệ thống giao thông, góp phần tạo mỹ quan đô thị cho TP.HCM. - Giảm ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn của nước ta đã và đang đến mức báo động. Với rất nhiều giải pháp đưa ra và việc sử dụng xe buýt thay cho các phương tiện cá nhân là một trong những biện pháp cần thiết. Sử dụng xe buýt sẽ phần nào giảm được lượng khí thải của các động cơ xe máy ra ngoài môi trường. Một con số thực tế chứng minh là mức độ tiêu hao nhiên liệu của xe gắn máy cao gấp 92 lần xe buýt. Do đó, xe buýt gây ô nhiễm kém xe gắn máy 39,9 lần.  Ngoại tác tiêu cực  Bên cạnh những ngoại tác tích cực cho xã hội xe buýt cũng có nhiều vấn đề cần giải quyết. Qua một nghiên cứu của nhóm điều phối “ Nào ta cùng buýt năm 2013” cho thấy 28,5 % người dân và sinh viên chưa hài lòng về chất lượng phục vụ xe buýt. - Xe buýt chạy ẩu: Từ khi xe buýt trở thành phổ biến với người dân, đã có không ít tai nạn do các tài xế xe buýt vượt ẩu va quẹt vào người lưu thông xung quanh. Tình trạng này thường xuất phát từ việc đỗ vào trạm đón khách ẩu, lấn sang tuyến xe máy vào giờ cao điểm. Ngoài ra, còn có tình trạng tài xế chủ quan và coi thường tính mạng hành khách không dừng hẳn xe lại khi trả khách theo quy định. Đây đã trở thành một trong những vấn đề bức xúc nhất của người dân khi tham gia lưu thông bằng xe buýt. - Vấn đề mất tài sản trên xe buýt: Tình trạng móc túi trên xe buýt không còn xa lạ gì với hành khách nhất là trong giờ cao điểm, không đủ ghế ngồi mọi người phải đứng chen chúc nhau. Đây chính là một phần nguyên nhân dẫn đến người dân trở nên xa lánh xe buýt. Khi đi xe máy thường xảy ra tình trạng cướp tài sản, tai nạn giao thông thì giờ đây xe buýt cũng trở thành phương tiện nguy hiểm không kém. 2.3.3.2. Thông tin bất cân xứng [...]... bảng trên ta có thể nhận thấy trợ giá xe buýt giúp thu hút lượng khách đi xe buýt nhiều hơn những tuyến xe buýt không có trợ giá Và hành khách cũng được đi xe buýt với giá rẻ hơn, những đối tượng như học sinh, sinh viên hay thương, bệnh binh cũng được hỗ trợ khi phải chi trả mức giá thấp hoặc miễn phí 2.4.2 Tính không hiệu quả trong chương trình chi tiêu cho VTHKCC bằng xe buýt  Tổng chi trợ giá xe buýt. .. bảng trên mỗi ngày các xí nghiệp giao thông vận tải xe buýt phải chi ra 810 triệu đồng để vận hành hệ thống (không kể các chi phí hành chính, quản lý,…), số tiền thu về mỗi ngày là 6.400 triệu đồng như vậy lợi nhuận thu được là 6.400 – 810 = 5.590 triệu đồng Như đã nói việc vận hành hệ thống xe buýt giúp hạn chế bớt lượng xe máy lưu thông trong thành phố là 805.000 lượt Nếu không vận hành hệ thống xe buýt. .. thông trên đường nên sẽ làm giảm tiếng ồn đô thị  Trợ giá xe buýt Xe buýt có trợ giá là các tuyến xe buýt được ngân sách trợ giá theo từng chuyến Giá vé các tuyến do Sở giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh quy định Hiện nay giá vé của xe buýt có trợ giá là 5.000 đồng đối với tuyến có lộ trình dưới 18km và 6.000đồng với tuyến có lộ trình từ 18km trở lên, đối với hành khách là học sinh, sinh viên mức giá. .. hoạt động VTHKCC bằng xe buýt 2.4.1 Tính hiệu quả trong chương trình chi tiêu cho VTHKCC bằng xe buýt Chương trình chi tiêu cho hoạt động VTHKVCC bằng xe buýt mục đích là khuyến khích người dân sử dụng phương tiện xe buýt nhiều hơn Trợ giá cho người đi xe buýt thì đối tượng hưởng lợi trực tiếp chính là những người đi xe buýt có thu nhập trung bình và thấp trong đó có những đối tượng ưu tiên là người tàn... sách chi tiêu công trong VTHKCC bằng xe buýt Trợ giá cho xe buýt, mục tiêu của chương trình chi tiêu công này là: Giúp những người không, hoặc ít có khả năng đi lại bằng phương tiện cá nhân như người khuyết tật, học sinh sinh viên, những người không có điều kiện chi trả cho những phương tiện GTCC khác,… có thể được đi lại dễ dàng hơn Điều này đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước trong việc tạo công bằng. .. vấn đề vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt bằng cách trợ giá thì có nhiều mặt lợi ích hơn so với không can thiệp Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng xảy ra nhiều thất bại thị trường Vậy làm sao cân- đo- đong- đếm giữa những lợi ích đạt được và những thiệt hại này Làm sao để phương pháp trợ giá trở nên có hiệu quả nhất??  2.4 Đánh giá tính hiệu quả kinh tế - xã hội trong hoạt động VTHKCC bằng xe buýt 2.4.1... binh và trẻ em  Công bằng dọc xảy ra khi các đối tượng hành khách khác nhau chịu mức giá khác nhau Ví dụ cùng 1 quãng đường đi nhưng hành khách bình thường thì chịu mức giá 5000đ/ hành khách, còn học sinh sinh viên thì 2000đ /hành khách  Tuy nhiên, trong thực tế cũng xảy ra vấn đề không công bằng khi có những hành khách cố tình làm giả thẻ sinh viên, thẻ thương binh, bệnh binh hoặc vé giá để cố tình... phát triển VTHKCC bằng xe buýt tại TP.HCM: http://doan.edu.vn/do-an/tieu-luan-thuc-trang-va-giai-phap-phattrien-van-tai-hanh-khach-cong-cong-bang -xe- buyt-tai-thanh-pho-ho -chi- minh30860/ 7 Tiểu luận Trợ giá xe buýt trên địa bàn TP.HCM- thực trạng và giải pháp: http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-tro-gia -xe- buyt-tren-dia-ban-thanh-pho-hochi-minh-thuc-trang-va-giai-phap-31375/ 8 Trợ giá xe buýt bao nhiêu... sinh, sinh viên mức giá là 2.000 đồng Hành khách đi xe buýt có trợ giá có thể sử dụng các loại vé trả trước và các loại thẻ miễn phí 2 2 2 2 2 2 004 005 006 007 008 009 Xe buýt có trợ 1 1 2 2 3 2 giá (TR HK) 13,7 19,7 35,7 70,7 16,1 92,7 Xe buýt không 8 9 1 2 2 4 trợ giá (TR HK) ,4 ,0 7,7 5,5 6,3 4,9 Bảng 3: Số lượng hành khách trên các tuyến xe có trợ giá và không trợ giá (Nguồn: Sở GTVT TP.Hồ Chí Minh... đổi mới phương tiện vận tải Đối tượng hưởng lợi gián tiếp ở đây là người đi xe buýt được sử dụng dịch vụ xe buýt với chất lượng tốt hơn 2.4.1.1 Hiệu quả trong khu vực tư nhân - Việc nhà nước có quy chế hỗ trợ một phần lãi vay cho các tổ chức và cá nhân tự đầu tư đổi mới xe buýt hoạt động VTHKCC trên địa bàn thành phố thúc đẩy việc các công ty tư nhân đầu tư đổi mới phương tiện vận tải về cả chất lượng . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT  Tiểu luận Môn: KINH TẾ CÔNG ĐÁNH GIÁ CHI TIÊU CÔNG TRONG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM GVHD:Th.s. trên? Việc chọn lựa khu vực tư hay khu vực công cung cấp dịch vụ xe buýt thì sẽ tốt hơn? Và hiệu quả kinh tế- xã hội trong dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt thời gian qua được đánh. HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG CÔNG CỘNG 1.1. Khái niệm về hệ thống giao thông công cộng Giao thông công cộng

Ngày đăng: 15/10/2014, 09:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG CÔNG CỘNG

    • 1.4. Đặc điểm của vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

      • 1.4.1. Ưu điểm chính của xe buýt

      • 1.4.2. Nhược điểm vận tải hành khách bằng xe buýt

      • 1.5. Vai trò của xe buýt trong hệ thống vận tải hành khách công cộng.

      • CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH CHI TIÊU CÔNG TRONG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT.

        • - Việc nhà nước có quy chế hỗ trợ một phần lãi vay cho các tổ chức và cá nhân tự đầu tư đổi mới xe buýt hoạt động VTHKCC trên địa bàn thành phố thúc đẩy việc các công ty tư nhân đầu tư đổi mới phương tiện vận tải về cả chất lượng và số lượng. Tuy nhiên trong khi các doanh nghiệp tư nhân, xã viên HTX tìm mọi cách để đầu tư xe buýt mới, thì đến nay đề án thay thế 1.680 xe buýt mới vẫn còn vướng mắc cơ chế hỗ trợ nhà đầu tư. Xăng dầu biến động, giá cả tiêu dùng liên tục tăng và nhân viên lái xe buýt liên tục xin nghỉ việc khiến nhiều doanh nghiệp vận tải phải giảm đầu xe để chuyển hướng đầu tư, nhiều xe buýt của các xã viên đã chuyển sang vận tải du lịch.

        • + đối với ngân sách: gánh nặng lớn nhất hiện nay là tiền trợ giá xe buýt (5 năm ngốn hết 3.500 tỷ đồng) tương đương mức chi trên 7% ngân sách và đang có chiều hướng gia tăng qua từng năm. Tính toán mới nhất cho thấy ngân sách cần chi hơn 1.400 tỉ đồng để bù lỗ cho mạng lưới xe buýt TP.HCM trong năm 2013. Như vậy, trợ giá xe buýt tăng chóng mặt từ vài chục tỉ lên vài trăm tỉ mỗi năm và đến nay đã vượt mốc ngàn tỉ đồng.

        • TÀI LIỆU THAM KHẢO

          • 4. Kinh tế công - Hàng hóa công - Xe buyt http://luanvan.co/luan-van/kinh-te-cong-hang-hoa-cong-xe-buyt-36527/

          • 5. Luận văn đề tài tình hình thực hiện vận tải hành khách công cộng bằng ô tô buýt ở việt nam trong giai đoạn 2002 đến nayhttp://luanvan.co/luan-van/de-tai-tinh-hinh-thuc-hien-van-tai-hanh-khach-cong-cong-bang-o-to-buyt-o-viet-nam-trong-giai-doan-2002-den-nay-18739/

          • 9. Vấn nạn xé khống vé xe buýt hưởng trợ giá http://www.nguoiduatin.vn/van-nan-xe-khong-ve-xe-buyt-huong-tro-gia-a93818.html

          • 13. Xé khống vé xe buýt: Biết nhưng chưa giải quyết đượchttp://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/561331/xe-khong-ve-xe-buyt-bie%CC%81t-nhung-chua-gia%CC%89i-quye%CC%81t-duo%CC%A3c.html

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan