giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy trình 1171 tại chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế nội bài

73 442 0
giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy trình 1171 tại chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế nội bài

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn cuối khóa Học Viện Tài Chính Môc lôc Đỗ Thi Dinh – CQ45/05.02 1 Luận văn cuối khóa Học Viện Tài Chính LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay đã mang lại nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên bên cạnh đó lại mang lại nhiều nguy cơ đòi hỏi sự quản lý ngày càng có hiệu quả của ngành Hải quan. Ngành hải quan phải có biện pháp quản lý phù hợp khi mà lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng, ngày càng xuất hiện nhiều thủ đoạn buôn lậu tinh vi với số lượng lớn, mức độ vi phạm ngày càng ngiêm trọng. Hải quan nước ta đã có nhiều biện pháp để quản lý đối với đối tượng này, trong đó quản lý thông qua biện pháp làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là một cách rất hữu hiệu. Việc thiết kế quy trình thủ tục hải quan với các bước chặt chẽ, hợp lý thể hiện được vai trò quản lý của hải quan đối với hàng hóa qua lãnh thổ hải quan. Do vậy, vai trò của việc làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là rất quan trọng. Trong quá trình thực tập tại Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Nội Bài, nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng quy trình 1171 khi thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại và bằng những kiến thức được trang bị ở nhà trường cùng sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Thương Huyền và ban lãnh đạo, cán bộ công chức của Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, em đã chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy trình 1171 tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài”. Nội dung luận văn được trình bày thành 3 chương: Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TẠI CHI CỤC HẢI QUAN SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI Đỗ Thi Dinh – CQ45/05.02 2 Luận văn cuối khóa Học Viện Tài Chính Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TẠI CHI CỤC HẢI QUAN SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY TRÌNH 1171 TẠI CHI CỤC HẢI QUAN SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI Mặc dù có nhiều cố gắng song do kiến thức còn hạn chế, thời gian thực tập có hạn nên bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2011 Sinh viên thực tập Đỗ Thị Dinh Đỗ Thi Dinh – CQ45/05.02 3 Luận văn cuối khóa Học Viện Tài Chính Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TẠI CHI CỤC HẢI QUAN SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI 1.1. Thủ tục hải quan và sự cần thiết phải tiến hành thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại 1.1.1. Khái niệm và phân loại về hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và để trao đổi với nhau. Theo Luật Thương mại năm 2005, hàng hóa bao gồm: Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất đai Theo khoản 1, Điều 4, Luật Hải quan Việt Nam năm 2001: “Hàng hóa bao gồm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; hành lý, ngoại hối, tiền Việt Nam của người xuất cảnh, nhập cảnh; vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; kim khí quý, đá quý, cổ vật, văn hóa phẩm, bưu phẩm, các tài sản khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan.” Và hàng hóa xuất nhập khẩu đã được định nghĩa cụ thể trong khoản 2, Điều 4, Luật Hải quan Việt Nam năm 2001 như sau: “Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh bao gồm tất cả động sản có mã số và tên gọi theo quy định của pháp luật được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan” Đỗ Thi Dinh – CQ45/05.02 4 Luận văn cuối khóa Học Viện Tài Chính Hàng hóa xuất nhập khẩu có nhiều loại khác nhau. Căn cứ vào mục đích xuất nhập khẩu, hàng hóa xuất nhập khẩu được phân thành hai nhóm chính là: hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại và hàng hóa xuất nhập khẩu phi thương mại Hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại: là hàng hóa thuộc tất cả các loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm thu lợi nhuận, thể hiện bằng tất cả hợp đồng mua bán giữa bên mua hàng và bên bán hàng hoặc hợp đồng ký kết giữa bên giao hàng và bên nhận hàng. Nhóm hàng hóa này bao gồm: - Hàng hóa XNK theo hợp đồng thương mại; - Hàng hóa XNK theo loại hình tạm nhập tái xuất; - Hàng hóa XNK theo loại hình chuyển khẩu; - Hàng hóa XNK theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; - Hàng hóa XNK để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nươc ngoài; - Hàng hóa XNK để thực hiện các dự án đầu tư; - Hàng hóa XNK kinh doanh theo loại hình XNK biên giới; - Hàng hóa XNK nhằm mục đích thương mại của tổ chức nhưng không phải là thương nhân (không có mã số thuế/xuất nhập khẩu), của cá nhân; - Hàng hóa XNK của các doanh nghiệp chế xuất; - Hàng hóa đưa ra khỏi kho bảo thuế; - Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để dự hội chợ triển lãm; Đỗ Thi Dinh – CQ45/05.02 5 Luận văn cuối khóa Học Viện Tài Chính - Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải phục vụ thi công công trình, phục vụ các dự án đầu tư, là tài sản đi thuê, cho thuê. 1.1.2. Thủ tục hải quan và sự cần thiết phải tiến hành thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại 1.1.2.1. Khái niệm, nội dung thủ tục hải quan Theo Công ước Kyoto sửa đổi: “Thủ tục hải quan là tất cả các hoạt động tác nghiệp mà bên hữu quan và hải quan phải thực hiện nhằm bảo đảm tuân thủ Luật Hải quan” Theo Luật Hải quan Việt Nam: “Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật Hải quan Việt Nam đối với hàng hóa phương tiện vận tải” Như vậy, đã có sự tương đồng và thống nhất trong khái niệm về thủ tục hải quan theo Công ước Kyoto và theo Luật Hải quan Việt Nam.Thủ tục hải quan chính là trình tự các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của pháp luật khi thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa. Theo đó, thì việc làm thủ tục hải quan là cần thiết không chỉ với chủ hàng (hay người được ủy quyền) mà còn đối với cả công chức hải quan, nhằm bắt buộc sự tuân thủ pháp luật và các quy tắc hải quan.Trong các văn bản quy phạm pháp luật cũng quy định rõ không chỉ nghĩa vụ mà còn kèm theo cả quyền lợi khi tham gia làm thủ tục hải quan đối với hai chủ thể này. Và với xu thế phát triển của thương mại quốc tế và toàn cầu hóa như hiện nay thì các thủ tục cần đơn giản đến mức có thể để tạo thuận lợi tối đa cho thương mại quốc tế. Đỗ Thi Dinh – CQ45/05.02 6 Luận văn cuối khóa Học Viện Tài Chính Theo quy định tại Điều 16, Luật Hải quan Việt Nam sửa đổi năm 2005, thủ tục hải quan gồm những nội dung cơ bản sau: a. Khi làm thủ tục hải qua , người khai hải quan phải: + Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan được khai và gửi hồ sơ hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của Hải quan; + Đưa hàng hóa,phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định cho việc kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải; + Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; + Thực hiện việc thông quan hàng hóa theo quyết định thông quan của công chức hải quan. b. Khi làm thủ tục hải quan, công chức hải quan phải: + Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan;trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử, việc tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan được thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của Hải quan; + Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa,phương tiện vận tải; + Thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; + Quyết định việc thông quan hàng hóa,phương tiện vận tải. Đỗ Thi Dinh – CQ45/05.02 7 Luận văn cuối khóa Học Viện Tài Chính Các công việc diễn ra tuần tự và rất ăn khớp với nhau. Một bên là người khai hải quan (có thể là chủ hàng hoặc cũng có thể là người được chủ hàng ủy quyền) thực hiện những nghĩa vụ của mình khi làm thủ tục hải quan từ việc khai báo và nộp những chứng từ cần thiết cho cơ quan hải quan,đưa hàng đến để thực hiện việc kiểm tra thực tế theo yêu cầu của công chức hải quan, đến việc nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác (nếu có) và tiến hành thông quan khi được sự cho phép của cơ quan hải quan. Còn một bên là công chức hải quan, với tư cách là công chức nhà nước đang thực hiện hành vi quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan, thì sau khi nhận được hồ sơ của người khai thì kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai, nếu đủ điều kiện thì cho đăng ký tờ khai, tiếp tục in lệnh hình thức và mức độ kiểm tra hải quan, với những hàng hóa, phương tiện vận tải cần kiểm tra thực tế thì yêu cầu người khai mang đến để thực hiện việc kiểm tra và thu thuế cùng với các khoản thu khác (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, cuối cùng công chức hải quan thực hiện việc ra quyết định thông quan cho hàng hóa,phương tiện vận tải đó. 1.1.2.2. Sự cần thiết phải tiến hành thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại Thủ tục hải quan có vai trò đảm bảo cho các hoạt động kinh tế đối ngoại, giao lưu thương mại giữa các quốc gia phát triển. Thủ tục hải quan vừa phải đảm bảo hàng hóa lưu thông nhanh vừa phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định của mỗi quốc gia về pháp luật hải quan. Trong quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì thủ tục hải quan góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế đối ngoại. Xác định được vai trò quan trọng của thủ tục hải quan, Đảng và Nhà nước ta đã và đang chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính hải quan và trên thực tế ngành Hải quan đang là ngành đi đầu trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính. Kể từ khi Luật Hải quan Đỗ Thi Dinh – CQ45/05.02 8 Luận văn cuối khóa Học Viện Tài Chính được đưa vào áp dụng từ năm 2002 đến nay, thủ tục hải quan hiện đại được đưa vào áp dụng chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm đã là một bước đi quan trọng trong việc cải cách thủ tục. Quá trình thông quan của hàng hóa từ vài ngày chuyển sang thông quan trong ngày thậm chí có khi là vài giờ và ngày càng giảm về thời gian thông quan. Hiện nay ngành hải quan đang đẩy mạnh hiện đại hóa toàn ngành trong đó có hiện đại hóa thủ tục hải quan, chuyển thủ tục từ giấy tờ sang thủ tục điện tử và đang triển khai mở rộng áp dụng cho nhiều Cục và Chi cục hải quan trong nước. Quá trình hiện đại hóa thủ tục hải quan này là rất cần thiết đối với Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế đã tham gia vào nền kinh tế toàn cầu. 1.1.2.3. Tính chất cơ bản của thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu thương mại Thủ tục hải quan là trình tự những công việc mà cả công chức hải quan và người khai hải quan phải thực hiện theo quy định của pháp luật khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Và nó cũng có những đặc điểm, tính chất riêng có. Đó là: Tính hành chính bắt buộc: Thủ tục hải quan là thủ tục hành chính vì thực hiện thủ tục hải quan chính là thực hiện quyền hành pháp trong lĩnh vực hải quan và do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện mà cụ thể là cơ quan hải quan. Đồng thời, theo nguyên tắc ở trên thì làm thủ tục hải quan là bắt buộc đối với tất cả hàng hóa, phương tiện vận tải xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Tất cả những nội dung công việc của thủ tục hải quan đều được quy định cụ thể trong Luật Hải quan và các văn bản liên quan đến Luật Hải quan. Tính trình tự và liên tục : Đỗ Thi Dinh – CQ45/05.02 9 Luận văn cuối khóa Học Viện Tài Chính Như đã nói ở trên, thủ tục hải quan được thực hiện theo một trình tự nhất định, tức là việc nào, bước nào trước thì thực hiện trước, còn việc nào,bước nào sau thì thực hiện sau. Không những vậy,tính trình tự còn thể hiện ở từng việc đối với từng chủ thể nhất định,người khai hải quan phải thực hiện những bước nào, công chức hải quan phải thực hiện những bước nào,khi nào thì thực hiện. Điều này được quy định rất cụ thể trong Quyết định số 1171/QĐ-TCHQ của Tổng cục hải quan về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu thương mại. Đồng thời, trong quy trình thủ tục hải quan thì kết quả của bước trước là tiền đề,căn cứ, là cơ sở để thực hiện bước tiếp theo. Bước sau phải là kết quả của bước trước và được thực hiện trên cơ sở kết quả của bước trước. Vì thế, trong dây chuyền thủ tục hải quan để hạn chế sai sót, thì bước sau phải kiểm tra lại kết quả của bước trước. Thủ tục hải quan phải được thực hiện liên tục, không được ngắt quãng để đảm bảo thông quan nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. Tính thống nhất: Tính thống nhất của thủ tục hải quan được thể hiện ở ba khía cạnh sau: + Thống nhất trong hệ thống văn bản: Thủ tục hải quan phải thống nhất trong việc quy định bộ hồ sơ phải nộp, phải xuất trình của người khai hải quan cho cơ quan hải quan. Các nội dung trong bộ hồ sơ phải thống nhất, phù hợp với nhau,theo đúng quy định hiện hành của pháp luật. + Thống nhất trong dây chuyền làm thủ tục hải quan: Đỗ Thi Dinh – CQ45/05.02 10 [...]... quốc tế về hải quan theo phân cấp hoặc uỷ quy n của Tổng cục hải quan và Cục hải quan Thành phố Hà Nội - Thực hiện các quy định về quản lý cán bộ, công chức và quản lý tài chính, tài sản, các trang thiết bị của Chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài theo phân cấp - Thực hiện các chế độ báo cáo và cung cấp thông tin về hoạt động của Chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài theo quy. .. hồ sơ Thực hiện theo quy trình phúc tập hồ sơ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành Đỗ Thi Dinh – CQ45/05.02 25 Luận văn cuối khóa Học Viện Tài Chính Chương II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TẠI CHI CỤC HẢI QUAN SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI 2.1 Tổng quan về Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài 2.1.1 Lịch sử hình... phòng chống ma túy Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Nội Bài 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài Theo quy t định 415/TCHQ/QĐ/TCCB ngày 06/03/2003 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định về chức năng, nhiệm vụ, quy n hạn, cơ cấu, tổ chức và mối quan hệ công tác của Chi cục Hải quan thì chức năng, Đỗ Thi Dinh – CQ45/05.02 29... cho cơ quan Hải quan nếu không có biện pháp quản lý hữu hiệu Qua quá trình quản lý hoạt động XNK hàng hóa qua lãnh thổ hải quan, ngành Hải quan đã xây dựng nên quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa XK, NK thương mại Quy trình thủ tục hải quan là trình tự các bước công việc mà công chức hải quan phải thực hiện để thông quan hàng hóa XK, NK theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quy n Quy trình. .. đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, các quy định, quy trình thủ tục hải quan và những vấn đề vượt quá thẩm quy n giải quy t của Chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài - Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Nhà nước, tổ chức hữu quan trên địa bàn hoạt động hải quan để thực hiện nhiệm vụ được giao - Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan cho các tổ chức... thực tế của các hoạt động XNK, áp ứng được yêu cầu quản lý của cơ quan hải quan  Quy trình thủ tục hải quan theo quy t định 1171/ QĐ-TCHQ Ngày 15 tháng 06 năm 2009 Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ký quy t định 1171/ QĐ-TCHQ về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại (gọi tắt là quy trình 1171) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2009, thay thế Quy t... hải quan và xử lý vi phạm hành chính về hải quan; giải quy t khiếu nại quy t định hành chính, hành vi hành chính và giải quy t tố cáo theo thẩm quy n của Chi cục Hải quan Cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài theo pháp luật quy định Đỗ Thi Dinh – CQ45/05.02 30 Luận văn cuối khóa Học Viện Tài Chính - Kiến nghị với cấp có thẩm quy n những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung về chính sách quản lý Nhà nước về hải quan. .. vị quản lý Hiện nay, đơn vị là một Chi cục trực thuộc Cục Hải quan Thành phố Hà Nội theo quy t định của Chính phủ  Cơ cấu tổ chức của Chi cục Đỗ Thi Dinh – CQ45/05.02 26 Luận văn cuối khóa Học Viện Tài Chính Chi cục Hải quan của khẩu sân bay quốc tế Nội Bài có trụ sở riêng tại huyện Sóc Sơn Hà Nội, sau khi nhà ga T1 được chính thức đưa và khai thác, nơi làm việc của một số bộ phận của Hải quan sân bay. .. số, ký hiệu loại hình, mã Chi cục Hải quan (do hệ thống cấp) và ghi ngày, tháng, năm đăng ký lên tờ khai hải quan Ví dụ: Tờ khai đăng ký tại Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Nội Bài, có mã số Chi cục là A01B, thì có số tờ khai là: 155/NK/KD/A01B 4.2 Ký, đóng dấu công chức vào ô “cán bộ đăng ký tờ khai” 5 In Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan Lệnh chỉ in 01 bản để sử dụng trong nội bộ hải quan và... chính trị, kinh tế và văn hoá của cả nước, lực lượng hải quan trên địa bàn thủ đô cũng được tăng cường và mở rộng Đầu năm 1978, triển khai hoạt động của Trạm hải quan sân bay quốc tế Thủ đô, ngày 02/6/1981, Bộ ngoại thương ra quy t định số 583/BNT/TCCB chuyển Trạm hải quan sân bay quốc tế Thủ đô thành Chi cục hải quan sân bay quốc tế Thủ đô Các giai đoạn hình thành và phát triển của Chi cục qua nhiều . khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, em đã chọn đề tài nghiên cứu Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy trình 1171 tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài . Nội dung luận văn được trình. TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TẠI CHI CỤC HẢI QUAN SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY TRÌNH 1171. xuất nhập khẩu là rất quan trọng. Trong quá trình thực tập tại Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Nội Bài, nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng quy trình 1171 khi thủ tục hải quan cho

Ngày đăng: 14/10/2014, 21:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan