Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến vấn đề sử dụng đất và thu nhập của người dân trên địa bàn quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội

69 1.4K 5
Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến vấn đề sử dụng đất và thu nhập của người dân trên địa bàn quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI kho¸ luËn tèt nghiÖp §Ò tµi: "Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến vấn đề sử dụng đất và thu nhập của người dân trên địa bàn quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội” Sinh viên thực hiện : VŨ HẢI QUÂN Lớp : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI A Khoá : 51 Chuyên ngành : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn : PGS.TS NGUYỄN KHẮC THỜI Địa điểm thực hiện: Phòng Kế hoạch tổng hợp Sở TN&MT Hà Nội hµ néi - 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi là sinh viên Vũ Hải Quân - Lớp QL51A - Khoa Tài Nguyên và Môi trường - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Tôi xin cam đoan trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp tại phòng Kế hoạch tổng hợp - Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội, mọi thông tin và số liệu thu thập hoàn toàn đúng sự thật và chính xác Hà Nội, ngày tháng Sinh viên Vũ Hải Quân i năm 2010 LỜI CẢM ƠN Sau thời gian thực tập khoá luận tốt nghiệp, lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn tới những người đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên trong quá trình thực hiện đề tài này Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Nguyễn Khắc Thời - Người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp Em xin trân trọng cảm ơn những lời khuyên, định hướng quý báu của các thầy cô giáo trong khoa Tài Nguyên và Môi trường trong quá trình thực hiện đề tài Em xin chân thành cảm ơn các bác, các chú, các anh, chị ở Sở Tài Nguyên và Môi trường đặc biệt là các cán bộ của phòng Kế hoạch tổng hợp đã tạo điều kiện thuận lợi cho em sưu tầm tài liệu, thực hiện đề tài được tốt nhất Cảm ơn gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên em trong suốt quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp Hà Nội, ngày tháng năm 2010 Sinh viên Vũ Hải Quân ii MỤC LỤC PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài .1 1.2 Mục đích: 2 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1 Khái niệm đô thị và đô thị hóa 3 2.1.1 Đô thị 3 2.1.2 Đô thị hóa 7 2.2 Đô thị và đô thị hóa ở Việt Nam .10 2.2.1 Quá trình phát triển đô thị ở Việt Nam 10 2.2.2 Những đặc điểm của đô thị ở Việt Nam hiện nay 15 2.2.3 Vai trò của đô thị trong sự nghiệp phát triển công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam 17 2.2.4 Xu hướng đô thị hoá ở Việt Nam 20 2.3 Ảnh hưởng của đô thị hóa đến vấn đề sử dụng đất 21 2.4 Ảnh hưởng của đô thị hóa đến thu nhập của người dân 23 PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .26 3.1 Nội dung nghiên cứu 26 3.2 Phương pháp nghiên cứu 26 3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu .26 3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu có sẵn 26 3.2.3 Phương pháp điều tra cơ bản 26 3.2.4 Phương pháp sử lý số liệu điều tra phân tích kết quả nghiên cứu .27 3.2.5 Phương pháp phân tích mức 27 iii PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .28 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 28 4.1.1 Điều kiện tự nhiên: 28 4.1.2 Điều kiện kinh tế – xã hội: 29 4.2 Khái quát quá trình đô thị hóa ở địa bàn quận Cầu Giấy - TP.Hà Nội .33 4.2.1 Biến động đất đai quận Cầu Giấy .33 4.2.2 Sự thay đổi về dân số 38 4.2.3 Sự thay đổi các cơ sở sản xuất kinh doanh 42 4.2.4 Biến động về kinh tế 43 4.2.5 Đánh giá chung 45 4.3 Ảnh hưởng của đô thị hóa đến vấn đề sử dụng đất và thu nhập của người dân ở 2 phường điều tra 46 4.3.1 Một số đặc điểm chung ở 2 phường nghiên cứu .46 4.3.2 Đặc điểm đất đai của 2 phường nghiên cứu 47 4.3.3 Đặc điểm dân số ở 2 phường nghiên cứu 48 4.3.4 Ảnh hưởng đô thị hóa đến đất thổ cư của các hộ điểu tra 49 4.3.5 Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến giá đất ở 2 phường nghiên cứu 51 4.3.6 Ảnh hưởng của đô thị hóa đến nghề nghiệp của các hộ điểu tra .52 4.3.7 Ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống và thu nhập của các hộ gia đình 54 4.3.8 Nhận xét chung 55 4.4 Một số giải pháp sử dụng đất hiệu quả và nâng cao thu nhập của người dân quận Cầu Giấy 56 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .58 5.1 Kết luận .58 5.2 Kiến nghị 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 iv v DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Kết quả giá trị sản xuất- giá hiện hành của các ngành kinh tế quận Cầu Giấy năm 2009 30 Bảng4.2: Sự thay đổi cơ cấu đất đai của quận Cầu Giấy 34 Bảng 4.3: Phân bố diện tích đất phi nông nghiệp cho các mục đích sử dụng 37 Bảng 4.4: Phân bố dân số trên địa bàn quận Cầu Giấy giai đoạn 2000 – 2009 .38 Bảng 4.5: Cơ cấu lao động quận Cầu Giấy theo ngành kinh tế 40 Bảng 4.6: Tình hình doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn .42 Bảng 4.7: Biến động cơ cấu kinh tế quận Cầu Giấy .43 Bảng 4.8: Hiện trạng sử dụng đất của 2 phường điều tra nghiên cứu .47 Bảng 4.9: Phân bố dân số trên địa bàn 2 phường nghiên cứu giai đoạn 2005 – 2009 .48 Bảng 4.10: Thực trạng nhà ở của các hộ điều tra tại 2 khu vực nghiên cứu (200 5 – 2009) .49 Bảng 4.11 : Tình hình việc làm của các hộ điều tra 53 Bảng 4.12 : Tài sản của hộ gia đình trước và sau đô thị hóa trên địa bàn nghiên cứu 54 vi DANH MỤC HÌNH Biểu đồ 4.1: Biến động diện tích đất nông nghiệp 35 Biểu đồ 4.2: Biến động diện tích đất phi nông nghiệp 36 Biểu đồ 4.3: Biến động diện tích đất chưa sử dụng 38 vii PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Đô thị hóa với tốc độ ngày càng cao là xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Trong sự nghiệp phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội của các quốc gia, đô thị hóa có vai trò quan trọng hình thành nên các đô thị, các trung tâm hạt nhân quan trọng của một vùng lãnh thổ Từ khi Chính phủ Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa và chính sách kinh tế thị trường, tốc độ đô thị hóa tăng lên rất nhanh ở các thành phố, thị trấn thị tứ Việc đô thị hóa đã tạo ra sự thay đổi lớn lao về môi trường, kinh tế, xã hội, góp phần không nhỏ nâng cao điều kiện sống và việc làm cho người dân làm cho bộ mặt xã hội ngày càng được cải thiện Bên cạnh những mặt tích cực đó, quá trình đô thị hóa cũng phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết như việc đền bù giải phóng mặt bằng, cách thức di dân, dãn dân Nếu không có chiến lược và giải pháp cụ thể, chúng ta sẽ gặp nhiều vướng mắc và lúng túng trong quá trình giải quyết, đôi khi nảy sinh những vấn đề ngày càng phức tạp Trong những năm qua, Hà Nội là một trong những nơi có dân số tăng quá nhanh cùng quá trình đô thị hóa không được quy hoạch tốt đã khiến Hà Nội trở thành một thành phố chật chội, ô nhiễm và giao thông nội ô thường xuyên ùn tắc Trong đó, điển hình là quận Cầu Giấy hiện nay là quận phát triển có tốc độ đô thị hóa cao nhất của Thành phố Vì vậy việc đánh giá những vấn đề phát sinh trong quá trình đô thị hóa ở đây là việc cần thiết, từ đó tìm ra được nguyên nhân cũng như giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại do quá trình đô thị hóa mang lại giúp cho xã hội phát triển một cách bền vững lâu dài Để đánh giá những ảnh hưởng của đô thị hóa đến việc sử dụng đất của địa phương, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững, có hiệu quả cao nhất, khai thác 1 tốt tiềm năng và điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến vấn đề sử dụng đất và thu nhập của người dân trên địa bàn quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội” 1.2 Mục đích: - Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường trên địa bàn quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội - Xác định các tác động của đô thị hóa đến thu nhập của người dân tại địa phương - Đề ra những giải pháp giải quyết những vấn đề còn bất cập trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội 2 liên vùng như các dự án: khu đô thị Nam Trung Yên, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, khu đô thị Trung Yên… Cả hai phường Trung Hòa và Dịch Vọng đều là những địa phương có được sự đầu tư mạnh của nhà nước và các doanh nghiệp, tuy mức độ quy mô khác nhau nhưng tại đây đều đang diễn ra quá trình chuyển dịch mục đích sử dụng đất và sự thay đổi trong cuộc sống của người dân một cách rõ rệt Trên cở sở các tiêu chí đặt ra phục vụ mục đích nghiên cứu đề tài; số lượng các hộ nông dân được lựa chọn như sau: + Phường Dịch Vọng: 50 hộ + Phường Trung Hòa: 50 hộ Tổng số 100 hộ Các hộ của 2 phường đều là các hộ bị thu hồi đất để phục vụ mục đích quy hoạch xây dựng các khu trung tâm thương mại, khu đô thị mới, các công trình công cộng… đáp ứng cho nhu cầu phát triển đô thị về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, về sản xuất kinh doanh 4.3.2 Đặc điểm đất đai của 2 phường nghiên cứu Bảng 4.8: Hiện trạng sử dụng đất của 2 phường điều tra nghiên cứu STT Mục đích sử dụng đất Mã Tổng diện tích 2 xã (ha) 2005 Tổng diện tích tự nhiên 2009 372.55 372.55 Diện Tích các xã (ha) Trung Hòa Dịch Vọng 2005 2009 2005 2009 206.17 206.17 166.38 166.38 1 Tổng diện tích đất nông nghiệp NNP 37.12 3.52 9.34 0.18 27.78 3.34 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 32.84 2.04 7.87 0.18 24.97 1.86 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 32.44 1.64 7.69 24.75 1.64 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 19.91 0.93 2.98 16.93 0.93 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 14.07 0.71 4.71 9.36 0.71 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 0.4 0.4 0.18 0.22 0.22 1.3 Đất nông nghiệp khác NKH 4.29 1.48 1.48 2.81 1.48 2 Đất phi nông nghiệp PNN 136.32 161.84 331.31 367.35 47 194.99 0.18 205.51 2.1 Đất ở OTC 135.7 157.01 84.97 92.56 50.73 64.45 2.1.1 Đất ở tại đô thị ODT 135.7 157.01 84.97 92.56 50.73 64.45 2.2 Đất chuyên dùng Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CDG 165.43 182.1 91.55 100.77 73.88 81.33 20.16 21.96 11.16 12.15 9.00 9.81 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 14.57 14.37 8.06 7.95 6.51 6.42 2.2.3 Đất an ninh CAN 0.82 0.81 0.45 0.45 0.37 0.36 2.2.4 Đất sản xuất kinh doanh CSK 18.79 21.62 10.40 11.96 8.39 9.66 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 111.08 123.33 61.47 68.25 49.61 55.08 2.3 Đất tôn giáo, tin ngưỡng TTN 1.83 1.64 1.01 0.91 0.82 0.73 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 5.15 3.83 2.85 2.12 2.30 1.71 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 5.1 5.08 2.82 2.81 2.28 2.27 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 18.1 17.69 11.79 6.34 6.31 11.35 3 Đất chưa sử dụng CSD 4.12 1.68 1.84 0.48 2.28 1.20 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 4.12 1.68 1.84 0.48 2.28 1.20 2.2.1 CTS Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Cầu Giấy Qua đó cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng đất của 2 xã Tại phường Dịch Vọng, trong giai đoạn 2005 – 2009 diện tích đất nông nghiệp giảm 24.44 ha (từ 27.78 ha xuống 3.34 ha), diện tích này đã được chuyển sang đất phi nông nghiệp để làm đất ở đô thị (2.04 ha), xây dựng khu đô thị mới Dịch Vọng (20.52 ha) và cho các mục đích phát triển kinh tế – xã hội khác Tại phường Trung Hòa diện tích đất nông nghiệp bị giảm gần hết 9.16 ha (từ 9.34 ha xuống 0.18 ha), diện tích này đã được chuyển sang đất phi nông nghiệp để làm đất ở đô thị (1.26 ha), xây dựng khu đô thị Nam Trung Yên (7.5 ha) còn lại là cho các mục đích khác Như vậy cho thấy sự chuyển dịch đất nông nghiệp sang xây dựng khu đô thị và phát triển không gian xanh tại 2 điểm nghiên cứu khá mạnh mẽ 4.3.3 Đặc điểm dân số ở 2 phường nghiên cứu Ở mỗi phường nghiên cứu đều có đặc trưng riêng, dân số là một trong nhưng đặc trưng quan trọng nhất được thể hiện qua bảng 4.9: Bảng 4.9: Phân bố dân số trên địa bàn 2 phường nghiên cứu 48 giai đoạn 2005 – 2009 Năm Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 Người Người Người 18918 12198 31116 20025 12912 32937 21059 13578 34637 22152 14283 36435 23063 14870 37933 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1.2 1.08 0.96 0.94 0.94 Tỷ lệ tăng cơ học Tỷ lệ tăng dân số Mật độ dân số Số người trong độ tuổi lao động Lao động NN Lao động CN - XD Lao động dịch vụ % % Người/km2 3.9 5.1 8342 4.42 5.5 8830 3.94 4.9 9286 3.96 4.9 9768 3.76 4.7 10170 Người 22637 25467 28296 31126 33956 Người Người Người 0 4754 17883 0 0 0 0 5348 5942 6537 7131 20119 22354 24590 26825 Nguồn: Trung tâm y tế quận Cầu Giấy Chỉ tiêu Trung Hòa Dịch Vọng Tổng Đến năm 2009 dân số của 2 phường là 37933 người so với năm 2005 thì tăng 4996 người, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 999 người Qua bảng 4.9 chúng ta thấy được dân số của 2 phường là khá lớn Mật độ dân số năm 2005 ở mức 8342 người/km2 nhưng con số này đã tăng lên đến 8830 người/km 2, 9286 người/km2, 9768 người/km2, 10170 người/km2 vào các năm tương ứng 2006, 2007, 2008, 2009 So với mật độ dân số của toàn quận thì thấp hơn nhưng đối với toàn thành phố vẫn cao hơn rất nhiều 4.3.4 Ảnh hưởng đô thị hóa đến đất thổ cư của các hộ điểu tra Quá trình đô thị hóa đã gây ảnh hưởng rất lớn cho người dân Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày bị thay đổi điều này được thể hiện rõ nét trong việc thay đổi các kiểu nhà ở Xu hướng thay đổi này được thể hiện qua: Bảng 4.10: Thực trạng nhà ở của các hộ điều tra tại 2 khu vực nghiên cứu (200 5 – 2009) Chỉ tiêu 2005 Số nhà Tỷ lệ (%) Trung Hòa 49 2009 Số nhà Tỷ lệ (%) So sánh Tổng Nhà ở Cấp 4 Nhà ở 1 tầng Nhà cao tầng Nhà biệt thự Quy mô diện tích nhà ở (m2/người) Dịch Vọng Tổng Nhà ở Cấp 4 Nhà ở 1 tầng Nhà cao tầng Nhà biệt thự Quy mô diện tích nhà ở (m2/người) 50 14 16 20 0 100 28 32 40 0 50 8 10 32 0 4.5 50 24 16 10 0 100 16 20 64 0 -6 -6 12 0 100 24 20 56 0 -12 -6 18 0 3.9 100 48 32 20 0 5.4 50 12 10 28 0 4.2 (Tổng hợp số liệu qua 100 hộ phỏng vấn ) Từ bảng 4.10 cho thấy: + Tại phường Trung Hòa: Năm 2005 tỷ lệ nhà cấp IV chiếm 28%, nhà 1 tầng chiếm 32%, nhà cao tầng chiếm 40% và chưa có nhà biệt thự, năm 2009 tỷ lệ nhà cấp 4 chiếm 16%, nhà 1 tầng chiếm 20%, nhà cao tầng chiếm 64% và chưa có nhà biệt thự + Tại phường Dịch Vọng: Năm tỷ lệ nhà cấp 4 chiếm 48%, nhà 1 tầng chiếm 32%, nhà cao tầng chiếm 20% và chưa có nhà biệt thự, năm 2009 tỷ lệ nhà cấp 4 chiếm 24%, nhà 1 tầng chiếm 20%, nhà cao tầng chiếm 56% và chưa có nhà biệt thự Như vậy, ở cả 2 khu vực nghiên cứu năm 2005 số lượng nhà 1 tầng và nhà cấp VI giảm đi rõ rệt , tỷ lệ nhà cao tầng đã tăng lên Nguyên nhân chủ yếu làm cho lượng nhà 1 tầng và nhà cấp VI giảm là do giải phóng mặt bằng để mở rộng đường xây các công trình công cộng làm mất toàn bộ hoặc mất 1 phần đồng thời do tâm lý người dân sau khi nhân tiền đền bù đã xây nhà cao tầng Còn số lượng nhà cao tầng đến năm 2009 tăng do vấn đề đáp ứng dịch vụ nhà nghỉ, cho thuê 50 làm văn phòng và thuê nhà ở cho người sinh viên các trường hay người lao động đang làm việc tại Hà Nội Đây cũng là nguồn thu nhập chủ yếu của nhiều gia đình được điều tra Về quy mô diện tích nhà ở, kết quả điều tra cho thấy tại phường Trung Hòa và Dịch Vọng quy mô diện tích nhà ở đều giảm Năm 2005 tại phường Trung Hòa mức bình quân diện tích đất ở là 4.5 m 2/người, năm 2009 còn 3.9 m2/người Còn tại phường Dịch Vọng năm 2005 mức bình quân diện tích đất ở là 5.4 m2/người, năm 2009 là 4.2 m2/người So với mức bình quân diện tích đất ở của thành phố Hà nội hiện nay là 7.5 m 2/người bình quân diện tích đất ở tại điểm nghiên cứu chỉ bằng một nửa Từ sự suy giảm quy mô như vậy chúng ta thấy được vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay của thành phố Hà nội nói chung và quận Cầu Giấy nói riêng là vấn đề đất ở dành cho người dân 4.3.5 Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến giá đất ở 2 phường nghiên cứu Theo kết quả điều tra thực tế tai địa bàn 2 phường, năm 2005 mức giá đất ở Trung Hòa dao động khoảng 25 – 220 triệu đồng/m 2, ở Dịch Vọng từ 24 – 135 triệu đồng/m2 Hiện nay, cùng với quá trình đô thị hóa, nhu cầu về đất ở và kinh doanh buôn bán tăng cao, cở sở hạ tầng được nâng cấp, cùng với các vấn đề chung của xã hội (sự trượt giá của tiền tệ, giá cả hàng hóa tăng…), đặc biệt thông tin quy hoạch đô thị, các dự án đầu tư xây dựng các tòa nhà thương mại được công bố đã làm cho giá đất tại phường Trung Hòa và Dịch Vọng biến đổi mãnh mẽ Tại Trung Hòa mức giá đất trên thị trường giao động rất mạnh khoảng từ 40 triệu đồng/m2 là giá nhà ở trong các ngõ sâu đường đi không thuận tiện, ô tô không vào được… cho đến ở các nhà có vi trí đẹp, nằm trên các trục đường lớn, kinh doanh buôn bán thuận tiện… thì giá khoảng 450 triệu đồng/m 2 Tại Dịch Vọng giá cả cũng có biến động lớn giá khoảng 39 – 360 triệu đồng/m 2 tùy từng vị trí nhà ở Qua sự biến động giá đất đánh giá được tốc độ phát triển mạnh 51 mẽ của các phường nghiên cứu Người dân nhờ vào tình hình biến động giá cả này đã đầu vào đất đai hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã thu được nguồn lợi nhuận lớn có nhiều người trở thành tỷ phú chỉ sau một đêm 4.3.6 Ảnh hưởng của đô thị hóa đến nghề nghiệp của các hộ điểu tra Chúng ta thấy rằng quá trình đô thị hóa đã làm thay đổi rõ rệt số lượng lao động thay đổi mạnh ở cả 2 khu vực nghiên cứu Đặc biệt là ở số lượng lao động nông nghiệp giảm đi rõ rệt Ở phường Trung Hòa và Dịch Vọng từ 2005 đến nay đã không còn người nào làm nông nghiệp nữa Ngoài ra số lượng người thất nghiệp tăng: phường Trung Hòa năm 2005 có 24 lao động tăng lên 38 lao động năm 2009, phường Dịch Vọng năm 2005 có 29 lao động tăng lên 53 lao động năm 2009 Cụ thể qua bảng 4.11: 52 Bảng 4.11 : Tình hình việc làm của các hộ điều tra Phường Chỉ tiêu điều tra Số hộ phỏng vấn Tổng số nhân khẩu Tổng số lao động Số LĐ làm nông nghiệp Số LĐ làm nghề khác Số LĐ không có việc làm Trung Hòa 2005 2009 50 50 242 235 184 173 0 0 160 135 24 38 Dịch Vọng 2005 2009 50 50 249 239 185 156 15 0 141 103 29 53 (Tổng hợp số liệu qua 100 hộ phỏng vấn ) Vì vậy, vấn đề tạo việc làm cho các hộ dân di dời sau khi thu hồi đất luôn được coi là vấn đề quan trọng Với các hộ nông nghiệp, việc thu hồi đất canh tác bị thu hẹp, ảnh hưởng đáng kể đến hoat động sản xuất Với các hộ mà phần nhà kèm theo diện tích kinh doanh dịch vụ của họ phải giải phóng mặt bang phục vụ cho các dự án phát triển, việc thu hồi đất cũng ảnh hưởng đáng kể đến kế sinh nhai, đặc biệt những hộ buôn bán dọc theo các tuyến đường Tái định cư trong các chung cư mới, khiến họ mất cơ hội tiếp tục nghề của mình trong khi chưa chuẩn bị một nghề nào khác để thay thế Việc chuyển đổi nghề cho nhóm dân cư nông nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn nhất định do trình độ văn hóa không cao, khả năng tiếp thu các kiến thức về công nghệ, kỹ thuật mới sẽ bị hạn chế Thêm nữa, những người dân lớn tuổi chỉ quen với lao động chân tay giản đơn cũng khó khăn trong học nghề và chuyển đổi nghề, hoặc đi tìm việc làm mới Theo tổ trưởng nhà 17T10 Trung Hòa Nhân Chính cho hay: “Hiện tôi đã nhận được gần 50 đơn xin việc làm của bà con gửi cho Ở đây có 192 hộ, nhiều người sau tái định cư không có công ăn việc làm Họ đề nghị giới thiệu công việc” Trước đây khi còn ở khu Ngã Tư Sở, những người dân này chủ yếu sống nhờ vào mặt đường, từ khi lên nhà cao tầng họ chẳng biết làm gì để mưu sinh Một số người ra chạy xe ôm, đi làm thuê Một số người ngồi nhà trông vào tiền đền bù nhưng “miệng ăn núi lở”, cạn tiền họ lại nháo nhác đi kiếm việc Đối với người dân khu đường Hào Nam khi chuyển đến nhà N2A, N2B – Nhân Chính 53 cũng gặp nhiều khó khăn để kiếm kế sinh nhai Những công việc trước đây của bà con là hàng cơm, quán phở, hàng ăn vặt, bán nước bên đường… Khi chuyển về nơi ở mới đa phần đều không có việc làm.(13) 4.3.7 Ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống và thu nhập của các hộ gia đình Bảng 4.12 : Tài sản của hộ gia đình trước và sau đô thị hóa trên địa bàn nghiên cứu Xã, phường Trung Hòa 2005 2009 Số hộ phỏng vấn 50 50 Xe đạp 16 12 Xe máy 56 Ô tô Dịch Vọng So sánh 2005 2009 So sánh 50 50 -4 20 17 -3 71 15 52 77 25 1 4 3 0 2 2 Tivi 56 75 19 50 64 14 Tủ Lạnh 42 63 21 38 49 11 Máy vi tính 36 70 34 33 69 36 Điện thoại 85 112 27 77 98 21 (Tổng hợp số liệu qua 100 hộ phỏng vấn ) Qua kết quả điều tra về tài sản sở hữu của hộ gia đình tại 2 phường trong giai đoạn 2005 – 2009 đã thấy có sự thay đổi rõ rệt về tài sản sở hữu của hộ gia đình Tài sản có giá trị cao và hiện đại (xe máy, ô tô, ti vi, tủ lạnh, máy vi tính) có sự tăng cao cho thấy đời sống của người dân được nâng cao lên rất nhiều Trong đó đáng lưu ý nhất là sự phát triển mãnh mẽ của máy vi tính thể hiện được mức độ đầu tư vào tri thức trong mỗi gia đình ngày càng tăng cao; đặc biệt sự xuất hiện của những loại phương tiện ô tô đã xuất hiện trong nhiều hộ gia đình trong địa bàn nghiên cứu chứng tỏ chất lượng cuộc sống của người dân tăng lên rất cao, chi tiết được tổng hợp ở bảng 4.12 Ngoài ra, đời sống của người dân đã được nâng cao, thể hiện bằng các công trình phục vụ sinh hoạt và các công trình công cộng nơi ở của người dân Về cơ bản, tỷ lệ các hộ có công trình phụ, nước máy, công tơ điện tăng so với trước đó 54 một tỷ lệ đã đạt mức 100%, đường giao thông được mở rộng các công trình thoát nước cũng được cải thiện một cách đáng kể nhất là sau trận lụt của Thành phố vừa qua Tuy theo thống kê của quận Cầu Giấy cho thấy rằng thu nhập bình quân của người dân là 36 triệu đồng cao hơn 4 triệu đồng so với thu nhập bình quân của người dân toàn thành phố là 32 triệu đồng Nhưng qua khảo sát cho thấy có rất nhiều hộ có ý kiến cho rằng thu nhập của họ không bằng so với lúc trước Do những hộ dân này trước đây chủ yếu có cửa hàng mặt đường nay bị giải phóng nên không có điều kiện buôn bán như trước đây Một số khác sau khi được đền bù nhưng không đủ cần phải bù ra để có được một chỗ ở hay đối với những người làm có thu nhập ổn định nhưng do phai thay đổi chỗ ở, môi trường sống cũng phải chịu những chi phí nhất định để thích nghi với cuộc sống mới nên thu nhập của họ bị giảm đi đáng kể 4.3.8 Nhận xét chung Đô thị hóa có ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt của đời sống hộ nông dân trên địa bàn quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội, đặc biệt là ảnh hưởng tới việc sử dụng đất và thu nhập của người dân trên cả 2 mặt tích cực và tiêu cực a, Tích cực Đô thị phát triển nhìn chung có tác động khá tích cực đến hướng sử dụng đất của các hộ nông dân, những tác động đó có thể kể đến là cơ cấu cây trồng thay đổi hợp lý, năng suất cây trồng tăng lên, thu nhập nông hộ tăng đáng kể Tuy nhiên các tác động đó cũng có sự khác nhau đối với những vùng khác nhau, hay với những người dân có vị trí gần, xa các khu đô thị, khu công nghiệp Phát triển đô thị giúp cho việc chuyển hướng sử dụng đất trong các hộ dân đạt hiệu quả hơn Hiệu quả của quá trình này cho thấy chủ trương công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn đang được đẩy mạnh, góp phần phát triển kinh tế nông hộ 55 b, Tiêu cực Bên cạnh những mặt tích cực mà đô thị hóa mang lại thì nó cũng để lại không ít những lo lắng cho người dân Quá trình đô thị hóa, làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp dẫn đến lao động trong gia đình dư thừa, nếu không được đào tạo và nhanh chóng tìm việc làm mới sẽ có một lượng lớn lao động thất nghiệp, nâng cao tỷ lệ thất nghiệp hàng năm Ngoài ra, khi được Nhà nước hỗ trợ đền bù đất nông nghiệp, phần lớn các hộ dân sử dụng lãng phí, thiếu tính toán như xây nhà, mua sắm tài sản, dùng ăn chơi….dẫn đến các tệ nạn xã hội tăng cao :cờ bạc, lô đề… Một vấn đề cần quan tâm nữa đó là quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa gây tác hại xấu đến môi trường, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, sức khỏe của nhân dân, gây mất cân bằng hệ sinh thái và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị Hầu hết các hộ dân được hỏi cho biết môi trường sống của họ đã bị ô nhiễm nghiêm trọng Do sự phát triển nhanh chóng của các khu đô thị, khu công nghiệp và lạm dụng quá nhiều chất hóa học, chất bảo vệ thực vật làm cho đất đai ngày càng trở lên ô nhiễm, ô nhiễm do nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, rác thải, bụi khói ở các vùng sản xuất nông nghiệp quanh khu công nghiệp có thể gây ra những bệnh nguy hiểm cho con người 4.4 Một số giải pháp sử dụng đất hiệu quả và nâng cao thu nhập của người dân quận Cầu Giấy Căn cứ vào nghiên cứu tổng quan tài liệu, kết quả điều tra thực tế, nghiên cứu quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương và tìm hiểu ý kiến của các hộ gia đình, với mục đích nhằm phát huy các tác động của quá trình đô thị hóa một cách tích cực và hạn chế các tác động có hướng bất lợi đối với các khu vực trên địa bàn nghiên cứu, kiến nghị các giải pháp cụ thể, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp sau: - Về phát triển quỹ đất nhà ở, đất ở: chủ động tập trung dân cư (vào các khu 56 nhà chung cư có điều kiện tốt), điều tiết kịp thời các khu vực có bức xúc về diện tích đất ở, nhà ở, khu vực đất có giá trị biến động lớn, hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà tái định cư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân mua nhà trong các khu đô thị mới với giá phù hợp, phương thức thanh toán linh hoạt - Về phát triển ngành nghề phụ: hỗ trợ đầu tư phát triển ngành nghề phụ; phát huy lực lượng lao động và tay nghề cao trên địa bàn; tạo điều kiện cho người dân vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, giảm thuế đối với các ngành nghề phụ - Tạo công ăn việc làm cho người dân: chủ động tìm việc làm cho lao động tai địa phương, kết hợp với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tổ chức đào tao nghề và thu hút các lao động nhàn rỗi, không có việc làm vào làm việc tại các cở sở sản xuất kinh doanh - Về cơ chế chính sách phát triển kinh tế - xã hội: tích cực, chủ động chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cổ phần hóa các công ty quốc doanh và định hướng nghề nghiệp cho người dân Đồng thời rút ngắn các thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển 57 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Từ các kết quả đã nghiên cứu ở phần trên, em rút ra một số kết luận sau về tác động của quá trình đô thị hóa đến vấn đề sử dụng đất và thu nhập của hộ dân trên địa bàn quận Cầu Giấy: - Đô thị hóa đã làm giảm 327.19 ha diện tích đất nông nghiệp, tăng diện tích đất phi nông nghiệp đặc biệt là diện tích đất chuyên dùng đạt 588.01 ha năm 2009 tăng 186.64 ha so với năm 2000 Trong đó tăng mạnh nhất là diện tích đất có mục đích công cộng và đất cơ sở dịch vụ sản xuất kinh doanh Diện tích đất có mục đích công cộng tăng 141.07 ha, đất cơ sở dịch vụ tăng 36.53 ha so với năm 2000 - Đưa thu nhập trên địa bàn Quận tăng cao Năm 2009, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện đạt 12716.22 tỷ đồng, tăng 11248.2 tỷ đồng so với năm 2000 Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng với Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ quận Cầu Giấy lần thứ XXI đề ra là “ Công nghiệp – Thương mại, dịch vụ - Nông nghiệp” - Dân số toàn Quận tăng lên trong thời gian ngắn Năm 2009 dân số toàn huyện đạt 208080 người, tăng 86088 người so với năm 2000 Trung bình tăng 8608 người/năm Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 0.86%, cơ học là 3.4% - Về thu nhập và đời sống của người dân 2 phường điều tra: + Giá đất tại các xã ngày càng tăng cao, giá đất tại các phường tăng rất cao: tại Trung Hòa dao động từ 40-450 triệu đồng/m2, Dịch Vọng từ 39 – 360 triệu đồng/m2 + Số lượng nhà kiên cố cũng không ngừng tăng cao, tỷ lệ nhà cấp 4 giảm, nhà 1 tầng và cao tầng có xu hướng tăng lên 58 + Cơ cấu nghề nghiệp thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp – dịch vụ, thương mại 5.2 Kiến nghị Cần có công tác quy hoạch : Khi đô thị hóa phát triển, lượng dân cư đông đúc, mật độ dân số tăng lên, dẫn đến nhà ở được coi là vấn đề bức xúc cần được giải quyết Quỹ đất dành cho quy hoạch các khu đô thị, các khu tái định cư cần đáp ứng đầy đủ góp phần giải quyết nhu cầu về nhà ở của lao động di cư đến đây và những hộ bị mất đất do thực hiện các chương trình dự án của Trung ương và Thành phố trên địa bàn Cần có quy hoạch chung và chi tiết một cách hợp lý, tránh phá vỡ các kế hoạch sử đụng đất đ ã và sắp thực hiện trên địa bàn Đề tài vẫn còn nhiều hạn chế cần được nghiên cứu và phát triển hơn nữa 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 NĐ 42/2009/NĐ – CP Ngày 07 tháng 05 năm 2009/Về việc phân loại đô thị 2 NĐ 72/2001/NĐ – CP Ngày 05 tháng 10 năm 2001/Về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị 3 Luật đất đai 2003 NXb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội 2003 5 Phòng quản lý Tài nguyên và Môi trường quận Cầu Giấy, Báo cáo số liệu thống kê đất đai năm 2009 6 Phòng thống kê huyện Tĩnh Gia, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2009 và phương hướng - mục tiêu - nhiệm vụ năm 2010 7 Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn./Vũ Thị Bình Nxb Nông nghiệp, 2006 8 Lê Du Phong (chủ biên) Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia Hà Nội: Nxb Chính Trị Quốc Gia, 2007 9 Lê Du Phong, Nguyễn Văn Sáng,… Nxb Chính trị Quốc gia, 2002/ Ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông thôn ngoại thành Hà Nội thực trạng và giải pháp 10 Văn Hoài “ Tìm lối ra cho nông dân mất đất ” Bài 11: Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát “ Cần làm rõ hiện trạng chuyển đổi đất nông nghiệp” Nông thôn ngày nay, số 177, ngày 25/07/2007 11 Những thay đổi về việc làm và thu nhập của các hộ nông dân trong quá trình đô thị hoá ở quận Long Biên – Hà Nội Luận văn thạc sĩ Kinh tế/Nguyễn Hương Giang – H: Trường ĐHNN - Hà Nội, 2008 12 Nghiên cứu sự tác động của quá trình đô thị hoá đến việc làm và thu nhập của các hộ nông dân ở thành phố Hải Dương: Luận văn thạc sĩ kinh tế/Nguyễn Văn Chương - H.: Trường ĐHNN - Hà Nội, 2006 60 13.PSG.TS Nguyễn Chí Mỳ - Báo cáo điều tra khảo sát đề tài “Vấn đề hậu giải phóng mặt bằng ở Hà Nội – thực trạng và giải pháp”- Hà Nội, 2009 14.Nguyễn Thế Bá - Quy hoạch phát triển đô thị - Nhà xuất bản xây dựng - năm 2008 15."ảnh hưởng của đô thị hóa đến hướng sử dụng đất trong các hộ nông dân huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên" - Hà Nội 2006 16.ThS.Phan Anh Hồng, Những đặc điểm của đô thị ở Việt Nam hiện nay, Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh 17 “đô thị”- vi.wikipedia.org 18 “Thực trạng đô thị hóa ở Việt Nam” - www.vntrades.com 19 “Vai trò của đô thị trong sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá ở nước ta” - www.clst.ac.vn 20 “Mỗi năm diện tích trồng lúa của Việt Nam bị thu hẹp 59.000ha ” – Báo quân đội nhân dân 21 “Đô thị hóa làm tăng tình trạng chuyển nhượng đất nông nghiệp” – Báo kinh tế và đô thị 22.“Chênh lệch lớn trong thu nhập của các nhóm lao động” - vneconomy.vn 23 “Khó tránh khỏi chênh lệch thu nhập” - vneconomy.vn 61 ... q trình thị hóa đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất mặt kinh tế, xã hội môi trường địa bàn quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội - Xác định tác động đô thị hóa đến thu nhập người dân địa phương - Đề. .. giải vấn đề cịn bất cập q trình thị hóa địa bàn quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Khái niệm thị thị hóa 2.1.1 Đơ thị a.Khái niệm đô thị Một đô thị hay khu đô thị. .. q trình thị hóa địa bàn quận Cầu Giấy - TP .Hà Nội 4.2.1 Biến động đất đai quận Cầu Giấy Do tác động mạnh mẽ q trình thị hố khu vực Hà Nội nói chung quận Cầu Giấy nói riêng, giai đoạn 2000 – 2009,

Ngày đăng: 14/10/2014, 16:35

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Ở nước Việt Nam Việt Nam theo nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 5 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ Việt Nam về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị: Đô thị là khu dân cư tập trung có những đặc điểm sau:

    • Bảng 4.1: Kết quả giá trị sản xuất- giá hiện hành của các ngành kinh tế quận Cầu Giấy năm 2009.

    • Bảng4.2: Sự thay đổi cơ cấu đất đai của quận Cầu Giấy

    • Bảng 4.3: Phân bố diện tích đất phi nông nghiệp cho các mục đích sử dụng

    • Bảng 4.4: Phân bố dân số trên địa bàn quận Cầu Giấy giai đoạn 2000 – 2009

    • Bảng 4.5: Cơ cấu lao động quận Cầu Giấy theo ngành kinh tế

    • Bảng 4.6: Tình hình doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn

    • Bảng 4.7: Biến động cơ cấu kinh tế quận Cầu Giấy

    • Bảng 4.8: Hiện trạng sử dụng đất của 2 phường điều tra nghiên cứu

    • Bảng 4.9: Phân bố dân số trên địa bàn 2 phường nghiên cứu giai đoạn 2005 – 2009

    • Bảng 4.10: Thực trạng nhà ở của các hộ điều tra tại 2 khu vực nghiên cứu (200 5 – 2009)

    • Bảng 4.11 : Tình hình việc làm của các hộ điều tra

    • Bảng 4.12 : Tài sản của hộ gia đình trước và sau đô thị hóa trên địa bàn nghiên cứu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan