một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường thpt hương sơn

74 522 2
một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường thpt hương sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Sau một quá trình nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Hương Sơn”, đến nay em đã hoàn thành khóa luận. Để có được sản phẩm nghiên cứu như ngày hôm nay, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể CB, GV trường THPT Hương Sơn ; các thầy, cô giáo, giảng viên Học viện Quản lý giáo dục đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. GVC. Trương Thị Thúy Hằng – giảng viên khoa Quản lý, Học viện Quản lý giáo dục, người đã hướng dẫn tận tình, giúp đỡ và góp ý cho em trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đúng thời hạn. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do kinh nghiệm bản thân còn hạn chế cũng như thời gian nghiên cứu chưa dài nên chắc rằng khóa luận vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự cảm thông, góp ý của thầy cô và các bạn để khóa luận thêm hoàn thiện. Tác giả khóa luận Sinh viên Trần Long Vy MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Giải nghĩa 1 CNTT Công nghệ thông tin. 2 CSVC Cơ sở vật chất. 3 HS Học sinh 4 GV Giáo viên. 5 GD – ĐT Giáo dục và đào tạo. 6 NGCBQLGD Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. 7 THPT Trung học phổ thông 8 TB Trung bình 9 PPDH Phương pháp dạy học 10 PT Phát triển DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài 1. Về mặt lý luận Sự nghiệp giáo dục - đào tạo đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng. Điều 35 Hiến pháp 1992 sửa đổi: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.” Chỉ thị Số 40 CT/TW ngày 15-6-2004 của Ban Bí thư về xây dựng, nâng cao chất lượng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục: “Mục tiêu xây dựng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lương tâm nghề nghiệp của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và phát triển có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”. Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi năm 2009 nêu rõ vai trò và trách nhiệm của nhà giáo: Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục; nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học; Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học. Phát triển đội ngũ là thực hiện quan điểm về “Giáo dục là quốc sách” và thực hiện Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam về chiến lược phát triển KT – XH 2011- 2020: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, 1 đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”. Công văn số C5516/BGDĐT- NGCBQLGD của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2011 - 2012 về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ NG&CBQLGD “Tăng cường công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch; quản lí, đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục có phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm cao, chuẩn hóa, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là điều vô cùng quan trọng trong việc đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục. 2. Về mặt thực tiễn. Đối với trường THPT Hương Sơn việc tìm kiếm biện pháp để xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên ổn định về số lượng, đảm bảo về chất lượng của nhà trường trong giai đoạn hiện nay đang còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Qua quá trình tìm hiểu thông tin về trường THPT Hương Sơn và sự quan tâm về công tác xây dựng, phát triển đội ngũ Giáo viên ở trường THPT nói chung, trường THPT Hương Sơn nói riêng, chúng tôi quyết định chọn đề tài: "Một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Hương Sơn- huyện Hương Sơn- tỉnh Hà Tĩnh". II. Mục đích, ý nghĩa của đề tài. Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu khảo sát thực tiễn nhằm đề xuất biện pháp góp phần phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Hương Sơn – huyện Hương Sơn – tỉnh Hà Tĩnh ổn định về số lượng và đảm bảo về chất lượng. III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 1. Khách thể. Công tác quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT. 2. Đối tượng nghiên cứu. Một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Hương sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. 2 IV. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Hương Sơn- huyện Hương Sơn- tỉnh Hà Tĩnh. - Khảo sát thực trạng của việc chỉ đạo phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Hương Sơn- huyện Hương Sơn- tỉnh Hà Tĩnh. - Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Hương Sơn- huyện Hương Sơn- tỉnh Hà Tĩnh. VI. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Hương Sơn- huyện Hương Sơn- tỉnh Hà Tĩnh. VII. Phương pháp nghiên cứu. 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, khái quát các văn kiện của Đảng các cấp, các chỉ thị của Thủ Tướng chính phủ, của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về xây dựng và bồi dưỡng cán bộ nói chung và nhà giáo, cán bộ QLGD nói riêng. 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, điều tra, phỏng vấn (Cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh); 3. Nhóm phương pháp hỗ trợ: Xử lý số liệu, thống kê toán học, sơ đồ, bảng biểu. VIII. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài bao gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận của vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Hương Sơn- huyện Hương Sơn- tỉnh Hà Tĩnh. Chương II: Cơ sở thực tiễn vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Hương Sơn- huyện Hương Sơn- tỉnh Hà Tĩnh. Chương III: Một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Hương Sơn- huyện Hương Sơn- tỉnh Hà Tĩnh. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT HƯƠNG SƠN – HUYỆN HƯƠNG SƠN- TỈNH HÀ TĨNH 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Giáo viên và đội ngũ giáo viên Dân tộc Việt Nam từ xưa đã có truyền thống “tôn sư trọng đạo”, nó đã trở thành đạo lý của con người Việt Nam. Trong xã hội, người thầy giáo luôn được kính trọng, vai trò của người thầy giáo đã được xã hội đúc kết “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “không Thầy đố mày làm nên”. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề thầy giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”; lao động sư phạm của người giáo viên vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật nhân đạo cao. Để xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội, đồng thời góp phần hoàn thành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ hội nhập thì đội ngũ giáo viên trong trường THPT phải là lực lượng chủ yếu quan trọng nhất, quyết định chất lượng đào tạo, nhằm tạo ra những sản phẩm đặc biệt, đú là những nhân cách phát triển toàn diện đạt được mục tiêu giáo dục của nhà trường, sản phẩm đó không được quyền có phế phẩm: “Những con người phát triển toàn diện về đức - trí - thể - mỹ”. Theo Luật Giáo dục 2005, sửa đổi 2009 nhà giáo là: “Người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác” [13]. Đội ngũ giáo viên là tập thể người có cùng chức năng, nghề nghiệp “dạy học” cấu thành trong một tổ chức và là nguồn nhân lực quan trọng của tổ chức đó. 1.1.2. Phát triển đội ngũ giáo viên Phát triển đội ngũ làm cho đội ngũ trưởng thành đáp ứng đòi hỏi yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung, từng nhà trường nói riêng. Phát triển đội ngũ giáo viên cũng phải thực hiện các nội dung như: Kế hoạch hoá đội ngũ giáo viên, tuyển dụng, định hướng, bồi dưỡng, bố trí sử dụng đề bạt, 4 thuyên chuyển Tuy nhiên phát triển đội ngũ giáo viên là phát triển tập thể những con người nhưng là tập thể những con người có học vấn, có nhân cách phát triển ở trình độ cao. Vì thế trong phát triển đội ngũ giáo viên chúng ta cần chú ý một số yêu cầu chính sau đây: + Phát triển đội ngũ giáo viên, trước hết phải giúp cho đội ngũ giáo viên phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo, khai thác ở mức cao nhất năng lực, tiềm năng của đội ngũ, để họ có thể cống hiến được nhiều nhất cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra. + Phát triển đội ngũ phải nhằm hướng giáo viên vào phục vụ những lợi ích của tổ chức, cộng đồng và xã hội, đồng thời phải đảm bảo thoả đáng lợi ích vật chất và tinh thần cho giáo viên. + Phát triển đội ngũ giáo viên phải nhằm đáp ứng mục tiêu trước mắt và mục tiêu phát triển lâu dài của tổ chức và được thực hiện theo một quy chế, quy định thống nhất trên cơ sở Pháp luật của Nhà nước. 1.1.3. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên Biện pháp: Theo Từ điển Tiếng Việt, biện pháp là “Phương pháp giải quyết một vấn đề nào đó” [10; 387]. Như vậy, nói đến biện pháp là nói đến những cách thức tác động nhằm thay đổi chuyển biến một hệ thống, một quá trình, một trạng thái nhất định , nhằm đạt được mục đích hoạt động. Biện pháp càng thích hợp, càng tối ưu, càng giúp con người nhanh chóng giải quyết những vấn đề đặt ra. Tuy nhiên, để có được những biện pháp như vậy, cần phải dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn đáng tin cậy. - Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên là nhằm phát triển đội ngũ đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn và trên chuẩn, chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu đặt ra của địa phương. 1.2. Vai trò của người GV và tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ GV 1.2.1. Vị trí, vai trò, chức năng của người giáo viên a. Vị trí, vai trò của người giáo viên. Bất cứ xã hội nào cũng đề cao vai trò của nhà giáo dục. Các nhà tư tưởng tiến bộ 5 [...]... liên quan đến đề tài một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT Hương Sơn – huyện Hương Sơn – tỉnh Hà Tĩnh”, làm rõ vai trò của giáo viên và đội ngũ giáo viên THPT cũng như cơ sở pháp lý của vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT một cách đầy đủ để làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên trường THPT Hương Sơn về số lượng, cơ cấu, trình... cơ cấu, trình độ và công tác bỗi dưỡng giáo viên Từ đó đề ra một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Hương Sơn 17 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GV TRƯỜNG THPT HƯƠNG SƠN 2.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội huyện Hương Sơn Hương Sơn là một huyện miền núi phía Tây bắc tỉnh Hà Tĩnh, phía bắc giáp với huyện Thanh Chương và Nam Đàn của tỉnh Nghệ An; phía... hình phát triển trường THPT Hương sơn Trường THPT Hương Sơn có bề dày xây dựng và phát triển hơn 50 năm, được sự quan tâm của ngành giáo dục Hà Tĩnh về mọi mặt, trong đó có xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục Tỉ lệ giáo viên trên lớp cao hơn quy định Tuy nhiên, cơ cấu đội ngũ giáo viên chưa hợp lý (Thừa giáo viên Văn - Sử - GDCD – Thể dục; Thiếu giáo viên Lý – Hóa - Tin) Đội. .. Công tác giáo dục đạo đức, phẩm chất, lối sống, giáo dục dân số, giáo dục pháp luật và bảo vệ môi trường trong các nhà trường có nhiều đổi mới và chuyển biến tích cực 2.3 Thực trạng về công tác phát triển đội ngũ GV trường THPT Hương Sơn 23 2.3.1.Thực trạng về số lượng, cơ cấu, trình độ chuyên môn, chất lượng đội ngũ GV trường THPT Hương Sơn a Số lượng giáo viên Bảng 2.5: Số lượng và tỷ lệ giáo viên trên... nhà trường Mỗi trường THPT muốn phát triển, trước hết phải có một đội ngũ giáo viên giỏi Yêu cầu về chất lượng đội ngũ là một trong những tiêu chuẩn để nhà trường được xét công nhận những danh hiệu thi đua của nhà trường Đội ngũ là nguồn lực quý báu và có vai trò quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường d Phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển của mỗi cá nhân giáo viên Đặc điểm... cạnh đó đội ngũ giáo viên lớn tuổi có kinh nghiệm thì còn một bộ phận giáo viên lớn tuổi sức khỏe yếu, hạn chế về năng lực chuyên môn, cũng như sực ì trong việc đổi mới phương pháp dạy học, một số giáo Đội ngũ giáo viên trẻ chiếm 2/3 số giáo viên, mới ra trường nên kinh nghiệm giảng dạy còn ít, trình độ chuyên môn không đồng đều, một số ít nhận thức về nghiệp vụ, trách nhiệm còn hạn chế Số giáo viên nữ... thông 1.3 Cơ sở pháp lý của việc phát triển đội ngũ giáo viên THPT Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã vạch ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, đồng thời đưa ra các biện pháp phát triển giáo dục trong đó “đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” Điều 15 - Luật Giáo dục 2005 sửa đổi 2009 quy định: “Nhà giáo giữ vai... hưng nền giáo dục nước nhà và chú trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống của nhà giáo Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009 – 2020 (dự thảo lần thứ 14) cũng nêu rõ tầm quan trọng, phương hướng mục tiêu của việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo b Phát triển đội ngũ giáo viên là đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành giáo dục nói chung và nhu cầu phát triển của giáo dục... quan trọng của việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên a Phát triển đội ngũ giáo viên là thực hiện nghị quyết và chỉ thị của Đảng, Nhà nước về giáo dục Phát triển đội ngũ là thực hiện quan điểm về Giáo dục là quốc sách” và thực hiện Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt 14 Nam về chiến lược phát triển KT – XH 2011- 2020: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu... và ở trường THPT Hương Sơn nói riêng Hiện nay trường THPT Hương Sơn đã có đội ngũ giáo viên THPT đông đảo, song tính ổn định vẫn chưa cao (Do số giáo viên đi học thạc sĩ xong 26 thường ít trở lại công tác nơi trường cũ), tỷ lệ giáo viên khá, giỏi giữa các môn không đồng đều, vẫn còn giáo viên phụ trách môn chưa đúng chuyên môn đào tạo (thiếu giáo viên GDQP chính quy vì vậy 1 giáo viên thể dục đảm nhiệm) . việc phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Hương Sơn- huyện Hương Sơn- tỉnh Hà Tĩnh. - Khảo sát thực trạng của việc chỉ đạo phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Hương Sơn- huyện Hương Sơn- . giáo viên trường THPT Hương Sơn- huyện Hương Sơn- tỉnh Hà Tĩnh. Chương III: Một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Hương Sơn- huyện Hương Sơn- tỉnh Hà Tĩnh. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ. xuất biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Hương Sơn- huyện Hương Sơn- tỉnh Hà Tĩnh. VI. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên

Ngày đăng: 14/10/2014, 00:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan