Sản phẩm và dịch vụ vận tải

31 4.4K 24
Sản phẩm và dịch vụ vận tải

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM – DỊCH VỤ VẬN TẢI. 5 1.1. Vận tải. 5 1.1.1. Khái niệm vận tải. 5 1.1.2. Đặc điểm vận tải. 5 1.1.3. Phân loại vận tải. 6 1.1.4. Vai trò vận tải. 7 1.2. Sản phẩm – dịch vụ vận tải. 8 1.2.1. Khái niệm sản phẩm – dịch vụ vận tải. 8 1.2.2. Cấu trúc sản phẩm – dịch vụ vận tải. 8 1.2.3. Đặc điểm sản phẩm – dịch vụ vận tải. 9 1.2.4. Phân loại sản phẩm – dịch vụ vận tải. 9 CHƯƠNG 2: CHU KÌ SỐNG CỦA SẢN PHẨM – DỊCH VỤ VẬN TẢI. 11 2.1. Khái niệm chu kì sống của sản phẩm. 11 2.2. Đặc điểm chu kì sống và các chiến lược Marketing trong từng giai đoạn 11 2.2.1. Đặc điểm chu kì sống của sản phẩm. 11 2.2.2. Các chiến lược Marketing trong từng giai đoạn. 14 2.3. Phân tích doanh nghiệp dịch vụ vận tải. 15 2.3.1. Chu kì sống của công ty du lịch đường sắt Vietnam Railtour . 15 2.3.2. Chu kì sống của INNOVA . 17 CHƯƠNG 3: CÁC LOẠI HÌNH SẢN PHẨM – DỊCH VỤ VẬN TẢI MỚI. 20 3.1. Các loại hình sản phẩm – dịch vụ vận tải mới. 20 3.1.1. Khái niệm sản phẩm – dịch vụ vận tải mới. 20 3.1.2. Phân loại sản phẩm – dịch vụ vận tải mới. 20 3.1.3. Thời điểm doanh nghiệp vận tải phát triển sản phẩm mới. 21 3.1.4. Các giai đoạn của quá trình phát triển sản phẩm mới và các chiến lược trong triển khai sản phẩm mới. 22 3.1.5. Các chiến lược trong triển khai sản phẩm mới. 24 CHƯƠNG 4: THƯƠNG HIỆU VẬN TẢI. 27 Trang 1 4.1. Thương hiệu vận tải. 27 4.1.1. Khái niệm. 27 4.1.2. Thành phần và các giá trị thương hiệu. 27 4.2. Phân tích thương hiệu Mai Linh. 28 4.2.1. Những yếu tố tạo nên sự thành công của thương hiệu Mai Linh. 28 4.2.2. Cấu trúc thương hiệu Mai Linh. 31 KẾT LUẬN. 32 PHẦN MỞ ĐẦU Trang 2 1. Tính cấp thiết của đề tài: Lưu thông và tiêu thụ trong bất kì hình thái xã hội nào, trong nền kinh tế nào cũng là cái đích cuối cùng của quá trình sản xuất. Xã hội càng phát triển thì việc tiêu thụ sản phẩm cũng như nhu cầu đi lại của cong người ngày càng đòi hỏi cao cả về số lượng và chất lượng. Đây là một trong những nguyên nhân trọng yếu thúc đẩy ngành giao thông vận tải phát triển. Giao thông là hệ thống huyết mạch của quốc gia, phản ánh trình độ của đất nước. Một quốc gia muốn có nền kinh tế phát triển thì giao thông phải đi trước một bước. Với tốc độ tăng trưởng chóng mặt như hiện nay, các ngành cũng phát triển quy mô rộng lớn, đặc biệt là đối với ngành dịch vụ. Sản xuất vận tải cũng giống như bao ngành sản xuất khác, không những thế nó còn là ngành sản xuất vật chất đặc biệt. Thị trường vận tải có tính chất động rất rõ nét, nó luôn có sự biến động lớn cả về mặt không gian lẫn thời gian và phụ thuộc rất lớn vào năng lực sản xuất của những ngành sản xuất vật chất cũng như nhu cầu đi lại, tiêu dùng của con người trong xã hội. Tất cả những nhu cầu vận chuyển ấy đều cần sự tồn tại của ngành vận tải. Cùng với sự hoàn thiện nâng cao về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, một đất nước có tốc độ phát triển cao không thể phủ nhận vai trò vô cùng quan trọng của ngành vận tải, phục vụ cho nhu cầu di chuyển phát sinh của con người. Đồng thời là cầu nối tạo mối quan hệ kinh tế - xã hội giữa các địa phương trong nước và các nước trên thế giới, phát huy được tiềm năng, nội lực và hòa nhập với các nền kinh tế để giao lưu, học hỏi. Trong những năm qua, nước ta đã có rất nhiều doanh nghiệp vận tải ra đời, kèm theo đó, họ luôn hoàn thiện, nâng cao chất lượng phục vụ cho người dân với những sản phẩm ngày càng phát triển, hiện đại. Hơn nữa sản phẩm vận tải vô hình, không dự trữ được và mang những đặc điểm khác biệt so với các loại sản phẩm khác. Để phát triển sản phẩm vận tải, nâng cao chất lượng cần phải hiểu đúng và đủ về nó thì các doanh nghiệp vận tải mới có thể tạo được lợi thế của mình trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Đặt trong điều kiện đó, có thể khẳng định rằng đề tài “ Sản phẩm - dịch vụ vận tải” có ý nghĩa lý luận, thực tiễn thiết thực. 2. Mục tiêu của đề tài: - Tìm hiểu chu kì sống của sản phẩm – dịch vụ vận tải, các loại hình sản phẩm dịch vụ vận tải mới cùng với thương hiệu vận tải. - Ứng dụng chiến lược sản phẩm vào các công ty dịch vụ vận tải. 3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Trang 3 - Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chu kì sống của sản phẩm – dịch vụ vận tải, các loại hình sản phẩm – dịch vụ vận tải mới và thương hiệu vận tải ở Việt Nam - Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, dự báo, chuyên gia làm cơ sở cho việc phân tích sản phẩm – dịch vụ vận tải 4. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, kết cấu đề tài gồm 4 chương: - Chương 1: Tổng quan về sản phẩm – dịch vụ vận tải. - Chương 2: Chu kì sống của sản phẩm – dịch vụ vận tải. - Chương 3: Các loại hình sản phẩm – dịch vụ vận tải mới. - Chương 4:Thương hiệu vận tải. Trang 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM – DỊCH VỤ VẬN TẢI 1.1. Vận tải 1.1.1. Khái niệm vận tải. Trong xã hội có rất nhiều nghành sản xuất phục vụ cho cuộc sống con người, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đóng vai trò và tầm quan trọng riêng. Chúng ta khó có thể khẳng định được ngành sản xuất nào quan trọng hơn ngành sản xuất nào vì cuộc sống con người và sự phát triển của xã hội sẽ ra sao khi thiếu vắng đi một lĩnh vực sản xuất nào đó. Nhìn chung các nghành sản xuất, các lĩnh vực sản xuất trên một góc độ nào đó thì chúng có thể tồn tại một cách độc lập nhưng đi sâu nghiên cứu thì chúng luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng bổ trợ cho nhau. Ngành sản xuất vận tải là một sự cần thiết nhất định trong sự tồn tại và phát triển của xã hội. Khi nghiên cứu kinh tế người ta đã đưa ra nhiều khái niệm về vận tải, mỗi khái niệm xem xét dưới một góc độ hay một nội dung nào đó. Trên góc độ không gian, người ta cho rằng: Vận tải là một hoạt động nhằm thay đổi vị trí của khách hàng và hàng hóa trong không gian, sự thay đổi vị trí này sẽ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và chủ hàng. Tuy nhiên các hoạt động này thường có sử dụng bằng một loại phương tiện vận tải nào đó chẳng hạn ô tô, máy bay, tàu hỏa,… Hay các súc vật có khả năng như trâu, bò, ngựa… Trên góc độ kĩ thuật của hoạt động: Vận tải thì sẽ xuất hiện khi có sự kết hợp và sử dụng phương tiện chuyên chở, tuyến đường, ga, cảng, thiết bị động lực, đối tượng vận chuyển, khi đó vận tải sẽ thực hiện được một khoảng cách nào đó. Trên góc độ xem xét về mặt kinh tế: Vận tải là một hoạt động tìm kiếm lợi nhuận từ việc bán sản phẩm phục vụ của mình, vận tải sử dụng hệ thống giá cả riêng, tuy nhiên qui luật cung cầu, qui luật giá trị vẫn chi phối mạnh đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vận tải. Trên góc độ về công nghệ sản xuất: người ta cho rằng vận tải là một quá trình thực hiện một số giai đoạn theo một trình tự và nội dung nhất định. 1.1.2. Đặc điểm vận tải. Khi nghiên cứu quá trình sản xuất vận tải các nhà kinh tế đã đưa ra hai đặc điểm cơ bản của vận tải: Trang 5 Vận tải là quá trình sản xuất vật chất: Cũng giống như các ngành sản xuất vật chất khác, vận tải cũng sử dụng đồng thời 3 yếu tố: - Lao động: Gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Đó là lái xe, lái tàu, phi công, nhân viên phục vụ, người điều hành và quản lý sản xuất. - Công cụ lao động: Đó là phương tiện vận tải các loại như ô tô, tàu hỏa, máy bay, tàu thủy, các loại máy móc thiết bị. - Đối tượng lao động: trong vận tải người ta gọi là đối tượng vận chuyển. Đó là hàng hóa hay hành khách. Vận tải là ngành sản xuất vật chất đặc biệt: - Quá trình sản xuất vận tải diễn ra đồng nhất với quá trình tiêu thụ sản phẩm vận tải. Qúa trình sản xuất vận tải là sự dịch chuyển hàng hóa và hành khách trong không gian. Quá trình tiêu thụ sản phẩm vận tải là sự thừa nhận về sự thay đổi vị trí của hàng hóa và hành khách của chủ hàng và hành khách đối với những hoạt động cụ thể của người sản xuất vận tải. Trong sản xuất vận tải không có sự tách biệt giữa sản xuất và tiêu thụ về thời gian,không gian và quy mô. - Đối tượng lao động là hàng hóa và hành khách khi kết thúc quá trình sản xuất không có sự thay đổi về hình thái vật chất, tính chất lý hóa học mà chỉ có sự thay đổi vị trí trong không gian. - Cơ cấu giá thành sản phẩm vận tải ko có khoản mục chi phí nguyên vật liệu chính, thay vào đó là chi phí về nhiên liệu. - Sản phẩm vận tải không có hình thái vật chất, nó vô hình nên ko dự trữ được. - Chu trình luân chuyển vốn không tạo ra H’. 1.1.3. Phân loại vận tải. Vận tải có thể phân loại theo các tiêu thức khác nhau. a) Theo phương thức thực hiện quá trình vận tải Vận tải đường bộ. Vận tải đường sông. Vận tải đường biển. Vận tải đường hàng không. Vận tải đường sắt. Vận tải đường ống. Vận tải trong thành phố. Vận tải đặc biệt. Trang 6 b) Theo đối tượng vận chuyển Vận tải hành khách Vận tải hàng hóa c) Theo cách thức tổ chức quá trình vận tải Vận tải đơn phương thức: hàng hóa, hành khách được vận chuyên từ nơi đi đến nơi đến bằng một phương thức vận tải duy nhất. Vận tải đa phương thức: việc vận chuyển được thực hiện bằng ít nhất 2 phương thức vận tải, nhưng chỉ sử dụng 1 chứng từ duy nhất và chỉ 1 người chịu trách nhiệm trong quá trình vận chuyển đó. Vận tải đứt đoạn: là việc vận chuyển được thực hiện bằng 2 hay nhiều phương thức vận tải, nhưng phải sử dụng 2 hay nhiều chứng từ vận tải và 2 hay nhiều người chịu trách nhiệm trong quá tình vận chuyên đó. d) Theo tính chất vận tải Vận tải công nghệ (vận tải nội bộ): là việc vận chuyển trong nội bộ xí nghiệp nhà máy, công ty,… nhằm di chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, con người phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty, xí nghiệp bằng phương tiện của công ty, xí nghiệp đó mà không trực tiếp thu tiền cước vận tải. Vận tải nội bộ là thực hiện một khâu của quá trình công nghệ để sản xuất sản phẩm vật chất nào đó. Khối lượng hàng hóa của vận tải nội bộ không tập hợp vào khối lượng chung của nghành vận tải. Vận tải công cộng: là việc kinh doanh vận tải hàng hóa hay hành khách cho mọi đối tượng trong xã hội để thu tiền cước vận tải. Vận tải cá nhân: là việc vận chuyển để nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân (hoặc người thân) mà không thu tiền cước vận tải. 1.1.4. Vai trò vận tải. Vận tải có vai trò hết sức quan trọng và có tác dụng lớn đối với nền kinh tế quốc dân của mỗi nươc. Hệ thống vận tải được ví như mạch máu tong cơ thể con người, nó phản ánh trình độ phát triển của một nước và giao thông vận tải nói chung phải đi trước một bước trong xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật của vùng. Vận tải phục vụ tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, quốc phòng. Trong sản xuất vận chuyển nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, lao động để phục vụ cho quá trình sản xuất. Vận tải là yếu tố quan trọng của quá trình lưu thông. Trang 7 Ngành vận tải có nhiệm vụ đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Vận tải tạo ra khả năng thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. Vận tải là yếu tố quan trọng nhất của hệ thống logistics của từng nhà máy, xí nghiệp, công ty, trong từng xí nghiệp hay công ty… đều có hệ thống cung ứng và phân phối vật chất, hệ thống này bao gồm nhiều khâu, nhiều giai đoạn khác nhau kể từ khi mua sắm nguyên, vật liệu cho sản xuất (cung ứng) cho đến khi phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. 1.2. Sản phẩm – dịch vụ vận tải. 1.2.1. Khái niệm sản phẩm – dịch vụ vận tải. Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng. Dịch vụ là bất kỳ hoạt động hay lợi ích nào mà bên này có thể cống hiến cho bên kia. Một cống hiến về cơ bản mang tính chất vô hình và không là kết quả của việc sở hữu bất cứ thứ gì. Sản phẩm trong vận tải: là “hàng hóa đặc biệt”,là kết quả của tất cả những cung ứng dịch vụ của các nhà vận tải cho khách hàng, phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm trong vận tải cũng có giá trị và giá trị sử dụng, cụ thể giá trị là lượng lao động xã hội cần thiết kết tinh trong sản phẩm đó. Giá trị sử dụng của sản phẩm trong vận tải là khả năng đáp ứng nhu cầu vận chuyển và các nhu cầu liên quan đến quá trình vận chuyển. 1.2.2. Cấu trúc sản phẩm – dịch vụ vận tải. Do tính vô hình và không tách rời, sản phẩm vận tải cũng gióng như các loại hình dịch vụ khác được chia thành 2 lớp: - Sản phẩm cơ bản: đáp ứng nhu cầu chính của khách hàng (nhu cầu vận chuyển). Đây là lý do chính để khách hàng mua sản phẩm. - Sản phẩm thứ cấp: bao gồm cả hai lớp sản phẩm hoàn chỉnh (hữu hình) và sản phẩm nâng cao. Sản phẩm thứ cấp là sự kết hợp của các yếu tố vô hình và hữu hình. Các yếu tố hữu hình rất quan trọng đối với Marketing dịch vụ. Các yếu tố vô hình là các sản phẩm của dịch vụ kèm theo làm tăng thêm lợi ích cho khách hàng. Nhờ các sản phẩm thứ cấp mà nhà cung cấp dịch vụ giúp cho khách hàng phân biệt dịch vụ của mình với dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Các sản phẩm của dịch vụ thứ cấp rất đa dạng và thay đổi theo sự canh tranh trên thị trường. Nó giúp khách hàng lựa chọn tiêu dùng sản phẩm dịch vụ của nhà cung cấp nào, tức là nó giúp cho nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ tăng khả năng canh tranh. Trang 8 Ví dụ: Khách hàng lựa chọn xe khách giường năm cao cấp của công ty cổ phần du lịch Xuân Long trong dọc hành trình di chuyển từ Điện Biên – Hà Nội sẽ được phục vụ một bữa ăn đêm, đồ uống (rượu vang, bia, trà, nước ngọt) miễn phí. Điều này đã làm tăng tính cạnh tranh của hãng với các đơn vị vận tải khác. 1.2.3. Đặc điểm sản phẩm – dịch vụ vận tải. Sản phẩm vận tải có giá trị và giá trị sử dụng: Giá trị của sản phẩm vận tải chính là hao phí lao động xã hội cần thiết mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất được một đơn vị sản phẩm vận tải. Giá trị sử dụng của sản phẩm vận tải chính là sự thỏa mãn nhu cầu và mong muốn vận chuyển của chủ hàng và hành khách. Sản phẩm vận tải vô hình và không dự trữ được. Việc đo lường sản phẩm vận tải phải dùng hệ thống các chỉ tiêu riêng như sự hợp lý giữa thời gian đi đến của hành trình mức độ an toàn, tiện nghi, sự thuận lợi khi chuyển tiếp phương tiện mức độ mất mát, hư hỏng hàng hóa…. 1.2.4. Phân loại sản phẩm – dịch vụ vận tải. a) Theo ngành vận tải. Sản phẩm của ngành vận tải ôtô: là những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của khách hàng trên đường bộ. Như xe buýt công cộng, xe khách, Sản phẩm của ngành vận tải đường sắt: là những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của khách hàng trên đường sắt đó là tàu, các toa phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của khách hàng như toa nằm nghỉ, toa ăn uống, Sản phẩm của ngành vận tải sông, biển: là những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của khách hàng trên đường biển như tàu vận chuyển hàng hóa, tàu vận chuyển hành khách, tàu chuyên dụng, thuyền, phà chở người qua khúc sông, Sản phẩm của ngành vận tải hàng không: là những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của khách hàng trên đường hàng không như máy bay chuyên chở người, các dịch vụ trên máy bay thực phẩm ăn uống, hướng dẫn viên, tiếp viên hàng không, Sản phẩm của ngành vận tải đường ống: là những sản phẩm chủ yếu phục vụ tự động vận chuyển hàng lỏng như vận chuyển dầu, cung cấp nước cho hộ dân, b) Theo vai trò của sản phẩm cung ứng cho khách hàng. Sản phẩm thuần túy: là loại sản phẩm có vai trò cốt lõi trong các dịch vụ cung cấp cho khách hàng, không có hoặc hầu như không có sự tham gia của hàng hoá hữu hình kèm theo như khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa Trang 9 thì các doanh nghiệp vận tải đáp ứng nhu cầu đó bằng phương thức vận tải phù hợp. Sản phẩm bổ sung: là các sản phẩm cung cấp thêm cho khách hàng (ngoài sản phẩm chính) là tăng thêm lợi ích cho khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh cho nhà cung ứng dịch vụ. Sản phẩm bổ sung có thể là vô hình hoặc hữu hình. Ví dụ như tư vấn viên hỗ trợ giải đáp các thắc mắc về các dịch vụ vận tải của doanh nghiệp. c) Theo đối tượng trực tiếp của dịch vụ vận tải. Các dịch vụ dành cho cơ thể con người: chăm sóc sức khỏe ( ăn uống, ngủ nghỉ,…), chuyên chở khách. Các dịch vụ dành cho tài sản của con người: chuyên chở hàng hóa, bảo quản hành lý. Các dịch vụ dành cho tinh thần của con người: phát thanh truyền hình, giải trí du lịch. Các dịch vụ dành cho quyền sở hữu của con người: bảo hiểm, tiết kiệm giá vé. Trang 10 [...]... VỤ VẬN TẢI MỚI 3.1 Các loại hình sản phẩm – dịch vụ vận tải mới 3.1.1 Khái niệm sản phẩm – dịch vụ vận tải mới Sản phẩm mới là tất cả những sản phẩm lần đầu tiên được sản xuất và kinh doanh tại doanh nghiệp Sản phẩm trong vận tải chính là việc cung ứng dịch vụ Dịch vụ có bản chất vô hình nên việc tạo ra sản phẩm dịch vụ mới cũng có sự khác biệt Cụ thể, dịch vụ vận tải mới được hiểu là bất kì sự thay... dịch vụ vận tải việc đưa ra các sản phẩm mới thường nhằm vào cấp thứ hai của sản phẩm là sản phẩm thứ cấp Việc thay đổi các yếu tố trong sản phẩm thứ cấp dễ thực hiện hơn việc thay thế sản phẩm cốt lõi Ví dụ: cùng là vận chuyển hành khách bằng ô tô nhưng doanh nghiệp có thể thay đổi sản phẩm thứ cấp của mình bằng các dịch vụ giải trí, chăm sóc khách hàng trên xe như karaoke, tivi, khăn lạnh, phục vụ. .. sự thay đổi cơ bản một dịch vụ vận tải đã có 3.1.2 Phân loại sản phẩm – dịch vụ vận tải mới Sản phẩm vận tải mới cũng giống như các sản phẩm của dịch vụ khác, có thể được chia thành 5 loại: - Thay đổi về phong cách: bao gồm sự thay đổi logo, trang trí hay quần áo công nhân viên Ví dụ: Ngày 20 tháng 10 năm 2002 Vietnam Airlines tố chức lễ giới thiệu biểu tượng mới ” Bông sen vàng” Đây là mốc đánh dấu... đáp ứng nhu cầu của mình Đồng thời sản phẩm vận tải vô hình, rất khó để tạo ra một sản phẩm mới Tuy nhiên, cạnh tranh và chiến thị trường khách hàng vẫn là mục tiêu của các doanh nghiệp vận tải Với những sản phẩm vận tải mới người tiêu dùng phản ứng lại với các mức độ khác nhau, tùy thuộc vào những đặc điểm của người tiêu dùng và là đặc điểm của sản phẩm Các nhà vận tải phải Trang 23 cố gắng thu hút...CHƯƠNG 2 CHU KÌ SỐNG CỦA SẢN PHẨM – DỊCH VỤ VẬN TẢI 2.1 Khái niệm chu kì sống của sản phẩm Chu kì sống của sản phẩm (vòng đời của sản phẩm) là khoảng thời gian tồn tại của sản phẩm trên thị trường Nó được tính từ thời điểm sản phẩm lần đầu tiên xuất hiện cho đến khi sản phẩm không tiêu thụ được nữa buộc phải rút lui khỏi thị trường Ví dụ: trước đây,... sống sản phẩm đòi hỏi các chiến lược Marketing, sản xuất, tài chính và nhân sự khác nhau Chu kì sống của sản phẩm dài hay ngắn phụ thuộc vào ngành kinh doanh, loại sản phẩm, công nghệ và thị trường Dạng chu kì sống điển hình và cổ điển nhất của một loại sản phẩm có hình chữ “S” với 5 giai đoạn Trang 11 - Giai đoạn triển khai sản phẩm: Được bắt đầu khi công ty tìm và triển khai một ý tưởng sản phẩm. .. đến sản phẩm mới của mình Ví dụ: Sản phẩm mới của Vietnam Airlines: năm 2011, Vietnam Airlines đưa ra hai sản phẩm mới trên các chặng bay nội địa là: Sản phẩm gia đình” và Sản phẩm du lịch” Đây là hai sản phẩm hàng không lần đầu tiên được đưa ra tại Việt Nam Đối với hành khách sử dụng sản phẩm này của Vietnam Airlines, cũng chính là đối tượng được hưởng sự khuyến mãi lớn về giá cả và chi phí Sản phẩm. .. phí là 250 USD/người Do sản phẩm vận tải có những đặc thù khác biệt so với sản phẩm thông thường nên khi phát triển sản phẩm, chúng ta cần quan tâm tới các vấn đề sau: - Tính vô hình: có thể phát triển vô số dịch vụ mới có thể khác biệt ít hay nhiều so với sản phẩm hiện hành Điều này có thể dẫn tới sự nhầm lẫn của khách hàng Do tính không tách rời giữa sản xuất và tiêu dùng dịch vụ, các nhân viên ở tuyến... không có tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới - Hoàn thiện dịch vụ hiện hành Ví dụ: Mai Linh group đưa chính sách sản phẩm mới về vấn đề nhân viên dịch vụ xe ôm phải có phù hiệu và đồng phục mới - Mở rộng danh mục dịch vụ vận tải Ví dụ: Công ty chuyển phát nhanh lớn nhất thế giới Fedex Express mở rộng danh mục vận chuyển quốc tế với 2 dịch vụ : ”International Economy” và ”International Economy Freight”... đời Tức là thay vì thanh lý sản phẩm có Trang 13 thể khởi tạo những nét mới cho sản phẩm thông qua các cách thức tác động khác nhau để tạo nên “cái mới” cho sản phẩm – một sản phẩm mới của những sản phẩm cũ thay vì các sản phẩm hoàn toàn mới 2.2.2 Các chiến lược Marketing trong từng giai đoạn Giai đoạn Triển khai Giới thiệu Chiến lược Marketing tương ứng - Hoàn chỉnh sản phẩm Đầu tư trắc nghiệm thị . QUAN VỀ SẢN PHẨM – DỊCH VỤ VẬN TẢI. 5 1.1. Vận tải. 5 1.1.1. Khái niệm vận tải. 5 1.1.2. Đặc điểm vận tải. 5 1.1.3. Phân loại vận tải. 6 1.1.4. Vai trò vận tải. 7 1.2. Sản phẩm – dịch vụ vận tải. . thực hiện quá trình vận tải Vận tải đường bộ. Vận tải đường sông. Vận tải đường biển. Vận tải đường hàng không. Vận tải đường sắt. Vận tải đường ống. Vận tải trong thành phố. Vận tải đặc biệt. Trang. HÌNH SẢN PHẨM – DỊCH VỤ VẬN TẢI MỚI 3.1. Các loại hình sản phẩm – dịch vụ vận tải mới. 3.1.1. Khái niệm sản phẩm – dịch vụ vận tải mới. Sản phẩm mới là tất cả những sản phẩm lần đầu tiên được sản

Ngày đăng: 13/10/2014, 20:37

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM – DỊCH VỤ VẬN TẢI. 5

  • 1.1. Vận tải. 5

  • 1.1.1. Khái niệm vận tải. 5

  • 1.1.2. Đặc điểm vận tải. 5

  • 1.1.3. Phân loại vận tải. 6

  • 1.1.4. Vai trò vận tải. 7

  • 1.2. Sản phẩm – dịch vụ vận tải. 8

  • 1.2.1. Khái niệm sản phẩm – dịch vụ vận tải. 8

  • 1.2.2. Cấu trúc sản phẩm – dịch vụ vận tải. 8

  • 1.2.3. Đặc điểm sản phẩm – dịch vụ vận tải. 9

  • 1.2.4. Phân loại sản phẩm – dịch vụ vận tải. 9

  • CHƯƠNG 2: CHU KÌ SỐNG CỦA SẢN PHẨM – DỊCH VỤ VẬN TẢI. 11

  • 2.1. Khái niệm chu kì sống của sản phẩm. 11

  • 2.2. Đặc điểm chu kì sống và các chiến lược Marketing trong từng giai đoạn 11

  • 2.2.1. Đặc điểm chu kì sống của sản phẩm. 11

  • 2.2.2. Các chiến lược Marketing trong từng giai đoạn. 14

  • 2.3. Phân tích doanh nghiệp dịch vụ vận tải. 15

  • 2.3.1. Chu kì sống của công ty du lịch đường sắt Vietnam Railtour . 15

  • 2.3.2. Chu kì sống của INNOVA . 17

  • CHƯƠNG 3: CÁC LOẠI HÌNH SẢN PHẨM – DỊCH VỤ VẬN TẢI MỚI. 20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan