Đánh giá mức độ thích nghi của cây cao su đối với một số yếu tố môi trường thiết yếu ở huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh

32 1.7K 15
Đánh giá mức độ thích nghi của cây cao su đối với một số yếu tố môi trường thiết yếu ở huyện Đức Thọ  tỉnh Hà Tĩnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

đánh giá mức độ thích nghi sinh thái của cây cao su ở huyện Đức Thọ Hà Tĩnh để có thể mở rộng việc trồng cây cao su nâng cao kinh tế cho huyện, và mở rộng việc phát triển cao su trên toàn tỉnh.tài liệu này chỉ mang hình thức tham khảo là chủ yếu.

Đánh giá cảnh quan: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây cao su ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh A PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh là địa phương có nền kinh tế nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao. Trong khi các ngành kinh tế khác như công nghiệp, dịch vụ chưa có điều kiện mở rộng, phát triển sản xuất theo quy mô lớn thì trong nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm tận dụng các tiềm năng của huyện, cho sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường, làm tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất là yêu cầu rất cấp bách hiện nay của huyện Đức Thọ. Qua nghiên cứu tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên của Đức Thọ, đặc biệt là các nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, khí hậu ), về giá trị kinh tế của các sản phẩm cây công nghiệp; về nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, tôi nhận thấy Đức Thọ cần và có thể chuyển một số diện tích trồng cây công nghiệp năng suất thấp sang trồng cây cao su sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, việc chuyển đổi một phần diện tích của loại cây công nghiệp truyền thống sang một loại cây trồng khác, không chỉ là khó khăn về tư tưởng mà còn nhiều khó khăn khác về kỹ thuật, trước hết là cơ sở khoa học để đảm bảo sự thành công của sự chuyển dịch. Tôi chọn đề tài Đánh giá mức độ thích nghi của cây cao su đối với một số yếu tố môi trường thiết yếu ở huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh làm nội dung nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu mức độ thích nghi của cây cao su trên phạm vi huyện Đức Thọ làm cơ sở để đề xuất giải pháp mở rộng diện tích trồng, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của cây cao su ở huyện Đức Thọ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, đề tài sẽ giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Đức Thọ. - Đặc điểm sinh thái cây cao su. - Đánh giá mức độ thích nghi của cây cao su đối với một số yếu tố thiết yếu của môi trường địa lý huyện Đức Thọ. - Nghiên cứu hiệu quả kinh tế và những vấn đề trở ngại trong quá trình phát triển cây cao su ở huyện Đức Thọ. 4. Giới hạn nghiên cứu 4.1 Giới hạn phạm vi lãnh thổ: Đất trồng cây công nghiệp ở huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh 4.2 Giới hạn nội dung nghiên cứu: Trên cơ sở nguồn tài liệu, thời gian và quy mô của một đề tài giới hạn nội dung nghiên cứu như sau: - Về các chỉ tiêu tham gia đánh giá: 1 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Hưng MSSV: 1153074198 Đánh giá cảnh quan: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây cao su ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh + Chỉ tiêu Khí hậu: Nhiệt độ, Số giờ nắng, Lượng mưa trung bình, Độ ẩm trung bình, Tốc độ gió trung bình. + Chỉ tiêu Đất trồng: Độ pH, Đặc điểm tầng đất mặt. 5. Quan điểm nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ trên, đề tài vận dụng các quan điểm nghiên cứu sau: 5.1 Quan điểm hệ thống Quan điểm hệ thống được vận dụng vào đề tài để nghiên cứu tác động của các hợp phần tự nhiên (Khí hậu, Đất đai ), các hợp phần kinh tế - xã hội (Dân cư, Chủ trương chính sách ) đối với cây trồng cụ thể trên trên lãnh thổ là cây cao su (Sinh vật). Xem xét đối tượng địa lý trên quan điểm hệ thống là yêu cầu cần thiết. Cụ thể trong đề tài này đã nghiên cứu các hợp phần tự nhiên và kinh tế xã hội ở huyện Đức Thọ có tác động đến vấn đề trồng cây cao su (cấu trúc đứng); đó là địa hình, địa chất, thổ nhưỡng, khí hậu (tự nhiên) và đặc điểm về dân cư, kinh tế (kinh tế - xã hội) của huyện Đức Thọ. Đề tài đề cập đến các xã, các khu vực trồng cao su trong huyện (cấu trúc ngang). Trong quá trình nghiên cứu đề tài tìm hiểu chủ trương phát triển sản xuất của địa phương, đặc điểm thị trường có liên quan đến việc trồng cây cao su của huyện (cấu trúc chức năng). 5.2 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Các thành phần địa lý tự nhiên không có sự phân chia ranh giới rõ ràng nhưng vẫn có sự biến đổi theo thời gian, không gian. Do vậy, khi nghiên cứu một đối tượng địa lý yêu cầu phải đặt nó trong một giới hạn lãnh thổ cụ thể. Đề tài này thực hiện trên lãnh thổ huyện Đức Thọ nên các yếu tố mang tính đặc thù riêng của huyện được phân tích, làm rõ. 5.3 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh: Nắm vững quan điểm này, giúp chúng ta không chỉ thấy được sự phát triển và phân bố của đối tượng địa lý trong quá khứ, hiện tại mà còn dự kiến sự phát triển và phân bố trong tương lai. Vì vậy, khi nghiên cứu mọi điều kiện tác động việc lựa chọn cây cao su thay thế cho cây công nghiệp khác năng suất thấp đem lại hiệu quả khác biệt như thế nào. Trước đây, cây cao su chưa được phát triển nhiều, diện tích trồng cao su của huyện còn hạn chế, diện tích gieo các cây công nghiệp khác mang lại hiệu quả thấp. Việc lựa chọn cây cao su đã bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế khá vững chắc và cao hơn nhiều so với các cây công nghiệp khác. Năng suất, diện tích được nâng cao, mở rộng phù hợp với bối cảnh chung và nhu cầu của thị trường trong tương lai. 5.4 Quan điểm thực tiễn: Thực tiễn là thước đo đúng sai của mọi giả thuyết khoa học, là tiêu chuẩn, là cơ sở khi tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học và kết quả nghiên cứu đó lại được ứng dụng trong thực tiễn. 2 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Hưng MSSV: 1153074198 Đánh giá cảnh quan: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây cao su ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh Quan điểm này được vận dụng trong quá trình nghiên cứu thực trạng của địa phương, những vấn đề nảy sinh trong quá trình trồng cao su của huyện. Từ đó làm cơ sở đưa ra những giải pháp, kiến nghị để thúc đẩy hơn nữa việc trồng cao su của huyện. 6. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở các quan điểm nghiên cứu được vận dụng vào đề tài, các phương pháp đặc trưng của khoa học địa lý được sử dụng trong đề tài gồm: 6.1 Phương pháp nghiên cứu thực địa: Đây là phương pháp quan trọng được tiến hành trong nghiên cứu địa lý nhằm tìm hiểu bản chất các đối tượng địa lý tự nhiên cũng như kinh tế, xã hội. Phương pháp nghiên cứu thực địa được vận dụng để kiểm tra, bổ sung các tài liệu thu thập từ các nguồn; khảo sát thực tế, điều kiện tự nhiên của huyện. 6.2 Phương pháp thống kê, thu thập, xử lý thông tin: Đây là phương pháp tìm kiếm thông tin từ các công trình, các dự án đã nghiệm thu, các báo cáo định kỳ hàng năm, niên giám thống kê, các sách, tạp chí liên quan đến đề tài. Đối với các thông tin không đồng bộ (số liệu qua nhiều năm khác nhau, các bản đồ không cùng tỉ lệ ) hoặc chưa thật đầy đủ (lượng nước cần tới trong một lần), tôi vận dụng các phương pháp nội suy, ngoại suy để xử lý thông tin. 6.3 Phương pháp phân tích hệ thống: Đề tài được tiến hành trên cơ sở thu thập, xử lý, phân tích, so sánh, và tổng hợp các nguồn thông tin thu thập được. Từ đó để đánh giá được những tiềm năng thực tế của địa phương và đưa ra những đề xuất, phương án có tính thiết thực, hợp lý nhất cho vấn đề phát triển cây cao su ở điạ bàn nghiên cứu. 7. Những điểm mới của đề tài: Bài đề tài này đánh giá mức độ thích nghi của cây cao su trên cơ sở: - Nghiên cứu đặc điểm các yếu tố địa lý của huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. - Nghiên cứu đặc điểm sinh lý của cây cao su đối với các yếu tố địa lý. - So sánh đặc điểm sinh lý của cây cao su với đặc điểm của các yếu tố địa lý để đánh giá mức độ thích nghi của cây cao su với đối với các điều kiện để phát triển cây cao su ở huyện Đức Thọ. - Mức độ thích nghi được đánh giá theo 4 mức độ: + Rất thích nghi S1, + Thích nghi S2, + Khá thích nghi S3, + Không thích nghi N. 3 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Hưng MSSV: 1153074198 Đánh giá cảnh quan: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây cao su ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh 8. Bố cục đề tài :Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung gồm 3 chương : Chương 1: cơ sở lý luận đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan Chương 2: Khái quát đặc điểm địa lý huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh Chương 3: Đánh giá mức độ thích nghi của cây cao su ở huyện Đức Thọ CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI SINH THÁI CẢNH QUAN 1.1. Các khái niệm 1.1.1 quan niệm về cảnh quan Một số quan điểm của các nhà cảnh quan học trên thế giới L.X. Berg: Cảnh quan địa lý là một tập hợp hay một nhóm sự vật, các hiện tượng, trong đó đặc biệt là địa hình, khí hậu, nước, đất, lớp phủ thực vật và giới động vật cũng như hoạt động của con người hòa trộn với nhau vào một thể thống nhất hòa hợp, lặp lại một cách điển hình trên một đới nhất định nào đó của Trái Đất. A.G. Ixatsenko: Cảnh quan địa lý là một bộ phận được tách ra trong quá trình phát sinh của một miền, một đới địa lý và nói chung là của bất kì một đơn vị lãnh thổ nào lớn hơn, có đặc điểm là đồng nhất cả về mặt địa đới và phi địa đới và có một cấu trúc riêng, một cấu tạo hình thái riêng. N.A. Xolsev: Cảnh quan địa lý là một tổng thể tự nhiên có lãnh thổ đồng nhất mặt phát sinh, có một nền địa chất đồng nhất, một kiểu địa hình, một khí hậu giống nhau và bao ngoài một tập hợp các cảnh khu chính và phụ, đặc trưng cho cảnh quan đ, liên kết với nhau về mặt động lực, lặp đi lặp lại trong không gian một cách quy luật . Như vậy: cảnh quan là địa tổng thể được tạo nên bởi sự tác động tương hỗ, có quy luật của các nhân tố tự nhiên và tác động của con người. 1.1.2 các nhân tố thành tạo cảnh quan Nền rắn cảnh quan: mỗi cảnh quan có một nền địa chất đống nhất về cấu trúc địa chất, thành phần nham thạch và thế nằm của đá. Nền địa chất trong thành tạo cảnh quan thành những đơn vị hình thái. Sự biến động, diễn biến phức tạp của địa hình, nhanh thạch, đá mẹ và quá trình hình thành thổ nhưỡng. Khí hậu: những đặc trưng khí hậu với đặc điểm vị trí, sự phân hóa địa hình thể hiện sự rõ nét đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa của các cảnh quan nước ta, các quá trình trao đổi vật chất năng lượng trong cảnh quan sẽ có những đặc trưng của khí hậu bao trùm lên đó. 4 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Hưng MSSV: 1153074198 Đánh giá cảnh quan: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây cao su ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh Thủy văn: các quá trình thủy văn tham gia vào quá trình trao đổi vật chất năng lượng giữa các lớp. Trong chừng mực nào đó, về lâu dài quá trình này có thể thay đổi các loại cảnh quan. Thổ nhưỡng: đất là nhân tố thể hiện rõ tương tác giữa nhân tố địa đới và phi địa đới. Đặc điểm phân hóa thổ nhưỡng được xem xét trong việc phân chia các cấp phân vị cảnh quan, đặc điểm là các loại đất hình thành trên các đá mẹ khác nhau. Sinh vật: là dấu hiệu phân loại rõ nhất và là nhân tố dễ biến đổi nhất của cảnh quan. 1.2. Đánh giá cảnh quan 1.2.1 Lý luận chung về đánh giá cảnh quan Đánh giá cảnh quan thực chất là đánh giá tổng hợp các tổng thể tự nhiên cho mục đích cụ thể (cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ…). Đối tượng đánh giá không phải là từng thành phần, yếu tố riêng lẻ mà là các hệ địa- sinh thái. Đây là một trong những nhiệm vụ nghiên cứu của địa lý ứng dụng nhằm giúp các nhà quản lý, các nhà quy hoạch đưa ra các quyết định phù hợp với từng đơn vị lãnh thổ cụ thể. Có thể coi đánh giá cảnh quan là bước trung gian giữa nghiên cứu cơ bản và quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ. Nội dung của đánh giá cảnh quan bao gồm: - Đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan - Đánh giá kinh tế cảnh quan - Đánh giá bền vững môi trường - Đánh giá bền vững về mặt xã hội 1.2.2 Đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan Đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan là dạng đánh giá để tìm ra mức độ thích hợp của các cảnh quan hay các địa tổng thể đối với dạng hoạt động kinh tế nào đó hay nói cách khác, đây là bước phân loại các địa tổng thể đối với một hoặc nhiều dạng sử dụng lãnh thổ theo các mức độ thích hợp khác nhau. Thông thường, tính thích nghi được đánh giá theo điểm dựa vào nhu cầu sinh thái của loại hình sử dụng và tiềm năng tự nhiên của các cảnh quan. Nhiệm vụ của đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan : xác định mức độ phù hợp của chúng đối với đối tượng quy hoạch phát triển. Nguyên tắc đánh giá thích nghi sinh thái: - Nguyên tắc khách quan - Nguyên tắc tổng hợp - Nguyên tắc thích nghi tương đối Quy trình đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan: gồm 8 bước. - Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng đánh giá 5 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Hưng MSSV: 1153074198 Đánh giá cảnh quan: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây cao su ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh - Xác định nhu cầu sinh thái của dạng sử dụng và lập bảng thống kê đặc điểm tự nhiên của các địa tổng thể - Lựa chọn các yếu tố và chỉ tiêu đánh giá - Đánh giá thành phần - Đánh giá chung và phân loại tổng thể - Đánh giá tích hợp (đánh giá tổng thể) - Kiểm chứng với thực tế - Kiến nghị các loại hình sử dụng lãnh thổ theo thích nghi sinh thái. 1.2.3 Đánh giá kinh tế cảnh quan Đánh giá kinh tế cảnh quan thực chất là đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng cảnh quan. Khi đánh giá kinh tế cảnh quan cần chú ý tới yếu tố thị trường phản ánh tính ổn định và khả năng tiêu thụ của sản phẩm được sản xuất. Đầu vào của đánh giá kinh tế thường là các số liệu, dữ liệu liên quan đến chi phí, lợi ích thu được bằng tiền trên một đơn vị diện tích và trong một đơn vị thời gian do hoạt động sử dụng cảnh quan mang lại. Đầu ra là các bảng biểu phản ánh hiệu quả kinh tế của sử dụng cảnh quan theo các phương án khác nhau. 1.2.4 Đánh giá bền vững môi trường Đánh giá bền vững môi trường là đánh giá hoạt động sử dụng cảnh quan có thể tác động như thế nào tới môi trường, nếu tác động xấu thì có thể khắc phục được đến mức nào. Đồng thời xác định khả năng chịu tải của môi trưởng và mức độ bền vững của cảnh quan chống lại các hiện tượng cực đoan như xói mòn đất, lũ lụt… 1.2.5 Đánh giá mức độ bền vững xã hội Thực hiện dựa trên các định hướng, chính sách phát triển kinh tế của lãnh thổ, của quốc gia, dựa trên các truyền thống, tập quán sử dụng cảnh quan cũng như khả năng tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật của cộng đồng. từ đó sẽ lựa chọn các phương án sử dụng cảnh quan và xác định mức độ đầu tư cho phù hợp, đặc biệt là các chương trình, dự án sử dụng cảnh quan có liên quan đến các dân tộc ít người ở vùng núi,vùng sâu, vùng xa. Đánh giá tính bền vững xã hội căn cứ vào những chỉ tiêu liên quan đến mức sống, thu nhập, sức khỏe của dân cư trong vùng đánh giá do các hoạt động sử dụng cảnh quan mang tới. CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ HUYỆN ĐỨC THỌ 2.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên 2.1.1. vị trí địa lý Huyện Đức Thọ là một huyện trung du đồng bằng Sông La và hữu ngạn Sông Lam phía bắc của tỉnh Hà Tĩnh, cách trung tâm tỉnh lỵ gần 50 km, có vị trí tọa độ từ 18,18 0 - 18,35 0 vĩ độ Bắc và 105,38 0 – 105,45 0 kinh đông, phía bắc 6 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Hưng MSSV: 1153074198 Đánh giá cảnh quan: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây cao su ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh giáp huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp huyện Vũ Quang và Can Lộc, phía Đông giáp thị xã Hồng Lĩnh, phía Tây giáp huyện Hương Sơn. Huyện Đức Thọ có 28 đơn vị hành chính (27 xã và 1 thị trấn). Như vậy có thể nói Đức Thọ ở vào vị trí khá thuận lợi để mở rộng giao lưu với các huyện, tỉnh bạn và cả CHDCND Lào theo quốc lộ 8A. Đây là điều kiện để huyện tiếp cận nhanh với những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại trong nước và quốc tế. 2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 2.1.2.1 Địa hình: Đức Thọ nằm trên một dải đất hẹp với chiều dài the đường Quốc Lộ 8A là 16km, chiều rộng tính theo trục đường Tỉnh lộ 5 đi qua đường 8B đến Đức Châu dài 25km, với đầy đủ các dạng địa hình, có đồi núi, gò đồi, ven trà sơn, thung lũng, đồng bằng, sông, với không gian hẹp, trong đó đất đồi núi và đất rừng chiếm 20,5% diện tích đất tự nhiên. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và bị chia cắt mạnh, phía Tây Nam của huyện chủ yếu là núi thoải chạy dọc ven trà sơn, còn vùng núi dốc là ở những vùng giáp địa hình hành chính huyện Vũ Quang, Can Lộc, xen giữa địa hình đồi núi là thung lũng nhỏ hẹp tạo ra những đầm lầy sâu và bàu nước chảy ra lưu vực sông Ngàn Sâu đổ ra Sông La, chính các thung lũng và dọc 2 bên bờ sông là vùng sinh sống của dân cư nhằm để tận dụng tối đa khả năng đất đai màu mỡ do lượng phù sa hàng năm bồi đắp. Theo số liệu điều tra và khảo sát cho thấy địa hình của huyện được chia làm 4 dạng hình thái. - Dạng 1: Dạng địa hình tương đối bằng phẳng nằm về phía Đông của huyện ít bị chia cắt, độ dốc từ 0 – 8 0 . Ở đây quá trình tích tụ chất chiếm ưu thế hơn quá trình bào mòn, rửa trôi, do đó thường tạo thành đất phù sa, đất dốc tụ. Các xã nằm trong khu vực này bao gồm: Đức Yên, Trung Lễ, Đức Nhân, Đức Thủy, Thái Yên… - Dạng 2: Dạng địa hình có độ dốc từ 8 – 15 0 , nằm về phía Tây của huyện. chủ yếu là đất Feralit, được khai thác để trồng cây ăn quả và cây hoa màu. Các xã nằm trong khu vực này bao gồm: Tùng Ảnh, Trường Sơn… - Dạng 3: Dạng địa hình với những dãy đồi có độ dốc từ 18 – 25 0 nằm ở phía Tây Bắc của huyện. Địa hình ở đây đất Feralit là chủ yếu, đã được sử dụng để trồng cây công nghiệp lâu năm, phát triển mô hình nông lâm kết hợp. Các xã nằm trong khu vực nay bao gồm: Đức Hòa, Đức Lạc… - Dạng 4: Dạng địa hình với những dãy đồi cao và núi thấp, có độ dốc >25 0 , nẳm ở phía Đông Nam của huyện. Đây là vùng bị chia cắt nhiều, quá trình xói mòn, rửa trôi bề mặt tương đối mạnh, đặc biệt là ở những nơi bị mất lớp thực vật che phủ. Các xã nằm trong khu vực này bao gồm: Đức Đồng, Đức Lạng, Tân Hương, Đức An. 7 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Hưng MSSV: 1153074198 Đánh giá cảnh quan: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây cao su ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh 2.1.2.2 Khí hậu: Đức Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hằng năm chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc, do vậy Đức Thọ có 2 miền khí hậu rõ rệt. Mùa nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 với nhiệt độ trung bình khoảng 33,8 0 C. Đặc biệt trong tháng 6 và 7 nhiệt độ lên tới 38 – 40 0 C. Mùa nóng cũng là mùa có gió Tây Nam ( hay gió Lào) thổi tới. Gió Tây Nam khi vượt qua dãy Trường Sơn bị phơn hóa gây nên thời tiết khô, nóng, ảnh hưởng xấu tới sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Mùa nóng từ những dịp cuối tháng 8, tháng 9 thường có bão lụt. Mùa lạnh kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thời gian này thường có gió Đông Bắc gây lạnh và kèm theo mưa phùn, nhiệt độ trung bình khoảng 18 0 C, thậm chí có lúc nhiệt độ có lúc hạ xuống dưới 7 0 C. - Lượng mưa: Đức Thọ có lượng mưa khá lớn, trung bình năm khoảng 2.100mm. Số ngày mưa tương đối cao, trung bình từ 150 -> 160 ngày/ năm. Có khi lên đến 180-> 190 ngày/ năm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, chủ yếu tập trung vào mùa hè và kết thúc muộn. Mùa hè chiếm tới 74% lượng mưa cả năm. Riêng 3 tháng 8, 9, 10 lượng mưa khoảng 1400mm, chiếm 67% lượng mưa trung bình năm. Mùa đông trời lạnh, chủ yếu là mưa phùn, tổng lượng mưa lớn nhất là tháng 9, tháng 10, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 2, tháng 3. - Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí hàng năm ở Đức Thọ tương đối cao, trong những tháng khô hạn của mùa hè độ ẩm tương đối hàng tháng vẫn thường >70% (trừ những tháng có gió Lào chỉ 40-45%). Do chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt, mưa, độ ẩm không khí cũng có sự phân hóa theo mùa rõ rệt. Thời kỳ độ ẩm cao nhất thường vào những tháng cuối mùa đông khoảng tháng 2, tháng 3. Lúc này khối khí cực đới lục địa Npc tràn qua đường biển và khối không khí nhiệt đới Biển Đông luân phiên hoạt động tạo ra mưa phùn. Do vậy độ ẩm không khí rất cao khoảng 80- 90%. Thời kỳ độ ẩm không khí thấp nhất là tháng 6, tháng 7. Nguyên nhân của nó là do hoạt động của gió phơn Tây Nam ở mức cao. - Chế độ nắng: nắng ở Đức Thọ có cường độ tương đối cao, trung bình các tháng mùa đông có giờ nắng từ 70- 80 giờ/ tháng. Còn các tháng mùa hè bình quân khoảng 180 – 190 giờ/tháng. Số giờ nắng trong năm bình quân từ 1500-1700 giờ.\ - Bão lụt: Nằm trong khu vực miền Trung Đức Thọ cũng phải hứng chịu nhiều bão lụt. Trung bình hàng năm có khoảng 1-> 1,6 cơn bão đi qua vùng này. Tháng 9 tháng 10 là thời kỳ bão lũ thường xuất hiện. 2.1.2.3 Nguồn nước: 8 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Hưng MSSV: 1153074198 Đánh giá cảnh quan: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây cao su ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh - Nước mặt: các vùng trong huyện có nguồn nước mặt dồi dào do có nhiều hệ thống sông ngòi và hồ đập chứa nước. Chế độ thủy văn của huyện ảnh hưởng chủ yếu bởi hệ thống sông ngòi. Sông Ngàn Sâu (dài 25km chảy từ Hương Khê đổ về qua 10 xã của huyện) và sông Ngàn Phố (từ Hương Sơn chảy về qua địa phận xã Trường Sơn) hợp nhau tại ngã ba linh cảm tạo thành sông La ( con sông lớn nhất tỉnh Hà Tĩnh). Sông La chảy qua địa phận của 9 xã của huyện, dài 12km, gặp sông Lam tại ngã ba Phủ, nhập vào và tiếp tục chảy qua 5 xã của huyện (Đức Tùng, Đức Quang, Đức Châu, Đức La, Đức Vĩnh) xuôi về Vinh, đổ ra Cửa Hội. ngoài ra còn có một số sông khác như sông Đò Trai, Sông Mênh… Diện tích lưu vực của các sông này là: 3.210km 2 , lưu lượng nước bình quân đạt: 195m 3 /s Mùa lũ trên lưu vực sông La thuộc loại ngắn nhất của miền Bắc, chỉ bắt đầu từ tháng 9 và tới tháng 11 đã kết thúc. Nhưng trên lưu vực này còn có lũ Tiểu mãn xuất hiện vào khoảng tháng 5 hàng năm. Lũ thường lên nhanh, rút nhanh, phần lớn là lũ đơn. Môdun dòng chảy lớn nhất đều vượt 20001/s km 2 . Mùa cạn bắt đầu chậm, lại có lũ Tiểu mãn nên lượng mưa mùa cạn được tăng cường, lượng mưa giữa mùa lũ và mùa cạn ít chênh lệch. - Nước ngầm: huyện Đức Thọ có nguồn nước ngầm tương đồi phong phú. Vì địa chất ở đây chủ yếu là đất sét nên có khả năng chứa và giữ nước tốt. 2.1.2.4 Tài nguyên đất: Kết quả điều tra khảo sát ngoài thực địa và kết quả phân tích đất cho thấy toàn bộ đạibàn huyện có 6 nhóm đất, 10 đơn vị đất với đặc điểm phát sinh và sử dụng khá đa dạng (kết quả điều tra, phân loại đất này chỉ tính trên diện tích 16.660,26 ha, không bao gồm các loại đất: sông suối, mặt nước, đất chuyên dụng và đất ở với diện tích 3.618,97 ha). - Nhóm đất cát: đất cát được hình thành chủ yếu ở ven sông mang ảnh hưởng của mẫu chất và đá mẹ, diện tích khoảng 98,20 ha chiếm 0,48% diện tích tự nhiên của huyện. Nhóm đất này phân bố chủ yếu ở các xã Đức Vĩnh, Đức Quang và một số nhỏ ở Bùi Xá. Đất có thành phần cơ giới cát thô, hàm lượng dinh dưỡng rất nghèo, khả năng sử dụng đem lại năng suất thấp. Loại đất này thích hợp với những loại cây chịu hạn như: Ngô, khoai lang, lạc… Muốn có năng suất cao ngoài việc đầu tư giống cây trồng, phân bón còn phải chú ý cải tạo đất. - Nhóm đất phù sa: nhóm đất phù sa có diện tích 11.674,26 ha chiếm 57,57% diện tích đất tự nhiên. Do địa hình chia cắt, các sông ở đây ngắn, dốc nên mức độ bồi đắp phù sa khác nhau, ít có những bãi phù sa lớn. Hầu hết các loại đất trong nhóm đất phù sa được hình thành trên các trầm tích sông, suối. 9 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Hưng MSSV: 1153074198 Đánh giá cảnh quan: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây cao su ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh Hiện tại quá trình lắng đọng xảy ra yếu, trừ đất phù sa ngoài đê. Đất còn thể hiện rõ đặc tính xếp lớp, có vật liệu phù sa do sự bồi đắp hàng năm được chia thành các đơn vị đât.  Đất phù sa được bồi đắp hàng năm. Đất phù sa được bồi đắp hàng năm có diện tích 4.721,97 ha chiếm 23,28% diện tích đất tự nhiên của huyện và được phân bổ chủ yếu ở các xã: Yên Hồ, Tùng Ảnh, Đức Yên, Đức Tùng, Liên Minh, Tân Hương, Trường Sơn, Thị trấn Đức Thọ, Đức Quang, Đức Nhân, Đức Long, Đức Lạng, Đức Lạc, Đức Lập, Đức La, Đức Hòa, Đức Đồng, Bùi Xá, Đức An, Đức Châu. Đất có tầng dày >100cm, phân tầng không rõ nét, màu sắc phụ thuộc chủ yếu vào mức độ bồi tụ hàng năm của sông. Thành phần cơ giới phụ thuộc vào nền vật chất sông chảy qua, thường có thành phần cơ giới thịt nhẹ -> thịt trung bình. Đất có độ chua vừa -> chua ít, trị số độ chua tầng mặt đất pH H2O 4,95 và pH KCl 4,47 nhưng khi xuống các tầng dưới trị số này có sự thay đổi, trị số pH H2O có xu hướng phát triển, còn trị số pH KCl có xu hướng giảm. Dung tích hấp thụ ở các tầng có mức trung bình, đối với tầng mặt có trị số CEC 10,28meg/100g đất. Hàm lượng chất hữu cơ (OM%) nghèo đến trung bình (0,044 – 0,179%) nếu xuống tầng dưới thì trị số này thấp hơn tầng mặt. Hàm lượng lân tổng số (P 2 O 5 %) đối với tầng mặt từ trung bình đến giàu. Trị số giữa các phẫu diện nghiên cứu thay đổi từ 0,079 – 0,192%. Nếu xuống các tầng dưới trị số này thấp hơn tầng mặt. Hàm lượng lân dễ tiêu (P 2 O 5 %mg/100g) đối với tầng mặt từ rất nghèo đến trung bình. Trị số giữa các phẫu diễn nghiên cứu thay đổi từ 7,9 ->14,5mg/100g đất. Nếu xuống các tầng dưới trị số này thấp hơn tầng mặt. Hàm lượng kali tổng số (K 2 O 5 %) đối với tầng mặt từ trung bình đến giàu, trị số giữa các phẫu diễn nghiên cứu thay đổi từ 0,21 -> 1,94%. Hàm lượng kali dễ tiêu (K 2 O 5 %mg/100g) đối với tầng mặt từ rất nghèo đến trung bình. Trị số giữa các phẫu diện nhiên cứu thay đổi từ 7,9 -> 14,5mg/100g đất. Tổng Cation trao đổi của các phẫu diễn nghiên cứu đều rất thấp đến thấp, trị số dao động từ 1,68 -> 5,61 meg/100g Đất phù sa được bồi hàng năm là loại đất tốt, thích hợp để phát triển cây lương thực và cây trồng cạn ngắn ngày.  Đất phù sa không được bồi hàng năm. Đất phù sa không đươc bồi hàng năm có diện tích 979,75 ha chiếm 4,83% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Loại đất này tập trung ở 10 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Hưng MSSV: 1153074198 [...]... thích nghi của cây cao su đối với nhiệt độ trung bình 3.2.2.2 Mức độ thích nghi của cây cao su đối với lượng mưa trung bình năm 3.2.2.3 Mức độ thích nghi của cây cao su đối với độ dốc địa hình 3.2.2.4 Mức độ thích nghi của cây cao su đối với độ dày tầng đất mặt 3.2.2.5 Mức độ thích nghi của cây cao su đối với độ pH 3.2.3 Xây dựng hệ thống cho điểm và trọng số bằng phương pháp ma trận 3.2.4 Đánh giá tổng... đánh giá mức độ thích nghi sinh thái của cây cao su đối với điều kiện tự nhiên của lãnh thổ nghi n cứu 3.2.2.1 Mức độ thích nghi của cây cao su đối với nhiệt độ trung bình Nếu so sánh nhiệt độ trung bình năm của huyện Đức Thọ so với yêu cầu sinh thái về nhiệt độ trung bình của cây cao su, chênh lệch ở mức: Trong giới hạn hoặc 0,8 được đánh giá là thích nghi S2 được đánh giá là ít thích nghi S3 được đánh giá không thích nghi N Bảng: chỉ tiêu đánh giá điều kiện tự nhiên đối với cây cao su Yếu tố Nhiệt độ trung bình Lượng mưa trung bình Độ dốc trung bình Độ dày tầng đất mặt Độ. .. 39,0 39,0 40,3 39,0 Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đức Thọ năm 2010 16 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Hưng MSSV: 1153074198 Đánh giá cảnh quan: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây cao su ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÍCH NGHI CỦA CÂY CAO SU Ở HUYỆN ĐỨC THỌ 3.1 Đặc điểm cây cao su và yêu cầu kỹ thuật trồng cây cao su 3.1.1 Sơ lược về nguồn... S1 Chênh lệch 0,2 – 0,5m được đánh giá là thích nghi S2 Chênh lệch 0,6 – 0,8m được đánh giá là ít thích nghi S3 Chênh lệch >0,8m được đánh giá không thích nghi N 3.2.2.5 Mức độ thích nghi của cây cao su đối với độ pH Nếu so sánh độ pH của huyện Đức Thọ với yêu cầu sinh thái về độ pH của cây cao su, chênh lệch ở mức: Trong giới hạn hoặc 200mm được đánh giá là không thích nghi N 3.2.2.3 Mức độ thích nghi của cây cao su đối với độ dốc địa hình Nếu so sánh độ dốc trung bình của huyện Đức Thọ với yêu cầu sinh thái về độ dốc trung bình của cây cao su, chênh lệnh ở mức: Trong giới hạn 10 được đánh giá không thích nghi N 3.2.2.4 Mức độ thích nghi của cây cao su đối với độ dày tầng đất mặt Nếu so sánh độ dày tầng đất mặt của huyện Đức Thọ với yêu cầu sinh thái về độ tầng đất mặt của cây cao su, chênh lệch ở mức: Trong giới hạn hoặc . tài Đánh giá mức độ thích nghi của cây cao su đối với một số yếu tố môi trường thiết yếu ở huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh làm nội dung nghi n cứu. 2. Mục đích nghi n cứu: Nghi n cứu mức độ thích nghi. sinh lý của cây cao su đối với các yếu tố địa lý. - So sánh đặc điểm sinh lý của cây cao su với đặc điểm của các yếu tố địa lý để đánh giá mức độ thích nghi của cây cao su với đối với các điều. nghi sinh thái cây cao su ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÍCH NGHI CỦA CÂY CAO SU Ở HUYỆN ĐỨC THỌ 3.1. Đặc điểm cây cao su và yêu cầu kỹ thuật trồng cây cao su 3.1.1. Sơ

Ngày đăng: 12/10/2014, 21:54

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 4.2 kiến nghị

  • 4.2 kiến nghị

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan