PHÂN TÍCH NỘI DUNG TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC CỦA CÁC SĨ PHU DUY TÂN

45 2.1K 7
PHÂN TÍCH NỘI DUNG TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC CỦA CÁC SĨ PHU DUY TÂN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÂN TÍCH NỘI DUNG TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC CỦA CÁC SĨ PHU DUY TÂNI.DẪN NHẬPII.CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC TRONG SỰ ĐỔI MỚI TƯ TƯỞNG THEO KHUYNH HƯỚNG TƯ TƯỞNG DÂN CHỦ CỦA CÁC NHO SĨ DUY TÂN1.Khái niệm và khởi nguồn của phong trào Duy tân1.1.Duy tân là gì?1.2.Khởi nguồn của phong trào Duy tân 2.Nho sĩ duy tân phê phán thực trạng xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX2.1.Phê phán sự lỗi thời của Nho giáo2.2.Phê phán xã hội phong kiến thuộc địa3.Nho sĩ duy tân – Tư tưởng chính trị, xã hội, đạo đức và giáo dục3.1.Duy tân tư tưởng về chính trị3.2.Duy tân tư tưởng về xã hội3.3.Duy tân tư tưởng về giáo dục3.4.Duy tân tư tưởng về đạo đức

PHÂN TÍCH NỘI DUNG TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC CỦA CÁC SĨ PHU DUY TÂN I. DẪN NHẬP II. CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC TRONG SỰ ĐỔI MỚI TƯ TƯỞNG THEO KHUYNH HƯỚNG TƯ TƯỞNG DÂN CHỦ CỦA CÁC NHO SĨ DUY TÂN 1. Khái niệm và khởi nguồn của phong trào Duy tân 1.1. Duy tân là gì? 1.2. Khởi nguồn của phong trào Duy tân 2. Nho sĩ duy tân phê phán thực trạng xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX 2.1. Phê phán sự lỗi thời của Nho giáo 2.2. Phê phán xã hội phong kiến thuộc địa 3. Nho sĩ duy tân – Tư tưởng chính trị, xã hội, đạo đức và giáo dục 3.1. Duy tân tư tưởng về chính trị 3.2. Duy tân tư tưởng về xã hội 3.3. Duy tân tư tưởng về giáo dục 3.4. Duy tân tư tưởng về đạo đức III. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC CỦA CÁC SĨ PHU DUY TÂN 1. Phan Bội Châu và phong trào Duy tân 1.1. Cuộc đời và sự nghiệp 1.2. Tư tưởng yêu nước trong thơ văn Phan Bội Châu 2. Phan Châu Trinh và phong trào Duy tân 2.1. Cuộc đời và sự nghiệp 2.2. Tư tưởng yêu nước trong thơ văn Phan Châu Trinh 3. Nguyễn Thượng Hiền 4. Huỳnh Thúc Kháng 5. Một số gương mặt tiêu biểu khác IV. KẾT LUẬN Tài liệu tham khảo I. DẪN NHẬP Cuối thế kỉ XIX, xã hội Việt Nam là một lòng chảo nóng đầy biến động và sục sôi với nhiều mầm mống đe dọa từ các nước chủ nghĩa đế quốc – thực dân. Tính chất thời sự đó đã chi phối toàn bộ đời sống văn học và thay đổi diện mạo văn học. Văn học giai đoạn này ra đời trong hoàn cảnh lịch sử xã hội đặc biệt có nhiều biến cố trọng đại nên văn học thời kỳ này gắn liền với tư tưởng chính trị để giác ngộ quần chúng 1 nhân dân đi theo lý tưởng cách mạng, tạo tiền đề vững chắc cho cuộc đấu tranh dân tộc thắng lợi về sau. Với yêu cầu cấp thiết đó, văn học đã phản ánh những vấn đề nóng hổi của thời đại đó là “cuộc đấu tranh của nhân ta chống thực dân Pháp”. Ðây là chủ đề chính của văn học thời kỳ này. Vì lẽ đó, đây là thời kì sản sinh ra nhiều tác phẩm văn học yêu nước chống phong kiến và đế quốc – thực dân nhất. Cùng với phong trào Duy Tân là cột mốc quan trọng trong văn học cận đại Việt Nam, thơ văn của các sĩ phu trong phong trào ấy đã xác lập một tư tưởng yêu nước mới, có tính chất dân chủ tư sản. II. CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC TRONG SỰ ĐỔI MỚI TƯ TƯỞNG THEO KHUYNH HƯỚNG TƯ TƯỞNG DÂN CHỦ CỦA CÁC SĨ PHU DUY TÂN Từ ngàn xưa, tinh thần yêu nước của nhân dân luôn được phát huy trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Nó đóng một vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của tư tưởng Việt Nam và thực tiễn nền văn hóa – đạo đức của người Việt Nam xưa và nay. Theo Nguyễn Tài Thư nhận định: “Chủ nghĩa yêu nước đó đã phát triển thành các quan niệm về nghĩa vụ đối với đồng bào, về nguồn gốc sức mạnh, về các yếu tố 2 cấu thành dân tộc, về các phương pháp luận đánh giặc, cứu nước” 1 . Theo dòng lịch sử, nền giáo dục của nước ta bị chi phối bởi nền Nho giáo Trung Quốc. Vì thế, mà hầu hết tầng lớp trí thức của nước ta đều xuất thân từ nền giáo dục Nho học – điều đó cũng đồng với việc Nho sĩ trở thành lực lượng tiên phong, chủ yếu trong quá trình chuyển biến của ý thức xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Với tinh thần yêu nước, tiếp bước cha anh, những nhà Nho duy tân đầu thế kỷ XX đã chủ động tìm hiểu, tiếp thu các tư tưởng, trào lưu cải cách, duy tân từ Nhật Bản, Trung Quốc và của các Nho sĩ thế hệ đi trước như Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Lộ Trạch…, qua đó họ tiếp biến tư tưởng dân chủ phương Tây, xây dựng tạo nên hệ thống quan điểm, tư tưởng của mình từ quá trình nhận thức rõ bản chất của thực tiễn xã hội đến khả năng tự phê phán trên tinh thần yêu nước, trách nhiệm với sự hưng vong của đất nước mà đó chính là bước khởi đầu cho sự sáng tạo và phát triển. 1. Khái niệm và diễn biến phong trào Duy tân 1.1. Duy tân là gì? Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, lịch sử Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới. Tương đương với điều kiện hoàn cảnh mới, nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc cũng mang khuynh hướng khác. Một trong những khuynh hướng nổi bật trong giai đoạn này là các nhà tri thức khởi xướng phong trào Duy tân. Hoạt động cơ bản của phong trào này là nhằm cổ vũ ý thức tự cường của dân tộc. Thúc đẩy những cải cách văn hóa và xã hội trước hết là cải cách giáo dục và thi cử. Trọng tâm của phong trào đặt vào sự đổi mới đầu óc của mọi người, đổi mới tri thức, từ bỏ cái học cũ và những tri thức lỗi thời cổ xưa để hướng tới nền học vấn Âu Tây trong khoa học kỹ thuật. Như vậy, duy tân có nghĩa là quá trình cải cách nhằm khắc phục những định kiến và lề thói cũ, kể cả những cái từng được ngộ nhận là “khuôn vàng, thước ngọc” đã lỗi thời. 1.2. Khởi nguồn của phong trào Duy tân Giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp xâm lược và biến nước ta thành xã hội thuộc địa, nửa phong kiến. Chế độ phong kiến Việt Nam cùng 1 Viện Triết học: Nho giáo tại Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994, tr. 21. 3 với hệ tư tưởng Nho giáo ngày càng tỏ ra bất lực trước yêu cầu của công cuộc chống ngoại xâm vì nền độc lập dân tộc. Trong bối cảnh đó, các nhà Nho tri thức đề xướng cải cách hệ thống chính trị với tất cả tính nghiêm trọng và cấp bách của vấn đề này. Các vị đả kích hệ thống quan lại mục nát, tham nhũng, hủ lậu, bất lực và nêu ra vấn đề chức trách, phẩm giá và cơ chế hoạt động của cả tập đoàn quan liêu từ triều đình đến những tên nha lại hào lý hằng ngày sách nhiễu đè nén những người dân lương thiện. Nhưng không dừng lại ở sự phê phán tầng lớp quan liêu hào lý mà còn phê phán cả quyền chuyên chế của nhà vua, nhất là “tám mươi năm trở lại đây, vua thì dốt nát ở trên, bầy tôi thì nịnh hót ở dưới; hình pháp dữ dội, luật lệ rối loạn, làm cho dân không còn biết sống theo cách nào”. Qua những vấn đề bất cập của thời đại thì các nhà Nho yêu nước mà trong đó tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Trần Quý Cáp… quyết định thành lập Duy tân hội để thay đổi đất nước, trước hết là thay đổi về văn hóa, chính trị. Mà đặc biệt là thay đổi sự lỗi thời của Nho giáo. Nhằm nâng cao dân quyền, xây dựng thể chế chính trị và hệ thống pháp luật để đảm bảo dân quyền. 2. Nho sĩ Duy tân phê phán thực trạng xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX 2.1. Phê phán sự lỗi thời của Nho giáo Trải qua các triều đại phong kiến lịch sử Việt Nam, Nho giáo luôn giữ một vai trò quan trọng trong việc thiết lập các thiết chế xã hội, bảo vệ, duy trì quyền lợi của giai cấp phong kiến thống trị với mô hình xã hội lý tưởng đất nước hòa bình, nhân dân ấm no, lễ nghĩa được phát triển toàn diện… Nhưng trong điều kiện lịch sử nước nhà dưới sự thống trị, “bảo hộ” của thực dân Pháp, mô hình chính trị - xã hội của Nho giáo đã bộc lộ rõ bản chất độc tài, chuyên chế, một nền văn hóa ảnh hưởng nặng nề từ Trung Quốc chỉ với những giáo điều Tống Nho, lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của khả năng tự sản sinh ra những giá trị mới của xã hội đương thời, làm cho đất nước mất vai trò liên kết giữa nền văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam với nền văn minh tiến bộ Pháp. - Về chính trị: Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề tư tưởng Nho gia, tuy có khác biệt về sự thống nhất trong quan điểm trung quân, ái quốc nhưng suy cho cùng mâu thuẫn nội tại trong bản chất Nho gia còn tồn đọng những bất cập trong xã hội, bởi quan điểm 4 chính trị của Nho giáo chỉ bàn về quyền lợi cá nhân của tầng lớp cai trị vua quan mà dân chúng thì chỉ việc chờ “cha đặt đâu, con ngồi đấy”. Chính vì thế mà “nhà sử học của phong trào Duy tân” – Huỳnh Thúc Kháng đã nhận rõ hiện thực ấy khi tiếp xúc một số quan niệm về đạo đức, chính trị, lối học khoa cử của phương Tây và thẳng thắn chỉ ra rằng: “Chính trị chỉ nói với người cai trị mà không nói đến hạng bị trị. Toàn những thuyết của Khổng Tử nói về chính trị thì chú trọng về vua quan mà không nói đến dân, dân chỉ ngồi không mà chờ người trên sắp đặt lo liệu cho mình mà thôi. Không những dân không cần lo việc mình mà lại cho dân là hư hỏng không tự lo được nữa. (…) Huống ở thế giới ngày nay mà đem cái chính trị của cụ Khổng ra mà ứng phó, thật không khác gì chèo thuyền nan mà đua với tàu thủy, cưỡi ngựa trạm mà chạy theo xe hơi, chỉ mệt nhọc mà không công hiệu gì” 2 . Đúng với tinh thần duy tân, trong đó duy tân về mặt tư tưởng là một vấn đề nan giải. Vì vậy mà nhà Nho yêu nước Huỳnh Thúc Kháng đã dũng cảm nhìn nhận lại vấn đề, mạnh dạn tự phê phán những “thói hư, tật xấu” của hiện thực để cải thiện hiện thực, và ông đã tự đề xuất: “Chúng ta sinh gặp thời đại triết học khoa học thịnh hành này, cần nhất là phải có cái trí não tự do phán đoán, bất kỳ là xưa nay Đông – Tây, điều gì mà hợp với chân lý và sự thực thì cho là chân chính mà gắng sức học theo, điều gì mặc vọng mà trái với chân lý và sự thực thì nhất thiết cào bỏ cho sạch. Như vậy thì cõi tư tưởng ta may khỏi bị cái gì đó ngăn đón che lấp mà được bước lên con đường tự do để làm mẹ đẻ cho sự thực chăng” 3 . - Tư tưởng thiên mệnh: quan niệm này được xem là quan trọng trong hệ thống tư tưởng Nho giáo. Bằng tri thức thời đại, các chí sĩ duy tân cho rằng tư tưởng thiên mệnh này là một rào cản cho bước phát triển của con người. Con người với “thiên mệnh”, họ cam chịu số phận, và không thể sáng tạo ra những giá trị mới ngoài những gì mà cha ông để lại. Tư tưởng này kết hợp với Đạo giáo, Thiên chúa giáo… đã trở thành một niềm tin mù quáng giữa thế giới thực và thế giới ảo của thần, tiên, thánh… Vì thế các Nho sĩ tiến bộ đã dùng cái “thiên mệnh” để “biết mệnh”, nó cũng giống như sự tận dụng khoảng thời gian còn lại của kiếp người để làm nhiều việc tốt hơn khi con người 2 Chương Thâu (1989), Thơ văn Huỳnh Thúc Kháng, Nxb Đà Nẵng, ĐN, tr.289-290. 3 Chương Thâu (1989), Thơ văn Huỳnh Thúc Kháng, Nxb Đà Nẵng, ĐN, tr.291-292. 5 ta biết mình sắp chết nhưng cũng không thể thoát ra khỏi cái vòng vây của cái gọi là “thiên mệnh”. - Sự lạc hậu của Nho giáo ngày càng được phơi bày một cách rõ nét. Chính cái tính tự cao, tự đại vì thế không thể tiếp thu, học hỏi những cái mới có ích cho cuộc sống vì thế sự có mặt của tầng lớp thương nhân trong tư tưởng xã hội “trọng nông, ức thương” càng làm cho sự bất bình đẳng xã hội và sự mất cân bằng nghiêm trọng của nền kinh tế ngày càng trầm trọng. Nó thực sự trở thành hồi chuông cảnh báo cho sự lạc hậu của một xã hội chưa bắt kịp thời đại. Hai tác phẩm: Thương học phương châm và Kim cổ cách ngôn của nhà Nho yêu nước Lương Văn Can, đã chỉ ra mười lý do cơ bản hạn chế của tính cách và phẩm chất của thương nhân Việt Nam. Với mục đích phê phán, nhìn thẳng sự thật mà các chí sĩ duy tân không ngừng đấu tranh cho tư tưởng để có thể tạo tiền đề vững chắc cho cuộc cải cách kinh tế, xã hội. - Một sự thật nữa không thể phủ nhận là tư tưởng cố hữu của Nho giáo trong việc luôn xem người xưa hơn nay, nhất là hành động của tiên, thánh, của các bậc tiền nhân đi trước là cơ sở chuẩn mực cho mọi hành động của con người. 2.2. Phê phán xã hội phong kiến thuộc địa Nho giáo Trung quốc du nhập vào nước ta với rất nhiều hệ tư tưởng mà trong đó “trung quân, ái quốc” luôn là tư tưởng chiếm một vị trí quan trọng. Thế nhưng, đến đầu thế kỷ XX, các Nho sĩ duy tân đặt tư tưởng “ái quốc” trên cả tư tưởng “trung quân”, thế nên họ không ngần ngại phê phán cả thể chế chính trị quân chủ. Thư thất điều của Phan Châu Trinh là một minh chứng. Đó không chỉ là sự tố cáo, hơn nữa là một lời tuyên chiến với chế độ phong kiến với vị vua đầy tội lỗi. Ông khái quát bảy tội nhà vua: - Tội tôn quân quyền - Tội thưởng phạt không công bình - Tội chuộng sự quỳ lạy - Tội xa xỉ vô đạo - Tội phục sức không đúng phép - Tội du hành vô độ - Tội sang Pháp làm việc ám muội. Hay Huỳnh Thúc Kháng đã chỉ ra: “Ở trong xã hội giai cấp và chui núp dưới chính thể chuyên chế, cái hạng bình dân đã không vào ngạch ngữ nào rồi; huống trong đám bình dân lại sa xuống một bậc nữa đến cái hầm lao động thì còn ai đếm 6 xỉa gì đến (trong bình dân mà hạng giàu cũng có nhiều quyền lợi khác)” 4 . Đó là vị trí, vai trò của người dân lao động trong xã hội, bị xem nhẹ cho dù họ chính là lực lượng tạo ra sản phẩm phục vụ cho xã hội. Trong khi ấy, quan lại không làm ra của cải vật chất cho xã hội nhưng tự cho mình là đẳng cấp trên, dùng quyền lực để mưu đồ gian xảo hại nước hại dân. Không chỉ có lỗi của vua quan mà còn là lỗi của đội ngũ trí thức xã hội, bởi tầng lớp trí thức có vai trò quan trọng trong vận mệnh hưng vong của nước nhà. Vì thế, trước nỗi đau thời đại, các nhà Nho yêu nước duy tân đã phê phán mạnh mẽ thực trạng về lối sống của tầng lớp trí thức trong xã hội lúc bấy giờ. Trần Quý Cáp với nỗi niềm cay đắng, ông nhận rõ thực trạng giới trí thức học rộng, có tài nhưng lại sống thật bi thương: “Đông Kinh, Tây Cống hỏi ngài đâu Ngẩn ngơ ngài chỉ lắc đầu” 5 . Hay: “Tò mò hỏi năm châu lớn nhỏ, Ủa, việc ngoại dương, tau có biết mô na” 6 . Các Nho sĩ duy tân muốn đánh tan tư tưởng cổ hủ của chế độ quân chủ, mộng khoa cử mới mong phục hồi lại tinh thần dân tộc mà đi đến độc lập, tự do. Một mặt vạch rõ những tệ nạn nơi làng quê như tục cưới xin, giỗ chạp, tang ma linh đình…, hay chế độ thi cử quan liêu chốn quang trường,… mặt khác là chỉ bày cho dân chúng được thấy tình trạnh hủ bại, thối nát, cơ cấu tổ chức bất hợp lý của tổ chức xã hội lúc bấy giờ. Thực trạng xã hội nước ta vào thời kì này rất khốc liệt, không những từ những tệ nạn do chính người Việt gây ra, mà sự tàn bạo của giặc đã để lại trên quê hương ta những vết thương đau đớn, khó lành. Thực dân, đế quốc là kẻ thù trực tiếp của dân tộc ta. Các Nho sĩ yêu nước của chúng ta đấu tranh quyết liệt, luôn nhận rõ bộ mặt thật của chúng mà phơi bày ra rồi gửi đến đồng bào thân yêu trong cả nước. Hai tác phẩm chính luận nổi tiếng: Đầu Pháp chính phủ thư (Thư gửi chính phủ Pháp) và Đông Dương chính trị luận của Phan Châu Trinh đã chỉ trích, tố cáo trước công chúng tội ác 4 Tổng tập văn học Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996, t.21, tr.338. 5 Nguyễn Q. Thắng: Phong trào Duy tân – các khuôn mặt tiêu biểu, Nxb. VHTT, Hà Nội, 2006, tr.282. 6 Tổng tập văn học Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996 t.21, tr.738. 7 của thực dân Pháp với dân Việt Nam mà khích lệ, cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân cả nước. 2.3. Phê phán giáo dục phong kiến, giáo dục thuộc địa Đầu thế kỷ XX, thông qua việc tiếp xúc, đọc hiểu tân thư, tân văn, các Nho sĩ Duy tân đã đem so sánh nền giáo dục của Việt Nam với phương Tây là hoàn toàn trái ngược, phương Tây văn minh, tiến bộ, còn ta thì bảo thủ, lạc hậu. Tệ nạn trong giáo dục luôn là hiện tượng khá phổ biến trong xã hội phong kiến: chạy chọt để thi đỗ, có thể vào chốn quan trường nhờ quan hệ hay gian lận trong thi cử mà từ đó sinh ra các chứng bệnh xã hội nghiêm trọng: “Cho đến việc khoa mục là việc to lớn như trời mà người ta cũng dùng tiền chạy chọt, không chút kiêng dè. Người ta chỉ chú trọng việc làm quan và thi đậu, nhờ bất liêm mà được thì còn biết xấu hổ là gì nữa” 7 . Hay đến với Phan Châu Trinh trong tác phẩm Trung Kỳ dân biến tụng oan thủy mạt ký (Lời kêu oan cho vụ Trung Kỳ dân biến) nêu lên thực trạng phá trường học, bắt giáo sư, quấy phá nhân dân của quan pháp và tay sai. “Duy tân” tư tưởng là một quá trình đấu tranh lâu dài đòi hỏi sự kiên trì, tinh thần yêu nước không khuất phục của dân tộc mới có thể mở ra con đường mới cho xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Và các Nho sĩ duy tân đã làm được điều đó. Họ phê phán những biểu hiện tiêu cực của Nho giáo trong điều kiện thực tế xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX không nằm ngoài mục đích đổi mới xã hội, văn hóa, tư tưởng Việt Nam một cách toàn diện, giành lại ngọn cờ độc lập, tự do và cuộc sống ấm no cho nhân dân. 3. Nho sĩ duy tân – Tư tưởng chính trị, xã hội, giáo dục và đạo đức Thông qua tiếp thu tư tưởng cải cách, duy tân, từ tân thư, tân văn và những quan sát, trải nghiệm về duy tân, cải cách, cách mạng ở Nhật Bản và Trung Quốc, các Nho sĩ duy tân yêu nước đầu thế kỷ XX đã tiếp thu tinh hoa và cải biến sao cho phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Nhờ sức ảnh hưởng của nguồn tư tưởng mới từ phương Tây, đặc biệt qua hai tác phẩm nổi tiếng thế giới là Khế ước xã hội của J.J Rousseau và Bàn về pháp luật của Charles Louis Montesquieu mà tư duy chính trị của các Nho sĩ thay đổi nhanh chóng. Theo họ, cái cốt yếu để thay đổi vận mệnh đất nước, giành độc 7 Phan Bội Châu: Toàn tập, sđd, t.1, tr.146. 8 lập tự chủ là vấn đề của dân chủ, dân quyền. Và họ đã thể hiện tư duy “duy tân” ấy một cách rõ nét trên nhiều phương diện. 3.1. Duy tân về chính trị Các Nho sĩ duy tân ở Việt Nam đầu thế kỷ XX đã tự phủ định tư tưởng chính trị phong kiến nòng cốt là tư tưởng tôn quyền để tiếp thu tư tưởng dân chủ, dân quyền tư sản, học tập kinh nghiệm từ công cuộc duy tân của Nhật Bản, cách mạng tư sản Trung Quốc. Nho sĩ duy tân quan tâm nhiều đến vấn đề chính thể, vấn đề nhà nước theo kiểu phương Tây và tinh thần dân tộc dân chủ của Tôn Trung Sơn. Tiêu biểu là Huỳnh Thúc Kháng, ông có quan điểm hết sức rõ ràng, ông tỏ thái độ bất hợp tác với chính phủ bù nhìn, vì ông nhận thấy rõ đó chỉ là “Tiếng gọi Việt Nam độc lập”. Ông không hề bi quan trước thời cuộc, ngược lại ông hy vọng dân tộc ta sẽ có một vị anh hùng nào đó vạch đường chỉ lối. Ông cảm thấy cảnh đất nước độc lập, chính trị mới được sinh ra, nhân dân được tự do, no ấm: “Trái đất đương xoay vòng thế giới Số phận đã định phận sơn hà Chắc quân xâm lược rồi tiêu diệt Tới cuộc thanh bình cũng chẳng xa” 8 . Ngoài ra, Phan Bội Châu cũng có quan điểm riêng của mình về duy tân. Ông tin tưởng vào cách mạng bạo lực lật đổ thể chế phản động, xây dựng xã hội mới và trong cuộc cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam sẽ còn có sự trợ giúp của những người công nông Nga, Trung Quốc và Pháp: “Vang trời hò hét nhân quyền Giúp ta sẵn có thợ thuyền Hoa – Nga Lao động Pháp nghe ta đứng dậy, Hẳn nách dùi cắp gậy đứng ngay. 8 Chương Thâu – Hồ Anh Hải (2007), Nguyễn Hữu Cầu – Chí sĩ yêu nước Đông Kinh nghĩa thục, Nxb Lý luận chính trị, HN, tr.171. 9 Sợ gì tư bản món mày Mạng mày chắc đã đến ngày cáo chung” 9 . Bên cạnh đó, Phan Bội Châu còn nhận định rằng tình yêu nước, thương nòi, yêu tự do là sẵn có trong mỗi con người Việt Nam, chỉ cần khơi dậy, bồi dưỡng nó trong cách mạng. Ông đề cao vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc, sự hòa hợp, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân trong cách mạng giải phóng dân tộc: “Tôi xin nói rõ thêm mọi sự cần thiết để đạt mục đích đó và để hoàn thành công nghiệp đó. Tức là: Sự đồng lòng của phú hào, Sự đồng lòng của quý tộc, Sự đồng lòng của sĩ phu hiện thời, Sự đồng lòng của tín đồ đạo Thiên Chúa, Sự đồng lòng của của du đồ hội đảng, Sự đồng lòng của nhi nữ anh si, Sự đồng lòng của thông ngôn, ký lục, bồi bếp, Sự đồng lòng của những người con em có mối thù nhà, Sự đồng lòng của người trong ngoài nước ta” 10 . 3.2. Duy tân về xã hội Nho sĩ vừa căm thù kẻ thù phương Tây đến xâm lược, bóc lột dân mình nhưng cũng vừa khâm phục nền văn minh của họ. Họ nhận thức được để giành độc lập cho dân tộc là duy tân đất nước toàn diện theo cách kết hợp văn minh Đông – Tây và biện pháp hữu hiệu nhất để thực hiện giải phóng dân tộc, tiến tới xây dựng bình đẳng là: khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. *Tư tưởng khai dân trí: 9 Chương Thâu (sưu tầm, biên soạn): Phan Bội Châu về một số vấn đề văn hóa – xã hội – chính trị, Sđd, tr. 231. 10 Phan Bội Châu (1990) Toàn tập, Nxb Thuận Hóa, Huế, T.1, tr. 205-206. 10 [...]... Tư tưởng yêu nước trong thơ Huỳnh Thúc Kháng Tiếp thu từ những tư tưởng Duy Tân của những nhà Duy Tân trước đó như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh thì tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng chuyển từ tư tưởng quốc gia dân tộc sang tư tưởng dân tộc cách mạng Huỳnh Thúc Kháng ủng 35 hộ chính phủ cách mạng và theo chính phủ cách mạng, tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin, có được tư tưởng đó là do lòng yêu nước. .. lòng yêu nước, ý chí độc lập tự cường, nhận ra thực trạng đen tối của đất nước có như thế mới bảo vệ được đất nước Yêu nước là một nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX Đọc thơ văn yêu nước của Phan Bội Châu ta sẽ thấy rõ điều đó Đây là điểm sáng trong tư tưởng của Phan Bội Châu, góp phần mở ra hướng đi mới cho phong trào duy tân của nước Việt Nam - Yêu nước trước hết là yêu cái đẹp của. .. án phong kiến, thực dân, là lý tư ng giải phóng dân tộc Tiêu biểu như Tỉnh quốc hồn ca, Dạy con…(Phan Châu Trinh), Tân nữ huấn ca (Nguyễn Hữu Cầu), Nữ quốc dân tu trí (Phan Bội Châu), Bài ca cứu nước (Huỳnh Thúc Kháng)… III NỘI DUNG TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC CỦA CÁC SĨ PHU DUY TÂN 1 Phan Bội Châu với phong trào Duy tân 1.1 Cuộc đời và sự nghiệp Phan Bội Châu - nhà chí sĩ yêu nước, danh nhân văn hoá dân tộc,... Hà Nội 12 Chở chuyên đi bán nước người, Lợi trong đã được, lợi ngoài lại thêm Được nhiều lời càng thêm tư bổn, Rộng bán buôn khắp bốn phương trời”17 Duy tân tư tưởng về giáo dục Vì xuất thân từ tầng lớp trí thức của xã hội, nhận thức được vai trò của việc học, 3.3 vì thế tư tưởng duy tân về giáo dục được xem là vấn đề cơ bản và quan trọng, giữ vị trí đầu tiên trong hệ thống tư duy duy tân của các. .. bước đầu nhận ra con đường đó Họ đưa tư tưởng yêu nước, duy tân vào văn chương tạo thành một phong trào văn học cách mạng để giác ngộ quần chúng nhân dân để phân biệt với văn chương yêu nước thời trung đại Có thể nói Phan Bội Châu là một trong những trí thức tiên phong đầu tiên trong sáng tác văn học mang tư tưởng duy tân tiến bộ Ông đã làm cho văn học yêu nước có nội dung dân tộc dân chủ cao hơn, có tính... động của ông luôn thấm nhuần truyền thống yêu nước của dân tộc và luôn được tiếp biến một cách linh động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện khách quan của lịch sử Sự phát triển tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng cũng chứa đựng những mâu thuẫn, nhưng ông đã vượt lên những mâu thuẫn đó để có thể tiến kịp tư tưởng thời đại Đó là điểm khá nổi bật và khác biệt trong tư tưởng Huỳnh Thúc Kháng so với những chí sĩ yêu. .. động của luồng gió tư tưởng mới từ phương Tây, nhà Nho yêu nước Phan Châu Trinh đã chủ trương phải tuyên truyền tư tưởng dân chủ trước đã: “Nếu không đập tan được nền quân chủ thì dù có khôi phục được nước thì cũng không phải là hạnh phúc của dân”28 Tư tưởng ấy nhằm hướng đến mục đích cơ bản là thức tỉnh dân tộc ta nhận thức rõ bản chất của chính quyền thực dân – phong kiến, cũng như tấm lòng yêu nước. .. mẽ, lí luận sắc bén, cương quyết, tràn đầy nhiệt huyết cách mạng Ông là một nhà nho trung với nước hiếu với dân, một nhà thơ yêu nước Ông đem cả cuộc đời của mình dân trọn cho quê hương, đất nước, dùng thơ văn của mình làm vũ khí cứu nước và duy tân Cái nhìn mới mẻ, định hướng cách mạng đúng đắn, tư tưởng sáng suốt, tấm lòng yêu nước, thương dân của ông đã cổ vũ tinh thần đấu tranh chống thực dân đế... sống phải tự tân Tác phẩm Bài thuốc 10 vị của Phan Bội Châu như thông điệp gửi đến nhân dân Việt Nam: chí khí kiên cường, lòng thành thật, gan quả quyết, trí thức mới,… Có thể nói, các nhà trí thức yêu nước Duy tân đã biết dùng tài lực của mình để phụng sự dân tộc, cách tân tư tưởng, đổi mới đất nước, phát triển hệ thống quan niệm đạo đức theo chủ nghĩa nhân đạo cao cả Đó là lòng yêu nước, thương dân,... trí đầu tiên trong hệ thống tư duy duy tân của các nhà Nho yêu nước đương thời Với tư tưởng “lấy dân làm gốc”, cuộc hành trình mới về nền giáo dục nước nhà được các Nho sĩ duy tân tích cực thiết lập với phương châm “toàn dân được giáo dục” và phải xem giáo dục là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn dân Cùng với sự đột phá trong tư duy này mà các loại hình trường lớp phục vụ nền giáo dục quốc dân được ra

Ngày đăng: 12/10/2014, 18:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan