thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và một số yếu tố liên quan ở trẻ khuyết tật tại làng trẻ em hòa bình hà nội

91 1.3K 4
thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và một số yếu tố liên quan ở trẻ khuyết tật tại làng trẻ em hòa bình hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI  PHẠM THU TRANG THùC TR¹NG S¢U R¡NG, VI£M LîI Vµ MéT Sè YÕU Tè LI£N QUAN ë TRÎ KHUYÕT TËT T¹I LµNG TRÎ EM HßA B×NH, Hµ NéI Chuyên ngành: RĂNG HÀM MẶT Mãsố: 60720701 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS: PHẠM THỊ THU HIỀN HÀ NỘI – 2013 2 LỜI CẢM ƠN Với tất cả tấm lòng trân trọng, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến: Chi Ủy Đảng, Ban Giám Hiệu trường Đại Học Y Hà Nội, Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt và Bộ môn Nha khoa cộng đồng đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu. Ban Giám đốc làng trẻ em Hòa Bình Hà Nội, nơi đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi có thể hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Phạm Thị Thu Hiền- Trưởng khoa Chữa răng và Điều trị Nội nha Viện Răng Hàm Mặt Quốc Gia, người thầy hướng dẫn luôn tận tình chỉ bảo, tạo mọi điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất giúp tôi hoàn thành khóa luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới công ty Colgate Palmolive Việt Nam- đơn vị tài trợ đã giúp đỡ tận tình để các em học sinh của làng trẻ em Hòa Bình Hà Nội có điều kiện tốt nhất chăm sóc răng miệng. Tập thể các bác sĩ, các anh chị lớp cao học răng hàm mặt khóa 20 đã tham gia khám tư vấn, điều trị tại làng trẻ em Hòa Bình, tận tình giúp đỡ để luận văn cuả tôi có thể được hoàn thành. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các em học sinh, phụ huynh và thầy cô giáo của làng trẻ em Hòa Bình đã ủng hộ và hợp tác tốt nhất với em để thực hiện và hoàn thành luận văn. Cuối cùng tôi xin dành lời cảm ơn tự đáy lòng đến những người thân trong gia đình đã luôn động viên hỗ trợ giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn. Hà Nội, tháng 10 năm 2013 Học viên Phạm Thu Trang 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ nơi nào khác. Hà Nội, tháng 10 năm 2013 Học viên Phạm Thu Trang 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CI-S : Chỉ số cao răng đơn giản DI-S : Chỉ số cặn đơn giản dmft : sâu mất trám răng sữa DMFT : Sâu mất trám răng vĩnh viễn GI : Gingival Index: Chỉ số lợi OHI-S : Chỉ số vệ sinh miệng đơn giản WHO : Tổ chức Y tế Thế giới 5 6 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Tổng cục thống kê đưa ra năm 2003 thì số lượng trẻ khuyết tật là 662 000 chiếm 2,4% tổng số trẻ em từ 1 - 18 tuổi [1]. Những trẻ em này là những đối tượng kém may mắn trong xã hội. Các em đó phải chịu nhiều thiệt thòi, ít có điều kiện được theo dõi và chăm sóc sức khoẻ một cách thường xuyên, đặc biệt là sức khoẻ răng miệng. Các tổ chức xã hội khác cũng như chuyên ngành Răng hàm mặt vẫn chưa có chiến lược chăm sóc sức khoẻ răng miệng ưu tiên cho đối tượng này. Mặc dù các em ngày càng nhận được sự quan tâm và chăm sóc nhiều hơn từ các cấp, các ngành ở trung ương cũng như địa phương. Theo các nguồn tài liệu trong và ngoài nước thì đến nay đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng sức khoẻ, các đặc điểm tổn thương trên trẻ khuyết tật. Tuy nhiên, các nghiên cứu về vấn đề răng miệng trên trẻ khuyết tật ở Việt Nam lại chưa nhiều. Trong khi đó nhu cầu tìm hiểu thông tin về kiến thức VSRM và tình trạng bệnh răng miệng trên nhóm đối tượng này là rất cần thiết. Liệu rằng trên thực tế các em đã có kiến thức và thực hành đúng về VSRM hay chưa? Tình trạng sâu răng và viêm lợi ở nhóm trẻ này có gì khác biệt so với trẻ bình thường hay không? Để từ đấy các cơ quan chức năng có thể đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời cũng như phương pháp giáo dục nha khoa hợp lý cho từng đối tượng nhằm nâng cao hiểu biết, rèn luyện ý thức vệ sinh răng miệng đúng cách cho các em. 7 Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành: “Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và một số yếu tố liên quan ở trẻ khuyết tật tại làng trẻ em Hòa Bình Hà Nội” với các mục tiêu sau: 1. Xác định tỉ lệ bệnh sâu răng, viêm lợi ở trẻ khuyết tật 6-17 tuổi tại làng trẻ Hòa Bình, Thanh Xuân, Hà Nội. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng viêm lợi ở trẻ khuyết tật 6-17 tuổi tại làng trẻ Hòa Bình, Thanh Xuân, Hà Nội. 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Bệnh sâu răng  Sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn tổ chức canxi hoá được đặc trưng bởi sự huỷ khoáng của thành phần vô cơ và sự phá huỷ thành phần hữu cơ của mô cứng. Tổn thương là quá trình phức tạp bao gồm các phản ứng hoá lý liên quan đến sự di chuyển các Ion bề mặt giữa răng và môi trường miệng và là quá trình sinh học giữa các vi khuẩn mảng bám với cơ chế bảo vệ của vật chủ [2]  Người ta cho rằng sâu răng là một bệnh đa nguyên nhân, trong đó vi khuẩn đóng vai trò là một nguyên nhân quan trọng đặc biệt là Streptococcus [3]. Ngoài vi khuẩn ra, một số điều kiện thuận lợi cho sâu răng phát triển cũng đóng vai trò quan trọng không kém, cụ thể như: - Chế độ ăn uống tạo điều kiện cho sâu răng phát triển: Sự gây ra sâu răng của thức ăn được nhắc đến nhiều nhất là đường, là cơ sở quan trọng để vi khuẩn bám vào đó sinh sôi nảy nở, nhất là ăn nhiều đường, ăn đồ ngọt, không chải răng trước khi đi ngủ. Các gợn thức ăn còn bám vào các kẽ răng, nếu không chải răng thường xuyên hoặc không lấy cao răng định kỳ cũng sẽ làm môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển. - Tình trạng của răng và tổ chức cứng của răng: Khả năng chống sâu của răng tuỳ thuộc vào trạng thái kết cấu của răng. Hàm răng không bị sứt mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, thẳng lối, men răng trắng bóng, mức khoáng hoá răng cao là những yếu tố quan trọng chống lại các tác nhân gây 9 sâu răng. Ngược lại, các yếu tố này không hoàn chỉnh thì nguy cơ sâu răng là rất lớn. - Tình trạng vệ sinh răng miệng không tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây sâu răng. - Tình trạng môi trường miệng như: nước bọt, pH… Trước năm 1970, người ta cho rằng bệnh căn sâu răng là do chất đường, vi khuẩn Streptococcus Mutans và giải thích nguyên nhân sâu răng bằng sơ đồ Key:  !"#$"%&'#() Với sơ đồ Key người ta chú ý nhiều đến chất đường và vi khuẩn Streptococcus Mutans, cho nên việc dự phòng sâu răng cũng liên quan nhiều đến chế độ ăn như hạn chế đường và vệ sinh răng miệng [4]. Sau năm 1975, đó tìm được nguyên nhân của bệnh sâu răng. Nguyên nhân của sâu răng được giải thích bằng sơ đồ WHITE như sau: - Răng: ảnh hưởng bởi các yếu tố như tuổi, fluoride, dinh dưỡng - Vi khuẩn: đặc biệt là Streptococcus Mutans. 10 - Chất nền: ảnh hưởng bời yếu tố VSRM, việc sử dụng Fluor, pH, khả năng trung hòa của nước bọt. Sơ đồ WHITE cho thấy có nhiều yếu tố tác động đến việc sâu răng như: hạn chế quá trình hủy khoáng, tăng cường quá trình tái khoáng và cá tác dụng bảo vệ răng không bị sâu như nước bọt, khả năng acid của men, các ion F - , Ca ++ , pH trên 5 và sự trám bít hố rãnh… Với những hiểu biết sâu hơn về cơ chế bệnh sinh của quá trình sâu răng nên trong hai thập kỷ qua con người đó đạt được những thành tựu to lớn trong việc dự phòng sâu răng cho cộng đồng. *+,-./012(0) Cơ chế bệnh sinh học sâu răng được thể hiện bằng hai quá trình hủy khoáng và tái khoáng. Nếu quá trình hủy khoáng lớn hơn quá trình tái khoáng thì sẽ gây sâu răng. Tóm tắt cơ chế sâu răng như sau: Chất nền [...]... 1.4.2 Bệnh lợi 1.4.2.1 Tình hình bệnh lợi thế giới - Thống kê tỷ lệ bệnh ở một số nơi [15]: + Phần Lan năm 1981 : Trẻ em 7 tuổi viêm lợi chiếm 95% Trẻ em 12 tuổi viêm lợi chiếm 97% + Ấn Độ năm 1990 : Trẻ em viêm lợi chiếm 90% + Mỹ năm 1992 : Trẻ em viêm lợi chiếm 99% 1.4.2.2 Tình hình bệnh lợi Việt Nam - Thống kê tỷ lệ bệnh viêm lợi ở Việt Nam: + Năm 1997 : Trẻ em 12 tuổi viêm lợi chiếm 95% Trẻ em 15... không có viêm quanh răng; vì vậy ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến bệnh viêm lợi thông thường ở trẻ em 1.2.1 Giải phẫu lợi Bao gồm lợi tự do và lợi bám dính [10] - Lợi tự do: gồm có bờ lợi tự do (đường viền lợi) và nhú lợi (núm lợi) Bình thường lợi tự do hình lượn sóng ôm sát xung quanh một phần thân răng và cổ răng Đường viền lợi ở mặt ngoài và mặt trong của răng, nhú lợi ở phần 20 kẽ giữa hai răng đứng... tuổi viêm lợi chiếm 95,6% + Năm 1999 : Trẻ em 12 tuổi viêm lợi chiếm 95% 26 - Điều tra SKRM toàn quốc lần thứ 2 của viện Răng hàm mặt phối hợp với trường Đại học nha khoa Australia (2002) cho thấy: Tỷ lệ trẻ em bị viêm lợi cao và ở mức từ 42,7%-71,4% Ở tất cả các nhóm tuổi, trẻ em sống ở nông thôn có tỷ lệ viêm lợi cao hơn so với các trẻ em cùng lứa tuổi sống ở thành thị Tỷ lệ trẻ em có cao răng cao và. .. tiến hành tháng 3/2005 trên 80 xã) [17] 1.5.3 Tình hình trẻ khuyết tật ở Việt Nam Các tổ chức quốc tế như UNESCO, UNICEF đánh giá trẻ khuyết tật trước hết là trẻ em với đầy đủ mọi quyền lợi và trách nhiệm được quy định 27 trong Hiến pháp và Pháp luật Trẻ khuyết tật có những khả năng và nhu cầu cơ bản với những nét đặc trưng cá nhân riêng như mọi trẻ em bình thường Trẻ khuyết tật là trẻ em bị khiếm khuyết. .. Có nhiều cách phân loại khuyết tật khác nhau Hiện nay có phân loại về dạng khuyết tật như sau: trẻ thiểu năng trí tuệ, trẻ khuyết tật vận động, trẻ khuyết tật ngôn ngữ, trẻ khiếm thính, trẻ khiếm thị, trẻ đa tật và trẻ bị loại khuyết tật khác [17] 1.5.2 Nguyên nhân Nguyên nhân gây khuyết tật ở trẻ em còn rất đa dạng, có thể là nguyên nhân bẩm sinh, nguyên nhân khi sinh, do bệnh, do tai nạn Nhưng trong... trung vào học tập 1.2 Bệnh quanh răng Bệnh quanh răng là bệnh rất phổ biến, tỷ lệ mắc rất cao Năm 1984, Tổ chức Y tế thế giới thông báo các bệnh quanh răng hay gặp là viêm mạn tính ở lợi đơn thuần tức là viêm lợi hoặc viêm lợi kèm theo mất bám dính biểu mô và xương ổ răng gọi là viêm quanh răng [10] Theo kết quả điều tra dịch tễ học ở Việt Nam, hầu hết trẻ em chỉ có viêm lợi mà không có viêm quanh... với quan điểm hiện nay: sâu răng là một quá trình, tiến triển qua nhiều giai đoạn khác nhau và lỗ sâu là giai đoạn cuối của quá trình này 14 Hệ thống phát hiện và đánh giá sâu răng quốc tế (ICDAS) gốm 3 chỉ số sâu, mất và trám Chỉ số trám (chỉ số I- ICDASI), chỉ số sâu (chỉ số IIICDASII), và chỉ số mất Chỉ số Sâu: (ICDAS II) liên quan đến mức độ tổn thương sâu thân răng, được đánh gái từ 0-6 với mã số. .. 96,44%; chỉ số 29 DMFT ở mức trung bình: 1.89 – 4.33, tỷ lệ nha chu lành mạnh ở nhóm 7 – 11 tuổi là 82.2%, nhóm từ 12 tuổi trở lên là 58.3% [24] - Theo nghiên cứu của Nguyễn Hồng Lợi năm 2008 trên 185 trẻ dị tật bẩm sinh khe hở môi vòm miệng từ 6 - 12 tuổi thì thấy tỷ lệ SR là 87,6% [16] 1.6 Vài nét về trẻ khuyết tật làng trẻ Hòa Bình Thanh Xuân Hà nội Làng Hòa Bình ngụ tại 35 Nguyễn Huy Tưởng, Phường... xung quanh các răng sữa có khả năng đề kháng được với viêm gây ra do mảng bám Khi ngừng chải răng 3 tuần thì có sự khác nhau về đáp ứng ở tổ chức lợi giữa trẻ em và người lớn Ở thời kỳ răng hỗn hợp : thời kỳ này có đặc điểm là răng không đều và có sự thay đổi nội tiết tố 1.3 Mối liên quan giữa kiến thức - thực hành vệ sinh răng miệng với sâu răng và viêm lợi Sâu răng được xếp là một trong ba tai hoạ bệnh. .. tăng theo tuổi Tỷ lệ chảy máu lợi khi thăm khám: Trẻ 6 - 8 tuổi: 42,7%; 9 - 11 tuổi: 69,2%; 12 - 14 tuổi: 71,4% [14] 1.5 Bệnh răng miệng ở trẻ khuyết tật 1.5.1 Định nghĩa và phân loại trẻ khuyết tật Trẻ khuyết tật là trẻ em bị khiếm khuyết về cấu tạo thể chất và sai lệch trong phát triển các chức năng hoặc hành vi [16] Theo định nghĩa của WHO năm 1980 thì người khuyết tật là người mà sự toàn vẹn thể . lệ bệnh sâu răng, viêm lợi ở trẻ khuyết tật 6-17 tuổi tại làng trẻ Hòa Bình, Thanh Xuân, Hà Nội. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng viêm lợi ở trẻ khuyết tật 6-17 tuổi tại làng. miệng đúng cách cho các em. 7 Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành: Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và một số yếu tố liên quan ở trẻ khuyết tật tại làng trẻ em Hòa Bình Hà Nội với các mục tiêu. làng trẻ em Hòa Bình Hà Nội có điều kiện tốt nhất chăm sóc răng miệng. Tập thể các bác sĩ, các anh chị lớp cao học răng hàm mặt khóa 20 đã tham gia khám tư vấn, điều trị tại làng trẻ em Hòa Bình,

Ngày đăng: 10/10/2014, 23:16

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • LỜI CAM ĐOAN

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • CHƯƠNG 1

  • TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    • 1.1. Bệnh sâu răng

      • 1.1.1. Định nghĩa

      • 1.1.2. Bệnh nguyên, bệnh sinh bệnh sâu răng

      • 1.1.3. Phân loại bệnh sâu răng

      • Chỉ số Mất :

      • 1.1.4. Đặc điểm sâu răng ở trẻ em

      • 1.2. Bệnh quanh răng

        • 1.2.1. Giải phẫu lợi

        • 1.2.2. Sinh bệnh học viêm lợi [11]

        • 1.3. Mối liên quan giữa kiến thức - thực hành vệ sinh răng miệng với sâu răng và viêm lợi

        • 1.4. Tình hình bệnh răng miệng trên thế giới và Việt Nam hiện nay

          • 1.4.1. Bệnh sâu răng

          • 1.4.2. Bệnh lợi

          • 1.5. Bệnh răng miệng ở trẻ khuyết tật

            • 1.5.1. Định nghĩa và phân loại trẻ khuyết tật

            • 1.5.2 Nguyên nhân

            • 1.5.3 Tình hình trẻ khuyết tật ở Việt Nam

            • 1.5.4 Tình hình bệnh răng miệng ở trẻ khuyết tật

            • 1.6. Vài nét về trẻ khuyết tật làng trẻ Hòa Bình Thanh Xuân Hà nội

            • CHƯƠNG 2

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan