mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, hình ảnh nội soi phế quản của bệnh nhân áp xe phổi

101 775 2
mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, hình ảnh nội soi phế quản của bệnh nhân  áp xe phổi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

T VN p xe phi (AXP) l tỡnh trng nung m cp tớnh to m trong nhu mụ phi, gõy hoi t v phỏ hy mng ph nang - mao qun, sau khi c m ra ngoi thỡ to thnh hang, quỏ trỡnh hoi t do viờm nhim cp tớnh phi (do vi khun, ký sinh vt, nm, m khụng phi do lao). Brazil, theo nghiờn cu ca tỏc gi Moreira J.S [1] t nm 1968 - 2004 cú 252 trng hp nhp vin, trong ú t l phi phu thut l 20,6%; t l t vong l 4%. Ti Mỹ mỗi năm có khoảng 50.000 trờng hợp nhp vin do bệnh áp xe phổi, đứng hàng thứ 6 trong các nguyên nhân gây tử vong [2]. Vit Nam, theo nghiờn cu ca tỏc gi Chu Vn í, Nguyn Vn Thnh ti trung tõm Hụ Hp Bnh vin Bch Mai t nm 1977 1985 cú 258 trng hp ỏp xe phi nhp vin, chim 4,8% bnh phi vo iu tr ti Bnh vin [3]. Chn oỏn ỏp xe phi da vo lõm sng (hi chng nhim trựng, triu chng c m ), cn lõm sng (X-quang phi, ct lp vi tớnh ngc, ni soi ph qun [4]. Ngoi cỏc phong phỏp thm dũ chn oỏn ỏp xe phi núi riờng hin nay cũn s dng Ni soi ph qun (NSPQ) chn oỏn bnh v iu tr trong lnh vc hụ hp hn 100 nm nay. Trong thc t NSPQ cựng vi thm khỏm t m cỏc triu chng lõm sng v X - quang phi, ó to thnh b ba chn oỏn quan trng cỏc bnh hụ hp i vi thy thuc ni khoa v ngoi khoa. Theo y vn NSPQ ụng mờm la ky thuõt xõm lõn nhng it tai biờn hn choc xuyờn thanh ngc, cho bit hỡnh nh tn thng viờm, d vt, m ph qun gõy tc, cú th can thip ly b d vt, hỳt m, to lu thụng ph qun, lõy bờnh phõm dich ra phờ quan tim VK v nhn bit c vi khun gõy bnh cú tm quan trng c bit vỡ ú l chỡa khúa cho liu phỏp khỏng sinh ỳng n, cho kờt qua ang tin cõy co ụ nhay va ụ c hiờu cao [5]. 1 Áp xe phổi là bệnh có tính chất nội, ngoại khoa, là bệnh nặng cần phải điều trị dài ngày. Việc chẩn đoán sớm hay muộn ảnh hưởng trực tiếp tới phương pháp điều trị và kết quả điều trị. Nếu chẩn đoán muộn, điều trị nội khoa không tích cực, bệnh nhân (BN) có thể tử vong hoặc áp xe phổi sẽ trở thành mạn tính phải điều trị bằng ngoại khoa. Việc chẩn đoán và điều trị áp xe phổi vẫn còn gặp nhiều khó khăn do vậy để góp phần làm rõ thêm về chẩn đoán và nhằm nâng cao hiệu quả điều trị chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, hình ảnh nội soi phế quản bệnh nhân áp xe phổi điều trị tại trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2012 đến tháng 7/2013”. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, hình ảnh nội soi phế quản của bệnh nhân áp xe phổi. 2. Nhận xét kết quả điều trị bệnh nhân áp xe phổi. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đại cương 1.1.1. Định nghĩa Áp xe phổi (AXP) là ổ mủ trong nhu mô phổi, sau khi ộc mủ ra ngoài thì tạo thành hang, quá trình hoại tử do viêm nhiễm cấp tính ở phổi (do vi khuẩn, ký sinh vật, nấm, mà không phải do lao) [6]. Một số tác giả còn đưa định nghĩa rộng rãi hơn: Áp xe phổi là tổn thương của nhu mô phổi, chứa mủ kèm theo hoại tử. Định nghĩa này loại trừ những trường hợp kén khí và kén phế quản ở phổi bị nhiễm khuẩn vì không có hoại tử [7]. Khái niệm áp xe phổi cấp tính và áp xe phổi mạn tính cũng được phân định rõ ràng [8]. Áp xe phổi cấp tính: biểu hiện lâm sàng rầm rộ, tiến triển nhanh, nếu được điều trị nội khoa tích cực, kịp thời và đúng nguyên tắc bệnh có thể khỏi hẳn sau 6 - 8 tuần hoặc chỉ để lại xơ sẹo nhỏ ở phổi. Áp xe phổi mạn tính: Là khi áp xe phổi cấp tính điều trị nội khoa tích cực, kịp thời và đúng nguyên tắc 4 - 6 tuần mà ổ mủ vẫn còn tồn tại. Hình 1.1. Hình ảnh ap xe phổi trên phim Xquang và CLVT ngực 3 1.1.2. Lịch sử phát triển Theo các tài liệu cổ, áp xe phổi là bệnh hiếm gặp. Đến thế kỷ 19, Dieulafoy nhận xét rằng những tổn thương thực thể gây đọng mủ trong nhu mô phổi rất hiếm. Đầu thế kỉ 20 người ta đã gặp áp xe phổi nhiều hơn. Các nhà phẫu thuật đã đề nghị phải dẫn lưu ổ mủ trong lồng ngực. Đặc biệt, năm 1918 sau khi phát minh ra X-quang đã tạo bước đột phá trong chẩn đoán bệnh. Ở Pháp, từ năm 1927 đã có một số công trình xác định vị trí áp xe phổi, phân biệt hoại thư phổi và áp xe phổi. Những năm sau đó, người ta phân biệt loại áp xe phổi đơn thuần và loại AXP mủ thối. Năm 1932, cũng tại Pháp, một số tác giả đã nêu lên những kết quả đạt được trong điều trị áp xe phổi bằng phẫu thuật và nội soi. Trong những năm 1940 - 1945, Neuhoff, Touhoff (Hoa Kỳ) và Santy (Pháp) đã đề ra nguyên tắc dẫn lưu ổ mủ bằng ngoại khoa và thử nghiệm điều trị bằng hoá chất và sulfamide. Năm 1944 - 1945, khi Penicilline ra đời, thì chỉ định cắt phổi vẫn còn rộng rãi. Nhiều tác giả tán thành việc điều trị áp xe phổi bằng phẫu thuật nếu sau 3 tháng mà bệnh nhân (BN) đã được điều trị nội khoa không khỏi. Trong những năm 1945 - 1950, tính chất bệnh thay đổi do có nhiều loại thuốc kháng sinh (KS) nên điều trị nội khoa khỏi bệnh càng nhiều, chỉ định phẫu thuật do vậy đã giảm đi. Cũng ở giai đoạn này, người ta đã đưa KS vào tại chỗ bằng ống thông do Metras thực hiện. Kỹ thuật này chính xác nhưng nguy hiểm và gây phiền phức vì gây kích thích kéo dài và phải lặp lại nhiều lần. Gần đây, do sự phát triển của kháng sinh, AXP được coi là bệnh nội khoa, tỷ lệ khỏi bệnh cao 85-90% trường hợp khỏi bệnh bằng điều trị nội khoa [3]. Tuy nhiên, cũng còn một số trường hợp, dù đã được điều trị bằng kháng sinh nhưng bệnh vẫn tiến triển thành mạn tính và cuối cùng vẫn phải điều trị bằng phẫu thuật. 4 1.1.3. Dịch tễ học Ở Brazil, theo nghiên cứu (NC) của tác giả Moreira J.S [1] từ năm 1968 - 2004 có 252 trường hợp nhập viện, trong đó tỷ lệ phải phẫu thuật 20,6%; tỷ lệ tử vong 4%. Ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Việt Cồ [9] trên 118 bệnh nhân áp xe phổi điều trị tại Viện Lao và các bệnh phổi từ năm 1991- 1992 và kết quả NC tại Trung tâm Hô Hấp - Bệnh viện (BV) Bạch Mai năm 1993 - 1994, tỷ lệ BN nam 73,7%. Tuổi thường gặp là > 36 (chiếm 77,1%). Hầu hết các BN đều có yếu tố thuận lợi (65,3%). Theo NC của Nguyễn Việt Cồ [2] qua 51 BN áp xe phổi điều trị bằng phẫu thuật tại Viện Lao và các bệnh phổi, nam nhiều hơn nữ (86,2%), nông dân chiếm tỷ lệ 43,1%. Theo nghiên cứu của Chu Văn Ý và Nguyễn Văn Thành tại Trung tâm Hô Hấp BV Bạch Mai từ năm 1977 - 1985 có tới 258 trường hợp áp xe phổi vào viện chiếm 4,8% bệnh phổi vào điều trị tại bệnh viện [3]. 1.1.4. Căn nguyên và yếu tố thuận lợi 1.1.4.1. Nguyên nhân Nguyên nhân gây AXP có thể là: - Vi khuẩn (VK): VK Gram dương: tụ cầu, liên cầu, phế cầu khuẩn…. VK Gram âm: Klebsiella, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa…. VK kỵ khí: Proteus, Bacteroide, S.anaerobius…. - Ký sinh trùng: Amip, sán lá phổi. - Nấm: Aspergillus, Blastomyces. 1.1.4.2. Nghiên cứu về vi khuẩn VK gây bệnh AXP rất phong phú. Ở Việt Nam các VK thường gặp là: Tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, liên cầu, trực khuẩn mủ xanh, Escherichia coli, Proteus miraculis, amip [3]. 5 Theo tác giả Frienden T.R [10] có khoảng 60% các trường hợp AXP là do VK kỵ khí và 40% các trường hợp là do VK ái khí. Theo tác giả Shanks G.D [11] các VK kỵ khí thường gặp là: Leptostreptococus, Fusobacterium, Nucleatum, Bacteroides fragilis, Bacteroides melarisnogenoscus. Các VK ái khí thường gặp là: Tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, Klebsiella, Pseudomonas aeruginosa. Theo NC của Nguyễn Ngọc Thắng [12], ở 52 trường hợp AXP tìm thấy VK trong đờm, mủ áp xe là 48/52 trường hợp. Trong đó tụ cầu vàng: 27, Klebsiella pneumomia: 4; Proteus: 6. Theo tác giả Nguyễn Viết Nhung [13] hồi cứu 126 trường hợp AXP tại Viện Lao và các bệnh phổi từ năm 1984 - 1989: tỷ lệ tìm thấy VK trong đờm 36/110 = 32,7 % trong đó chủ yếu là tụ cầu chiếm 16/36 = 44,4 %. 1.1.4.3. Yếu tố thuận lợi - Do chấn thương lồng ngực, sau gây mê nội khí quản, mở khí quản, thở máy, sau phẫu thuật tai - mũi - họng hoặc răng - hàm- mặt - Do mắc bệnh khác như đái tháo đường, suy mòn, bệnh phổi mạn tính, viêm phế quản mạn tính, nghiện thuốc lá - lào, nghiện rượu, đặt ống thông tĩnh mạch dài ngày 1.1.5. Cơ chế bệnh sinh Vi khuẩn gây AXP theo ba con đường chính: đường phế quản, đường máu và đường kế cận. * Áp xe phổi theo đường phế quản (gọi là áp xe phổi do hít vào) Đây là cơ chế bệnh sinh phổ biến nhất. Những trường hợp này, ổ nhiễm khuẩn sẵn có tại đường hô hấp trên và những bộ phận kế cận: ở tai, mũi, họng, miệng, răng của các bệnh nhân bị viêm 6 xoang mủ, viêm chân răng. Những máu cục, mủ khi nhổ răng hoặc khi cắt amidan, những tế bào u (ung thư thanh quản) các dị vật (như hòn bi ở trẻ em, sặc xăng dầu do hít), thức ăn, dịch dạ dày (khi mổ cấp cứu) có thể bị hít vào phổi. Đường thở được bảo vệ bởi 3 cơ chế tự nhiên: cơ học, miễn dịch và tế bào. Những yếu tố làm rối loạn cơ chế bảo vệ này như: Dùng thuốc quá liều, suy mòn kéo dài, rối loạn phản xạ nuốt (động kinh, hôn mê, liệt thanh quản, những trường hợp hậu phẫu, không khạc được đờm, ngộ độc barbituric). Tuỳ theo tư thế bệnh nhân lúc đó mà dị vật khu trú vào một nơi nhất định của phổi. Nếu bị hít vào đường thở khi đang nằm ngửa thì dị vật hay vào phổi phải và phân thuỳ dưới, thuỳ đáy là các phân thuỳ dễ bị tổn thương. Nếu bệnh nhân đứng thì các phân thùy đáy, thùy dưới là các phân thùy dễ bị tổn thương. Vì vậy áp xe phổi do hít phải thường khu trú ở các phân thùy này. Theo tác giả ở những trường hợp này hay gặp vi khuẩn loại khu trú ở tai - mũi - họng, răng lợi vì vậy giữa áp xe phổi và tình trạng vệ sinh răng miệng thường có liên quan với nhau. * Áp xe phổi theo đường máu Cơ chế này ít gặp hơn so với cơ chế hít. Vi khuẩn xâm nhập lan tràn theo đường máu gây AXP thường là ổ nhiễm khuẩn Gram âm ở nhiều chỗ khác nhau như: Đường tiết niệu, ổ bụng, khoang chậu. Từ ổ nhiễm khuẩn, VK theo đường máu đến phổi gây AXP [14]. Tiêm chích ma túy cũng có thể gây áp xe phổi do vi khuẩn theo đường máu vào phổi. Ngoài ra, VK có thể từ các ống thông luồn vào tĩnh mạch hoặc từ viêm tắc tĩnh mạch chi vào phổi gây áp xe phổi. * Áp xe phổi theo đường kế cận Áp xe gan do amip vỡ lên phổi hoặc amip theo đường bạch huyết gây nên áp xe phổi - màng phổi. Áp xe dưới cơ hoành: Áp xe gan, áp xe mật quản, viêm nhiễm do thủng dạ dày bít, viêm phúc mạc, áp xe ruột thừa, viêm quanh 7 thận. Viêm mủ trung thất: áp xe thực quản, lỗ rò thực quản hoặc thực quản khí quản, viêm màng phổi mủ, viêm màng tim có mủ. * Áp xe phổi theo cơ chế khác AXP do chít hẹp lòng phế quản: Một số trường hợp các dị vật, u, sẹo xơ phế quản làm chít hẹp lòng phế quản. Tạo điều kiện cho các dịch viêm, các chất nhiễm khuẩn ứ đọng ở dưới chỗ chít hẹp, phát triển thành áp xe. AXP do hoại tử ổ viêm phổi: Thường gặp trong viêm phổi do tụ cầu khuẩn và viêm phổi do Friedlender hoặc do virus cúm bị bội nhiễm cũng dễ biến chứng thành AXP. AXP do nhiễm khuẩn sau chấn thương phổi. Một số ít trường hợp AXP hình thành quanh các mảnh đạn còn tồn tại trong phổi, thường là mảnh đạn lớn, khúc khuỷu gây tổn thương nhu mô. 1.1.6. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 1.1.6.1. Đặc điểm lâm sàng AXP diễn biến qua 3 giai đoạn: Hình 1.2a. Hình ảnh giai đoạn viêm Hình 1.2b. Hình ảnh Giai đoạn ộc mủ Hình 1.2c. Giai đoạn thành hang 8 * Giai đoạn viêm (giai đoạn mủ kín) - Hội chứng nhiễm trùng: Đa số các trường hợp bắt đầu như một viêm phổi nặng, sốt cao 39 - 40ºC, môi khô, lưỡi bẩn, tiểu ít, nước tiểu sẫm màu. Một số trường hợp bắt đầu từ từ như một trạng thái cúm. - Triệu chứng cơ năng: + Lúc đầu ho khan và gây cho bệnh nhân cảm giác đau đớn. Sau đó ho khạc đờm đặc lẫn mủ, có khi ho ra máu. Ho có thể xẩy ra trong ngày đầu của bệnh. Tuy nhiên cũng có trường hợp lúc khởi đầu bệnh nhân hoàn toàn không ho hoặc ho rất ít. + Đau ngực, đau bên có tổn thương, đau tăng khi bệnh nhân thở vào sâu, có khi đau ngực rất nhiều làm cho bệnh nhân không nằm được, phải dùng thuốc giảm đau, đau bụng thường gặp do áp xe phổi ở thùy đáy. + Khó thở như triệu chứng của viêm thanh quản. - Triệu chứng thực thể: + Mạch thường nhanh, huyết áp thường bình thường nhưng có khuynh hướng giảm, tần số thở nhanh hơn. + Khám phổi thấy HC đông đặc hoặc HC ba giảm ở một vùng. + Giai đoạn đầu có thể không nghe thấy ran ở phổi, tuy nhiên đôi khi có ran ẩm hoặc ran ngáy. * Giai đoạn ộc mủ - Triệu chứng ộc mủ có thể xuất hiện rất sớm (5 - 6 ngày sau khi bị bệnh) và có thể rất muộn (50 - 60 ngày sau). Số lượng: mủ ộc ra có thể 300 - 600 ml trong 24h hoặc chỉ khạc ra một ít nhưng kéo dài. Tính chất mủ: mủ màu chocolate do amip, mủ màu vàng như mật có thể do áp xe mật quản thông lên phổi, mủ có thể hôi thối do VK yếm khí. 9 - Sau khi ộc mủ, nhiệt độ giảm dần, BN dễ chịu hơn, ăn uống ngon miệng hơn nhưng vẫn tiếp tục khạc mủ. Trường hợp ộc mủ rồi mà vẫn sốt cao thì có thể còn ổ áp xe khác vẫn chưa vỡ mủ. Bệnh nhân thở có mùi hôi thối. - Khám phổi chỉ thấy có ran nổ một vùng, HC đông đặc hoặc ba giảm, triệu chứng hang không rõ rệt. * Giai đoạn thành hang (giai đoạn thông với phế quản) - BN vẫn khạc mủ nhưng ít hơn. Có khi nhiệt độ đột ngột tăng lên chứng tỏ mủ bị ứ lại nhiều trong phổi. - Trong trường hợp điển hình có thể có HC hang: nghe tiếng thổi hang rõ rệt, nhưng không cố định và có khi chỉ thấy như một HC đông đặc hoặc HC tràn dịch, lúc này hang còn ở sâu còn chứa nhiều mủ. Tuy nhiên trên thực tế lâm sàng không phải bất kỳ bệnh nhân áp xe phổi nào cũng có những biểu hiện lâm sàng rõ rệt và điển hình như trên mà không ít trường hợp triệu chứng của bệnh rất nghèo nàn, kín đáo có khi phải nhờ đến các phương tiện thăm dò chẩn đoán mới phát hiện ra bệnh. * Triệu chứng lâm sàng AXP còn phụ thuộc vào mỗi thể khác nhau: - Thể cấp tính: Bệnh bắt đầu rầm rộ, sốt rất cao 39 - 40ºC, ộc mủ xuất hiện sớm, mủ không có mùi, có thể có 2 - 3 ổ áp xe. - Áp xe phổi mạn tính: sau 3 tháng điều trị nội khoa nếu không khỏi sẽ trở thành AXP mạn tính. Với triệu chứng: thỉnh thoảng có một đợt sốt lại, khạc mủ không nhiều nhưng kéo dài, có thể có ho ra máu, mỗi đợt tiến triển lại thêm một ổ áp xe mới. Bệnh dai dẳng hàng năm, thể trạng suy mòn, có biểu hiện ngón tay dùi trống [15]. - Thể áp xe mủ thối (do vi khuẩn yếm khí): bệnh bắt đầu không rầm rộ có khi tình trạng như cúm, dần dần sốt cao, mặt hốc hác, gầy nhanh, đái ít, hơi thở 10 [...]... nước - hơi điển hình Hình 2.3 Áp xe phổi nhiều ổ hai bên phổi với hình mức nước hơi điển hình 27 - Chụp CLVT: Xác định hình mức nước – hơi, hình đám mờ, vị trí, số ổ tổn thương, kích thước, tổn thương phối hợp Hình 2.4 Áp xe phổi phải trên CLVT ngực Hình 2.5 Hình ảnh áp xe phổi một ổ Hình 2.6 Hình ảnh áp xe phổi nhiều trên phim CLVT ổ trên phim CLVT - Siêu âm màng phổi (nếu có dịch màng phổi) : Làm tại... nhu mô phổi Cần phân biệt với tổn thương của các bệnh phổi khác như viêm phổi, lao phổi dựa vào đặc điểm lâm sàng Trong trường hợp ổ áp xe bị bít tắc hoàn toàn, mủ áp xe nhiều, làm cho mức nước ngang cao lên, lúc này ổ áp xe là một đám mờ thuần nhất hình tròn hoặc hình trái xoan, tạo thành hình giả u trên X-quang Đối với trường hợp này phải dựa vào lâm sàng để chẩn đoán phân biệt với ung thư phế quản. .. cứu gồm bệnh nhân được chẩn đoán là áp xe phổi điều trị nội trú tại trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai 2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân - Bệnh nhân ≥ 16 tuổi - Bệnh nhân được chẩn đoán ra viện là áp xe phổi điều trị nội trú tại trung tâm Hô hấp BV Bạch Mai - Áp xe phổi với tiêu chuẩn chẩn đoán xác định: + Lâm sàng: Khởi đầu đột ngột, có sốt, ho khạc đờm mủ, ộc mủ, khám có thể có hội chứng đông đặc, hội... Đặc điểm cận lâm sàng * X-quang phổi Là một kỹ thuật rất có giá trị khi kết hợp với lâm sàng để chẩn đoán áp xe phổi 12 - Giai đoạn viêm: hình ảnh là đám mờ như viêm phổi - Giai đoạn thành hang: hình ảnh AXP cấp điển hình là bóng tròn đường kính 5 – 6 cm, nằm gọn trong 1 thuỳ (thường là thuỳ dưới), bờ rõ Trong lòng có mức nước, mức hơi nếu ổ áp xe thông với phế quản Nhu mô phổi bao quanh ổ áp xe mờ... đoán áp xe phổi điều trị nội trú tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai năm 2013 2.2.1 Hỏi bệnh, khám lâm sàng, cận lâm sàng Hành chính: tuổi, giới, nghề nghiệp, địa chỉ địa dư Tiền sử - Thời gian bị bệnh trước khi vào viện (ngày) Tuyến điều trị trước khi vào viện, chẩn đoán, phương pháp điều trị - Tiền sử dùng kháng sinh - Tiền sử bệnh tại phổi: Áp xe phổi, bệnh phổi mạn tính, COPD, giãn phế quản, ... Gentamycine Phương pháp điều trị khác Trường hợp áp xe phổi có tắc phế quản do dị vật hoặc mủ không thoát ra được, có thể dùng phương pháp soi hút phế quản Đặc biệt, điều trị bệnh áp xe phổi nguyên nhân do amíp dùng thuốc đặc trị: metronidazole Phối hợp điều trị triệu chứng: hạ sốt, giảm đau, long đờm, nếu có tình trạng thiếu oxy thì phải cho thở oxy, dinh dưỡng 20 Dẫn lưu mủ ổ áp xe phổi: Hình 1.4 Dẫn lưu... X-quang: có hình hang hoặc đám mờ ở hạ đòn Cần tìm trực khuẩn lao nhiều lần để xác định - Áp xe thực quản: nguyên nhân thường là hóc xương, nhất là hóc xương bị lãng quên, ổ áp xe có thể gây lỗ rò với khí quản hoặc phế quản Chẩn đoán: cho uống 20 ml lipiodol rồi chụp thực quản (không cho uống Baryt vì vào phổi không tiêu được) - Rò màng phổi phế quản: tràn mủ màng phổi gây lỗ rò với phế quản, bệnh nhân cũng... thể: Ran ở phổi (ran nổ, ran ẩm), rì rào phế nang giảm, HC đông đặc, HC ba giảm, tiếng thổi hang… - Triệu chứng toàn thân: Sốt, gầy sút, biến dạng lồng ngực Cận lâm sàng - X-quang phổi: Xác định hình mức nước – hơi, hình đám mờ, vị trí, số ổ tổn thương, tổn thương phối hợp, ghi nhận tất cả kết quả các phim chụp 26 Hình 2.1 Áp xe phổi phải hình mức nước - hơi điển hình Hình 2.2 Áp xe phổi phải hình mức... thành ngực, mạch máu phổi bên cạnh ít bị đẩy mà chạy thẳng vào ổ áp xe, thường kèm viêm nhiễm nhu mô phổi xung quanh Trên phim CLVT ngực cho biết tổn thương rõ hơn và phân biệt được với các bệnh khác như: Phân biệt áp xe phổi với u phổi hoại tử và tụ mủ màng phổi, khối u trung thất bị phá huỷ tạo thành hang, giãn phế quản ở xung quanh, lao phổi, ung thư phổi, rò phế quản - màng phổi [16] CLVT ngực còn... ý soi phế quản) 2.2 Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang hồi cứu và tiến cứu Phương pháp thu thập thông tin: Những BN thuộc đối tượng nghiên cứu đều được thu thập dữ kiện theo một mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất Nghiên cứu hồi cứu: các bệnh nhân được chẩn đoán áp xe phổi điều trị nội trú tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai trong năm 2012 Nghiên cứu tiến cứu: các bệnh nhân . 7/2013”. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, hình ảnh nội soi phế quản của bệnh nhân áp xe phổi. 2. Nhận xét kết quả điều trị bệnh nhân áp xe phổi. 2 Chương 1 TỔNG QUAN. phổi gây áp xe phổi. * Áp xe phổi theo đường kế cận Áp xe gan do amip vỡ lên phổi hoặc amip theo đường bạch huyết gây nên áp xe phổi - màng phổi. Áp xe dưới cơ hoành: Áp xe gan, áp xe mật quản, . tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, hình ảnh nội soi phế quản bệnh nhân áp xe phổi điều trị tại trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2012 đến

Ngày đăng: 10/10/2014, 22:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan